Phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL

24 346 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế đất nước, là vùng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và vị trí địa kinh tế chính trị quan trọng trong khu vực với các nước ASEAN, các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Kong.ĐBSCL đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của đất nước, đồng thời đang đối diện với nhiều vấn đề về tự nhiên, kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của vùng.Tăng trưởng kinh tế, thỏa được công bằng và tiến bộ xã hội nhưng môi trường suy thoái, cạn kiện sẽ không có được phát triển bền vững.Tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường nhưng xã hội bị phân hóa giàu nghèo, bị phân tầng về giáo dục, về hưởng thị văng hóa, quá mức, phát triển cũng sẽ không thể có ổn định để phát triển.Xã hội công bằng, kết quả của các thành tựu được chia đều cho mọi người, môi trường được bảo vệ nhưng kinh tế không tăng trưởng thì mô hình tồn tại được nhưng sẽ không lâu dài, đặc biệt trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt và ngày càng có nhiều giao lưu.Một mô hình phát triển chỉ bên vững khi nó nằm trong phần giao nhau giữa ba vòng Kinh Tế, Xã Hội, và Môi Trường, nghĩa là phải bảo đảm cùng một lúc tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội và môi trường được bảo vệ.Tất cả những điều trên rất cần được liên hệ đến ĐBSCL, nhìn lại trong thời gian qua và đặt tầm nhìn trong thời gian tới, và đó là lý do của đề tài này.2. Mục tiêu nghiên cứuPhân tích thực trạng phát triển kinh tế tại vùng ĐBSCL trong thời gian qua.Phân tích thực trạng bảo vệ môi trường tại vùng ĐBSCL.Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế đất nước, là vùng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và vị trí địa kinh tế chính trị quan trọng trong khu vực với các nước ASEAN, các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Kong. ĐBSCL đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của đất nước, đồng thời đang đối diện với nhiều vấn đề về tự nhiên, kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của vùng. Tăng trưởng kinh tế, thỏa được công bằng và tiến bộ xã hội nhưng môi trường suy thoái, cạn kiện sẽ không có được phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường nhưng xã hội bị phân hóa giàu nghèo, bị phân tầng về giáo dục, về hưởng thị văng hóa, quá mức, phát triển cũng sẽ không thể có ổn định để phát triển. Xã hội công bằng, kết quả của các thành tựu được chia đều cho mọi người, môi trường được bảo vệ nhưng kinh tế không tăng trưởng thì mô hình tồn tại được nhưng sẽ không lâu dài, đặc biệt trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt và ngày càng có nhiều giao lưu. Một mô hình phát triển chỉ bên vững khi nó nằm trong phần giao nhau giữa ba vòng Kinh Tế, Xã Hội, và Môi Trường, nghĩa là phải bảo đảm cùng một lúc tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội và môi trường được bảo vệ. Tất cả những điều trên rất cần được liên hệ đến ĐBSCL, nhìn lại trong thời gian qua và đặt tầm nhìn trong thời gian tới, và đó là lý do của đề tài này. GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 1 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tại vùng ĐBSCL trong thời gian qua.  Phân tích thực trạng bảo vệ môi trường tại vùng ĐBSCL.  Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập và tổng hợp từ website tổng cục thống kê, tạp chí kinh tế phát triển. Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phương pháp biểu đồ, phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để phân tích và diễn giải số liệu. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Khu vực ĐBSCL Thời gian: số liệu thu thập từ 2001 – 2012 Đối tượng: phát triển kinh tế bền vững (phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường). GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 2 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Hình 1: Mô hình Phát triển kinh tế bền vững [1, trang 36] Bền vững kinh tế: là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất. Bền vững về xã hội: tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến bộ xã hội và phát triển con người. Bền vững về môi trường: bao gồm khai thác hợp lý tài nguyên; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên môi trường. Một mô hình phát triển chỉ bền vững khi nó nằm trong phần giao nhau giữa ba vòng Kinh Tế, Xã Hội, và Môi Trường, nghĩa là phải bảo đảm cùng một lúc tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội và môi trường được bảo vệ. GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 3 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long II. Thực trạng phát triển kinh tế tại ĐBSCL 1. Khái quát về ĐBSCL ĐBSCL có diện tích hơn 40 ngàn km 2 , chiến 12,2% diện tích cả nước với số dân hơn 17 triệu người, chiếm khoảng 20% dân số cả nước (2009). Qua 3 lần điều tra dân số, từ 1989, 1999, 2009, quy mô dân số của vùng so với cả nước giảm dẫn từ mức trên 22% vào năm 1989 giảm còn khoảng 20% như hiện nay [1, trang 68]. ĐBSCLvùng trọng điểm về nông nghiệp với lúa gạo và thủy sản, là vùng nắm giữ vai trò quan trọng an ninh lương thực quốc gia và đóng góp cho an ninh lương thực thế giới. Sản lượng lúa năm 2010 đạt khoảng 21,6 triệu tấn, chiếm hơn ½ sản lượng cả nước. Đây là vùng cung cấp hầu hết lượng gạo xuất khẩu. Xuất khẩu gạo năm 2010 đạt 6,9 triệu tấn với kim ngạch 3,2 tỉ đô la. Đến năm 2012, sản lượng lúa đạt hơn 24 triệu tấn, xuất khẩu đạt trên 7 triệu tấn gạo. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của vùng năm 2011 lên đến 2,2 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi cả nước, kim ngạch xuất khẩu khoảng 4 tỷ đô la. ĐBSCL cũng là vùng trồng cây ăn trái lớn với diện tích 260 nghìn ha, sản lượng trên 3 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng ước tính khoảng 8-9 tỷ đô la/năm vào năm 2010 và đến năm 2012 tăng lên 9,8 tỷ đô la, và GDP của vùng chiếm khoảng 17 – 18% cả nước. Thu nhập bình quân/tháng/người khoảng 1,25 triệu đồng, so với cả nước khoảng 1,38 triệu đồng/người/tháng. GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 4 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Về vị trí địa lý, địa kinh tế, ĐBSCL là phần đất cuối cùng của con sông Mekong trước khi đổ ra biển. Châu thổ sông Mekong với tài nguyên nước ngọt phong phú, vùng cửa biển quan trọng cho ngành thủy hải sản, rừng ngập mặn và chuỗi các đảo cách không xa đất liền. ĐBSCL nằm trong hành lang kinh tế ven biển trong tiểu vùng sông Mekong đi từ Myanmar qua Thái Lan, Campuchia đến Việt Nam. Với vị trí địa kinh tế hết sức quan trọng đó cho phép ĐBSCL phát triển được trên lĩnh vực như: nông nghiệp, thủy sản, du lịch, kinh tế biển đảo, đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, các nước trong khu vực vùng vịnh Thái Lan. 2. Tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL Tăng trưởng GDP từ năm 2001 – 2011 khoảng 11,2 %. Trong 10 năm qua, tăng trưởng trung bình của khu vực I là 6,3%, khu vực II là 17% và khu vực III là 14%. Hình 2: Tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL 2001 - 2011 [1, trang 73] Ba tiểu vùng của ĐBSCL: GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 5 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Vùng ven biển với các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Các tỉnh này chiếm 38% GDP và 35% dân số. Tăng trưởng bình quân trong 10 năm khoảng 11,8%. Vùng đệm giữa ĐBSCL và tiếp giáp TPHCM gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Các tỉnh này chiếm 22% GDP và 25% dân số của vùng. Tăng trưởng bình quân là 9,9%. Vùng trung tâm là Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp. Các tỉnh này chiếm 40% GDP và 40% dân số của vùng. Tăng trưởng bình quân là 11,5%. [1, trang 74]. Tăng trưởng kinh tế của vùng là khá cao, và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo bảng dưới cho thấy các ngành KV I chiếm 40%, KV II chiếm khoảng 25% và KV III chiếm khoảng 35% trong cơ cấu GDP của vùng. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh từ sau năm 2000 đến 2010: KV I giảm 13,4%, KV II 7,4%, KV III 6,2%. Trong cơ cấu lao động, KV I chiếm trên 50% (giảm 10%), KV II chiếm 17% (tăng 5,8%) và KV III là 31,5% (tăng 4,2%). Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng KV I, tăng tỷ trong KV II, III, nhưng cho đến năm 2010, KV I vẫn chiếm đến 40% và KV II chỉ khoảng 25% GDP của toàn vùng. Nguyên nhân là do cơ cấu trong nông nghiệp chưa có sự thay đổi đáng kể, hàm lượng công nghệ sản phẩm thấp, chưa có sự thay đổi về phương thức canh tác để gia tăng năng suất, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 6 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Bảng 1: Sự thay đổi cơ cấu GDP và lao động vùng ĐBSCL [1, trang 75] Năm So sánh 1996 2000 2005 2010 2005/ 2000 2010/ 2005 2010/ 2000 GDP 100 .0 100 .0 100 .0 100 .0 KV I 58 .9 54 .2 46 .1 40 .6 (8.10) (5.50) (13.60) KV II 15 .0 17 .6 22 .7 25 .0 5.10 2.30 7.40 KV III 26 .1 28 .2 31 .2 34 .4 3.00 3.20 6.20 Lao động 100 .0 100 .0 100 .0 100 .0 KV I 65 .6 61 .5 58 .7 51 .5 (2.80) (7.20) (10.00) KV II 10 .2 11 .2 13 .7 17 .0 2.50 3.30 5.80 KV III 24 .2 27 .3 27 .6 31 .5 0.30 3.90 4.20 Trong công nghiệp chế biến thì phần lớn chế biến thô từ sản phẩm nông nghiệp, giá trị gia tăng thấp. Nhóm ngành có công nghệ thấp có tốc độ tăng trưởng khá cao và chiếm trên 80% giá trị sản lượng. Cơ cấu kinh tế kém cũng là một phần nguyên nhân chưa hấp dẫn thu hút đầu tư, và tác động đến hoạt động đào tạo, dạy nghề. Với cơ cấu kinh tế hiện nay, ĐBSCL đã không tận dụng được các lợi thế kinh tế đang có. Sự hỗ trợ của công nghiệp với nông nghiệp rất ít, các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp như cơ khí, thức ăn chăn nuôi, phân bón đều nằm ngoài vùng. Chi phí vận chuyển cao đều tính vào giá thành. Không tận dụng được địa kinh tế của vùng tiếp giáp với biển, biên giới. Buôn bán qua biên giới có tăng, nhưng ĐBSCL chỉ đóng vai trò trạm trung chuyển hàng hóa GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 7 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long cho nơi khác. Chưa phát huy được kinh tế biển và buôn bán với các nước lân cận, bên cạnh du lịch còn tiềm năng nhưng chưa phát triển tương xứng. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí vận chuyển. Đầu tư giao thông thủy ít, chẳng những không khai thác được ưu thế có một không hai của vùng này, mà còn xảy ra nhiều điểm tắc nghẽn, thậm chí còn căng thẳng so với giao thông đường bộ. Khoa học công nghệ kém phát triển, chậm chạp, đã không thu hút được lao động có trình độ và chuyên môn cao vào làm việc, mà cũng không giữ được lao động có kỹ năng đã được đào tạo, làm cho cơ cấu kinh tế vốn đã yếu kém càng có khả năng bị thụt lùi thêm. 4. Tiến bộ xã hội Đói nghèo và bất bình đẳng, giáo dục, y tế ĐBSCL có dân số hơn 17 triệu người, mật độ dân số bình quân hơn 400 người/km 2 , gần gấp đôi mật độ dân số cả nước. Trong đó, tỷ lệ người nghèo còn khá cao. Dân số tăng cao làm cho nhu cầu sử dụng tài nguyên vật chất tăng cao, đặc biệt số người nghèo còn cao rất dễ tác động tiêu cực đến môi trường, do người dân phải ưu tiên cho cuộc sống hàng ngày mà bỏ qua những mối nguy còn xa vời. [1, trang366] Trình độ nhân lực là điểm yếu kéo dài nhiều năm. Trong cuộc điều tra dân số 2009, tỷ lệ dân số chưa tốt nghiệp của ĐBSCL là 32,8% cao nhất so với các vùng. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học là 35,6% cũng cao nhất vùng. Nhưng tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT lại thấp nhất. Ở trình độ chuyên môn từ sơ cấp, trong cấp đến đại học ở ĐBSCL cũng nằm ở tỷ lệ thấp nhất. Bảng 2: Thu nhập và học vấn [1, trang 86] GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 8 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Nhóm Năm Chưa bao giờ đến trường Không có bằng tốt nghiệp Tốt nghiệp tiểu học THCS THPT THCN CCD và ĐH Nhóm 1 2006 18,0 20,0 27,1 26,7 6,5 0,7 0,2 2010 15,9 22,3 27,0 24,8 8,0 0,5 0,3 Nhóm 2 2006 10,0 17,2 27,3 32,8 9,2 1,5 0,5 2010 7,5 18,8 27,2 29,4 12,0 1,4 0,8 Nhóm 3 2006 6,9 15,7 25,7 32,2 12,0 3,0 1,4 2010 4,5 14,6 24,8 31,1 14,4 2,7 2,3 Nhóm 4 2006 4,8 12,7 23,9 28,7 14,9 6,0 4,4 2010 2,5 10,6 20,9 28,4 16,6 5,2 7,1 Nhóm 5 2006 2,5 8,1 17,0 23,3 19,0 9,2 14,1 2010 1,3 6,7 14,7 21,8 18,0 6,9 19,7 Trình độ học vấn và đào tạo có liên quan đến mức độ giàu nghèo. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2010 thì thu nhập bình quân một nhân khẩu của vùng chỉ tương đương với nhóm 3 trong 5 nhóm thu nhập. Ở ĐBSCL tỷ lệ chưa đi học cho đến tốt nghiệp tiểu học chiếm đến 67%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước khoảng 43%, và có tỷ lệ nghèo khá cao. Trình độ học vấn thấp chủ yếu là làm trong nông nghiệp và nằm ở nhóm thu nhập thấp. Kết quả khảo sát năm 2010 về mức sống dân cư thì tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL còn ở mức 12,6%, so với ĐBSH là 8,4% và trung bình cả nước 14,2%. GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 9 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Về y tế, nơi đây đang tồn tại một thực trạng đáng buồn, cán bộ y tế thiếu và yếu, tỷ lệ bác sĩ và giường bệnh/dân đều thấp hơn mức bình quân cả nước.[4] Ông Phạm Minh Công, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nam Du huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang, cho biết: Xã có hơn 4.000 dân cố định và khoảng 6.000 ngư dân đánh cá từ các tỉnh. Thế nhưng, đội ngũ y tế xã chỉ có 6 người (gồm bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh, dược sĩ trung học…). Nhiều năm qua, xã đảo vẫn chưa có trạm y tế nên không thể điều trị nội trú cho dân mà chỉ khám bệnh, phát thuốc rồi cho về. Các trường hợp cần nằm điều trị phải vượt biển gần 1 giờ sang xã đảo An Sơn. Các trường hợp cấp cứu phải chuyển vào Rạch Giá bằng tàu đò sắt (tàu cao tốc vừa ngưng hoạt động) mất 5-6 giờ. Thế nên những ca bệnh cấp cứu thì tính mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Người dân trên xã đảo chúng tôi còn rất thiệt thòi… Còn tại trạm y tế xã biên giới Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên vừa xây dựng cách đây 2 năm, theo một nhân viên y tế: Thiết bị hiện đại nhất của chúng tôi chỉ là… kìm, kéo, kim tiêm, ống chích, vài cái giường nằm nội trú. ĐBSCL: Hơn 600.000 người cận nghèo được hỗ trợ mua BHYT tự nguyện ĐBSCL hiện đã có hơn 600.000 người cận nghèo được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện với tổng số tiền trên 1,5 triệu USD. Đây là thông tin được đưa ra trong hội nghị sơ kết nửa chu kỳ hoạt động của Dự án Hỗ trợ y tế vùng ĐBSCL diễn ra ngày 24-9 tại TP Cần Thơ. Tùy theo từng tỉnh, thành có mức hỗ trợ mua bảo hiểm 30%- 70%. Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ đào tạo trên 1.000 học viên là cán bộ y tế địa phương và đầu tư gần 43 triệu USD mua thiết bị y tế, ô tô cho các bệnh viện. Dự án Hỗ GVHD: PGS TS. Mai Văn Nam SVTH: Đoàn Vinh Thăng 10 . Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Hình 1: Mô hình Phát triển kinh tế bền vững [1, trang 36] Bền vững. Vinh Thăng 1 Phát triển kinh tế bền vững vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tại vùng ĐBSCL trong

Ngày đăng: 04/10/2013, 07:50

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Mô hình Phát triển kinh tế bền vững [1, trang 36] - Phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL

Hình 1.

Mô hình Phát triển kinh tế bền vững [1, trang 36] Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 1: Sự thay đổi cơ cấu GDP và lao động vùng ĐBSCL [1, trang 75] - Phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL

Bảng 1.

Sự thay đổi cơ cấu GDP và lao động vùng ĐBSCL [1, trang 75] Xem tại trang 7 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan