THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

24 1.1K 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .1 Tình hình chung về xuất khẩu phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008 1.1.1 Về cơ cấu sản phẩm Cây phê Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc so với các nước các nước sản xuất phê lớn như braxin, Colombia, Mexico .vì chỉ với hơn 30 năm, kể từ năm 1975 từ 1 nước không có tên trong danh sách các nước xuất khẩu phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu phê chỉ đứng sau nước xuất khẩu khổng lồ là Braxin. Năm 2006, cả thế giới sản xuất được 7.411 nghìn tấn phê trong đó đứng đầu là Braxin chiếm 34,42% về sản lượng (2.551 nghìn tấn) thứ 2 là Việt Nam chiếm 12.31% (912 nghìn tấn) và thứ 3 là Colombia chiếm 9.4% còn lại là các nước xuất khẩu khác chiếm 44,7% (3310,5 nghìn tấn) Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là 95% phê Robusta ( phê vối) và 5%là phê Arabica (cà phê chè). Nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam có các yếu tố thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu cho việc trồng loại phê Robusta. Bên cạnh đó quá trình trồng loại phê này lại tốn ít kinh phí và kỹ thuật trồng đòi hỏi không cầu kì , phức tạp kêt hợp với thói quen trồng loại phê này của các hộ nông dân. Đối với loại phê Arabica thì ngược lại, loai phê này đòi hỏi chi phí, kĩ thuật cao gây tốn kém và khó khăn cho các hộ trồng phê. • phê Robusta (cà phê vối) Gia Lai và Đăklăk là 2 tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển cây phê Robusta. Hằng năm tại đây cung ứng khoảng 90-95% tổng sản lượng phê. Robusta là loại phê có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trồng phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng xuất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới. Để làm được những điều này, người nông dân phải có một vốn kiến thức căn bản. Sản lượng phê Robusta : Trong mấy năm trở lại đây sản lượng phê Robusta trên thế giới tăng nhanh chóng do nhu cầu tăng cao. Niên vụ 2005/06 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và chiếm tới 38% tổng sản lượng phê. Diện tích trung bình đạt 350.000ha/năm. Việc xuất khẩu nhiều phê Robusta thường đối mặt với nhiều khó khăn như: - Vì Việt Nam xuất khẩu loại phê khá phổ biến nên khó có thể tránh khỏi việc phê Robusta của Việt Nam bị thay thế bởi phê Robusta của các nước khác. Do đây là loại phê nhiều nước có khả năng sản xuất, mặt khác với công nghệ chế biến lạc hậu cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phê - Việt Nam xuất khẩu phê quá đơn điệu chủ yếu là loại phê Robusta nhân sống. Điều này lảm ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng xuất khẩu phê. Không tạo dựng được thương hiệu phê trong mắt người tiêu dung. Bên cạnh đó, do tính chất của phê Robusta đòi hỏi kĩ thuật trồng trọt cao nhưng các hộ nông dân lại chưa đáp ứng được, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hương vị của phê Robusta. • phê Arabica( phê chè) phê Arabica được chọn giống, trồng và chăm sóc trong môi trường tự nhiên ở độ cao từ 800m-1200m so với mặt nước biển. Chính điều kiện này tạo nên sự khác biệt của phê Arabica Việt Nam với phê Arabica của các nước khác Năm 1998 phê Arabica của Việt Nam được xuất khẩu nhưng theo những tiêu chuẩn của phê Robusta. Đến năm 2000, phê Arabica của Việt Nam mới có tiêu chuẩn riêng. Sản lượng phê xuất khẩu: sản lượng ngày càng tăng do nhu cầu tăng mạnh, chênh lệch giá bán giữa phê cùng loại của Việt Nam và các nước khác được rút ngắn một cách đáng kể. Đến nay phê Arabica của Việt Nam được rất nhiều nước quan tâm. Diện tích phê Arabica vào năm 2007 đạt 793,89ha. Hiện nay, có hai loại phê Arabica được trồng tại Việt Nam đó là: Moka va Catimor - Moka: là loại phê Arabica có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng lại thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được trong khi giá xuất cao gấp 2-3 lần loại phê Robusta - Catimor: Loại phê này có mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp 2 lần phê Robusta, chi phí sản xuất cao. Hiện nay, Quảng trị là nơi trồng đại trà loại cây này. Chế biến phê Arabica: phê Arabica được chế biến theo dây chuyền khép kín, công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam với công suất chế biến là 15 tấn quả tươi/giờ, chế biến phê nhân công suất 2000 tấn nhân/ năm. Thị trường tiêu thụ chính loại phê này là Châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện tại nhu cầu về loại phê Arabica bắt đầu tăng mạnh và Việt Nam tận dụng tốt cơ hội đó. .1.2 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Trong vòng 26 năm trở lại đây, ngành phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công là nhờ chính sách đổi mới của nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông dân lao động, chính điều này đã tác động lớn đến hoạt động sản xuấtxuất khẩu. Một nguyên nhân nữa mà không thể không nhắc tới là trong vài năm trở lại giá phê trên thị trường thế giới diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất làm thu nhập của người nông dân tăng lên đáng kể. tính tất yếu là kích thích sản xuất phát triển. Tuy nhiên mặt trái của sự “ tăng trưởng nóng” này cũng gây nhiều thiệt hại. Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích trồng phê đạt hơn 500.000ha và lượng xuất khẩu đầu tiên đạt hơn một triệu tấn, giá trị xuất khẩu cũng đạt mức kỉ lục hơn 1,6 tỉ USD. Đây là một con số gây sốc cho ngành phê Việt Nam. Nó góp phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa phê trên thị trường thế giới đẩy giá phê đến mức thấp nhất. Ngành phê của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng do sản lượng lớn. Trong niên vụ tiếp theo, niên vụ 2007-2008 tình hình xuất khẩu phê tương đối ổn định, Đức vẫn là bạn hàng số một tiếp theo là Mỹ. Trong mấy tháng đầu giá phê tương đối ổn định.Tuy nhiên trong mấy tháng tiếp theo giá phê giảm mạnh đặc biệt là vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua. Tại thị trường Luân Đôn vào ngày 30/10 già phê là 1.557USD/T. Giá phê thế giới giảm kéo theo giá phê trong nước cũng giảm mạnh. Tại ĐăkLăk, giá phê hiện ở mức 25.000-26.000/kg giảm gần 20.000/kg so với tháng 3/2008. Với mức giá này người trồng phê lỗ nặng. Qua nguồn tổng hợp từ trung tâm thông tin thương mại cho thấy: Năm 2001 sản lượng xuất khẩu phê của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt 931 nghìn tấn với kim ngạch 391 triệu USD. Đến 2002 sản lượng phê giảm 209 nghìn tấn so với năm 2001 tương đương 22,44%. kim ngạch giảm 391 triệu USD xuống còn 322 triệu USD tương đương với 17,6% so với năm 2001. Năm 2003 xuất khẩu phê đạt 749 nghìn tấn tăng 3,7% về sản lượng. kim ngạch đạt 505 triệu USD tương đương tăng 56,8% về giá trị so với năm 2002 Năm 2004 xuất khẩu đạt 975 nghìn tấn tăng 30,17% về sản lượng. kim ngạch xuất khẩu đạt 641 triệu USD tăng 26, 9% so với năm 2003. Năm 2005 xuất khẩu phê đạt 885 nghìn tấn giảm 12,3% , kim ngạch xuất khẩu đạt 735 triệu USD tăng 14,7% so với năm 2004 Năm 2006 xuất khẩu phê đạt 912 nghì tấn tăng 6,67% , kim ngạch xuất khẩu đạt 1,101 tỉ UsD tăng 49,7$ so với năm 2005 Năm 2007 sản lượng phê xuất khẩu đạt 1152273 tấn tăng 26,35% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD tăng 45,32% so với năm 2006. Năm 2008 xuất khẩu phê đạt 1.077.375 tấn giảm 6,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,087 tỉ USD tăng 31% so với năm 2007. thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu phê của Việt Nam Năm Sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng SL(%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng kim Ngạch(%) 2001 931 - 391 -22 2002 722 -22,44 322 -17,6 2003 749 3,7 505 56,8 2004 975 30,17 641 26,9 2005 855 -12,3 735 14,7 2006 912 6,67 1.101 49,9 2007 1.152 26,35 1.600 45,32 2008 1.077 -6,5 2.087 31 (Nguồn Trung tâm thông tin thương mại) Từ bảng trên ta có biểu đồ sau: Sản lượng phê xuất khẩu của Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2003 sản lượng phê xuất khẩu chỉ tăng 3,7% trong khi đó kim ngạch tăng 56,8% so với năm 2002. Nguyên nhân là do giá phê thế giới tăng đột biến, điều này được thể hiện rõ rệt vào năm 2004, với tâm lý tốt và diễn biến thị trường có lợi, người nông dân tiếp tục mở rộng diện tích nhằm tăng sản lượng và thu nhập làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng 26,9% so với năm 2003 đạt 641 triệu USD. Đến năm 2005, sản lượng xuất khẩu giảm 12,3% so với năm 2004 tuy nhiên kim ngạch vẫn tăng do giá phê trên thị trường thế giới vẫn cao. Từ năm 2006-2008 ngành phê Việt Nam lien tục đạt được nhiều thành công. Cụ thể là tổng kêt năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.101 triệu USD , năm 2007 đạt 1,6 tỷ USD đây là con số đáng kinh ngạc vì đã vượt chỉ tiêu đặt ra. Sang niên vụ 2007-2008, vào tháng 9 giá phê trên thế giới giảm mạnh kéo theo giá phê trong nước cũng có chiều hướng đi xuống , giá phê tiếp tục giảm vào tháng 10 gây tâm lý cho người xuất khẩu làm sản lượng phê xuất khẩu giảm 6,5% so với năm 2007 nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt hơn 2 tỷ USD. Nguyên nhân của sự “ trượt dốc không phanh “ của giá phê trong mấy tháng qua là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sức ép của đồng USD lên giá. Chỉ tính riêng tháng 8/2008 sản lượng xuất khẩu phê sang Đức giảm trên 28%, vào Hoa kỳ giảm 48%, vào Italia giảm 22%. Theo Hiệp hội phê- ca cao nhận định, sản lượng phê trong niên vụ 2008-2009 sẽ đạt trên dưới 1 triệu tấn tương đương với vụ năm nay. Hiệp hội còn đưa ra những vấn đề quan tâm trong sản xuất và chế biến phê trước tình hình thế giới đang biến động phức tạp như áp dụng thực hành nông nghiệp tốt(GAP), phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), và thực hành chế biến tốt (GMP), tìm cách hạ giá thành sản xuất thông qua việc bón phân và tưới nước hợp lý. Ngoài ra Hiệp hội còn đặt ra các mục tiêu mở rộng sản xuất các sản phẩm phê có giá trị gia tăng, đặc biệt quan tâm về yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời kiến nghị với chính phủ có chính sách ưu tiên về vốn hợp lý cho ngành phê trong niên vụ 2008-2009. .1.3 Về chất lượng phê xuất khẩu Hiện nay phê xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên đó mới chỉ là số lượng tương đối, nguyên nhân là do từ khâu trồng trọt đến thu lượm sản phẩm không được quản lý qui mô và đồng bộ. Tâm lý người nông dân muốn thu hoach sớm để gia tăng thu nhập do vậy mặc dù tỉ lệ phê chín mới khoảng 10-20% họ tiến hành thu hoạch điều này ảnh hưởng đến chất lượng phê khi chế biến. phê xanh sẽ teo lại, da nhăn nheo, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt phê có màu tối và không thơm. Mặt khác nông dân thu hái bằng tay, sau đó được phơi trên sân xi măng, sân đất do đó phê của Việt Nam có lẫn cả mùi đất, không thơm. Chất lượng phê không tốt cũng do các công ty xuất khẩu không quản lý kĩ từ khâu thu gom sản phẩm dẫn tới tình trạng chất lượng phê xuất khẩu không đồng bộ, công nghệ chế biến sản phẩm chưa theo kịp các nước phát triển. Tất cả những nhân tố này làm cho phê Việt Nam giảm đi sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy ngành phê Việt Nam cần phải có những tiêu chuẩn và sự điều chỉnh thật tốt trong vấn đề quản lý chất lượng phê. Bảng 2.2: Tiêu chuẩn về phê của Việt Nam TCVN 4193:2001 phê nhân- yêu cầu kĩ thuật ( Soát xét lần 3- Thay thế TCVN 4193-1993) TCVN 4334:2001 ( ISO 3509-1985) phê và các loại sản phẩm của phê- Thuật ngữ Và ĐN ( Soát xét lần 1- Thay thế TCVN 4334-86) TCVN 4870:2001 ( ISO 4150-1991) phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay( Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89) TCVN 6928:2001 ( ISO 6673-1983) phê nhân- xác định sự hao hụt khối lượng ở 150 độ C TCVN 6929:2001 ( ISO 9116-1992) phê nhân- Hướng dẫn phương pháp mô tả các qui định TCVN 4193:2005 Tiêu chuẩn về chất lượng phê xuất khẩu (Nguồn: http// www.vicofa.org.vn) Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193-93 với các thông số phần trăm lượng ẩm, tỉ lệ chất tạp, tỉ lệ hạt vỡ. Vì vậy phê Việt Nam chưa đáp ứng được hết các điều kiên của tổ chức ISO khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Do thiếu công nghệ chế biến sản phẩm, và các công nghệ sơ chế mà chúng ta đang có còn yếu và chưa đồng bộ nên chất lượng phê chưa đạt hiệu quả như mong muốn, mặt khác thói quen của nông dân thích thu hoạch sớm làm lẫn lộn trái xanh và trái chín càng làm giảm chất lượng phê khi tiến hành sơ chế. Hiện nay phê Robusta của Việt Nam rất được ưa chuộng vì có chất lượng cao trên thị trường. Loại phê này có nguồn gốc từ Châu phi nóng ẩm khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới nên có chất lượng rất cao. Tuy nhiên có nhiều hạn chế trong khâu trồng trọt, hái lượm đã làm giảm hương vị thơm ngon của loại phê này. Vào 5/3 vừa qua giá phê Robusta leo lên ngưỡng 2.738USD/tấn đây là mức giá cao nhất trong vòng 14 năm qua tính đến hết tháng 3/2008. phê Robusta vẫn là thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn đang chiếm vị trí quán quân về xuất khẩu loại phê này.Tuy nhiên trong 10/2006-6/2007 đã có tới 958,667 bao phê của Việt Nam bị loại thải trên thị trường LIFFE , chiếm 74% tổng sản lượng phê bị loại thải tại thị trường này. Chất lượng đang là thách thức lớn nhất mà phê Việt Nam phải đối mặt. .1.4 Giá cả phê xuất khẩu của Việt Nam Trong mấy năm qua, diễn biến giá phê luôn ở mức cao, đây là tín hiệu tốt cho người kinh doanh sản xuất trong nước. Trong những tháng đầu niên vụ 2005-2006 cả nước xuất khẩu được gần 600.000 tấn, đạt kim ngạch gần 620 triệu USD giá xuất bình quân đạt 1.033USD/tấn. So với cùng kì niên vụ 2004- 2005 phê xuất khẩu giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 32,8% về giá trị. Sang đầu năm 2006 giá phê xuất khẩu liên tục tăng cao từ 1.169USD/tấn đến 1.570USD/tấn, giá bình quân 6 tháng đầu năm 2006 đạt 1.142USD/tấn. Vào ngày 13/10/2006 Hiệp hội phê- Ca cao cho biết giá phê xuất khẩu đã giảm mạnh xuống còn 1.360- 1.370USD/tấn đối với phê giao FOB tại TP.HCM, giảm 70-80USD/tấn so với đầu tháng 10. Kết thúc phiên 9/10/2006, giá phê chè tại New york giao tháng 12 giảm 0,85 xu xuống 1,0305USD/libre và giá phê Robusta tại Luân Đôn giao tháng 11 đã giảm 38USD/tấn xuống còn 1.430 USD/tấn. Tuy nhiên giá thu mua tại thị trường trong nước vẫn tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng trong khi nguồn cung ngày càng hạn hẹp. Tại Lâm Đồng, giá thu mua phê vối tăng 400 đồng/kg và phê chè loại 1 tăng khoảng 200 đồng/kg. Trong năm 2007 giá phê tăng tương đối ổn định. Đến năm 2008, đây là năm có nhiều biến động nhất của ngành phê Việt Nam cũng như ngành phê thế giới chỉ trong 8 tháng đầu năm, giá phê tăng mạnh ở mức 2.240- 2.520 USD/tấn thì đến tháng 10/09 giá phê giảm mạnh xuống còn 1.700USD/tấn và tiếp tục giảm vào tháng 11 xuống còn 1.480 USD/tấn. giá phê thế giới giảm kéo theo giá phê trong nước cũng giảm. Tại Đăk Lăk giá phê giảm gần 20.000/kg so với tháng 3. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến đầu ra của phê thế giới, đồng thời sức ép của đồng USD lên giá đã đẩy giá phê xuống mức thấp nhất. Tình hình giá phê bất lợi vẫn tiếp tục tái diễn vào đầu tháng 12 khi nông dân đang vào vụ thu hoạch 2008-2009. Nông dân phải bán với giá là 25.000 đồng/kg. 10-12-2008 do đồng USD giảm giá và thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm giá phê thế giới bắt đầu tăng trở lại. Tại thị trường Luân đôn giá phê Robusta kỳ hạn tháng1/09 đạt 1646USD/tấn, tăng 27 USD/tấn so với phiên giao dịch trước. Trong khi đó giá phê cùng loại kỳ hạn tháng 3/09 cũng tăng 21 USD/tấn lên mức 1670 USD/tấn. Tại thị trường New york giá phê cũng tăng nhẹ. Ngày 17/12/08 giá phê tại thị trường Luân Đôn giảm nhẹ, thị trường New york tăng nhẹ Bảng 2.3: Giá phê thế giới Loại phê Kỳ hạn Thị trường 19/12/08 12/12/08 Đơn vị phê Arabica Giao tháng 03/09 New york 110,95 112,15 US cent/lb phê Robusta Giao tháng 3/09 London 1597 1641 USD/T phê Arabica Giao tháng 3/09 Tokyo 16.710 17.000 Yen/69 kg phê Robusta Giao tháng 9/09 Tokyo 16.000 15.790 Yen/100kg ( Nguồn: Vinanet) .1.5 Phương thức và hình thức xuất khẩu phê chủ yếu của Việt Nam Hiện nay, phê của Việt Nam xuất sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều hình thức, phương thức khác nhau. Phương thức phổ biến được nhiều các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng là ký hợp đồng bán cho khách hàng, nhưng giá cả thực tế chỉ được hai bên ấn định vào thời điểm giao hàng. Đây là phương thức truyền thống được sử dụng rộng rãi. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phê của Việt Nam đang đổi mới phương thức xuất khẩu bằng cách đưa hạt phê lên mạng, buôn bán bằng future contracts ( hợp đồng tương lai) thỏa thuận về việc mua hay bán một lượng hàng hóa nào đó, ở một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá được qui định ngay khi kí kết hợp đồng. Phương thức này sẽ giúp được các bên tránh được nhiều rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay có 3 đơn vị tham gia vào giao dịch hợp đồng giao ngay cho mặt hàng phê là Techcombank, Ngân hàng đầu tư phát triển (BIDV) và Công ty cổ phần môi giới đầu tư và thương mại Châu Á (ATB) của Ngân hàng Vietcombank. Hình thức xuất khẩu phê của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian. Trung gian ở đây có thể là trung gian của nước thứ 3 hoặc các nhà phân phối, đại lý của nước nhập khẩu phê Việt Nam. Tuy vậy hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng đang được áp dụng phổ biến, nguyên nhân của tình trạng này là do : phê Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa nắm rõ thông tin về thị trường xuất khẩu chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu lâu bền, bên cạnh đó là sự phối hợp của các khâu trong quá trình sản xuấtxuất khẩu chưa cao. Việc xuất khẩu qua trung gian sẽ làm giảm lợi ích ròng do lợi nhuận bị phân chia.Do vậy nhiệm vụ trước hết đặt ra cho ngành phê Việt Nam hiện nay là phải xây dựng được thương hiệu mạnh tương xứng với tiềm năng mà ngành phê đang có. .1.6 Thị trường xuất khẩu Với hơn 30 năm phát triển, ngành phê Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Sản lượng phê tăng đều theo các năm. Trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phê đứng thứ 2 sau gạo. Sản phẩm phê của Việt Nam đã có mặt ở 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị phê xuất khẩu chiếm gần 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước. Theo báo cáo, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu phê lớn nhất của Việt Nam tiếp theo đó là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tính từ 2001-2005 xuất khẩu phê sang các nước này chiếm khoảng 47,8% tổng sản lượng xuất khẩu. Mặt hàng được tiêu thụ tại các nước này chủ yếu là phê nhân sống. Bên [...]... mạnh phê xuất khẩu sang thị trường này bao nhiêu cũng sẽ được tiêu dùng hết Đây là tin vui cho ngành phê thế giới nói chung và ngành phê Việt Nam nói riêng .2.2 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu Hiện nay, các nước nhập khẩu nhiều phê nhất của Việt Nam trong EU là: Đức, Anh, Bỉ, Tây ban nha Nhu cầu sử dụng phê của các nước này tăng cao theo các năm Bảng 2.7: Sản lượng xuất khẩu phê của Việt. .. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu phê sang các thị trường như Trung Quốc, Philipin, Newzealand, Hy Lạp tăng đột biến Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành phê Việt Nam Các sản phẩm phê của Việt Nam đang có được vị thế mạnh, sức cạnh tranh cao trên thế giới .2 Thực trạng xuất khẩu phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2008 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Trong những năm gần... ngạch xuất khẩu và hơn 76% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - EU được thực hiện Năm 2007, thương mại Việt Nam- EU được đánh giá là năng động với tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều đạt 14,23 tỷ USD trong đó phê đạt 879 triệu USD Hiện nay, EUthị trường tiêu thụ lớn nhất đối với phê Việt Nam, chiếm tỉ trọng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam Bảng 2.6: Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của EU. .. đó, Việt Nam cũng xuất khẩu được 869,7 tấn phê hòa tan với trị giá hơn 2,77 triệu USD sang 25 thị trường, trong đó Nhật bản 232 tấn, Hoa Kỳ 192 tấn, Đài loan 141,5 tấn, Đức 104.6 tấn Hiện nay phê Arabica của Việt Nam đang được ưa chuộng Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm này là EU và Hoa Kỳ đang có nhu cầu lớn hứa hẹn thành công mới cho phê Việt Nam Bảng 2.4: Sản lượng phê xuất khẩu của Việt. .. thụ phê lớn nhất của Việt Nam trong khối EU Đây là thị trường có nhu cầu về phê cao trên thế giới Sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng dần theo từng năm Tính đến hết tháng 8/2008 xuất khẩu phê sang Đức đạt 91.151 tấn với kim ngạch 194,26 triệu USD giảm 31,89% về sản lượng giảm 4,24% về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái Theo số liệu thống kê tháng 10/2008 Việt Nam đã xuất. .. giảm 14,81% so với năm 2004 sản lượng nhập khẩu chỉ đạt 446.799tấn Sang năm 2006 sản lượng nhập khẩu đạt 476.944 tăng 7,75% Tính đến hết năm 2007 sản lượng phê xuất khẩu ra thị trường thế giới của Việt Nam là 1.152000 tấn trong đó sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU đạt 602.167 tấn Trong 10 tháng đầu năm 2008 sản lượng phê xuất khẩu sang thị trường EU giảm chỉ đạt 396.000 tấn chiếm 39,6% tổng... quá trình sản xuất và chế biến phê, sản lượng phê bắt đầu tăng trở lại kèm theo giá thị trường tăng làm kim ngạch xuất khẩu phê sang EU tăng mạnh 64,21% so với năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 476.944 tấn Năm 2006 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu phê của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt ngưỡng 1 tỉ USD Với diễn biến có lợi trong năm 2006 thì việc tăng sản lượng xuất khẩu là điều... tấn chiếm 10,77% tổng sản lượng Ngoài ra tại các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…sản lượng nhập khẩu phê Việt Nam hàng năm vẫn tăng đều Như vậy phê Việt Nam đang dần tạo lập được uy tín và thương hiệu trên thế giới Đây là bước ngoặt lớn cho ngành phê Việt Nam Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu của phê của Việt Nam Thị trường Năm Liên minh EU 2002 150.816 2003 271.808 2004 337.293 2005... thấy cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật…Nhưng sản lượng xuất khẩu không đồng đều theo các năm Nguyên nhân chính vẫn là do chất lượng phê vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu và thị hiếu của nước nhập khẩu Cụ thể là: mặc dù có nhu cầu lớn về phê, nhập khẩu năm 2003 tăng 24,79% và tiếp tục tăng trong năm 2004 nhưng đến năm 2005 sản lượng nhập khẩu phê của EU giảm... đã xuất khẩu sang Ba Lan 899 tấn phê đạt trị giá 1.851.814USD Tính chung 10 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 19.522.235 USD với lượng xuất 9.383 tấn Cũng trong tháng này kim ngạch xuất khẩu phê sang Bỉ đạt giá trị 4.386.987 USD với lượng xuất 2.447 tấn Tính chung 10 tháng giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt 96.474.621 USD với lượng xuất 45.624 tấn phê các loại Tại Anh xuất khẩu phê sang thị trường . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .1 Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008. cà phê Việt Nam. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam đang có được vị thế mạnh, sức cạnh tranh cao trên thế giới. .2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang

Ngày đăng: 03/10/2013, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan