PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

14 263 0
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHN o & PTNT THỊ NGÃ BẢY 4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG: 4.1.1 Khái quát nguồn vốn: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng nó quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mỗi một NHTM đều có cơ cấu nguồn vốn khác nhau tuỳ theo loại hình ngân hàng hay theo cấp độ của ngân hàng. Tuỳ theo từng loại nguồn vốn nó có chi phí thời gian hoàn trả khác nhau nên ngân hàng sẽ có những chiến lược, sách lược cho nguồn vốn của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đối với NHN o & PTNT Thị Ngã Bảy chủ yếu sử dụng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng để đầu tư tín dụng nên không sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn huy động: ngân hàng được quyền sử dụng, chủ động và có trách nhiệm trả gốc và lãi đúng hạn. Nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn của ngân hàng, giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn cung cấp tín dụng cho khách hàng của mình, khi mà vốn huy động của mình còn hạn chế, không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hạn mức điều chuyển của mỗi chi nhánh nhận được hàng năm sẽ do NHTW quy định, trên cơ sở căn cứ vào khả năng nguồn vốn huy động, tình hình dư nợ và kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình. Tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên vai trò của Ngân hàng ngày càng quan trọng mọi giao dịch đều thông qua Ngân hàng nên ngày càng thu hút được nhiều vốn. Bên cạnh đó là do nhu cầu vay vốn của các thành phần cũng như các ngành kinh tế gia tăng mạnh. Vì là Thị vừa mới chia tách nên nhu cầu vốn để mở rộng đầu tư còn rất lớn, cụ thể như xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị và phát triển một số lĩnh vực ngành mới như thương mại dịch vụ, đặc biệt là ngành xây dựng sửa chữa cũng đang được phát triển nhiều trong điều kiện Thị mới tách. Hơn nữa là nơi có dân cư tập trung sinh sống và đây cũng chính là đối tượng có nhu cầu vay vốn nhiều. Chính vì vậy nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu vốn. GVHD: Trần Ái Kết 1 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng: Trong xu thế phát triển mọi mặt hiện nay của địa phương, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng rất lớn về vốn thì làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng tăng của địa phương là việc làm hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Hay nói cách khác, nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy mà khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng thì ngân hàng cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động vốn. Bên cạnh đó huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ, giảm thấp lượng vốn từ ngân hàng cấp trên sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Do đó công tác huy động vốn là khâu quan trọng đầu tiên không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy nói riêng. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng ta đi vào phân tích thông qua bảng số liệu sau: GVHD: Trần Ái Kết 2 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng GVHD: Trần Ái Kết 3 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi của kho bạc 29.685 29,65 54.839 44,80 75.488 48,73 25.154 84,74 20.649 37,65 2. Tiền gửi của TCKT 1.143 1,14 5.031 4,11 8.247 5,32 3.888 340,16 3.216 63,92 3. Tiền gửi của dân cư 65.435 65,36 62.526 51,08 68.196 44,02 -2.909 -4,45 5.670 9,07 -không kỳ hạn 615 0,61 3.429 2,80 3.505 2,26 2.814 457,56 76 2,22 -có kỳ hạn 64.820 64,74 59.097 48,28 64.691 41,76 -5.723 -8,83 5.594 9,47 4. Kỳ phiếu 3.850 3,85 - - 2.969 1,92 - - 2.969 - 5. Trái phiếu 5 0,00 5 0,00 5 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng vốn huy động 100.118 100,00 122.401 100,00 154.905 100,00 22.283 22,26 32.504 26,56 Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy GVHD: Trần Ái Kết 4 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi thông qua nguồn vốn này ta có thể đánh giá được quy mô hoạt động của ngân hàng, biết được khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời nhanh chống cho khách hàng nhất là có nhu cầu bổ sung thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có khuynh hướng gia tăng, thể hiện mức độ uy tín của ngân hàng. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động. Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 122.401 triệu đồng tăng 22.283 triệu đồng hay tăng thêm 22,26% so với năm 2004 sang năm 2006 nguồn vốn này đạt 154.905 triệu đồng tăng 32.504 triệu đồng hay tăng 26,56 % so với năm 2005. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng tiến triển tốt, tốc độ tăng đều qua 3 năm thể hiện là tăng qua 3 năm do: Ngân hàng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý, có khuyến mãi cho người gửi tiền bằng các hình thức quà tặng, bốc thăm trúng thưởng bằng hiện vật như xe. Ti vi, tủ lạnh, bếp ga và các giải thưởng lớn khác như quay số trúng thưởng bằng vàng. Đạt kết quả như vậy là do công tác vận động tuyên truyền cùng với mức lãi suất tiền gởi của ngân hàng hấp dẫn hơn, linh hoạt hơn đến khách hàng giúp họ hiểu rõ hơn về lợi ích của việc gởi tiền vào ngân hàng. Cụ thể như tuyên truyền quảng cáo, phát tờ bướm, mở hình thức tiết kiệm tặng phần thưởng nhằm thu hút khách hàng. Sản phẩm huy động vốn đa dạng như: kỳ phiếu ngắn hạn được nhiều khách hàng ưa chuộng với lãi suất hấp dẫn, dịch vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế. Ngân hàng còn nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm kèm quà tặng với nhiều giải thưởng, quay số trúng thưởng, khuyến mãi bằng quà tặng hiện vật có giá trị. Ngân hàng có nhiều kỳ hạn trả lãi từ 1 tháng đến 60 tháng. Khách hàng dể dàng lựa chọn hình thức nhận lãi như: nhận lãi trước, nhận lãi hàng tháng, tất cả điều này giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn trước. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động qua các năm này được tăng lên khá cao. Đây là điều đáng mừng tạo được sự vững chắc trên thương trường Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng qua ba năm và tốc độ tăng giữa các năm không có biến đổi lớn. Đây là kết quả tốt của ngân hàng về quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng hơn cũng như vị thế cạnh tranh của mình ngày càng được nâng lên trên địa bàn. GVHD: Trần Ái Kết 5 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy Ta thấy được nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy qua ba năm đều tăng, có những tiến triển tốt năm sau cao hơn năm trước. Nguồn vốn huy động bao gồm những khoản mục như tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi của kho bạc, tiền gửi của dân cư và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định là nơi đây tập trung đông dân cư sinh sống. Bên cạnh đó tiền gửi của tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá cũng tăng trưởng qua các năm. Điều này cho thấy ngân hàng đang thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn. Để có được kết quả trên là nhờ sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng tích cực trong công tác huy động vốn và có những chính sách hữu hiệu cho công tác này như thường xuyên nghiên cứu lãi suất thị trường và điều chỉnh cho phù hợp, đa dạng hoá các hình thức huy động ví dụ như: huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng trúng vàng, western union.…; giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ công nhân viên và phát động phong trào thi đua giữa các nhân viên với nhau. Ngân hàng đã tạo lập được uy tín với người dân để họ tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng. Để thấy rõ hơn về tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy, ta đi sâu vào phân tích đối với từng khoản mục vốn huy động: Hình 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM 2004-2006 Tiền gửi của kho bạc: Là số tiền thu từ thuế, phí, lệ phí của kho bạc thị chưa có nhu cầu chi trong một thời gian nhất định vì vậy gửi vào Ngân hàng số tiền nhàn rỗi này dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ khi nào GVHD: Trần Ái Kết 6 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Tiền gửi của kho bạc Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của TCKT Phát hành giấy tờ có giá Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy cần thiết. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể năm 2004 chiếm 29,65 %, năm 2005 chiếm 44,80 %, năm 2006 chiếm 48,73 % cao nhất trong 3 năm. Về số tuyệt đối ta thấy năm 2005 đạt 54.839 triệu đồng tăng 25.154 triệu đồng hay tăng 84,74 % sang năm 2006 đạt 75.488 tăng 20.649 triệu đồng hay tăng 37,65 % do trong những năm này nguồn thu tăng do nhiều công trình xây dựng cơ bản đang thực hiện để phát triển cơ sở hạ tầng cho thị vì vậy mà số tiền luân chuyển qua kho bạc tăng số tiền gửi vào Ngân hàng tăng. Ta thấy nguồn vốn này còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động nên Ngân hàng rất khó chủ động trong nguồn này để cho vay vì đây chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng. Qua biểu đồ cơ cấu vốn huy động ta thấy khoản tiền huy động của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng còn ít trong tổng vốn huy động khoảng 4% trong tổng vốn huy động. Cụ thể năm 2005 đạt 5.031 triệu đồng chiếm 4,11 % trong tổng vốn huy động, tức tăng 3.888 triệu đồng hay tăng 340,16 % so với năm 2004 sang năm 2006 đạt 8.247 triệu đồng chiếm 5,32 % trong tổng vốn huy động tức tăng so với năm 2005 là 3.216 triệu đồng hay tăng 63,92 %. Ta thấy mặt dù nguồn vốn này còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tỷ trọng tăng qua các năm là do nhiều năm hoạt động uy tín của Ngân hàng cũng dần được nâng cao, được nhiều công ty, xí nghiệp biết đến và thực hiện giao dịch ở đây. Mặt khác tình kinh tế ở Ngã bảy ngày càng phát triển và là nơi vừa mới lên thị nên các doanh nghiệp ngày càng nhiều và làm ăn có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận và các doanh nghiệp cũng thấy được lợi ích của việc giao dịch qua tài khoản, vì vậy mà số tiền gửi vào Ngân hàng để giao dịch cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán chuyển tiền điện tử qua máy vi tính, đáp ứng nhanh kịp thời trong việc chi trả tiền cho khách hàng thuận lợi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác các công ty doanh nghiệp tạm thời thừa vốn chưa sử dụng gửi vào ngân hàng và xem đó là cách kinh doanh an toàn, ít tốn kém nhất đồng thời mang lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ta thấy năm 2005 tốc độ tăng rất nhanh do các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc gửi tiền vào Ngân hàng là vừa có thêm thu nhập và rút ra khi nào cũng được. GVHD: Trần Ái Kết 7 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy Chính vì thế mà số tiền huy động từ tổ chức kinh tế trong những năm qua không ngừng tăng. Tiền gửi của dân cư: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và tăng trưởng khá ổn định riêng năm 2005 tình hình huy động giảm so với năm 2004 do tiền gửi có kỳ hạn giảm. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Cụ thể năm 2005 số tiền huy động là 62.526 triệu đồng tức giảm 2.909 triệu đồng hay giảm 4,45 % so với năm 2004 nhưng tốc độ giảm không nhiều chiếm 51,08 % trong tổng vốn huy động, sang năm 2006 thì số tiền huy động là 68.196 triệu đồng chiếm 44,02 % trong tổng vốn huy động tỷ trọng có giảm so với năm 2005 số tiền tăng là 5.670 triệu đồng hay tăng 9,07 % tuy nhiên tốc độ tăng không nhiều ta thấy loại tiền gửi này tăng giảm khá ổn định do ảnh hưởng của hai loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Nguyên nhân tiền gửi của kho bạc và các tổ chức kinh tế tăng nhanh so với tốc độ tăng của tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao là do người dân ở đây đã hiểu và thấy rõ được lợi ích của việc gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng là vừa cho mình lợi nhuận, vừa được an toàn hơn nên họ thường để dành bằng cách gởi tiết kiệm và cụ thể ở ngân hàng này là họ thường gởi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhưng với tâm lý của người dân là sinh lời càng nhiều càng tốt hay họ đã có kế hoạch sử dụng vào một thời gian cụ thể nên họ thường gởi vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn là nhiều hơn và qua bảng số liệu cho ta thấy khoản mục luôn tăng giảm qua các năm như năm 2005 số tiền huy động được khoản mục này là 59.097 triệu đồng tức giảm 5.723 triệu đồng hay giảm 8,83 % so với năm 2004 là do năm này tình hình giá cá cả lên cao như: giá vàng, giá xăng nên người dân chủ yếu mua vàng dữ trữ và có thêm NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp nên cũng làm ảnh hưởng đến tình hình huy động của Ngân hàng, đến năm 2006 số tiền huy động từ khoản mục này là 64.691 triệu đồng và tăng 5.594 triệu đồng hay tăng 9,47 % so với năm 2005 ta thấy tốc độ tăng không cao nguyên nhân tăng là do đất người dân vào khu quy hoạch và giải phóng mặt bằng. Đây là kết quả đạt được hết sức khả quan trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, giúp cho ngân hàng có được nguồn vốn ổn định đáp ứng cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, số tiền tiết kiệm có kỳ hạn GVHD: Trần Ái Kết 8 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy tăng ổn định Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn này nguyên nhân tiền gửi có kỳ hạn giảm trong năn 2005 là do một số khách hàng chuyển tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này tăng trưởng không ổn định tốc độ tăng trưởng của năm 2005 so 2004 là 457,56 % năm 2006 so 2005 là 2,22 %, tốc độ tăng trưởng của năm 2005 so 2004 là 457,56 % do năm 2005 người dân chuyển tiền gửi có kỳ hạn sang tiền gửi không kỳ hạn để phù hợp với mục đích sử dụng của họ và loại tiền này người dân có thể chủ động được rút ra và gửi vào bất cứ khi nào có thể, và do số tiền gửi nhàn rỗi của khách hàng chưa sử dụng đến, hay gửi vào để giao dịch, khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các hộ kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng của năm 2006 so 2005 là 2,22 % do sự tăng giá của giá vàng và giá xăng nên tốc độ tăng của năm 2006 rất chậm hơn so với năm 2005 chỉ đạt 2,22 %. Ta thấy cơ cấu của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là cao nhất trong tổng vốn huy động, năm 2004 chiếm 64,74 %, năm 2005 chiếm 48,28 %, năm 2006 chiếm 41,76 % trong tổng vốn huy động và tỷ trọng này giảm qua 3 năm do tốc độ tăng của các loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kho bạc nhanh hơn tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm nên tỷ trọng giảm qua các năm trong tổng vốn huy động còn tiền gửi không kỳ hạn của dân cư thì tỷ trọng tăng giảm qua 3 năm, năm 2004 0,61%, năm 2005 2,80 %, năm 2006 2,26% đây là loại tiền gửi Ngân hàng rất khó chủ động điều này cho thấy chi phí của Ngân hàng cũng giảm thể hiện hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài các loại tiền gửi trên Ngân hàng còn phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn như các loại kỳ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích kinh doanh trong thời kỳ nhất định hay bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời. Qua bảng số liệu ta thấy việc phát hành kỳ phiếu qua 3 năm giảm dần năm 2004 là 3.850 triệu đồng. năm 2005 không phát hành kỳ phiếu năm 2006 là 2.969 triệu đồng và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động Tuy nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu và kỳ phiếu không nhiều nhưng nó cũng đáp ứng phần nào nhu cầu vốn của khách hàng trong thời kỳ nhất định, thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặc dù huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá lãi suất phải trả cho khách hàng cao hơn các loại hình khác mà còn phải tốn thêm chi phí phát hành GVHD: Trần Ái Kết 9 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy nhưng việc huy động này giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn vốn, không phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ cấp trên. Tóm lại: Công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm thực hiện rất tốt, mức tăng trưởng đạt cao, nguồn vốn huy động tương đối ổn định năm sau luôn cao hơn năm trước có giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể trong từng loại tiền gửi. Sự gia tăng nó được phân bổ cả trong năm khoản mục tạo nên nguồn vốn huy động trong đó tiền gửi của tổ chức kinh tế và kho bạc đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2006, còn đối với tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn huy động (luôn chiếm trên 50% nguồn vốn huy động) giúp cho ngân hàng có thể tự chủ nguồn vốn của mình. 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG: 4.2.1 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng: Hoạt động tín dụnghoạt động thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập. NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy chỉ cho vay ngắn hạn và trung hạn, không cho vay dài hạn vì khách hàng ở địa phương chủ yếu là hộ nông dân, chưa có đối tượng đầu tư dài hạn. Trong những năm qua Ngân hàng thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy. Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng GVHD: Trần Ái Kết 10 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý [...]... 73,14 109.872 107,43 DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng GVHD: Trần Ái Kết 14 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 3: Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT TX Ngã Bảy Nguồn phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy GVHD: Trần Ái Kết 16 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý ... phát sinh cho vay, do trên địa bàn không có Doanh nghiệp Quốc doanh đóng trụ sở và hoạt động kinh doanh Sau đây đi vào phân tích doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế dựa vào bảng số liệu sau đây GVHD: Trần Ái Kết 12 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT TX Ngã Bảy Bảng Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % So sánh 2005/2004... bệnh nên có một số bà con khả năng trả nợ không đúng hạn Nhìn chung, công tác cho vay của NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy qua 3 năm đạt khả quan, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng Để hiểu rõ hơn những khoản mục này ta đi vào phân tích từng hoạt động cụ thể 4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng: 4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà... xử lý thu hồi nợ của cán bộ tín dụng - Số dư cuối kỳ: Năm 2005 dư nợ cuối kỳ là 81.014 triệu đồng, tăng 18,79 % so với năm 2004 tức tăng 12.813 triệu đồng Năm 2006 dư nợ cuối kỳ là 105.958 triệu đồng, tăng 30,79 % so với năm 2005 tức là tăng 24.944 triệu đồng Nguyên GVHD: Trần Ái Kết 11 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT TX Ngã Bảy nhân tăng là.. .Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT TX Ngã Bảy Chỉ tiêu So sánh 2006/2005 Tỷ lệ Số tiền % 2004 2005 Dư nợ đầu kỳ 62.097 68.201 81.014 Doanh số cho vay 59.071 102.273 212.145 43.202 73,14 109.872 107,43 Doanh... gian nhất định Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ Cho đến nay trên địa bàn Thị có doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động Trong số các thành phần các thành kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì... bình quân 65.149 74.608 93.486 14,52 18.879 25,30 508 4.777 7.933 4.269 840,35 3.156 66,07 Nợ quá hạn 2006 So sánh 2005/2004 Tỷ lệ Số tiền % 6.104 9.459 9,83 12.813 18,79 Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị Ngã Bảy - Dư nợ đầu kỳ: Ta thấy tình hình dư nợ đầu kỳ qua 3 năm đều tăng Năm 2005, dư nợ đầu kỳ là 68.201 triệu đồng, tăng 9,83 % so với năm 2004 tức tăng 6.104 triệu đồng Năm 2006 dư nợ đầu... TX Ngã Bảy nhân tăng là do tăng trưởng tín dụng cao, nhu cầu vốn để sản xuất hàng hóa của nông dân ngày càng cao đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế ở nông thôn đang phát triển - Dư nợ bình quân và Nợ quá hạn: qua bảng số liệu ta thấy dư nợ bình quân và nợ quá hạn qua 3 năm cũng tăng theo tỷ trọng tăng trưởng của doanh số cho vay là phù hợp và cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên có một số bà con khả... đồng tăng 107,43 % so với năm 2005 tức là 109.872 triệu đồng Nguyên nhân doanh số cho vay tăng dần về số tuyệt đối và số tương đối là do nhu cầu của bà con nông dân ngày càng cao, thể hiện sự phát triển kinh tế trong nông thôn ngày càng mạnh và tình hình kinh tế -xã hội ngày càng phát triển bên cạnh những doanh nghiệp thừa vốn cũng có những doanh nghiệp thiếu vốn - Doanh số thu nợ: Trong 3 năm doanh số . Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHN o & PTNT THỊ XÃ. 109.872 107,43 Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN O & PTNT TX Ngã Bảy Nguồn phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy GVHD:

Ngày đăng: 06/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

Bảng 2.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG Xem tại trang 3 của tài liệu.
- Dư nợ đầu kỳ: Ta thấy tình hình dư nợ đầu kỳ qua 3 năm đều tăng. Năm 2005, dư nợ đầu kỳ là 68.201 triệu đồng, tăng 9,83 % so với năm 2004 tức tăng 6.104 triệu đồng - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

n.

ợ đầu kỳ: Ta thấy tình hình dư nợ đầu kỳ qua 3 năm đều tăng. Năm 2005, dư nợ đầu kỳ là 68.201 triệu đồng, tăng 9,83 % so với năm 2004 tức tăng 6.104 triệu đồng Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 3: - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

Bảng 3.

Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan