THÀNH TỰU HẠN CHẾ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

17 490 0
THÀNH TỰU HẠN CHẾ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÀNH TỰU HẠN CHẾ NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG LÃNH ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC TỪ 1996 ĐẾN 2005 2.1. Thành tựu, hạn chế nguyên nhân trong xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hiệp Đức từ 1996 đến 2005 2.1.1. Thành tựu nguyên nhân - Về thành tựu: Về chính sách hỗ trợ công cụ đất sản xuất cho người nghèo: Đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 7334 hộ với diện tích 25.145ha. Chính sách ưu đãi đất đai đối với người có công được thực hiện đúng theo Quyết định số 1150 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, cấp đất cho 58 hộ với 5800m 2 . Ngoài ra còn thực hiện miến, giảm thuế sử dụng đất với đối tượng chính sách đói nghèo. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở: Đã đầu tư 1,2 tỉ đồng, xoá 284 nhà tạm, 508 triệu đồng xây dựng 46 nhà tình nghĩa, 106 triệu đồng hỗ trợ xây 94 nhà cho đối tượng xã hội. Hỗ trợ 5610 tấm lợp làm nhà cho 187 hộ ở 2 xã vùng cao; hỗ trợ di dời vùng sạt lở cho 173 hộ với số tiền 259,5 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ về y tế: Đã hỗ trợ 2,79 tỉ đồng để mua 55.933 thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người nghèo, người già neo đơn, trẻ em đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, người 90 tuổi trở lên. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh miễn phí. 11/11 xã có trạm y tế, 100% thôn có nhân viên y tế. Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ cho giáo dục (không kể xây dựng cơ bản) là 3,9 tỉ đồng để cấp sách vở, dụng cụ học tập, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học, nâng tỉ lệ phòng học kiên cố lên 314 phòng, đạt 100%. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 7/11 xã, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên đạt 98,3%. Trình độ dân trí được nâng cao; bình quân 3,69 người dân có 1 người đi học, 99,1% số dân biết chữ. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng khó khăn: Giải quyết cứu trợ đột xuất như thiên tại, bão lụt, hạn hán cho 7.916 hộ với số lượng 1285 tấn gạo, chi 486 triệu đồng trợ cấp cứu tế xã hội thường xuyên hàng tháng cho 300 người già yếu, không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng. Thực hiện đỡ đầu cho 179 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 44,75 triệu đồng. Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh: Trong 9 năm qua (1996-2005) đã cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo với số tiền 14,7 tỉ đồng, lãi suất 0,5%/tháng, (đối với các xã đặc biệt khó khăn là 0,45% tháng), đã giải quyết cho 3190 lượt hộ vay. Nguồn vốn cho vay đều được sử dụng đúng mục đích. Đồng thời, giải quyết cho vay vốn giải quyết việc làm (chương trình 120) là 1,9 tỉ đồng. Thực hiện 176 lượt dự án, giải quyết việc làm cho 300 lao động mỗi năm. Đặc biệt, dự án phát triển cây cao su trên địa bàn huyện đã tạo việc làm thu nhập ổn định cho 1000 lao động, trong đó có 324 lao động đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, quỹ “Ngày vì người nghèo” đã huy động được hơn 700 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 36 nhà tình thương. Thông qua các tổ chức đoàn thể đã giải quyết cho hội viên, đoàn viên vay vốn như: Hội nông dân: 4.364 tỉ đồng, giúp cho 1840 hộ thoát khỏi đói nghèo. Hội phụ nữ: 6,2 tỉ đồng cho 1498 lượt hộ vay; Hội Cựu chiến binh: 764,1 triệu đồng cho 223 hội viên… Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Huyện đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều hình thức thích hợp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh. Đã mở 10 lớp tập huấn IPM có 500 học viên tham gia, 264 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho 7.415 lượt người tham gia. Khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Đến nay có 4121 vườn tạp được cải tạo, 60 trang trại đi vào sản xuất. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo: Đã đầu tư 136 tỉ đồng xây dựng 219 công trình, gồm giao thông nông thôn, trường học, thuỷ lợi nước sạch nông thôn. Điện lưới quốc gia được đưa đến 11/11 xã, 85% số hộ được sử dụng điện; 95% số hộ được sử dụng nước sạch, 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá có máy điện thoại. Bình quân 3,8 máy/100 dân. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá được đầu tư thích đáng. Dự án hỗ trợ sản xuất phát triển các ngành nghề ở xã nghèo: Đã cung cấp nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao đến người dân, hướng dẫn triển khai áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đầu tư khôi phục phát triển một số ngành nghề như may đo, chế biến nông sản, cơ khí gia dụng nhỏ… Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến rõ nét. Nông nghiệp: 59%, công nghiệp: 11%, thương mại dịch vụ 30%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%/năm. Bình quân thu nhập đầu người đạt 202USD/người/năm. Cơ cấu lao động chuyển dịch khá rõ: lao động nông nghiệp từ 91,6% xuống còn 86,3%, lao động phi nông nghiệp từ 8,4% tăng lên 13,7% [21, 5]. Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác XĐGN: Hàng năm chi từ 15 – 20 triệu đồng tổ chức các lớp tập huấn về công tác XĐGN với 120 lượt người tham gia. Mở 3 lớp tập huấn tại huyện về chương trình 135, chương trình XĐGN, với 145 học viên tham gia. Đồng thời cử nhiều cán bộ tham gia tập huấn nghiên cứu học tập mô hình do Tỉnh tổ chức. Dự án định canh, định cư, tái định cư di dời dân lập vùng kinh tế mới ở các xã nghèo: Với nhiều giải pháp đồng bộ, lồng ghép các chương trình đầu tư, thực hiện giao đất, khoán rừng đến hộ, quy vùng nương rẫy, khai hoang, mở rộng diện tích trồng lúa nước, xây dựng nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất… đến nay có 598 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được định canh định cư (đạt 100%) di dời 310 hộ dân trong diện sạt lở, quy hoạch 1 vùng kinh tế mới với 50 hộ tình nguyện di dời. Như vậy, qua 9 năm thực hiện XĐGN, đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo từ 45,64% năm 1995 xuống còn 13% năm 2005. - Nguyên nhân của những thành tựu: Một là, Đảng bộ huyện Hiệp Đức với nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của XĐGN đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, với nhiều giải pháp đồng bộ, nhiều quyết sách sát đúng với đặc điểm tự nhiên xã hội của Huyện. Ngay trong bước đầu triển khai thực hiện XĐGN ở huyện, Nghị quyết của Huyện uỷ đã xác định: “Dân là gốc, mục tiêu của Đảng là dân giàu, nước mạnh, vì thế từng ngành, từng cấp, các đoàn thể, mặt trận phải đặt vị trí, trách nhiệm công việc của mình gắn liền với chương trình XĐGN, xem đó là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên” [17, 2]. Trên cơ sở đó đã triển khai điều tra, xác định đúng đối tượng nghèo đói nguyên nhân dẫn đến nghèo đói trên địa bàn huyện. Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự án XĐGN hiệu quả triển khai, tổ chức thực hiện cương quyết, nhất quán trên thực tế. Trong quá trình thực hiện kết hợp tốt việc tranh thủ sự lãnh đạo, giúp đỡ của cấp trên, sự phối hợp hoạt động của các ban ngành, đoàn thể có liên quan sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tạo thành một phong trào XĐGN sâu rộng, thống nhất trên địa bàn huyện. Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm từng giai đoạn cụ thể. Hai là, chính quyền địa phương đã làm tốt vai trò quản lý, điều hành công tác XĐGN, kết hợp với việc phát huy tốt vai trò của Mặt trận các đoàn thể trong tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân tham gia những phong trào hành động cách mạng sôi nổi, chiến thắng đói nghèo. Hội đồng nhân dân Huyện luôn có các nghị quyết chuyên đề về công tác XĐGN. Các mục tiêu, nhiệm vụ XĐGN cũng được cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, trong các nghị quyết lãnh đạo hàng tháng, hàng quý. Tiến hành giao các chỉ tiêu XĐGN cho các ngành các xã, thị trấn thực hiện; đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, liên tục, coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị. Mặt trận các đoàn thể đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia XĐGN với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt đã làm tốt vai trò vận động xây dựng quỹ XĐGN đứng ra tín chấp cho hội viên, đoàn viên vay vốn XĐGN. Ba là, thực hiện lồng ghép nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội trong XĐGN. Đảng bộ huyện Hiệp Đức đã thực hiện chủ trương XĐGN trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn; mở rộng các loại hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, kinh tế trang trại, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống ở cơ sở. Đồng thời triển khai thực hiện tốt các chương trình về định canh định cư, chương trình phát triển y tế, giáo dục, văn hoá- thông tin cơ sở; chương trình 135, 134, 120… Bốn là, kết hợp tốt giữa phát huy nội lực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện mục tiêu XĐGN. Năm là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, nỗ lực vươn lên của chính đối tượng đói nghèo. Đồng thời, xây dựng được mối đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân thực hiện XĐGN. 2.1.2. Hạn chế nguyên nhân - Về hạn chế: Một là, kinh tế có tăng trưởng nhưng chưa vững chắc; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt thấp. Quan hệ sản xuất ở nông thôn có đổi mới nhưng còn chậm. Kinh tế tập thể chưa phát triển mạnh, kinh tế trang trại, kinh tế vườn còn thiếu nguồn lực đầu tư nên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đất đai, lao động của huyện. Năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi có nâng lên nhưng chưa đạt đúng yêu cầu đề ra; tỉ suất hàng hoá, hiệu quả kinh tế của nông sản thấp; lợi nhuận mang lại từ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có phát triển nhưng tốc độ chậm, quy mô nhỏ. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp vẫn còn cao, trình độ lao động còn thấp. Thực trạng trên làm hạn chế kết quả công tác XĐGN ở huyện. Biểu hiện cụ thể nhất là thu nhập bình quần đầu người còn thấp (202 USD/người/ năm (2005)) chưa vững chắc, có nhiều nguy cơ tái nghèo (so với chuẩn nghèo đói mới). Hai là, tuy được quan tâm đầu tư nhưng kết cấu hạ tầng phục vụ cho các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số vẫn còn thấp kém, nhất là về giao thông, thuỷ lợi, điện thắp sáng. Đến năm 2005 vẫn còn 15% số hộ gia đình chưa được dùng điện thắp sáng; bê tông hoá đường nông thôn mới đạt 30% so với yêu cầu, diện tích chủ động nước tưới tiêu mới đạt 57%. Ba là, tỉ lệ số hội đói nghèo tuy giảm nhanh nhưng so với mặt bằng chung của Tỉnh vẫn còn cao, nhất là các xã vùng cao, tỉ lệ đói nghèo còn lớn (trên 40%). Đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh còn rất khó khăn. - Nguyên nhân của những hạn chế: Một là, là một huyện miền núi, đi lên từ điểm xuất phát thấp về mọi mặt, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tiềm lực trong nhân dân còn nghèo, lợi thế so sánh yếu, cho nên việc huy động các nguồn lực của địa phương, nhất là huy động trong nhân dân để khai thác tiềm năng, thế mạnh, phục vụ phát triển kinh tế, XĐGN còn gặp nhiều khó khăn. Hai là, chính sách của Nhà nước về bảo hiểm, tiêu thụ nông sản, hàng hoá chưa đảm bảo, đầu ra cho sản xuất bấp bênh, không kích thích đầy đủ sản xuất. Ba là, nhu cầu vay vốn phục vụ XĐGN rất lớn, nhưng nguồn vốn phân bổ cho vay của các chương trình hàng năm còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu, lãi suất còn cao, thời hạn cho vay ngắn nên chưa tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo phát triển sản xuất, nhất là những hộ đầu tư cho các dự án có chu kỳ thu hồi vốn dài. Bốn là, một bộ phận nhỏ trong nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, XĐGN. Năm là, cơ chế, chính sách của Nhà nước còn những biểu hiện thiếu đồng bộ, có giai đoạn còn chậm chạp, chưa theo kịp sự biến đổi của tình hình. Mặc dù còn những tồn tại, hạn chế như vậy nhưng đánh giá tổng thể, qua 9 năm thực hiện XĐGN Đảng bộ huyện Hiệp Đức đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đây chính là những điều kiện, tiền đề để huyện tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh XĐGN trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Những kinh nghiệm lãnh đạo xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hiệp Đức từ 1996 đến 2005 2.2.1. Thường xuyên giáo dục tuyên truyền trong nội bộ Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở các cấp, các ngành nhất là ở vùng sâu, vùng xa trong nhân dân tính đúng đắn, tầm quan trọng ý nghĩa to lớn, trên nhiều mặt của chủ trương xoá đói giảm nghèo Thực chất đây là yêu cầu phải làm thông suốt về nhận thức tư tưởng trong toàn Đảng bộ, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể trong nhân dân về vai trò, ý nghĩa tính cấp thiết phải triển khai thực hiện chủ trương XĐGN, làm cơ sở để thực hiện một cách có hiệu quả. Đây là yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định, làm cho tất cả mọi người đều thống nhất xem XĐGN là đạo lý, nghĩa vụ đạo đức của mình, từ đó tích cực tham gia giúp đỡ, chăm lo cho các đối tượng nghèo đói, tạo thành phong trào xã hội sâu rộng, đẩy lùi xoá bỏ đói nghèo. Nhận thức luôn chỉ đạo hành động. Nếu nhận thức được đúng đắn, thấu suốt thì sẽ trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động tích cực có trách nhiệm. Do vậy, để thực hiện XĐGN, yêu cầu đầu tiên là phải làm thông suốt nhận thức tư tưởng trong tất cả các lực lượng tham gia XĐGN. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ, để tổ chức thực hiện một chủ trương, chính sách là cả một quá trình phức tạp, phụ thuộc mạnh mẽ vào nhận thức tư tưởng, khả năng trình độ của người thi hành. Vì vậy, chủ trương, chính sách có thể rất đúng, rất phù hợp nhưng khó thành công nếu như đội ngũ cán bộ thực thi mọi người chưa thông suốt hoặc yếu kém về nhận thức tư tưởng. Chương trình XĐGN là một chủ trương đúng, hợp lòng dân. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, không phải mọi lực lượng tham gia đều đã có nhận thức đúng. Có những chi uỷ, chi bộ còn coi nhẹ vấn đề này nên thiếu sự tập trung lãnh đạo, có khuynh hướng khoán trắng cho chính quyền triển khai thực hiện. Một bộ phận khác lại coi nhẹ việc tuyên truyền, giáo dục, coi sự phân hoá giàu nghèo là một tất yếu của kinh tế thị trường nên để mặc người dân tự lo liệu lấy cuộc sống của mình theo kiểu “mạnh ai nấy được”. Một bộ phận cán bộ làm công tác XĐGN còn yếu về năng lực chuyên môn đặc biệt là chưa phát huy trách nhiệm của mình trong thực hiện công tác này; căn nguyên là do chưa nhận thức được ý nghĩa xã hội to lớn của nó. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN, không thể không làm thông suốt tư tưởng nhận thức trong tất cả các lực lượng tham gia. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, Đảng bộ huyện Hiệp Đức trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác XĐGN của mình đã xác định: “Chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Hiệp Đức là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì vậy, các chính sách kinh tế-xã hội đều phải hướng vào người nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn của huyện”[20, 9]. Từ đó, đã tổ chức quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng bộ, đồng thời chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Nhờ vậy, đã thống nhất được nhận thức tư tưởng trong toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền nhân dân, tạo thành một phong trào XĐGN sâu rộng hiệu quả trong xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục tuyên truyền trước hết cần phải đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đối với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cán bộ, đảng viên, việc tuyên truyền, giáo dục chủ yếu thông qua các hội nghị, hội thảo, các buổi họp, giao ban… bằng việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể cấp trên triển khai các nhiệm vụ XĐGN. Qua đó xác định trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với từng tổ chức cá nhân trong việc thực hiện XĐGN. Đối với nhân dân, việc tuyên truyền, giáo dục được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…, thông qua các chương trình kinh tế xã hội cụ thể như chương trình khuyến nông, khuyến lâm… thông qua các kênh truyền thông như truyền thanh, truyền hình… Qua đó, một mặt giác ngộ đối tượng đói nghèo tự nỗ lực, tích cực vươn lên, mặt khác tạo dựng một phong trào tương thân, tương ái, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong toàn xã hội, coi XĐGN là trách nhiệm của cả cộng đồng chứ không phải là của riêng đối tượng nghèo đói. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phải được đẩy mạnh thường xuyên sâu rộng hoá, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào việc kích thích, thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội mọi người cùng tham gia đóng góp, củng cố, tạo nguồn lực cho chương trình; kịp thời giới thiệu những kinh nghiệm tốt, những nhân tố mới, những mô hình hiệu quả từ thực tiễn của phong trào để nhân rộng ra trong toàn huyện. 2.2.2. Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Đảng bộ Tỉnh về xoá đói giảm nghèo, đồng thời nắm chắc đặc điểm cụ thể của địa phương mà cụ thể hoá, vận dụng cho phù hợp Quán triệt thực hiện đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của Đảng bộ cấp trên là yêu cầu thuộc về nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cốt lõi trong tổ chức hoạt động của Đảng Cộng sản. Do vậy, thực hiện XĐGN ở địa phương nhất thiết phải bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của Đảng bộ Tỉnh về XĐGN. Nếu rời xa nó, không những sẽ không đạt được hiệu quả XĐGN mà thậm chí còn làm cho phong trào thất bại. Với quan điểm luôn coi: “Xoá đói giảm nghèo là quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước nhằm tạo cơ sở xã hội vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [6, 47], “Xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân là cách cơ bản vững chắc xây dựng củng cố mối quan hệ giữa dân với Đảng” [6, 47], Đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chặt chẽ công tác XĐGN trong suốt những năm qua. Về lãnh đạo, Đảng đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về XĐGN thông qua các hội nghị Ban chấp hành Trung ương như Hội nghị Trung ương 5, khoá VII (1993). Hội nghị Trung ương 4, khoá VIII (1998)… Về chỉ đạo, Đảng đã chỉ đạo xây dựng chương trình quốc gia XĐGN triển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, từng bước thu được những thành tựu phấn khởi. Tuy nhiên, chủ trương, chính sách XĐGN của Đảng, Nhà nước là một quyết sách lớn, mang tầm vĩ mô, có tính chiến lược. Do vậy, đối với từng địa phương, điều cần thiết quan trọng là phải biết vận dụng, cụ thể hoá những chủ trương, chính sách đó vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. XĐGN không có một mô hình chung cho tất cả các địa phương, bởi lẽ ở mỗi địa phương khác nhau luôn có những đặc điểm khác nhau về mọi mặt. Cho nên, yêu cầu tất yếu là phải biết bám sát chủ trương, chính sách XĐGN của Đảng, Nhà nước của Đảng bộ Tỉnh, đồng thời nắm chắc đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương để vận dụng, xây dựng chủ trương, chính sách của mình cho phù hợp. [...]... một giải pháp kinh tế nào mà lại không mang tính chất, ý nghĩa xã hội Cũng như vậy, không một giải pháp, hay chính sách xã hội nào lại không dựa trên những cơ sở vật chất, kinh tế để thực thi Thoát ly khỏi kinh tế, sẽ không có một chính sách xã hội nào có thể trở thành hiện thực Cho nên trong hoạch định triển khai thực hiện các chính sách phải đồng thời quan tâm cả hai mặt kinh tế xã hội, không... Do vậy, cần phải có các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cụ thể, cả dài hạn, ngắn hạn, trung hạn, đảm bảo tính khoa học, thống nhất; tránh làm ăn kiểu “ăn xổi ở thì” Quan điểm của Đảng ta coi: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước trong suốt quá trình phát triển” [4, 113] Do đó, thực hiện các chính sách kinh tế phải đồng thời gắn với các chính sách... hiệu quả, triệt để… Những kinh nghiệm trên mới là sự khái quát bước đầu của gần 10 năm lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ huyện Hiệp Đức từ năm 1996 đến 2005 Quá trình đó, mặc dù đã mang lại những hiệu quả thiết thực rõ nét, nhưng XĐGN vẫn đang là quyết sách cần được tiếp tục tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh để tiến tới hoàn thành công tác này trong thời gian tiếp theo Những kinh nghiệm này có ý nghĩa... so sánh của huyện để không ngừng phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Xoá đói giảm nghèo không phải là một vấn đề kinh tế thuần tuý, mà là một vấn đề kinh tế xã hội, tuy nhiên, XĐGN về kinh tế là điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hoá xã hội Cho nên, một trong những giải pháp tích cực để thực hiện XĐGN là phải chăm lo phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội của địa phương Để làm tốt được... trong các chính sách kinh tế của mình, Đảng bộ chính quyền địa phương cần chú trọng vào chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn huyện để khai thác các lợi thế so sánh của huyện, qua đó, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển Việc phát huy tốt các lợi thế so sánh của địa phương có ý nghĩa rất lớn trong xu hướng cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường... nó Trong các nguyên nhân đã phân tích, cơ bản nhất là do điều kiện tự nhiên xã hội không thuận lợi do chính bản thân người nghèo như thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn… Do vậy, nắm vững phân tích, đánh giá các đặc điểm cụ thể của địa phương, không chỉ tập trung vào đặc điểm tự nhiên, xã hội mà còn vào cả đặc điểm riêng của các đối tượng đói nghèo Để làm được điều đó, cần phải có công tác điều... sơ, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của mình để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo kết quả thực tế của phong trào XĐGN Các cấp chính quyền từ huyện đến xã quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng bộ cấp trên cấp mình, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn các chương... thiết thực, người dân lại là người chịu tác hại đầu tiên Nghèo vẫn hoàn nghèo, nhưng không biết trông cậy vào ai Chính vì vậy, XĐGN nhất thiết phải được xã hội hoá sâu rộng phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia như ở trên đã trình bày Trong các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nguyên nhân cơ bản nhất là do chính bản thân người nghèo Họ thường thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn,... trên, XĐGN về kinh tế là điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hoá xã hội Cho nên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển về kinh tế là yêu cầu cơ bản để giải quyết đói nghèo, bởi xét cho cùng, biểu hiện đầu tiên của đói nghèo là ở mức thu nhập thấp của đối tượng nghèo đói, khiến họ không đủ khả năng đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của mình về đời sống kinh tế, xã hội Để phát triển kinh tế, điều... trên mọi lĩnh vực nói chung XĐGN nói riêng, Đảng bộ huyện luôn xác định: “Luôn quán triệt sâu kỹ chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước để xác định quan điểm chỉ đạo đúng đắn; thường xuyên kiểm tra, theo dõi sâu sát thực tiễn, đón đầu được diễn biến của tình hình để hoạch định chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp sát hợp, khoa học, kịp thời” [9, 91] Một trong những kinh nghiệm lãnh đạo đã được Ban . THÀNH TỰU HẠN CHẾ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG LÃNH ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC TỪ 1996 ĐẾN 2005 2.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên. bộ huyện Hiệp Đức từ 1996 đến 2005 2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân - Về thành tựu: Về chính sách hỗ trợ công cụ và đất sản xuất cho người nghèo: Đã giao

Ngày đăng: 06/10/2013, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan