CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

29 1.3K 7
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH  THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1.1 Khái quát về chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.1 Quan niệm về chiến lược phát triển thương mại. Khái niệm chiến lược được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế cả tầm vĩ mô tầm vi mô: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển dân số, chiến lược phát triển khoa học công nghệ, chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm, chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược kinh doanh, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, chiến lược Marketing… - Alfred Chandler (thuộc Đại học Harvard) cho rằng: Chiến lược phát triển bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, một ngành, một lĩnh vực nhất định đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động phân bố các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định. Đây là một khái niệm được dùng phổ biến nhất hiện nay. - Theo ông James. B. Quin (thuộc Đại học Dartmouth) : Chiến lược là một dạng thức hoạc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau. Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động điều khiển chúng nhằm đạt được mục tiêu dài hạn. - Theo quan niểm của Alain Thretart thì chiến lược được xem như một nghệ thuật mà người ta dùng để chống lại cạnh tranh giành thắng lợi, một nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh. - A.C.Martinet quan niệm rằng : Chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những hành động chính xác để đạt tới mục tiêu. - D.Bizzell nhóm tác giả cho rằng: Chiến lược như là kế hoạch tổng quát dẫn dắt hướng một tổ chức, một doanh nghiệp, một ngành, một lĩnh vực đi đến mục tiêu mong muốn. Nó là cơ sở cho việc định ra các chính sách các thủ pháp tác nghiệp. - M.Porter cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. - Trong giáo trình nổi tiếng của Willam.J.Glueck (Búiness Policy and Stratergic Management- New York: Mc Graw- Hill, 1980) thì chiến lược được coi như một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu căn bản của một tổ chức được thực hiện. - Giao trình Quản trịdoanh nghiệp thương mại do PGS.TS. NGUYỄN THỪA LỘC chủ biên: “Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho một thời kỳ dài hệ thống các chính sách, biện pháp điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra” Tuy có nhều quan điểm khác nhau về chiến lược, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở những đặc điểm nội dung của chiến lược nói chung. Đó là định hướng hoạt động cho một ngành, một lĩnh vực nào đó trong thời kỳ dài hạn, với hệ thống các chương trình mục tiêu hệ thống các giải pháp chiến lược, nhằm huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Từ những tư tương trên, chung ta có thể rút ra được quan điểm về chiến lược như sau: Chiến lược phát triển của một ngành, một lĩnh vực nhất định được hiểu là kết quả của một quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, nhằm hoạch định hướng đi, nhằm phát triển của ngành của lĩnh vực trong một khoảng thời gian khá dài, với mục tiêu, giải pháp chiến lược các phương án cần đạt tới cũng như các điều kiện cần thiết để có thể tổ chức thực hiện được các phương án hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay cũng như tương lai. Giữa chiến lược phát triển với kế hoạch chính sách phát triểnsự khác nhau cần phân biệt: Môt là: Chién lược được phát triển biểu hiện tầm nhìn dài hạn về quan điểm, mục tiêu, định hướng giải pháp. Chiến lược định hướng cho kế hoạch. Hai là: Đứng về mặt thời gian, chiến lược phát triển phải đi trước một bước so với kế hoạch, chiến lược là cơ sở cho kế hoạch dài hạn ngắn hạn. Kế hoạch được xây dựng tổ chức thực hiện trên cơ sở các mục tiêu của chiến lược. Ba là: So với chính sách thì chiến lược phát triển có phạm vi rộng hơn, chính sách là một công cụ để thực hiện chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu của chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển có những đặc trưng sau đây cần phải tính đến trong quá trình xây dựng: - Chiến lược phát triển không phải là một bản thuyết trình chung chung, mà nó được thể hiện bằng những quan điểm mục tiêu phát triển cụ thể giải pháp mang tính chiến lược. - Chiến lược phát triển phải bảo đảm các nguyên tắc: định hướng, lựa chọn, khoa học thực tiễn. - Chiến lược phát triển không vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để đạt được mục tiêu mà chỉ ra hướng phát triển của ngành, của đơn vị với những giải pháp chiến lược cho một khoảng thời gian dài hoặc tương đối dài (thường là 10 năm trở lên). 1.1.2 Hệ thống chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển thương mại mang đầy đủ những đặc tính chung của một chiến lược như: tính định hướng, tính lựa chọn, tính khoa học tính thực tiễn. Song hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, chiến lược phát triển thương mại trước hết là chiến lược cấp ngành, định hướng cho sự phát triển của thương mại. Thương mại hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường, đó là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận, là lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hoá. Thương mại ra đời do sự phân công lao động xã hội gắn liền với quá trình tái sản xuất xã hội. Ngành thương mại là ngành độc lập có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thương mại có những chức năng nhiệm vụ như sau: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước với nước ngoài, tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, thực hiện giá trị của hàng hoá - dịch vụ, đồng thời đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh đời sống. Do đó chiến lược phát triển thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình trao đổi lưu thông hàng hoá - dịch vụ của một quốc gia trong một khoảng thời gian tương đối dài. Để có hướng đi bước đi thích hợp cho sự phát triển của thương mại, thì bất kể trong phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân hay phạm vi một doanh nghiệp, chiến lược phát triển thương mại cũng phải thể hiện được các mục tiêu của mình. Bên cạnh hệ thống mục tiêu phải có, thì điều quan trọng hơn của chiến lược chính là các giải pháp, biện pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển. Qua những phân tích trên cho thấy rõ bản chất của chiến lược phát triển thương mại: Chiến lược phát triển thương mại là định hướng cho sự phát triển của thương mại trong một thời kỳ dài hoặc tương đối dài với các quan điẻm, mục tiêu các giải pháp chủ yếu nhằm huy động tối đa sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại với nhịp độ ngày càng cao. Theo quy mô phạm vi hoạt động thương mại khác nhau, hình thành các loại chiến lược phát triển thương mại khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như: - Chiến lược phát triển thương mại chung cả nước. Chiến lược này do Bộ Thương Mại xây dựng do Chính phủ phê duyệt, thể hiện những quan điểm phát triển chung của các ngành thương mại, những mục tiêu tổng quát các giải pháp chiến lược ở các cấp vĩ mô. Chiến lược phát triển chung ở tầm quốc gia bao gồm chiến lược phát triển thương mại nội địa chiến lược phát triển xuất nhập khẩu. - Chiến lược phát triển thương mại vùng lãnh thổ. Đây là bộ phận rất quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế vùng lãnh thổ do Bộ kế hoạch đầu tư Bộ Thương mại các địa phương thuộc vùng lãnh thổ phối hợp nghiên cứu xây dựng. Chiến lược này dựa vào định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ chiến lược phát triển thương mại của cả nước trên cơ sở khai thác những lợi thế của vùng để xây dựng. - chiến lược phát triển thương mại của tỉnh, thành phố. Chiến lược phát triển của Tỉnh, Thành phố là do Sở Thương mại của Tỉnh, Thành phố đó nghiên cứu, xây dựng được chủ tịch Tỉnh phê duyệt. Chiến lược này là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố. - Chiến lược phát triển thương mại của doanh nghiệp. Chiến lược này do chính doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện. Nó xác định rõ mục đích, hướng đi của doanh nghiệp, mặt khác nó cũng bao gồm các giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Vai trò những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.3.1 Vai trò của chiến lược phát triển thương mại. A: Vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân: Thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập: - Tạo điều kiện cơ bản cần thiết cho sản xuất thúc đẩy hoạt động sản xuất của vùng lãnh thổ. Hoạt động thương mại cung cấp dịch vụ các yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo cho các quá trình sản xuất tái sản xuất có thể diễn ra thường xuyên, liên tục. Như việc cung cấp vật tư, phân bón, giống cho sản xuất nông – lâm nghiệp hoặc nguyên liệu, phương tiện thiết bị công nghệ - kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng lãnh thổ. Đảm bảo đầu ra của sản xuất kinh doanh như bảo quản cất giữ, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của vùng. Đồng thời phục vụ cho các hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hoá nói chung. Sự tác động tổng hợp đồng bộ của hoạt động thương mại trong việc cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất không chỉ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng diễn ra một cách thuận lợi không bị ách tắc mà còn dẫn tới sự tăng cường mở rộng của hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô, năng suất hiệu quả cao hơn. Trong điều kiện công nghiệp hoá cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thì vai trò của thương mại trong vùng lãnh thổ cũng trở nên quan trọng hợn. Chúng vừa là tiền đề vừa là cầu nối cho việc triển khai các thành tựu khoa học - kỹ thuật công nghệ hiện đại. Điều đó không những làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng mà còn dẫn tới những thay đổi trong cơ cấu, tính chất trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội ở vùng lãnh thổ. - Tác động mạnh mẽ tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất chuyển dich cơ cấu kinh tế - xã hội. Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản cần thiết cho sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển thì thương mại cũng đồng thời tác động mạnh mẽ đến quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng. Trước hết việc mở rộng hoạt động thương mại, không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng diện tích tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp của vùng. Ở phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong dai đoạn đầu quá độ nông, công nghiệp. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung các loại cây trồng vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho các loại có giá trị thấp hơn. Đây cũng là thực tế đang diễn ra trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước CHDCND Lào hiện nay. Hai là thương mại tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác (ngoài nông nghiệp) như công nghiệp, tiêu thụ công nghiệp, khai thác, chế biến, vận tải. Hoạt động thương mại tạo điều kiện cho thị trường đầu vào đầu ra của các lĩnh vực hoạt động trên được bảo đảm tốt hơn. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu cho phép nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ đổi mới công nghệ kỹ thuật, mở rộng qui mô nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy nguồn vốn, vật tư, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi công nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng gia tăng. Mặt khác trong quá trình hoạt động kết cấu hạ tầng cơ sở kinh doanh cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho hoạt động thương mại được thông suất. Tất cả những tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng. Trong đó sự dịch chuyển theo xu hướng công nghiệp hoá thể hiện khá rõ nét phổ biến. - Tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường vùng, thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển. Trong khi cung cấp các yếu tố đầu vào tổ chức tốt đầu ra cho sản xuất trong vùng thì thương mại cũng đồng thời làm quan hệ giao lưu, trao đổi trong vùng được mở rộng. Sự phát triển của hệ thống chợ, trung tâm thương mại mạng lưới thương nghiệp làm cho khả năng trao đổi thực tế của hàng hoá tăng lên. Một mặt sản phẩm từ các cơ sở sản xuất của vùng có thể nhanh chóng đưa ra thị trường. Mặt khác các loại vật tư, nguyên liệu, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng ở các vùng khác nhau có điều kiện thuận lợi hơn sẽ vươn tới làm thay đổi tập quán nhu cầu tiêu dùng của dântrong vùng. Tóm lại vai trò thương mại trong hệ thống kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nói riêng của cả nước nói chung là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội. Vai trò của chúng cũng thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn trong điều kiện công nghiệp hoá, chuyển nền kinh tế sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường. B. Vai trò của chiến lược phát triển thương mại: - Giúp cho tỉnh, thành phố thấy được mục tiêu hướng đi của lĩnh vực thương mại trên địa bàn trong khoảng thời gian dài. Thông qua chiến lược phát triển thương mại các cấp, các ngành, cũng như các doanh nghiệp thương mại nắm vững được mình cần phải làm gì để thành công khi nào thì đạt được mục tiêu đã định. Như vậy chiến lược phát triển thương mại được ví như con đường, những ngọn hải đăng dẫn dắt các chủ thể quản lý các nhà kinh doanh thương mại không bị lạc hướng trong hoạt động của mình trong một phạm vi tương đối rộng với một khoảng thời gian tương đối dài. - Chiến lược thương mại sẽ loại trừ được ở mức độ nào đó những bất trắc, những thay đổi lớn, những mạo hiểm cao trong lĩnh vực thương mại. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, môi trường thương mại luôn luôn biến đổi một cách nhanh chóng do tác động của nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán cho đến điều kiện tự nhiên… Điều đó dẫn đến hai xu hướng khác nhau, một là có thể tạo ra những cơ hội quý báu cho các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng có hiệu quả, mặt khác cũng có thể tạo ra nguy cơ phá sản cho các doanh nghiệp hoặc thiệt hại to lớn cho quá trình phát triển thương mại. Chiến lược thương mại một khi mang tính khoa học thực tiễn cao sẽ giúp cho chúng ta tận dụng được tối đa khi cơ hội xuất hiện giảm bớt đến mức tối thiểu những tổn thất rủi ro cho sự phát triển của thương mại. Thực tế nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ở đâu xây dựng được chiến lực đúng đắn thì ở đó thường đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với khi không có chiến lược. Nhờ có chiến lược mà vấn đề cơ cấu lại sản xuất, đầu tư phân bố nguồn lực ít bị rủi ro hơn nguy cơ phá sản cũng được giảm bớt. Do chuẩn bị tốt các điều kiện từ trước, nên một khi cơ hội xuất hiện thì khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn so với khi chưa có chuẩn bị. Đồng thời khi xây dựng thực hiện chiến lược, người ta có thể chủ động tạo ra các điều kiện để thời cơ xuất hiện sử dụng chúng để đạt được mục tiêu. - Giúp cho các nhà quản lý thương mại chủ động thích nghi được với môi trường kinh doanh. Trong kinh tế thị trường, môi trường trong ngoài nước thường xuyên biến động. Những thay đổi nhanh chóng của thị trường sẽ tạo ra các cơ hội nguy cơ cho hoạt động thương mại. Chiến lược phát triển thương mại giúp cho các nhà quản lý vĩ mô chủ động nhận biết trước các thách thức cơ hội. Mặt khác cùng với việc xây dựng từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển thương mại sẽ giúp cho các tỉnh, thành phố các doanh nghiệp gắn được các quyết định của mình với các điều kiện môi trường có liên quan. Thực tế chứng minh rằng, sự biến động tính đa dạng phức tạp của môi trường kinh doanh thương mại ngày càng gia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. Điều đó hơn bao giờ hết đòi hỏi phải có được một chiến lược phát triển thương mại tối ưu để chủ động đưa ra các quyết định đối phó với từng môi trường kinh doanh, làm chủ diễn biến tình hình, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh thương mại. - Tạo điều kiện để mọi nguồn tiềm ẩn được sử dụng phát huy trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Những nguồn lực bên trong bên ngoài của các vùng cũng như bên trọng bên ngoài ngành thương mại được khai thác tận dụng có hiệu quả hơn. Vì chiến lược sẽ chỉ rõ khi nào sẽ tập trung các nguồn lực, tích luỹ các nguồn lực ra sao phân bổ như thế nào là hợp lý. Sự cân đối giữa nhu cầu khả năng nguồn lực trong một khoảng thời gian tương đối dài sẽ cho phép chủ động sử dụng hoặc đầu tư tạo nguồn lực mới trong tương lai. - Là một trong những căn cứu khoa học để xây dựng thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố của cả nước: Những điều kiện về môi trường thường xuyên thay đổi sẽ đưa đến những diễn biến phức tạp của hoạt động thương trong tương lai, thông qua chiến lược các cơ quan quản lý vĩ mô về thương mại có thể chủ động được với các quyết sách của mình. Những chủ trương, chính sách, biện pháp được chủ động dựa trên những dự báo dài hạn sẽ làm cho thay đổi các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đồng thời nhờ dự báo chiến lược, các nhà quản lý hoạch định chính sách thương mại sẽ tìm ra được các phương án lựa chọn của mình bằng cách tránh những bất lợi rủi ro đã dự báo trước chuẩn bị tốt hơn để tận dụng được cơ hội tiềm tàng khi xuất hiện. Những dụ báo định hướng dài hạn trong chiến lược phát triển thương mại là cơ sở khoa học cho các chủ trương, chính sách biện pháp phát triển thương mại. - Tạo điều kiện làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, năng động, có hiệu quả đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội: Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên đây, trong quá trình xây dựng thực thi chiến lược cũng cần phải chú ý đến những hạn chế của chiến lược để có biện pháp khác phục. + Một trong những hạn chế chủ yếu là để xây dựng chiến lược cần phải có nhiều thời gian kinh phí. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm về quá trình xây [...]... thực hiện chiến lược phát triển thương mại của cả nước 1.1.3.2.2 Các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại: Mục tiêu phát triển thương mại sự cụ thể hoá mục đích, hướng đi, hướng phát triển cho cả nước trong một thời gian dài, nó thể hiện kỳ vọng mà chiến lược phát triển thương mại muốn đạt được trong tương lai cũng như phản ánh trạng thái mong đợi có thể thực hiện cần phải thực hiện tại một... trình phân tích, xác định, lựa chọn phương án Yếu tố thời gian trong phương án kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường cũng như vào sự biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng ở bên trong hoặc bên ngoài Phương án phát triển thương mại chiến lược phát triển thương mại có quan hệ chặt chẽ với nhau Chiến lược phát triển phác thảo một tầm nhìn trong sự phát triển thương mại, còn phương án phát triển. .. xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại 1.2 Phương pháp phân tích tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại Chất lượng của chiến lược phát triển thương mại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động thương mại Bởi vậy, phương pháp phân tích có vai trò đặc biệt quan trọng thường xuyên được sử dụng trong quá... trình phát triển thương mại trong tương lai có tính đến sự phát triển trong quá khứ Chúng dựa trên sự tính toán nhất định biểu hiện một xu hướng nào đó Trong khi đó mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí chủ quan muốn vươn lên của tỉnh, thành phố trong quá trình phát triển thương mại, thể hiện cái cần phải đạt được trong lĩnh vực thương mại Mục tiêu chiến lược buộc các cấp các đơn vị quản lý kinh. .. nhiệm vụ, bước đi giải pháp Phương án phát triển thương mại còn có liên quan chặt chẽ với những dự án đầu tư phát triển thương mại Trên cơ sở của những phương án phát triển thương mại tiến hành xây dựng các dự án đầu tư về lĩnh vực thương mại 1.1.3.2.4 Các kế hoạch hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển thương mại Cùng với những nội dung khác, trong chiến lược phát triển thương mại còn có một hệ... phương án Ý đồ phát triển thương mại nẩy sinh nhờ: truyền thống phát triển thương mại, sự giao dịch, tiếp xúc với thị trường quá trình tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo… Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại sự cụ thể hoá ý đồ phát triển thương mại, phản ánh thông qua các chỉ tiêu của phương án phát triển thương mại Biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại được hình thành thông... Luật pháp, chính sách các điều ước thông lệ quốc tế Đây là loại yếu tố liên quan trực tiếp đến các hoạt động thương mại quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải tính đến khi xây dựng thực hiện chiến lược phát triển thương mại, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta có chủ trương mở cửa hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế - Các yếu tố kinh tế quốc tế Yếu tố này ảnh hưởng... trữ truyền đạt thông tin kinh tế- xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế nói chung thương mại noi riêng 1.3.3 Các yếu tố trong phạm vi ngành thương mại Thực hiện chiến lược phát triển thương mại không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố từ ngoài ngành mà còn phụ thuộc vào tiềm năng của chính bản thân ngành thương mại Tiềm lực thương mại. .. hoạt động thương mại bao gồm: Một là: Tiềm năng của nền kinh tế Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể huy động được vào trong phát triển nền kinh tế Yếu tố này liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại các cơ hội kinh doanh Hai là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặch... tiêu định tính mục tiêu định lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung cho nhau để phản ánh đầy đủ sự phát triển của thương mại trong thời kỳ chiến lược 1.1.3.2.3 Các phương án chiến lược phát triển thương mại Phương án chiến lược phát triển thương mại có thể hiểu là tập hợp ý đồ, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại với các giải pháp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó trong một khoảng . CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1.1 Khái quát về chiến lược phát triển. thống chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển thương mại

Ngày đăng: 07/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan