MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

30 692 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO        THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3.1 DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 3.1.1 Rào cản thuế quan có khả năng giảm nhưng không nhiều Trong thời gian vừa qua Việt Nam Hoa Kỳ đã tiến hành thành công phiên đàm phán thứ 12, đây là bước đi cuối cùng mang tính chất quyết định việc gia nhập WTO của Việt Nam. Như vậy chỉ vài tháng nữa Việt Nam đã là thành viên của một tổ chức thương mại mang tính chất toàn cầu này. Khi đó quan hệ thương mại giữa Việt Nam Hoa Kỳ cũng như với các nước khác sẽ có nhiều đổi thay. Điều đó được thể hiện trước tiên ở mức thuế mà các nước dành cho nhau. Sau khi quan hệ thương mại Việt NamHoa Kỳ được bình thường hoá đặc biệt sau khi hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực, Hoa Kỳ đã cho hàng hoá của Việt Nam trong đó có hàng dệt may được hưởng mức thuế MFN ở cột thuế NTR – mức thuế dành cho các nước có quan hệ bình thường. Đó là mức thuế chung dành cho các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO những nước tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng đã hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Như vậy hiện nay Việt Nam đang được hưởng mức thuế đối với hàng dệt may như là các nước thành viên của WTO nói chung, trừ các nước đựơc hưởng mức thuế quan ưu đãi dặc biệt. Vì vậy sắp tới khi Việt Nam là thành viên của WTO Hoa Kỳ vẫn đánh thuế hàng dệt may của Việt Nam như cũ trừ khi giữa hai nước có hiệp định cho nhau hưởng mức thuế quan ưu đãi đặc biệt nào đó. Tuy nhiên trước kia Việt Nam chỉ được Hoa Kỳ coi là nước có quan hệ thương mại bình thường tạm thời (NTR). Nhưng hiện nay quốc hội Hoa Kỳ sắp thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Khoa Kinh tế 1 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh Đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tiến gần hơn tới hưởng thuế quan ưu đãi của Hoa Kỳ. Mặt khác, trong xu hướng ngày càng cắt giảm thuế quan, hiện tại hàng năm Hoa Kỳ vẫn luôn điều chỉnh mức thuế với tất cả các mặt hàng, trong đó không thể thiếu hàng dệt may một mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Hoa Kỳ. Mức thuế điều chỉnh đối với hàng dệt may nhìn chung có xu hướng giảm từ 0,03 đến 2% một năm hiện tại nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam đã được miễn hoàn toàn. Ví dụ: Bộ comple bằng sợi nhân tạo hoặc tổng hợp chứa 23% hoặc nhiều hơn trọng lượng len năm 2002 phải chịu mức thuế 3.4%, năm 2005 được miễn thuế, bằng các sợi khác năm 2002 phải chịu mức thuế 6%, năm 2005 cũng được miễn thuế hoàn toàn. Như vậy mức thuế đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có xu hướng giảm nhưng không nhiều. 3.1.2 Các quy định tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn lao động ngày càng tăng Vấn đề môi trường hiện nay là vấn đề rất được các nước quan tâm. Chính vì vậy các sản phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thì Hoa Kỳ mới cho phép thông quan. Đối với hàng dệt may cũng vậy, phải là hàng may mặc “xanh”. Hiện nay các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ chưa nhiều chủ yếu là các rào cản do Hoa Kỳ tự đặt ra. Hàng dệt may của các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị trả lại do không vượt qua được rào cản này ngày càng tăng. Hoa Kỳ cũng có xu hướng áp dụng thêm các tiêu chuẩn môi trường của quốc tế thì hàng dệt may không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ càng khó khăn hơn để vào được thị trường này. Mấy năm gần đây, ngày càng nhiều sản phẩm dệt may Trung Quốc bị Hoa Kỳ từ chối hoặc phải bồi thường do không phù hợp với tiêu chuẩn “xanh” – tiêu chuẩn ra đời từ hàng rào thương mại “xanh” greentrade barrier (Hàng dệt may “xanh” là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng). Hàng dệt may của Việt Nam tất yếu không Khoa Kinh tế 2 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh thể tránh được điều này khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Hiện nay công nghệ sản xuất hàng dệt may của Việt Nam đặc biệt là công nghệ nhuộm còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường. Vì thế đây là rào cản không dễ vượt qua đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may sang Hoa Kỳ trong thời gian tới. Bên cạnh việc coi trọng vấn để đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, Hoa Kỳ còn rất coi trọng việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động trong doanh nghiệp – các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp có đông lao động như ngành dệt may. Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng hai tiêu chuẩn xã hội là tiêu chuẩn SA 8000 tiêu chuẩn WRAP. Như đã giới thiệu ở chương hai, cả hai tiêu chuẩn này không bắt buộc, các doanh nghiệp dệt may áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Nhưng ngày càng nhiều nước chỉ nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Xu hướng tiêu chuẩn này sẽ trở thành bắt buộc, tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều phải tuân theo nếu muốn xuất khẩu được hàng hoá vào Hoa Kỳ. 3.1.3 Các quy định bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều được lồng ghép trong nhiều rào cản hơn Về lý thuyết, việc các quốc gia đưa ra các rào cản thương mại trái với nguyên tắc tự do hoá thương mại đã được thoả thuận trong thương mại quốc tế. Vì vậy, các nước nhập khẩu hàng dệt may nói chung Hoa Kỳ nói riêng thường núp dưới bóng lợi ích người tiêu dùng để thiết lập các rào cản mới. Hiện nay có rất nhiều rào cản có liên quan tới người tiêu dùng. Chẳng hạn như quy định liên quan tới việc ghi nhãn hàng dệt may của Hoa Kỳ rất chặt chẽ đảm bảo cho người tiêu dùng có các thông tin cần thiết về sản phẩm như thành phần sợi, nước sản xuất, cách giặt, tẩy, là, sấy . Từ đó người tiêu dùng có cách dùng tốt hơn, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm trong thời gian dài hơn. Hay các quy định tiêu chuẩn môi trường, ngoài các lợi ích về môi trường nói chung còn nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Trong quy định tiêu Khoa Kinh tế 3 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh chuẩn môi trường của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may có quy định rõ không được dùng hoá chất nhuộm vải hay các chất trợ nhuộm độc hại với môi trường không an toàn với người tiêu dùng. Bên cạnh các quy định liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng, Hoa Kỳ cũng có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng như luật về trách nhiệm với sản phẩm, luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, luật liên bang về các chất nguy hiểm, luật về vải dẽ cháy . Những luật này bao gồm những luật của liên bang luật của các bang. Hoa Kỳ theo hệ thống luật án lệ nên các phán quyết của toà án diễn giải các luật bảo vệ người tiêu dùng cũng trở thành luật. Đó là một lý do khiến cho rào cản liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn. 3.1.4 Các quy định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rất được quan tâm Hiện nay Hoa Kỳ nhập khẩu hàng dệt may của hầu hết các nước trên thế giới. Mỗi nước tuỳ theo mối quan hệ về kinh tế chính trị mà được hưởng các mức thuế khác nhau với các ưu đãi khác nhau. Chính vì vậy việc xác định xuất xứ hàng hoá là rất quan trọng. Nếu hàng dệt may mà tất cả các công đoạn sản xuất cũng như nguyên liệu sử dụng ở một nước thì xuất xứ hàng hoá sẽ là nước đó. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường phải nhập nguyên liệu hay trong quá trình sản xuất có những khâu được làm ở nước ngoài thì việc xác định xuất xứ hàng dệt may phức tạp hơn rất nhiều. Việc ghi sai xuất xứ hàng dệt may cũng bị Hoa Kỳ xử phạt rất nghiêm khắc. Hàng dệt may nhập khẩu vi phạm quy định đánh dấu xuất xứ hàng hoá sẽ bị hải quan giữ lại. Hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm quy định đánh dấu xuất xứ, tiêu huỷ hoặc đánh dấu xuất xứ dưới sự giám sát của hải quan. Các quy định liên quan tới xuất xứ hàng dệt may ngày càng nhiều phức tạp. Hiện nay ngoài việc phải ghi xuất xứ hàng dệt may trên sản phẩm, các Khoa Kinh tế 4 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may còn phải ghi xuất xứ dưới dạng mã số MID để hải quan dễ kiểm tra khi cho hàng thông quan. Nói chung việc ghi xuất xứ hàng dệt may rất được Hoa Kỳ quan tâm chính vị vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý để tránh những rắc rối những tổn thất không đáng có từ rào cản này. 3.1.5 Rào cản từ các biện pháp thương mại tạm thời ngày càng khắt khe hơn Việt Nam sắp là thành viên của WTO nhưng không có nghĩa là hàng dệt may của Việt Nam có thể tránh khỏi rào cản từ các biện pháp thương mại tạm thời. Thật vậy, trong lần đàm phán thứ 12 vừa rồi giữa Việt Nam Hoa Kỳ đã đi đến một thỏa thuận rất quan trọng đối với hàng dệt may. Hoa Kỳ sẽ xoá bỏ hạn ngạch cho Việt Nam nhưng Chính phủ Việt Nam phải cam kết không được thực hiện các chương trình trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp dệt may, các chương trình đang thực hiện cũng cần xoá bỏ ngay lập tức. Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập WTO cũng không đồng nghĩa với việc hàng dệt may của Việt Nam sẽ không bị kiện bán phá giá hay áp dụng các biện pháp đối kháng khác khi vi phạm. Mà chỉ có thể là vị trí của Việt Nam trong các vụ kiện đó sẽ được cải thiện mà thôi. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, sau khi tham gia vào WTO, trong giai đoạn đầu hàng hoá Trung Quốc tự do chiếm lĩnh tất cả các thị trường đã vướng phải rất nhiều vụ kiện bán phá giá từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Việt Nam cũng vậy, trong thời gian tới khi hạn ngạch đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ không còn thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ xuất khẩu hết khả năng của mình (hiện tại các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu khoảng 50% khả năng sản xuất). Chính vì vậy, nguy cơ hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này tăng rất nhanh là điều mà các doanh nghiệp có thể nhìn thấy được. Với sự tăng nhanh như vậy các doanh nghiệp dệt may của Hoa Kỳ có thể sẽ khởi đơn kiện Việt Nam các Khoa Kinh tế 5 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi đó sẽ bị áp các biện pháp đối kháng. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp không đưa ra giá cả một cách hợp lý thì bị kiện bán phá giá là điều không thể tránh khỏi. Như vậy các rào cản thương mại tạm thời của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn hơn. Chính phủ Việt Nam cùng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có các biện pháp chiến lược, phối hợp các biện pháp hỗ trợ một cách đồng bộ mới mong vượt qua được rào cản này. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO HOA KỲ 3.2.1 Kiến nghị về phía Nhà nước a) Tăng cường công tác thông tin phổ biến pháp luật chính sách thương mại của Hoa Kỳ Trong hoạt động xuất khẩu nói chung xuất khẩu hàng dệt may nói riêng các doanh nghiệp chỉ có thể xuất khẩu thành công khi hiểu rõ hệ thống pháp luật chính sách thương mại của nước nhập khẩu. Hoa Kỳmột nước có hệ thống pháp luật rất phức tạp với hệ thống pháp luật liên bang hệ thống pháp luật bang. Chính vì vậy nó là rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Để giúp các doanh nghiệp vượt qua được rào cản này Nhà nước phải tăng cường công tác thông tin phổ biến pháp luật chính sách thương mại của nước này. Với sự biến động cả về kinh tế cũng như chính trị của các nước trên thế giới, Hoa Kỳ luôn có sự thay đổi về pháp luật, thủ tục hành chính đặc biệt là thay đổi về chính sách thương mại để đối phó cũng như để bảo hộ sản xuất trong nước bảo vệ người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không nắm được những thay đổi đó thì sẽ gặp phải trở ngại rất lớn khi xuất khẩu. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp có được thông tin kịp thời thì sẽ có biện pháp để vượt qua các rào cản này một cách dễ dàng. Khoa Kinh tế 6 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh Trong những năm gần đây Chính phủ các cơ quan chuyên trách đã có quan tâm tới vấn đề cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dệt may. Như Trung tâm Thông tin thương mại - Bộ Thương mại có tạp chí chuyên ngành dệt may phát hành mỗi tuần một số. Đây là một tờ báo rất có ý nghĩa đỗi với các doanh nghiệp cũng như những người quan tâm tới lĩnh vực dệt may trong nước quốc tế. Nhưng việc cung cấp thông tin qua mạng Internet thì còn rất hạn chế. Các trang Web của các bộ chưa hữu ích đối với các doanh nghiệp, các thông tin trên đó không theo kịp sự phát triển trên thị trường dệt may. Bên cạnh việc cung cấp thông tin một cách kịp thời thì các cơ quan này cũng cần phải có những hướng dẫn cụ thể chi tiết cho các doanh nghiệp hơn khi có những quy định mới. Chẳng hạn, cuối năm 2005 cơ quan hải quan bảo vệ biên giới Hoa Kỳ ra một quy định mới về viêc khai xuất xứ hàng dệt may. Huỷ bỏ quy định cũ về khai báo (19 CFR 12.130) đối với tất cả hàng dệt may. Thay vào đó, các nhà nhập khẩu phải khai báo mã của nhà sản xuất – Manufacturer Identification Code (MID). Nhà nhập khẩu, môi giới hải quan là người sẽ xác định MID dựa trên những thông tin về công ty, điền vào form khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Quy định này có hiệu lực từ ngày 5/10/2005. Theo đó tất cả hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước trong đó có Việt Nam phải thực hiện. Hàng hoá của nước nào không thực hiện quy định này sẽ không được thông quan. Bộ Thương mại đã cho đăng thông báo này trên tạp chí dệt may số ra ngày 24/10/2005 nghĩa là sau khi quy định có hiệu lực gần 20 ngày, còn Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam thì cung cấp thông tin này thông qua trang Web của cục ngày 21/4/2006, chậm so với ngày có hiệu lực hơn nửa năm. Trong cả hai trang thông tin này Bộ Thương mại cũng như Cục Xúc tiến thương mại đều không có những quy định hướng dẫn cụ thể. Tuy có đưa ra các ví dụ về việc ghi mã số MID của một số công ty nước ngoài nhưng tuyệt đối không có một ví dụ nào là gắn với Việt Nam các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam. Điều này gây không Khoa Kinh tế 7 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. Tóm lại, để có thể chủ động đối phó với sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may, Nhà nước cần có thông tin đầy đủ kịp thời cho các doanh nghiệp dệt may trong nước chuẩn bị. Không những thế những cơ quan thông tin đại chúng các cơ quan nghiên cứu, đào tạo cần phải phổ biến hướng dẫn một cách cụ thể các biện pháp đối phó với các rào cản một cách có hiệu quả. b) Chuẩn bị tốt các điều kiện cho doanh nghiệp khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới Sau nhiều vòng đàm phán với Hoa Kỳ, rạng sáng ngày 13/5/2006, vòng đàm phán 12 đã kết thúc với một thoả thuận song phương, theo đó Hoa Kỳ đồng ý Việt Nam có thể gia nhập tổ chức chức thương mại thế giới (WTO). Đây là bước đi lớn cũng là bước đi cuối cùng, mang tính quyết định việc Việt Nam có được gia nhập WTO hay không. Trong cuộc đàm phán chiều ngày 3/6/2006 với Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy nhận định nếu mọi việc suôn sẻ, có thể sẽ làm thủ tục kết nạp Việt Nam vào tháng 10. Như vậy việc tham gia vào WTO của Việt Nam chỉ vài tháng nữa là thành hiện thực, Chính phủ Việt Nam cùng các cơ quan ban ngành phải hỗ trợ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may chuẩn bị tốt các điều kiện khi gia nhập tổ chức này. Gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới sẽ mở ra con đường phát triển tốt hơn cho các doanh nghiệp nói chung doanh nghiệp dệt may nói riêng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi vượt qua rào cản của Hoa Kỳ về hàng dệt may. Chẳng hạn khi đã là thành viên của WTO Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nữa. Đây là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, Hoa Kỳ đồng ý dỡ bỏ mọi Khoa Kinh tế 8 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh hạn chế về quota nhập khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam một khi nước này là thành viên của WTO. Lâu nay, hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ luôn là vấn đề lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Khi Việt Nam là thành viên WTO, không còn quota, tâm lý khách hàng Hoa Kỳ sẽ vững tâm hơn khi làm ăn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mặt khác khi có các vụ kiện hay các cuộc đàm phán với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, sẽ đỡ lép vế hơn, ít bị ép giá hay thua thiệt hơn. Trong những năm gần đây, Đảng Chính phủ đã khẳng định rõ chủ trương về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã từng bước công bố lộ trình hội nhập. Chính vì vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không còn bỡ ngỡ với WTO. Nhưng Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp hơn nữa để doanh nghiệp có thể cơ cấu lại nguồn lực, sắp xếp lại sản xuất . nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. c) Giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản trách nhiệm xã hội của Hoa Kỳ Khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam thường vướng phải các rào cản về trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 WRAP. Cả hai tiêu chuẩn này đều có những quy định cơ bản về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ an toàn, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đỗi xử, các hình thức kỷ luật, giờ làm việc chế độ tiền lương. Mặc dù đây là các tiêu chuẩn tự nguyện không có tính bắt buộc đối với doanh nghiệp các doanh nghiệp có thể đăng để được công nhận các tiêu chuẩn đó, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn viện cớ rằng hàng hoá không đáp ứng được các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội để cản trở xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Điều này đặc biệt được thể hiện rất rõ trong trường hợp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may. Tất nhiên, việc đáp ứng đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn SA 8000 WRAP là rất khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung các doanh Khoa Kinh tế 9 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh nghiệp dệt may nói riêng. Việc để được công nhận là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo các tiêu chuẩn đó càng khó khăn hơn phải trải qua một thời gian không ngắn để doanh nghiệp từng bước đầu tư cải thiện điều kiện lao động trả lương cho người lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn này như May 10, Việt Tiến, Đức Giang . Đây là một trong những vấn đề khó khăn phức tạp, vì vậy Nhà nước cần phải giúp đỡ các doanh nghiệp: Thứ nhất, Nhà nước phải tổ chức các diễn đàn, các buổi thảo luận với chủ đề trách nhiệm xã hội hay lồng ghép trong các chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như phổ biến kiến thức để xuất khẩu thành công sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về triển khai thực hiện đăng để được cấp chứng chỉ SA 8000 cũng như WRAP. Thứ hai, Nhà nước cũng cần tổ chức bộ phận hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh các chương trình được tổ chức thường xuyên nhằm phổ biến kiến thức cũng như kinh nghiệm để vượt qua rào cản trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp dệt may, Nhà nước phải tổ chức một bộ phận chuyên về tư vấn, trong đó có những chuyên gia hiểu biết về lĩnh vực này để giúp các doanh nghiệp bất cứ khi nào họ cần. Các nhà tư vấn phải phân tích để cho các doanh nghiệp thấy việc thực hiện các tiêu chuẩn đó rất có lợi cho doanh nghiệp. Một mặt hàng dệt may của doanh nghiệp sẽ dễ dàng vào đuợc thị trường Hoa Kỳ, các đơn vị kinh doanh Hoa Kỳ cũng ưu tiên hợp đồng với những doanh nghiệp này hơn, tiến tới chỉ hợp đồng với những doanh nghiệp hoạt động theo đúng tiêu chuẩn. Mặt khác, việc doanh nghiệp tạo môi trường làm việc tốt đảm bảo quyền lợi cho người lao động sẽ giúp người lao động gắn bó với doanh Khoa Kinh tế 10 Lớp K38F5 [...]... Tổng nguồn hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006 49 Biểu đồ 2.1: Thị phần hàng dệt may các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2005 tính theo khối lượng .33 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam của toàn ngành của Vinatex sang thị trường Hoa Kỳ .36 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 phân... thực tập tại Tập đoàn dệt may Việt Nam tìm hiểu về Hoa Kỳ em nhận thấy Hoa Kỳ một thị trường lớn tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Nhưng đây cũng là một thị trường với nhiều rào cản mà các doanh nghiệp muốn xuất khẩu được phải vượt qua Luận văn tốt nghiệp của em đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua dự đoán xu hướng... đồ 2.4 :Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Khoa Kinh tế 28 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Báo công nghiệp Việt Nam – Hiệp hội dệt may Việt Nam (2003), Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội (2) Bộ Thương Mại – PGS.TS Nguyễn thị Mơ (2002); Tìm hiểu về chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ những biện pháp thúc... may Hoa Kỳ đang thu thập tài liệu để chứng minh hàng xuất khẩu dệt may của nước ngoài bán vào Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may của nước này, vụ kiện chống bán phá giá hàng dệt may đối với một số nước xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ sẽ được bắt đầu trong một khoảng thời gian không xa nữa Công ty đó cũng cho biết Việt Nam được coi là một nước cung cấp lâu dài quan trọng cho thị trường. .. triển của các rào cản trong thời gian tới Đề tài cũng phân tích, đánh giá tác động của các rào cản này với Việt Nam, đề xuất kiến nghị, giải pháp để vượt qua được các rào cản đó Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập vào WTO, quan hệ thương mại giữa Việt Nam Hoa Kỳ sắp trở thành quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam cũng thay... với Việt Nam Để có thể chủ động trong các vụ kiện chống bán phá giá hàng dệt may hay chống trợ cấp sao cho có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường d) Hỗ trợ các doanh nghiệp một cách đắc lực để vượt qua các rào cản với một chi phí thấp nhất Có rất nhiều rào cản mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải vượt qua khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị. .. quan Nhà nước Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phát huy vai trò của mình để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua được các rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam của Hoa Kỳ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải không ngừng cập nhật thông tin về các chính sách thương mại của Hoa Kỳ, cũng như các rào cản đối với hàng dệt may của nước này để có thể xuất khẩu thành công chiếm thị phần ngày... cầu trong sản xuất hàng may mặc Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 1997 – 2001 34 Bảng 2.2: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 2002 – 2005 35 Bảng 2.3:Biểu thuế quan điều hoà của Hoa Kỳ với một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2005 42 Khoa Kinh tế 27 Lớp K38F5 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh Bảng... cứu tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may một hoạt động không thể thiếu ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Qua đó doanh nghiệp nắm được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng tại Hoa Kỳ có thể chủ động đối phó, vượt qua các rào cản Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm tới vấn đề này nhưng các doanh nghiệp chưa có nhiều biện pháp nghiên cứu thị trường một cách hiệu... Việt Nam Hoa Kỳ giúp đỡ như Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hoặc thuê các chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may Việt Nam b) Đổi mới công nghệ sản xuất chủ động thực hiện các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ tại doanh nghiệp Để có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực hiện rất nhiều tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đặt ra như tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội . tốt nghiệp Trần Thị Thu Linh MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3.1 DỰ BÁO XU. giá hàng dệt may nhưng một số nước xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ đã từng bị kiện. Năm 2000 trong tổng số các vụ kiện bán phá giá vào Hoa Kỳ hàng dệt may

Ngày đăng: 03/10/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan