DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

13 1.7K 13
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3664 DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM I. LÝ THUYẾT 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 2.1.1. Phương pháp định tính a.Lấy ý kiến của ban điều hành Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận .Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia về marketing, tài chính, sản xuất, kỹ thuật. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là có tính chủ quan của các thành viên và ý kiến của người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. b.Dựa vào ý kiến của lực lượng bán hàng Những người bán hàng tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ tại khu vực mình phụ trách. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét. Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình. Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống để dễ đạt định mức c.Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng Phương pháp này sẽ thu thập nguồn thông tin từ đối tượng người tiêu dùng về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Cuộc điều tra nhu cầu được thực hiện bởi những nhân viên bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hay điện thoại . Cách tiếp cận này không những giúp cho doanh nghiệp về dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết kế sản phẩm. Phương pháp này mất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó khăn và tốn kém, có thể không chính xác trong các câu trả lời của người tiêu dùng. d.Dựa vào nhóm phương pháp chuyên gia Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện như sau: - Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho việc dự báo. - Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý kiến của các chuyên gia. - Dựa vào bảng tóm tắt này nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để các chuyên gia trả lời tiếp. - Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá trình nêu trên cho đến khi đạt yêu cầu dự báo. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các liên hệ cá nhân với nhau, không xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một người nào đó có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến. 2.1.2. Phương pháp định lượng - Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi . - Tính chính xác của dự báo: Tính chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Bởi vì dự báo được hình thành trước khi số liệu thực tế xảy ra, vì vậy tính chính xác của dự báo chỉ có thể đánh giá sau khi thời gian đã qua đi. Nếu dự báo càng gần với số liệu thực tế, ta nói dự báo có độ chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp. Người ta thường dùng độ sai lệch tuyệt đối bình quân (MAD) để tính toán: MAD= T ổ ngc ác sai s ố c ủan giai đ o ạ n ngiai đ oạn MAD= ∑ i=1 n ∣ N hucầut hực tế −nhu cầu dự báo ∣ n giai đ oạ n a.Phương pháp chuỗi thời gian - Định nghĩa: Chuỗi tuần tự theo thời gian là một chuỗi các gía trị của một đại lượng nào đó được ghi nhận tuần tự theo thời gian. Các nhà thống kê thường chia chuỗi tuần tự theo thời gian ra làm 4 thành phần: - Thành phần xu hướng dài hạn (long-term trend component) - Thành phần mùa (Seasonal component) - Thành phần chu kỳ (Cyclical component) - Thành phần bất thường (irregular component) - Thành phần xu hướng dài hạn: Thành phần này dùng để chỉ xu hướng tăng giảm của đại lượng X trong khoảng thời gian dài. Về mặt đồ thị thành phần này có thể diễn tả bằng một đường thẳng hay bằng một đường cong tròn (Smooth curve) - Thành phần mùa: Thành phần này chỉ sự thay đổi của đại lượng X theo các mùa trong năm (có thể theo các tháng trong năm) - Thành phần chu kỳ: Thành phần này chỉ thay đổi của đại lượng X theo chu kỳ. Sự khác biệt của thành phần này so với thành phần mùa là chu kỳ của nó dài hơn một năm. Để đánh gía thành phần chu kỳ các gía trị của chuỗi tuần tự theo thời gian sẽ được quan sát hằng năm. - Thành phần bất thường: Thành phần này dùng để chỉ những sự thay đổi bất thường của các gía trị trong chuỗi tuần tự theo thời gian. Sự thay đổi này không thể dự đoán bằng các số liệu kinh nghiệm trong qúa khứ, về mặt bản chất này không có tính chu kỳ. b. Phương pháp trung bình giản đơn Bình quân giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua. Trong đó các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau. Trong ®ã: F t : nhu cÇu b¸o cho giai ®o¹n t A i : Nhu cÇu b¸o cña giai ®o¹n i n: Sè giai ®o¹n quan s¸t (sè giai ®o¹n cã nhu cÇu thùc) c. Phương pháp bình quân di động có quyền số hay trọng số Trong phương pháp bình quân di động được đề cập ở phần trên, chúng ta xem vai trò của các số liệu trong quá khứ là như nhau. Trong một vài trường hợp, các số liệu này có ảnh hưởng khác nhau trên kết quả dự báo, vì thế, người ta thích sử dụng quyền số không đồng đều cho các số liệu quá khứ. Quyền số hay trọng số là các con số được gán cho các số liệu quá khứ để chỉ mức độ quan trọng của chúng ảnh hưởng đến kết quả dự báo. Quyền số lớn được gán cho số liệu gần với kỳ dự báo nhất để ám chỉ ảnh hưởng của nó là lớn nhất.Việc chọn các quyền số phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo. Công thức tính toán: 1 1 n A k t i i i F n t k i i ∑ − = = ∑ = Với: F t : Dự báo thời kỳ thứ t A t-i : Số liệu thực tế thời kỳ trước (i=1,2, .,n) k i : Quyền số tương ứng ở thời kỳ i Cả 2 phương pháp bình quân di động và bình quân di động có quyền số đều có ưu điểm là san bằng được các biến động ngẫu nhiên trong dãy số . Tuy vậy, chúng đều có nhược điểm sau: - Do việc san bằng các biến động ngẫu nhiên nên làm giảm độ nhạy cảm đối với những thay đổi thực đã được phản ánh trong dãy số. - Số bình quân di động chưa cho chúng ta xu hướng phát triển của dãy số một cách tốt nhất. Nó chỉ thể hiện sự vận động trong quá khứ chứ chưa thể kéo dài sự vận động đó trong tương lai. d. Phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn Điều hòa mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng điều chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một tỷ lệ nào đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự báo của giai đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hệ số điều hòa. Công thức tính như sau: t t 1 t 1 t 1 (A ) − − − = + α − F F F Trong đó : F t : Dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp. F t-1 : Dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước. A t-1 : Số liệu thực tế của giai đoạn thứ t-1 e.Phép hoạch định theo xu hướng Phép hoạch định theo xu hướng giúp ta dự báo được nhu cầu trong tương lại trên một tập hợp dữ liệu có trong quá khứ. Có thể dùng nhiều phương trình để diễn tả xu hướng ( hàm bậc một, hàm bậc hai, hoặc đạo hàm cao hơn), nhưng để đơn giản ta thường sử dụng đường tuyết tính Phương trình đường thẳng có dạng Y t = a + bt Áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu ta có n i i i 1 n 2 2 i i 1 Y t nYt b= ; a=Y bt t nt = = − − − ∑ ∑ n n i i i 1 i 1 Y t Y ; t n n = = = = ∑ ∑ Trong đó: Y t : Nhu cầu tính cho thời kỳ t Y i : Nhu cầu thực của giai đoạn i (i = 1…n) n : Số giai đoạn quan sát f.Phương pháp hồi qui tuyến tính Phân tích hồi qui tuyến tính là một mô hình dự báo thiết lập mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập. Trong phần này, chúng ta chỉ xét đến một biến độc lập duy nhất. Nếu số liệu là một chuỗi theo thời gian thì biến độc lập là giai đoạn thời gian và biến phụ thuộc thông thường là doanh số bán ra hay bất kỳ chỉ tiêu nào khác mà ta muốn dự báo. Mô hình này có công thức:Y = ax + b a = 2 2 ( ) n xy x y n x x − − ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ b = 2 2 2 ( ) x y x xy n x x − − ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ Trong đó : y : Biến phụ thuộc cần dự báo. x : Biến độc lập a : Độ dốc của đường xu hướng b : Tung độ gốc n : Số lượng quan sát Trong trường hợp biến độc lập x được trình bày thông qua từng giai đoạn theo thời gian và chúng phải cách đều nhau ( như : x = 0 . Vì vậy ∑2002, 2003, 2004 .) thì ta có thể điều chỉnh lại để sao cho việc tính toán sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Nếu có một số lẻ lượng mốc thời gian: chẳng hạn x = 0 ∑ là 5, thì giá trị của x được ấn định như sau : -2, -1, 0, 1, 2 và như thế giá trị của x được sử dụng cho dự báo trong năm tới là +3. Nếu có một số chẵn lượng mốc thời gian: chẳng hạn x = 0 và ∑ là 6 thì giá trị của x được ấn định là : -5, -3, -1, 1, 3, 5. Như thế giá trị của x được dùng cho dự báo trong năm tới là +7. g. Phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng. Phương pháp san bằng hàm số mũ không thể hiện rõ xu hướng biến động của dòng nhu cầu sản phẩm, do đó phải sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng. Trong phương pháp này nhu cầu dự báo được xác định theo công thức. FIT t = F t + T t Trong đó: FIT t : là mức nhu cầu dự báo theo phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng. F t : là mức nhu cầu dự báo theo phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn. T t : Lượng điều chỉnh theo xu hướng.T t được tính theo công thức sau: T t = T t-1 + β( F t – F t-1 ) Trong đó: T t : Là lượng điều chỉnh xu hướng theo chu kỳ t T t-1 : Là lượng điều chỉnh xu hướng theo chu kỳ t-1 Β : Là hệ số san bằng xu hướng Như vây để dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng cần tiến hành các bước sau: - Dự báo nhu cầu theo phương pháp hàm số mũ giản đơn F t ở thời kỳ t. - Tính lượng điều chỉnh theo xu hướng - Tính nhu cầu dự báo theo phương pháp hàm số mũ có điều chỉnh theo xu hướng t t A FIT MAD n − = ∑ II. BÀI TẬP Năm -3 -2 -1 Hiện tại Số lượng 95000 100000 90000 105000 2.2. Dự báo bằng phương pháp trung bình với n = 3 Áp dụng công thức sau: với n =3 F t+1 = 1 2 3 t t t D D D − − + + Trong đó: F t+1 : Mức dự báo kỳ t+1 D t-i : là mức yêu cầu thực kỳ t –i ( với i = 1,2,3) Ta được bảng dự báo nhu cầu sản phẩm sau: Năm Nhu cầu thực tế D t-i Nhu cầu dự báo F t+1 Độ lệch tuyệt đối (D t-i - F t+1 ) -3 95000 - - -2 100000 - - -1 90000 - - Hiện tại 105000 95000 5500 1 98333 Bảng 2.1 Dự báo bằng phương pháp trung bình với n = 3 MAD = t t D F n − ∑ = 5500 5500 1 = 2.3. Dự báo theo phương pháp bình quân có trọng số (n =3) Áp dụng công thức : 1 1 1 0 n t t i t i F D α − + − − = = ∑ Trong đó: F t+1 : Mức dự báo kỳ t+1 D t-i : là mức yêu cầu thực kỳ t –i 1t α − : Trọng số của kỳ t-i Ở bài này ta chọn các trọng số như sau: t α = 0,2 ; 1t α − = 0,3; 2t α − = 0,5 Ta có bảng dự báo sau: Năm Nhu cầu thực tế D t-i Nhu cầu dự báo F t+1 Độ lệch tuyệt đối (D t-i - F t+1 ) -3 95000 - - -2 100000 - - -1 90000 - - Hiện tại 105000 95500=90000x0.2+10000x0.3+95000x0. 5 5000 1 98000 Bảng 2.2 Dự báo theo phương pháp bình quân có trọng số (n =3) MAD = t t D F n − ∑ = 5000 5000 1 = 2.4. Dự báo theo phương pháp hàm số mũ giản đơn với α = 0,5 Áp dụng công thức: 1 1 ( ) t t t t F F A F α − − = + − Năm Nhu cầu thực tế A t Nhu cầu dự báo F t Sai số tuyệt đối (A t - F t ) -3 95000 95000 0 -2 100000 95000=95000+0,5x(95000-95000) 5000 -1 90000 97500=95000+0,5x(100000-95000) 7500 Hiện tại 105000 93750 11250 1 99375 Bảng 2.3 Dự báo theo phương pháp hàm số mũ giản đơn với α = 0,5 MAD = t t D F n − ∑ MAD= 5000 7500 11250 59375,5 4 + + = 2.5. Dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ điều chỉnh theo xu hướng ( với α=0,5; β=0.4) Năm Mức nhu cầu thực tế Mức nhu cầu dự báo với α=0,5 Sai số tuyệt đối Lượng điều chỉnh xu hướng β=0.4 Dự báo theo xu hướng Sai số tuyệt đối -3 95000 95000 0 0 95000 0 -2 100000 95000 5000 0 95000 5000 -1 90000 97500 7500 1000 98500 8500 [...]... 104125 8750 Bảng 2.4 Dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ điều chỉnh theo xu hướng ( với α=0,5; β=0.4) n ∑D i =1 n ∑D i =1 i i − Fi = 23750 ( α=0,5) − Fi = 22250 ( α= 0,5;β=0,4) MAD(α =0,5) = 23750 = 5937,5 4 MAD( α=0,5;β=0,4) = 22250 = 5562,5 4 Để lựa chọn nhu cầu dự báo ta cần phải so sánh MAD của các phương pháp dự báo Ta có bảng so sánh sau: Phương pháp dự báo Nhu cầu dự báo MAD Phương pháp... đơn Phương pháp dự báo trung 98000 5000 bình có trọng số Phương pháp san bằng hàm 99375 5593,7 số mũ giản đơn Phương pháp san bằng hàm 104125 5562,5 số mũ có điều chỉnh xu hướng Bảng 2.5 So sánh các phương pháp dự báo Như vậy ta chọn phương pháp dự báo trung bình có trọng số vì có MAD nhỏ nhất (MAD = 5000) Sau khi dự báo được nhu cầu của sản phẩm, nhà quản lý phải hoạch định năng lực sản xuất để có... được nhu cầu của sản phẩm, nhà quản lý phải hoạch định năng lực sản xuất để có thể đề ra các chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp của mình Năm Nhu cầu thực tế Dt-i Nhu cầu dự báo Ft+1 -3 95000 - -2 100000 - -1 90000 - Hiện tại 105000 95500 1 98000 Bảng 2.6 Dự báo theo phương pháp bình quân có trọng số (n =3) ∑ D −F t MAD = n t = 5000 = 5000 1 . D t-i : là mức yêu cầu thực kỳ t –i ( với i = 1,2,3) Ta được bảng dự báo nhu cầu sản phẩm sau: Năm Nhu cầu thực tế D t-i Nhu cầu dự báo F t+1 Độ lệch tuyệt. 3664 DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM I. LÝ THUYẾT 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 2.1.1. Phương pháp định tính a.Lấy

Ngày đăng: 04/10/2013, 17:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1 Dựbỏo bằng phương phỏp trung bỡnh vớ in =3 - DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

Bảng 2.1.

Dựbỏo bằng phương phỏp trung bỡnh vớ in =3 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.3 Dựbỏo theo phương phỏp hàm số mũ giản đơn với α=0,5 - DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

Bảng 2.3.

Dựbỏo theo phương phỏp hàm số mũ giản đơn với α=0,5 Xem tại trang 10 của tài liệu.
2.4. Dựbỏo theo phương phỏp hàm số mũ giản đơn với α=0,5 - DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

2.4..

Dựbỏo theo phương phỏp hàm số mũ giản đơn với α=0,5 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.4 Dựbỏo bằng phương phỏp san bằng hàm số mũ điều chỉnh theo xu hướng ( với α=0,5; β=0.4) - DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

Bảng 2.4.

Dựbỏo bằng phương phỏp san bằng hàm số mũ điều chỉnh theo xu hướng ( với α=0,5; β=0.4) Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.5 So sỏnh cỏc phương phỏp dựbỏo - DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

Bảng 2.5.

So sỏnh cỏc phương phỏp dựbỏo Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.6 Dựbỏo theo phương phỏp bỡnh quõn cú trọng số (n =3) - DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

Bảng 2.6.

Dựbỏo theo phương phỏp bỡnh quõn cú trọng số (n =3) Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan