NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI

67 392 0
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 4.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và vững chắc, đưa tỉnh Quảng Bình ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước [34]. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất tăng hàng năm 4 - 4,5%; năm 2010 sản lượng lương thực đạt 25,5 - 26 vạn tấn; huy động các nguồn lực đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xem đây là khâu đột phá để phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010 và chuẩn bị cho bước tiếp theo; tăng cường công tác quản lý tài nguyên - môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực . Mục tiêu phát triển chủ yếu kinh tế - xã hội tỉnh trong giai đoạn 2006- 2010 đó là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 10 -11%/năm. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 - 21%/ năm. - Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông, lâm, ngư nghiệp đạt 20%; Công nghiệp - xây dựng đạt 40%; Dịch vụ đạt 40%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 15%/năm. 11 - GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt: 700 - 800 USD. Giải quyết việc làm hàng năm 2,4 - 2,5 vạn lao động/năm. - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 65% [34]. 4.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Trên cơ sở các thông tin về thị trường khu vực và trên thế giới, để thực hiện thành công định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại căn cứ vào khả năng nội tại đã đề ra định hướng chiến lược với những mục tiêu cơ bản sau đây [3]: - Tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Công ty nhằm tạo lợi thế trong công tác mở rộng thị trường nội địa; tích cực tìm kiếm và khai thác thị trường nước ngoài; coi trọng đầu tư cho hoạt động chế biến hàng xuất khẩu. Sắp xếp, đổi mới, phát triển các Lâm trường theo Nghị quyết 28NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 200 NĐ/CP của Chính phủ; mở rộng hoạt động liên doanh liên kết; đầu tư thêm công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm dầu thông, colophan, sản phẩm từ gỗ, thu hồi công nợ; tập trung triển khai công tác cổ phần hoá doanh nghiệp theo quyết định của tỉnh. - Phấn đấu đến năm 2010: tăng trưởng kinh tế đạt 10 đến 11%/năm; doanh thu đạt từ 45 đến 50 tỷ đồng/năm; lợi nhuận đạt từ 2 đến 2,5 tỷ đồng/năm; độ che phủ của rừng do Công ty quản lý đạt 79% đến 80%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.000.000 USD/năm. 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 4.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 22 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải phù hợp với quy hoạch phát triển của Nhà nước, của ngành và của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên sự phân tích đầy đủ về các tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên tiềm năng thế mạnh thực tế của Công ty nhằm đạt tính khả thi cao. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải đảm bảo cho Công ty phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện và tình hình mới của cơ chế thị trường , xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 4.2.2. Những giải pháp cụ thể 4.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Qua phân tích và khảo sát thực tế tại công ty cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: 4.2.2.1.1 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Công ty phải xây dựng kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở nghiên cứu rõ thị trường, quy mô và cầu thị trường, nhu cầu của từng đối tác khách hàng, dự đoán xu hướng biến đổi của thị trường để có phương án sản xuất đúng đắn, có hiệu quả. Trong thời gian tới việc nghiên cứu thị trường trở nên hết sức cần thiết đối với Công ty. Để thực hiện tốt công việc này, đòi hỏi phải có bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: ở trong nước; Nhóm 2: ở nước ngoài; Mỗi nhóm gồm từ 2-3 người trong đó có sự phân công phụ trách về nghiên cứu thị trường từng loại sản phẩm chủ yếu như: colophan, dầu thông, hàng song mây, ván opcan, hàng mộc dân dụng, hàng vật liệu xây dựng. 33 Mỗi nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu về sản phẩm của Công ty. Cách phân chia này sẽ tránh tình trạng công việc chồng chéo, phân bổ trách nhiệm từng người và bao quát được ở mọi thị trường. Công ty có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện trường. Đối với những sản phẩm có số lượng khách hàng ít nhưng doanh thu lớn, Công ty có thể tiến hành trao đổi trực tiếp với từng khách hàng về sản phẩm của mình qua giao tiếp đàm phán để ký kết hợp đồng. Thông qua đàm phán này, có thể giảm chi phí nghiên cứu thị trường nhưng vẫn đảm bảo có được thông tin tin cậy. Ngoài ra, hàng năm Công ty có thể tổ chức Hội nghị khách hàng một lần, tham gia các Hội chợ trên địa bàn để giới thiệu và quảng bá sản phẩm, xâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường. Sau khi đã có những thông tin cần thiết, Công ty cần so sánh, phân loại thị trường từ đó xác định những thị trường có triển vọng nhất. Để làm việc này, Công ty nên sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá triển vọng thị trường (mẫu 4.1) theo 4 loại sau: - Thị trường lớn (quan trọng về khối lượng) và có điều kiện thuận lợi. - Thị trường lớn nhưng điều kiện kém thuận lợi. - Thị trường nhỏ (khối lượng giảm) nhưng có điều kiện thuận lợi. - Thị trường nhỏ và điều kiện không thuận lợi. Trong đó: 1- Điều kiện không thuận lợi; 2- Điều kiện trung bình; 3- Điều kiện thuận lợi; 4- Điều kiện rất thuận lợi. Trong biểu so sánh, Công ty đánh giá tiêu chuẩn vào các điểm tương ứng, cộng tổng điểm và so sánh các thị trường với nhau theo số điểm. 44 ng thi vi vic nghiờn cu th trng, cn tng cng hot ng qung cỏo gii thiu sn phm v gi vng th trng hin cú, phỏt trin th trng mi nht l th trng xut khu. Cụng ty nờn cú mt chớnh sỏch qung cỏo c th trớch t l % theo tng doanh thu. Phng phỏp ny cú mt s u im nht nh; trc ht l tớnh kinh phớ bng t l % doanh s bỏn cú ngha l tng kinh phớ cho cụng tỏc kớch thớch tiờu th chc chn s thay i tu theo mc bỏn nhiu hay ớt v trong phm vi cho phộp. Ngoi ra, cỏch tớnh ny núi lờn Cụng ty ó chỳ ý ti mi quan h qua li gia chi phớ qung cỏo v giỏ bỏn vi tng li nhun trờn mt n v hng hoỏ. Nh vy trong thi gian ti Cụng ty nờn cú chớnh sỏch trớch t l % doanh s bỏn ra v nờn cú chớnh sỏch ói ng, trớch thng nu nhõn viờn khai khỏc c nhiu hp ng tiờu th. Mộu bng 4.1. Biểu so sánh và đánh giá triển vọng thị trờng 55 Triển vọng của thị trường. Các tiêu chuẩn đánh giá. Thị trường A B C 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Vị trí của thị trường + Nhu cầu theo giá trị + Nhu cầu theo khối lượng + Triển vọng tăng trưởng - Tình hình cạnh tranh - Sự vận động của thị trường - Phản ứng của người tiêu dùng - Đặc điểm nhu cầu cần thoả mãn - Điều kiện buôn bán và tiêu thụ - Tình hình kinh tế xã hội nói chung + Dân số + Thu nhập bình quân + Cơ cấu chi tiêu + Thuế + Chi phí đầu tư và hiệu quả Đánh giá chung Đối với hàng hoá thành phẩm tồn kho, thời gian tới, Công ty sử dụng các biện pháp khuyến mại, chiết khấu lớn để tiêu thụ nhanh những lô hàng tồn kho như hàng mộc dân dụng, hàng song mây, hàng vật liệu xây dựng nhằm thu hồi nhanh vốn kinh doanh. Việc này, Công ty có thể giao cho Bộ phận nghiên cứu thị trường phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán đưa ra kế hoạch cụ thể, đề xuất tỷ lệ chiết khấu, khuyến mại, cần thiết có thể bán hoà vốn. Công ty cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ mới trên thị trường miền nam; thông qua việc liên doanh, liên kết với các đơn vị và các đối tác khác để thâm nhập thị trường quốc tế, qua đó để học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiêu thụ của các doanh nghiệp nước ngoài. 4.2.2.1.2. Tăng cường công tác thu đòi các khoản phải thu 66 Các khoản phải thu của Công ty rất lớn (năm 2006 đã giảm nhiều nhưng vẫn chiếm 35,61% so với TSLĐ), làm ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác thu đòi công nợ để tránh thất thoát vốn, hạn chế rủi ro, nhanh chóng thu hồi theo một số hướng sau: * Công ty giao cho phòng Tài chính - Kế toán xây dựng chính sách tín dụng cụ thể trình Giám đốc quyết định theo từng thời điểm. Chính sách này phải xác định rõ các điều kiện về vốn, về tình trạng kinh doanh, tình trạng lợi nhuận và trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Mục tiêu của việc xây dựng các tiêu chuẩn tín dụngnhằm giảm khối lượng các khoản thu, rút ngắn kỳ thu tiền. Tuy nhiên phải xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Xây dựng chính sách tín dụng là việc phân loại các khách hàng của Công ty về quy mô, về ngành nghề để vừa quản lý có hiệu quả các khoản phải thu vừa không ảnh hưởng đến tổng doanh thu. Chính sách tín dụng phải đảm bảo mềm mỏng, linh hoạt, vì nếu không sẽ vô tình loại bỏ đi một số khách hàng tiềm năng. * Công ty cần đa dạng hoá các chính sách chiết khấu, nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn; có thể nâng cao tỉ lệ chiết khấu, áp dụng hình thức có thưởng nếu thanh toán đúng hạn hoặc trước thời hạn; ngoài ra, Công ty cần có chế độ khen thưởng kịp thời cho đội ngũ cán bộ nhân viên thu đòi công nợ, mức thưởng tính trên số tiền thu đòi được. * Cần có ràng buộc cụ thể, chặt chẽ khi ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện nay, thị trường của Công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách hàng quen thuộc nên việc ký kết hợp đồng chưa được chặt chẽ nếu không nói là lỏng lẻo. Điều này sẽ rất nguy hiểm và có thể gây ra rủi ro lớn khi đối tác khách hàng có ý chủ quan trì trệ việc thanh toán hoặc thực hiện kinh doanh không đảm bảo. Do vậy, Công ty phải quy định và làm tốt khâu giao kết hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều khoản về giao nhận, thời gian, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán. Đặc biệt, trong thời gian tới, Công ty có chiều hướng đẩy mạnh 77 xuất khẩu hàng hoá như: colophan, dầu thông, hàng mộc dân dụng thì việc đảm bảo tính chất pháp lý và chặt chẽ trong hợp đồng phải được coi trọng. * Công ty cần xây dựng các chính sách thanh toán hợp lý trên cơ sở đó tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Chính sách này căn cứ vào số lượng và giá trị từng đơn hàng, từng đối tượng khách cụ thể. Định kỳ hàng tháng, hàng quý Phòng Tài chính - Kế toán phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Các bản đối chiếu phải có chữ ký xác nhận tình trạng công nợ, đối với các khoản nợ khó đòi, không thể thu hồi phải xác định rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình trạng này xảy ra với đối tác khách hàng khác. 4.2.2.1.3. Tăng cường công tác quản lí dự trữ tồn kho Hàng hoá tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động (năm 2006 chiếm đến 42,7%), điều này thể hiện vốn lưu động bị ứ đọng ở khâu dự trữ, làm tăng chi phí kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng. Vì vậy, thời gian tới Công ty cần phải thực hiện: * Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng quý, năm để xác định mức tồn kho tối ưu từng thời kỳ. Điều này sẽ làm giảm thiểu khối lượng hàng tồn kho, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường; theo đó, tính toán xác định chính xác nhu cần vốn tối thiểu cần thiết cho từng khâu dự trữ. Việc xác định khối lượng hàng tồn kho tối ưu có thể sử dụng mô hình đặt hàng hiệu quả. Công ty nên sử dụng mô hình sản lượng đơn đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) để xác định mô hình đặt hàng tối ưu. Công thức xác định: H DS Q **2 * = Trong đó: S là chi phí đặt hàng; D là nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho; 88 H là chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị tồn kho mỗi năm; Q * là sản lượng hàng tối ưu cho một đơn hàng. * Xây dụng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phù hợp, tối ưu trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường, các đơn hàng, tình trạng máy móc thiết bị và kế hoạch sản xuất của bộ phận, từng phân xưởng cũng như toàn Công ty. Hiện nay, do công tác đánh giá nhu cầu và cân đối sản xuất còn hạn chế nên việc dự trữ nguyên vật liệu chưa hiệu quả; nguyên liệu lâm sản chủ yếu được khai thác, thu mua từ nhiều nguồn, giá trị lớn nếu để dự trữ lâu ngày chưa sử dụng sẽ phát sinh nhiều chi phí như bảo quản, lưu kho, . dẫn đến vốn tồn đọng lớn, vòng quay vốn lưu động chậm. Cần phải giao cụ thể cho một cán bộ chuyên trách theo dõi việc xuất nhập vật tư và báo cáo thường xuyên về tình trạng vật tư, nguyên vật liệu của Công ty để có biện pháp xử lí kịp thời. Cụ thể, cần xác lập cho mỗi loại vật tư, nguyên vật liệu một tiêu chuẩn về lượng tồn kho. Chẳng hạn như loại vật tư nào thường dùng để sản xuất sản phẩm truyền thống có thể dự trữ một lượng tương đối bằng lượng sử dụng hai tháng như nguyên liệu gỗ sản xuất hàng mộc dân dụng, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; loại vật tư ít dùng thì chỉ nên dự trữ một lượng rất nhỏ tránh để tình trạng tồn kho lớn trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, Công ty cần thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp, tạo ra sự chủ động về nguồn cung cấp nguyên vật liệu; xây dựng các quy định ràng buộc ngoài việc nhằm tạo ra mối quan hệ thân thiết còn tránh được trường hợp nhà cung ứng độc quyền về nguyên vật liệu; cần phải có các nguồn thay thế dự phòng và đề phòng trường hợp xấu, tiêu cực xảy ra xuất phát từ phía nhà cung ứng đã giao kết. * Tăng cường công tác quản lí về chất lượng, quản lý về mặt hiện vật đối với hàng hoá và nguyên vật liệu. Muốn vậy Công ty phải xây dựng quy định trách nhiệm vật chất đối với công nhân và các thủ kho; thực hiện tốt các 99 điều kiện về nhà kho, các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, tác động thời tiết, lụt lội . 1010 [...]... ngoài mà công ty đã sử dụng là: sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại, vay vốn ngân hàng, huy động góp vốn liên doanh Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn của công ty chưa được đa dạng hoá và khai thác chưa có hiệu quả Trong thời gian tới công ty cần thực hiện những nội dung sau: - Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn truyền thống của công ty Thời gian qua công ty chủ yếu vay vốn từ ngân... doanh của công ty Mặt khác, vay ngắn hạn ngân hàng của công ty thời gian qua chủ yếu là vay theo hạn mức tín dụng Hình thức vay này có ưu điểm là chi phí vay thấp, không phải thế chấp, công ty có thể sử dụng vốn bất kỳ khi nào có nhu cầu Song có hạn chế là khi nhu cầu vốn tạm thời của công ty lớn hơn hạn mức tín dụng mà ngân hàng đặt ra, công ty sẽ gặp khó khăn về vốn Vì vậy công ty phải kết hợp sử dụng. .. trong cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy nói riêng và của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại * Xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2010 bằng phương pháp dự báo: Để xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2010, chúng ta có thể sử dụng số liệu thống kê về Doanh thu, Lợi nhuận trong 5 năm (2002 - 2006) và một số phương pháp dự báo thực... kiện vay vốn dài hạn từ ngân hàng khó khăn, do dư nợ vay tín dụng ngân hàng của công ty lớn, nguồn vốn chủ sở hữu bị hạn chế, Công ty nên sử dụng hình thức thuê dài hạn tài sản Việc sử dụng phương thức này sẽ giúp công ty có được thiết bị, công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty mà không nhất thiết phải đầu tư một lần với số lượng vốn lớn Với hình thức này, Công ty có thể... học kỹ thuật cao nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với người lao động, nâng cao trình độ đội ngũ quản trị tại doanh nghiệp Với quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại như hiện nay thì lực lượng lao động trong toàn Công ty cần được quan tâm đáp ứng hơn Về chất lượng, phần lớn cán bộ quản lý của Công ty đều được qua... nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho Nhà máy Thứ ba, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả vốn lưu động, đồng thời còn là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn trong nội bộ Công ty Như vậy, việc tăng cường công tác lập kế hoạch vốn lưu động tại Nhà máy chế biến nhựa thông là một biện pháp hữu hiệu để một mặt nâng cao năng lực sản xuất, chủ động được nguồn vốn, ... cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp Trong thời gian qua do sự hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm và kỷ năng quản trị của đội ngũ các nhà quản trị của DN đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn tại công ty Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị đồng thời... tồn kho của công ty để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động gia tăng tạm thời - Sử dụng các hình thức huy động vốn mới Nhu cầu đầu tư của công ty trong thời gian tới là rất lớn Mặt khác công ty cũng sẽ tiến hành cổ phần hoá chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty sử dụng các hình thức huy động vốn mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm đáp... trả của công ty Vì thế trong thời gian tới công ty cần: 11 * Khai thác tốt nguồn vốn tín dụng thương mại nhằm giảm bớt vốn vay ngắn hạn ngân hàng Để khai thác tốt nguồn vốn này công ty cần phải giữ uy tín trong kinh doanh, chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, xây dựng mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng của công ty Tuy nhiên, mức độ sử dụng tín dụng thương mại của công ty. .. trạng sử dụng vốn tại công ty Lâm Công nghiệp Long Đại cho thấy công tác phân tích tài chính ở đây chưa được chú trọng thực hiện, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác này Phân tích tài chính công ty chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty theo hướng sau: - Về mặt tổ chức: Cần có một bộ phận chuyên đảm trách công . NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG. SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 4.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 22 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải

Ngày đăng: 04/10/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

Vớ dụ lập Bảng tài trợ cho cụng ty năm 2006 như sau: (Bảng 4.1) - NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI

d.

ụ lập Bảng tài trợ cho cụng ty năm 2006 như sau: (Bảng 4.1) Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan