Marketing quốc tế của vinamilk

20 3.3K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Marketing quốc tế của vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Marketing quốc tế của vinamilk

I.Giới thiệu: Vinamilk là tên viết tắt của công ty sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch theo tiếng anh là: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY Mã chứng khoán (Hose): VNM Trụ sở giao dịch: số 36 – 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh Văn phòng giao dịch: số 148-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh Website: www.vinamilk.com.vn Lĩnh vực kinh doanh • Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa, nước giải khát, sữ hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác. • Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư hóa chất ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu. • Kinh doanh nhà, môi giới , cho thuê bất động sản. • Kinh doanh kho bến bãi, kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hang hóa; • Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang- xay- phin- hòa tan. • Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì. Sản xuất mua bán sản phẩm nhựa. Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”. Triết lý marketing Triết lý mar của vinamilk là triết lý hiện đại hướng đến sự kết hợp 3 lợi ích: người tiêu dùng, nhà kinh doanh và xã hội. Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực lãnh thổ. Vì thế công ty tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Tiếp nối truyền thống hoạt động vì lợi ích cộng đồng, vinamilk đã và đang tích cực hoạt động trong các lĩnh vự xã hội, nhân văn vì cộng đồng. Ví dụ: Năm 2008: dành hơn 17 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện. Trong đó có chương trình 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo.  + Dành 3,1 tỷ đồng cho quỹ “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ” năm học 2007-2008  Ngoài ra, Vinamilk nhận phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Bến Tre và Quảng Nam từ năm 1997 ( đến nay còn lại 13 bà mẹ VNAH)  + Xây 72 nhà tĩnh nghĩa, 120 nhà tình thương, đóng góp cho các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ tài năng trẻ, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt, nạn nhân sóng thần…  + Xây dựng các cầu vượt sông cho các em học sinh đi học tại Quảng Nam.  + Hỗ trợ tiền phẫu thuật hở môi, hàm ếch cho trẻ em dị tật…  Không chỉ góp phần làm xoa dịu nỗi đau, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, Vinamilk còn tích cực mang tới cho cộng đồng niềm vui và những kiến thức xã hội có ích trong cuộc sống. Thông qua các chương trình truyền hình và một số hoạt dộng khác, Vinamilk đã trở nên gần gũi, thân thiết hơn không chỉ với các em thiếu nhi mà với mọi người dân Việt Nam. Với chiến lược tiếp cận khách hàng thương xuyên và thân thiện hơn, Vinamilk đang và sẽ có thêm nhiều chương trình hướng tới cộng đồng trong tương lai. II. Thị trường của doanh nghiệp: 1.Thị trường hiện có: a).Thị trường nội địa: Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc. Hiện tại công ty có trên 240 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk và có trên 140.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc với 3 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. b).Thị trường xuất khẩu: Vinamilk tập trung hiệu quả kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt nam, nơi chiếm khoảng 80% doanh thu trong vòng 3 năm tài chính vừa qua. Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm ra ngoài Việt Nam đến các nước như: Úc, Cambodia, Iraq, Kuwait, The Maldives, The Philippines, Suriname, UAE và Mỹ. Phân loại các thị trường chủ yếu theo vùng như sau: Vùng Số lượng thị trường ASEAN : 3 (Cambodia, Philippines và Việt Nam) Trung Đông : 3 (Iraq, Kuwait, UAE) Phần còn lại : 4 (chú yếu là Úc, Maldives, Suriname và Mỹ) Tổng cộng : 10 SẢN PHẨM VINAMILK CÒN ĐƯỢC XUẤT KHẨU SANG NHIỀU NƯỚC. Hiện Vinamilk có trên 250 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất lượng cao, được các tổ chức quốc tế kiểm định như: Sữa tươin sữa chua, kem, phô mai nhãn hiệu Vinamilk, Sữa bột Dielac, Ridielac, các loại nước giải khát Vfresh, Sữa đặc( Ông thọ, Ngôi sao phương Nam).Với nhiều chủng loại sản phẩm công ty đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dung, bên cạnh đó thì cũng tạo điều kiện để phân tán rủi ro, đảm bảo chất lượng nên dễ dàng nhận được sự quan tâm của khách hàng. 2.Thị trường tiềm năng: Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi vì vậy công việc của người làm marketing là nghiên cứu và tìm ra sự thay đổi đó. Hiện công ty Vinamilk đã đưa ra một số sản phẩm mới rất hiệu quả nhằm khai thác ở số bộ phận khách hàng mới như: Sữa giảm cân: Hiện nay trẻ em béo phì ở Viêt Nam đang tăng cao điều nay đã tạo động lực cho Vinamilk đưa ra thị trường sữa giảm cân và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ củangười tiêu dùng. Qua nghiên cứu thực tế từ kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình thừa cân, béo phì ở nước ta do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây, đã có 16,8% người từ 25-64 tuổi,trẻ em dưới 15 tuổi là 20,3% thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á. Xuất phát từthực tế tỉ lệ người béo phì và thừa cân ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhất là ở trẻem.Đồng thời qua nghiên cứu thị trường sữa giảm cân Vinamilk nhận thấy có ít đối thủ tham gia vào thị trường này .Vinamilk đã hình thành ý tưởng và cho ra sản phẩm”Vinamilk Sữa Giảm Cân”.Sữa giảm cân giúp người thừa cân, béo phì kiểm soátcân nặng thông qua chế độ ăn kiêng, giảm ngưỡng no và hoàn toàn duy trì dinh dưỡngcho sinh hoạt hàng ngày. Bia: Hiện nay, bia là một loại thức uống rất phổ biến tại Việt Nam, được minh chứng qua sản lượng bia sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng trong vài năm qua. Nhận thấy xu hướng này, Vinamilk đã ngay lập tức nhảy vào thì trường sôi động này bằng việc liêndoanh với SAB Miller (công ty sản xuất bia lớn thứ nhì thế giới về sản lượng bia) để sản xuất bia Zorok với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD. Vinamilk đã góp khoảng 50%vốn trong liên doanh này. Lượng bia sản xuất trong nước năm 2003 là 1,3 tỷ lít, tănglên 1,4 tỷ lít trong năm 2004 và có thể sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Bia Zorok đượcđưa ra thị trường vào đầu năm 2007 và đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng. Cà phê moment: Nền kinh tế đang ngày càng hội nhập, áp lực công việc cũng theo đó tăng nên. Điều này đòi hỏi mọi người phải luôn tỉnh táo trong công việc, giải pháp lựa chọnnhiều nhất của họ là uống café. Vì thế thị trường café đã nóng lên trông thấy. Ngay sau đó, năm 2005 vinamilk đã có mặt trên thị trường với sản phẩm café moment do mới tham gia thị trường lại bị cạnh tranh gay gắt lên vinamilk không gây được tiếng vanglớn. Khồng chịu khuất phục và với lợi thế chi cho marketing rất cao(lên đến 2 triệuusd) Vinamilk đã đưa ra hàng loat chiến lược để chiếm lĩnh thị trường. Một trong số chiến lược có hiệu quả nhất là thuê Câu lạc bộ bóng đá Arsenal sang Việt Nam để quảng bá sản phẩm và nhãn hiệu Cafe Moment của Công ty cổ phầnsữaViệt Nam Vinamilk .Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Marketing của Vinamilk cho biết, việc ký kết này sẽ diễn ra vào giữa tháng 5/2008. Vơi chiến lược này vinamilk đã rất thành công trong việc dựa vào uy tín của đội bong Arsennal để mở rộng thương hiệu sản phẩm café moment. Theo đó sẽ làm gia tăng thị phần và đẩymạnh xuất khẩu nhãn hiệu này. Vinamilk đang đặt kỳ vong lớn cho sự trở lại của cafémoment. Hướng tới mục tiêu trở thành nhãn hiệu café hòa tan và café rang xay hang đầu Việt Nam, theo đó, café moment sẽ chiếm khoảng 5% thị phần vào 2008, 15 % thị phần vào 2009 và 30% thị phần vào 2010 tại thị trường Việt Nam. Sau khi chiếm thị phần ổn định trong nước thì vinamilk có xu hướng phát triển café moment ra bên ngoài. III. Chiến lược của doanh nghiệp: 1. Nhu cầu, tâm lý tiêu dùng sản phẩm sữa: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe vàsử dụng các sản phẩm nhiều hơn, đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa chua. Theo báo cáo của TNS Worldpanel Việt Nam về thị trường sữa Việt Nam năm 2007, sữa bột chiếm 51% giá trị thị trường sữa, sữa tươi chiếm 25%, sữa chua ăn và sữa nước cũngchiếm 7% giá trị thị trường, còn lại là tất cả các sản phẩm sữa khác. Sữa bột cũng là phân khúc phát triển nhanh nhất, theo sát sau đó là sữa tươi. Bên cạnh các yếu tố cấu thành giá sản phẩm như giá sữa nguyên liệu, chi phí sản xuất, đóng gói, lợi nhuận của nhà chế biến, phân phối bán lẻ, các chính sách thuế… thì thị hiếu, tâm lý gắn liền giữa giá bán với chất lượng sản phâm, xu hướng chọn mua loạiđắt nhất có thể của người tiêu dùng Việt Nam cũng góp phần làm tăng giá sản phẩmsữa. Người tiêu dùng khi quyết định mua sữa, họ sẽ đứng trước sự lựa chọn và luôn tựđặt câu hỏi : loại sữa nào tốt, loại nào đảm bảo, giá nào thì phù hợp, nên mua sữa nộihay ngoại, ? Vì vậy, khi định giá bán Vinanmilk phải tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡngvề khách hàng mục tiêu của sản phẩm, đảm bảo sự thích ứng giữa giá cả sản phẩm vàkhả năng chấp nhận của khách hàng, ngoài ra cần tính toán những tác động vào tâm lý và phản ứng của khách hàng. 2. Năng lực của doanh nghiệp: -Điểm mạnh Quy mô, thị phần và kinh nghiệm: Sau hơn 30 năm thành lập, Vinamilk hiện đang dẫn đầu ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam với thị phần hơn 40% và năng lực sản xuất vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác. Với bề dày lịch sử như thế công ty biết rõ mình phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của người dân. Công ty sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau với lợi thế từ quy mô lớn chính là yếu tố quan trọng tạo ra sự khác biệt giữa Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh khác. Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu trong nước: Vinamilk thu mua gần một nửa nguồn cung ứng nguyên liệu sữa trong nước nên có lợi thế trong việc kiểm soát giá sản phẩm. Sản phẩm đa dạng và giá cả phải chăng đã giúp cho Vinamilk thống trị một số phân khúc như sữa đặc (chiếm khoảng 85% thị phần) và sữa chua ( chiếm khoảng 95% thị phần). Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực: Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, dưới sự dẫn dắt của bà Mai Kiều Liên. Bà đã đưa công ty vượt qua nhiều khó khăn thử thách, các cổ đông luôn tin tưởng vào tầm nhìn chiến lược của bà. Doanh thu và lợi nhuận năm 2011: Năm 2011 là một năm đột phá quan trọng của Vinamilk khi tổng doanh thu đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn doanh thu do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nhưng vẫn đạt mức tăng 17% so với năm 2010 và vượt 18% so với kế hoạch được giao. Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một nỗ lực rất lớn của toàn bộ bộ máy Vinamilk. Cụ thể như sau: (tỷ đồng) Thực hiện 2011 Kế hoạch 2011 Thực hiện 2010 % vượt kế hoạch Tăng trưởng so với 2010 Tổng doanh thu 22.071 20.560 16.081 7% 37% Lợi nhuận trước thuế 4.979 4.300 4.251 16% 17% Lợi nhuận sau thuế 4.218 3.586 3.616 18% 17% Tính chung cả giai đoạn 2006-2011, tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm (CAGR) của tổng doanh thu là 29%/năm và của lợi nhuận trước thuế là 50%/năm. (tỷ đồng) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 CAGR Tổng doanh thu 6.289 6.675 8.381 10.820 16.081 22.071 29% Lợi nhuận trước thuế 663 955 1.371 2.731 4.251 4.979 50% Chiến lược phân phối tiếp thị: Nhà máy chế biến cũng như các điểm bán lẻ (Vinamilk sở hữu hệ thống phân phối khắp cả nước với 178.000 điểm bán lẻ, số lượng nhà phân phối của Vinamilk là 232 nhà phân phối cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước) được trải đều trên cả nước nên sản phẩm sữa của công ty được phân phối kip thời đến người tiêu dùng. Song hành với việc không ngừng mở rộng các kênh truyền thống, công ty cũng tập trung vào các kênh hiện đại vì đóng góp đáng kể của hệ thống này vào tổng giá trị của nhóm hàng tiêu dùng nhanh (khoảng 13%). Theo Vinamilk, đóng góp của khu vực nông thôn vào tông giá trị của nhóm hàng tiêu dùng nhanh là 46% tính đến cuối năm 2010, vì vậy nhu cầu tiềm năng của khu vực nông thôn vẫn còn lớn. -Điểm yếu Ngành sữa tươi Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sữa tươi, hơn 75% nguyên liệu sữa phải nhập khẩu. Ngời ra, một lượng sữa tươi đáng kể không được chuyển giao cho các nhà máy chế biến lớn, thay vào đó được tiêu thụ ngay tại thị trường địa phưowng. Với quy mô sản xuất rộng lớn như hiện nay, đòi hỏi Vinamilk phải nhập hầu hết nguyên liệu sữa (chiếm 60-70% giá vốn hàng bán) bởi các nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 25%. Như vậy việc phụ thuộc vào nguồn sữa nhập ngoại sẽ khiến Vinamilk khó tránh khỏi sự ảnh hưởng từ các rủi ro biến động tỷ giá và khó có thể điều chỉnh giá bán kịp thời. -Thuận lợi Tiềm năng của ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam: Việt Nam là một nước đông dân thứ 13 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1,1%/năm (giai đoạn 2006-2010). Việt Nam là một quốc gia trẻ với 54% dân số dưới độ tuổi 30 (theo thống kê năm 2010) và đây cũng là nhóm dân số có xu hướng tiêu thụ nhiều các sản phẩm sữa. Tình hình đô thị hóa nhanh chóng và đời sống ngày càng được nâng cao (GDP bình quân đầu người có tăng trưởng kép 13,5%/năm trong giai đoạn 2006-2011) cũng là động lực gia tăng nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam, tổng sản lượng sữa sẽ đạt 1,9 lít vào năm 2015, nâng mức tiêu thụ sữa bình quân/người/năm từ 15 lít lên 21 lít. -Khó khăn: Cạnh tranh ngày càng gay gắt: Vinamilk đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu cao cấp nước ngoài như Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady. Đồng thời không ít công ty trong nước đã tham gia vào cuộc đua thị phần. Nổi bật nhất là CTCP thực phẩm sữa TH ( TH True Milk), là một công ty trong nước đã đầu tư 350 triệu đô la vào dự án chăn nuôi 45.000 con bò sữa. Một vài năm trở lại đây, vụ tai tiếng sữa có chứa melamine đã để lại vết sẹo cho ngành công nghiệp sữa. Khi người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm thì chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu ngày càng trở lên quan trọng. Người tiêu dùng có thu nhập cao tại Việt Nam có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nước ngoài hơn những thương hiệu trong nước, điều này cũng là một thách thức đối với Vinamilk để giành thị phần. Ma trận SWOT: Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) 1. Quy mô kinh doanh đang dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam 2. Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người Việt Nam tin dùng trong 34 năm qua. 3. Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (150 chủng loại sản phẩm) 4. Hệ thống phân phối mở rộng ra cả nước và liên tục được mỏ rộng qua các năm giúp đưa sản phẩm của công ty nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. 5. Sản phẩm đạt chất lượng tốt và được người tiêu dùng yêu thích 1. Chưa tạo được thông điệp hiệu quả để quảng bá đến nggười tiêu dùng điểm mạnh của công ty. Công ty có các sản phẩm có 70-99% sữa tươi nhung chưa có cách quảng bá nói lên sự khác biệt đó. 2. Công ty có nhiều loại sản phẩm dành cho các dối tượng khác nhau nhưng quy cách đóng gới sản phẩm chưa tạo được sự khác biệt để giúp cho khách hàng nhận điện nhanh nhất. 3. Thu mua nguyên liệu chưa tận dụng hết nguồn cung từ hộ nông dân 4. Đầu tư của công ty vào nhà máy sữa ở Đà Nẵng chưa hiệu quả 6. Chuỗi các nhà máy được bố trì dọc Việt Nam giúp giảm chi phí vận chuyển, được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, được nâng cấp và mở rộng mỗi năm, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế 7. Mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp trong và ngoài nước giúp cho công ty có nguồn cung cấp nguồn hàng hợp lý và giá cả ổn định. Hiện nay, công ty đang thu mua 60% sữa tươi sản xuất tại Việt Nam 8. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm tròn lĩnh vực kinh doanh cà sản xuất sữa. hệ thống quản trị nội bộ minh bạch, các quy trình cụ thể và chặt chẽ. Ý thức tự thay đổi để nâng cao chất lượng hoạt động được xuyên suốt từ cấp quản lý đến cấp nhân viên. 5. Thị trường xuất khẩu còn hạn chế và chưa ổn định Các cơ hội (O) Các nguy cơ (T) 1. Điều tiết giá nhất định khi thu mua sữa tươi 2. có nguồn nguyên liệu tập trung hơn, giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu nhờ thừa hưởng chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa từ chính phủ. 3. Thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, nhu cầu sản phẩm càng cao và họ quan tâm đến nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. 1. Thị trường sữa bột trong nước đang có cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập ngoại 2. Luôn tồn tại những sản phẩm tiềm ẩn có sức cạnh tranh lớn 3. Các đối thủ nước ngoài có cách xâm nhập thị trường bất ngờ và hiệu quả 3. Cách thức mà doanh nghiệp kết hợp những hiểu biết về nhu cầu thị trường và năng lực của doanh nghiệp: Kế hoạch kinh doanh 2012 và định hướng chiến lược 2012-2016 Năm 2012 là năm bắt đầu cho giai đoạn phát triển mới của Vinamilk sau khi vượt qua cột mốc doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang gặp khó khăn với ảnh hưởng dự kiến vẫn còn tiếp tục kéo dài trong những năm sắp tới, dẫn tới sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Về môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng tăng lên với ngày càng nhiều công ty tham gia vào ngành sữa. Trong bối cảnh đó, Vinamilk dự kiến doanh thu bình quân tăng 20%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng 13%/năm trong 5 năm sắp tới. Cụ thể như sau: (tỷ đồng) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 CAGR Tổng doanh thu 22.071 26.480 31.780 38.130 45.760 54.900 20% Lợi nhuận trước thuế 4.979 5.625 6.355 7.180 8.115 9.170 13% Lợi nhuận sau thuế 4.218 4.690 5.230 5.720 6.180 6.870 10% Định hướng chiến lược: 1. Phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017. 2. Tiếp tục tập trung vào sản xuất sữa và mở rộng phát triển thêm ngành nước giải khát có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. 3. Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống phân phối: mở thêm điểm bán lẻ, tăng độ bao phủ phân phối sản phẩm. 4. Thị phần: giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường của Vinamilk, nâng cao thị phần sữa nước, mở rộng thị phần nước giải khát có lợi cho sức khỏe. 5. Đầu tư mở rộng nhà máy nhằm tăng công suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị trường: tối đa và tối ưu hóa công suất của các nhà máy hiện hữu, đầu tư xây dựng nhà máy mới với công nghệ tiên tiến nhất thế giới nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đảm bảo công nghệ và thiết bị sử dụng tại Vinamilk luôn luôn hiện đại và tiên tiến nhất thế giới. 6. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa: đầu tư tăng số lượng bò sữa tại các trang trại bò sữa hiện có và tìm kiếm phát triển thêm các trang trại bò sữa mới trong và ngời nước. Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm có lợi cho sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mang tính tiện lợi cao. Hệ thống phân phối: kênh truyền thống vẫn là kênh xương sống, Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của kênh phân phối hiện đại và các chuỗi cửa hàng tiện lợi để xây dựng hình ảnh và tiếp cận các đối tượng khách hàng là gia đình trẻ, thu nhập cao; đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển thị trường nông thôn. Về mặt định vị, Vinamilk tiếp tục khẳng định hình ảnh: “Chuyên gia dinh dưỡng thấu hiểu người Việt”, với các chương trình phối hợp với Viện dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của 50.000 trẻ em Việt Nam, và các chương trình hợp tác quốc tế ứng dụng khoa học dinh dưỡng. Về mặt sản phẩm, công ty tiếp tục dòng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu với giá cả cạnh tranh, phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng và dòng sản phẩm cao cấp với lợi ích chức năng đặc thù. Chiến lược marketing của Vinamilk A. Sản phẩm (Product): Sản phẩm giữ vị trí nền tảng, xương sống quyết địnhtrực tiếp đến hiệu quả và uy tín của công ty.Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam.Từ khi bắt đầu đi vào hoạtđộng năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đãlàm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uốngđóng chai và cafe cho thị trường. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sảnsuất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩmchủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ănvà yoghurt uống, kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danhmục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệunày được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thươnghiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bìnhchọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2008.Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởngmạnh tại Việt Namvà cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. -Mẫu mã, bao bì: Xu thế tiêu dung hiện nay rất chú trọng tới mẫu mã, bao bi sản phẩm nắm đượcxu thế đó, nhiều công ty đã không ngần ngại đổ chi phí đầu tư vào bao bì. Dù sau chiếndịch này, họ có thể mất lợi thế về giá bán, nhưng bù lại, doanh thu tăng mạnh hơn vàngười tiêu dùng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.Một ví dụ cho trường hợp này là Vinamilk. Chuẩn bị mùa lễ, Tết sắp tới,Vinamilk không ngần ngại cho thiết kế, in ấn bao bì mới mang thông điệp xuân đếnngười tiêu dùng. Chi phí Vinamilk bỏ ra cho các chương trình thay đổi mẫu mã như thếnày thường chiếm khoảng 10% tổng chi phí. Đây quả là con số không nhỏ, thế nhưngông Trần Bảo Minh, Phó Tổng Giám đốc Vinamilk, hồ hởi cho rằng bao bì bắt mắt đãgóp phần tăng doanh số đáng kể cho Vinamilk khi vừa mới tung hàng ra thị trườngmấy ngày qua.Cùng vơi việc gia nhập thị trường thê giới cũng như việc cạnh tranh trong nước.Mẫu mã, bao bì luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược marketing. Vì xu hướng tiêu dung hiện nay rất chú trọng tới bề ngoài sản phẩm, những sản phẩm thiết kế đẹpmắt luôn nhận được sự quan tâm của khách hang bởi vậy mới nói nó là “người bánhang thầm lặng”Theo thống kê của Liên hiệp Chế tạo máy móc Đức (VDMA), 500 tỉ USD là trịgiá sản xuất bao bì toàn cầu. Ngày nay, ngành bao bì không chỉ được chú trọng tại cácnước phát triển, mà các nước đang phát triển, trong đó có VN, cũng coi trọng lĩnh vựcnày. Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại VN nhận định: Khi VN mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào đầu năm 2009, chắc chắn sẽ có một “cuộc chiến bao bì” giữa các công ty. Bởi hơn ai hết, họ nhận thức được tầm quan trọng của bao bìtrong việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hiện nay, tìm được công tynào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bao bì như đẹp, tiện dụng, an toàn cho sản phẩm, thânthiện môi trường . cũng rất khó. Ngoài ra, duy trì các tiêu chí này càng khó hơn bởimôi trường kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của con người luôn thay đổi. Dođó, các công ty sẽ đầu tư chi phí mạnh vào bao bì; và khi đó, ngành bao bì của VN cóthể sẽ trở thành ngành kinh doanh triệu đô. - Danh mục sản phẩm sữa của Vinamilk Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng phong phú về chủng loại với trên 200 mặt hàngsữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữachua, Phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan. Với nhiều chủng loại sản phẩm,Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và góp phần phântán rủi ro cho công ty. Tuy nhiên cũng có những khó khăn ví dụ như công tác quản lý, bảo quản sản phẩm, phân phối sản phẩm… Giải pháp cần được đưa ra ở đây là chútrọng tới các sản phẩm đang được tiêu dùng nhiều, xóa bỏ những sản phẩm không đượcưa chuộng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số sản phẩm mang lại doanh thu caocho công ty cần được chú trọng là: Sữa đặc (chiếm 34% doanh thu) Sữa đặc là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu trongnước của công ty. Năm 2007, dòng sảnphẩm này đạt tỷ lệ tăng trưởng 38% và chiếm79% thị phần. Sữa tươi (chiếm 26% doanh thu) Năm 2007, sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%, chiếm khoảng26% tổng doanh thucủa công ty và có tỷ trọng đóng góp cao thứ nhì vào doanh thu so với tất cả các dòngsản phẩm củacông ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần. Đây là dòng sản phẩmcó tính đa dạng cao với nhiều nhãn hiệu. Tuynhiên, Vinamilk đã phải nhường lại vị trí dẫn đầu trên phân khúc thị trường này choDutch Lady vì công ty này có mốiquan hệ công chúng mạnh hơn và chiến lượcmarketing tốt hơn. Sữa bột và ngũ cốc ăn liền (chiếm 24% doanh thu) Sữa bột chiếm 24% doanh thu năm 2007 của Vinamilk.Vinamilk (cùng với Abbottvà Dutch Lady) là một trong ba công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam về doanh số sữa bột,trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần. Sữa chua (chiếm 10% doanh thu) Sữa chua uống Vinamilk chiếm 26% thị phần và sữa chua ănchiếm 96% thị phần. Năm 2007, dòng sản phẩm này đạt mứctăng trưởng 10% so với năm 2006.Nguyên liệu sữa luôn là vấn đề được các công ty sữa đặc biệt lưu tâm vì nguyênliệu hiện nay chủ yếu là ngoại nhập giá cả rất cao và bị động trong khâu cung ứng. Mộtsố chiến lược đã được đưa ra và cho là khá thành công làkiểm soát chất lượng sữa tươinhư ký lại hợp đồng với các điều khoản bắt buộc, tuyệt đối không nhận sữa từ ngườivắt sữa thuê . Ngoài ra, công ty còn kết hợp với Công ty liên doanh Campia xây dựngtrung tâm huấn luyện kỹ thuật nuôi bò sữa tại Lâm Đồng . Để chủ động về nguồnnguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa, bảo đảm sản xuất ổn định, lâu dài, lãnh đạoVinamilk đã có chủ trương phát triển nguồn nguyên liệu nội địa, giảm dần nguyên liệu nhập khẩu. Công ty quyết định đầu tư phát triển các hình thức trang trại chăn nuôi bòsữa quy mô công nghiệp khép kín, với công nghệ hiện đại. Dự kiến, Vinamilk sẽ xâydựng các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại các tỉnh Nghệ An, Vĩnh Phúc,Lâm Đồng, Bình Định, Bình Dương, Sóc Trăng ., với quy . sản phẩm và nhãn hiệu Cafe Moment của Công ty cổ phầnsữaViệt Nam Vinamilk .Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Marketing của Vinamilk cho biết, việc ký kết này. đáng kể của hệ thống này vào tổng giá trị của nhóm hàng tiêu dùng nhanh (khoảng 13%). Theo Vinamilk, đóng góp của khu vực nông thôn vào tông giá trị của nhóm

Ngày đăng: 06/10/2013, 08:07

Hình ảnh liên quan

Bảng tham khảo giásữa củaVinanmilk và Dutch Lady: - Marketing quốc tế của vinamilk

Bảng tham.

khảo giásữa củaVinanmilk và Dutch Lady: Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng tham khảo giá một số dòngsản phẩm củaVinanmilk: - Marketing quốc tế của vinamilk

Bảng tham.

khảo giá một số dòngsản phẩm củaVinanmilk: Xem tại trang 12 của tài liệu.
Nếu như cácsản phẩm hiện tại có giá trị định vị thấp thì thường các côngty sửdụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá - Marketing quốc tế của vinamilk

u.

như cácsản phẩm hiện tại có giá trị định vị thấp thì thường các côngty sửdụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá Xem tại trang 13 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan