Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

52 376 0
Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần II Đánh giá công tác quản doanh nghiệp I. Công tác hoạch định chiến lược của công ty : 1. Thực trạng môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của công ty. 1.1. Môi trường quốc tế : 1.1.1. Nền chính trị thế giới : Trong những năm gần đây nền chính trị thế giới đã có những sự thay đổi khá lớn. Bắt đầu từ việc Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991 đến việc khủng khoảng nền kinh tế của các nước Châu á năm 1997 hay vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/09/2001 sau đó đã kéo theo bao sự kiện chính trị to lớn xảy ra. Với việc mượn danh nghĩa chống khủng bố để phát động chiến tranh vào Asganistan và lật đổ chế độ Taliban của tổ chức khủng bố Alquaeda lập nên chính phủ thân Mỹ ở đây. Chưa hết vào tháng 3 năm 2003 mượn cớ Irac có vũ khí hủy diệt hàng loạt Mỹ đã phát động chiến tranh trên đất nước Irac keo theo nhiều quốc gia tham chiến đã gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội cho Irac nói riêng và cho thế giới nói chung. Măc dù lập đổ vị tổng thống Irac là Saddam Hussen nhưng Mỹ và các nước đồng minh gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình ở Irac. Tuy Mỹ đã tổ chức xong việc bầu cử nhưng tình hình chính trị tại đất nước nhiều dầu mỏ này vần bất ổn với những vụ đánh bom bắt cóc con tin của những tổ chức vũ trang dấu mặt cùng những vụ tai tiếng của bính lính Mỹ và liên quân. Tiếp sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 lại có thêm một vụ khủng bố tại Tây Ba Nha vào ngày 11 tháng 3 năm 2003 đó là đánh bom nhà ga tầu điện ngầm tại Thủ Đô Madrid làm cho hơn 200 người thiệt mạng. Tình hình chính trị tại khu vực trung đông đã chứng tỏ rằng đây là một khu vực đầy bất ổn. Sau khi xung đột giữa Ixraen và Plestin tạm lắng xuống thì trong thời gian gần đây lại xảy ra vụ thủ tướng Libang bị ám sát. Điều này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ tại Libang đòi Syria phải rút quân và chính phủ cầm quyền tại Libang phải từ chức. Điều đó tạo nên một khoảng trống quyền lực và an ninh tại Libang dẫn tới việc đất nước nhỏ bé này rơi vào tình trạng bất ổn. Đó là các quan hệ xung đột còn nếu xét về các vấn đề khác thì trong những năm gần đây có những sự kiện như : Liên minh Châu âu mở rộng các nước thành viên và phát hành đồng tiền chung châu âu, và sự kiện ASEAN kết nạp đầy đủ các thành viên đến nay là mười một thành viên, rồi vấn đề toàn cầu hóa… Tất cả đã tạo nên bức tranh toàn cảnh của nền chính trị thế giới. 1.1.2. Luật pháp và thông lệ quốc tế : Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, không tách rời chính vì vậy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam phu thuộc vào môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế tức là phụ thuộc vào quy định luật pháp của từng quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tế. Hiện nay Việt Nam là một thành viên của ASEAN tham gia vào thỏa thuận thương mại tự do khu vực CEPT/AFTA. Điều này đã tạo ra những cơ hội cũng như rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi đến thời kỳ hội nhập các nước thành viên ASEAN sẽ phải mở cửa thị trường xóa bỏ hàng rào thuế quan vậy ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững trên sân nhà rồi mới nghĩ đến việc thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực. Sắp tới Việt Nam sẽ tham gia vào tổ chức thương mại một sân chơi lớn hơn AFTA rất nhiều, bên canh những cơ hội và thách thức Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định quốc tế như luật bản quyền và sở hữu công nghiệp. Điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam còn chua chú trọng đến nhiều. Khi tham gia vào các tổ chức AFTA và WTO không còn phải gặp hàng rào thuế quan nhưng lại có những rào cản khác đó là hệ thống các chứng chỉ quốc tế được đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau trong mua bán như : ISO 9000, ISO 14000,GMP, HAKP, ISM. Những chứng chỉ tiêu chuẩn này sẽ có tác động đến doanh nghiệp Việt Nam trong công tác quản trị định hướng chất lượng để có thể tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó khi tham gia vào hội nhập quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định luật pháp của từng quốc gia. Các vụ kiện bán phá giá cá Tra, cá Basa và tôm vừa qua của các doanh nghiệp Việt Nam một phần do các doanh nghiệp Việt nam chưa tìm hiểu kĩ về luật pháp, quy định của nước Mỹ. Bởi thế ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình mà còn phải rang bị một hành trang kiến thức về các quy định pháp luật, thông lệ quốc tế, phảI tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận để từ đó có thể tham gia hội nhập kinh tế thế giới một cách vững vàng và tự tin. 1.1.3. Các yếu tố kinh tế quốc tế : Trong những năm qua nền kinh tế thế giới đã có sự tăng trưởng khá nhanh mà nổi bật nhất là Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng 9 % thu nhập bình quân đầu người cao. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. Sắp tới doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào AFTA, WTO khi đó hàng rào thuế quan sẽ được rỡ bỏ, điều đó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội và thách thức. Nó sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao năng lực cạnh trang và tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể đứng vững và phát triển trong một sân chới lớn. 1.2 Môi trường kinh tế quốc dân : 1.2.1. Các nhân tố kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (7,2 %), GDP đầu người đạt 450 USD/năm. Thu nhập của người dân đã tăng lên, nhất là khu vực thành thị, điều này dẫn đến nhu cầu về hàng hóa dịch vụ tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh. Tỷ giá hối đoáI giữa VNĐ và đồng đô la Mỹ ở mức : 1USD = 15.980 VNĐ. Tỷ giá này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp việt Nam. Về chính sách tín dụng của các ngân hàng : hiện nay các ngân hàng muốn huy động vốn trong dân cư lên đã đưa ra tỷ lệ lãI suất cao, điều này sẽ khiến cho nhu cầu gửi tiền để lấy lãi tăng lên, mặt khác điều đó khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn và sử dụng vốn bởi lãI suất cũng sẽ tăng lên. 1.2.2. Luật pháp và các biện pháp kinh tế của nước ta : Hiện nay việc quản kinh tế của nhà nước là khá hiệu quả như: xử tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷgiá, đưa ra chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng. Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế cho từng vùng, từng ngành, từng ngành kinh tế. Điều này tạo ra môI trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. 1.2.3. Nhân tố kỹ thuật công nghệ : Hiện nay việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới đang rất phổ biến, các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp sản xuất) đang cố gắng nhập khẩu chuyển giao những máy móc thiết bị hiện đại để làm tăng hiệu quả của dây truyền sản xuất. Còn trong các công tác quản trị doanh nghiệp hiện nay công nghệ đang được áp dụng nhiều nhất là công nghệ thông tin, nó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng, cập nhật tạo điều kiện cho việc đề ra các quyết định quản trị nhanh chóng, kịp thời và chính xác. 1.3. Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành : 1.3.1. Khách hàng : - Với sản phẩm may mặc khách hàng chủ yếu của công ty là đơn đặt hàng từ các trường học, bệnh viện và công ty … Họ đặt may các sản phẩm quần áo, đồng phục học sinh, quần áo y tá , bác sĩ, công nhân viên công nhân … - Với sản phẩm bát đĩa nhựa Melamin : là sản phẩm bằng nhựa nên nó có những đặc tính cơ, lí, hóa mà các sản phẩm bằng sứ, thủy tinh không có như : tính đàn hồi, dẻo, nhẹ … - Với sản phẩm túi li lông đựng giác thải : đây là loại sản phẩm có nhiều kích cỡ, mầu sắc và chủng loại khác nhau đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. 1.3.2. Các đối thủ canh tranh : Với từng loại sản phẩm công ty có các đối thủ cạnh tranh khác nhau. - Với sản phẩm là hàng may mặc : vì đây là loại quần áo đồng phục học sinh, bác sĩ , y tá … Nên yêu cầu về sản phẩm của đối tượng này không quá khắt khe do vậy công ty dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của nhóm đối tượng này. Mặt khác loại sản phẩm này là một phần rất nhỏ trong thị trường may mặc quần áo nói chung, đa phần các doanh nghiệp khác đều không tham gia hoặc có tham gia thì cũng không chú trọng nhiều về loại sản phẩm này do vậy việc canh tranh với các đối thủ khác không quá mạnh mẽ, khốc liệt. - Với sản phẩm là bát đĩa nhựa : mặt hàng này công ty gặp phải không ít các đối tượng cạnh tranh như : Công ty gốm sứ Bát Tràng, hàng gốm sứ Trung Quốc… Sản phẩm của họ rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại lẫn mầu sắc và cũng như chất lượng giá cả cho người tiêu dùng lựa chọn. Do vậy việc cạnh tranh trở nên khó khăn cần có những kế hoạch và chiến lược cụ thể để cạnh tranh. Với đặc tính cơ, lí, hóa rất riêng của sản phẩm này như : độ đàn hồi cao, dẻo, nhẹ …Mà các sản phẩm gốm xứ không có được do vậy cần tập trung vào điểm này để tạo một chỗ đứng riêng. - Với sản phẩm túi Nilông đựng rác thải : công ty gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh là các công ty, xí nghiệp sản xuất bao bì trong thành phố Hà Nội nhu cầu về túi Nilông của các siêu thị, kiốt, người dân là rất lớn. Vì công ty được thành lập từ thời kỳ tập trung quan liêu cho đến nay đã tạo dựng được những bạn hàng thân thiết và luôn tập trung phục vụ tốt, có những chính sách ưu đãi với họ nên luôn giữ chân được nhóm khách hàng này. Bên canh đó công ty luôn thu hút và mở rộng sang các thị trường lân cận để việc tiêu thụ sản phẩm ngày một tốt hơn. 1.4. Môi trường nội bộ công ty : 1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty : Sơ đồ bộ máy quản Tổng giám đốc P.Giám đốc xây dựng cơ bản P. Tài vụ P.Giám đốc sản xuất kinh doanh P.Giám đốc tổ chức hành chính P.Xây dựng cơ bản Các phân xưởng sản xuất Ban bảo vệ P.Tổ chức hành chính P. Vật tư P. Kinh doanh Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Tất cả mọi vấn đề về kĩ thuật, sản xuất, môi trường… các phòng ban đều thông qua giám đốc chuyên trách sau đó sẽ trình lên tổng giám đốc để phê duyệt. Còn các công việc hành chính, kinh doanh, nhân sự, kế toán thì các phòng ban chuyên trách sẽ tham mưu trực tiếp cho giám đốc. Có thể nói bộ máy của công ty được bố trí theo kiểu này là hợp và gọn nhẹ giúp cho việc ra quyết định kịp thời, chính xác. 1.4.2. Nguồn nhân lực của công ty : Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội có lực lựợng lao động gồm 250 người trong đó số lực lượng lao động trực tiếp chiếm khoảng 74 % còn đội ngũ lao động gián tiếp chiếm khoảng 26 %. Trong cơ cấu lao động của công ty thì lao động nữ chiếm khoảng 60 % còn lao động nam chiếm khoảng 40 %. Tuy nhiên điều cần nói ở đây là chất lượng lao động của công ty với đội ngũ lao động trực tiếp của công ty có rất nhiều công nhân có bề dày kinh nghiệm đã qua nhiều lần đào tạo nâng cao chất lượng lao động, có tinh thần lao động hăng say nhiệt tình và trách nhiệm cao với công việc được giao. Còn đối với đội ngũ lao động gián tiếp thì các cán bộ quản như : trưởng phòng, phó phòng … đều có trình độ đại học, kĩ sư, nhân viên quản thì tinh thông, thành thạo nghiệp vụ. Mặt khác công ty cũng luôn chú trọng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực như : cử công nhân đi học các lớp về vận hành các thiết bị mới, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các cán bộ quản … Chính vì thế mà chất lượng lao động của công ty ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó công ty cũng có những chủ trương, chính sách để tạo động lực về vật chất tinh thần cho người lao động chính điều này làm cho người lao động phấn khởi và gắn bó với nghề. Phân xưởng may Phân xưởng màng Phân xưởng nhựa Có thể nói hiện nay công ty đang có một nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Họ có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty. 1.4.3. Tình hình tài chính của công ty : Tình hình tài chính của công ty được đánh giá qua các chỉ tiêu sau : * Cơ cấu vốn : - Vốn lưu động (ở thời điểm ngày 31/12/2005) : 7.648.448.946 (đồng). - Vốn cố định (ở thời điểm ngày 31/12/2005) : 17.610.453.514 (đồng). * Hiệu quả sử dụng vốn : - Hiệu quả sử dụng vốn cố định : H = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân = 453.849.500 16.826.159.476 + 17.610.453.514 2 = 0,026 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : H = Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân = 453.849.500 2.420.044.296 + 7.648.448.946 2 = 0,09 - Hiệu quả sử dụng tổng tài sản : Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân H = 453.849.500 19.246.203.772 + 25.258.902.460 2 = 0,02 - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản : N = DTT Tổng tài sản = 31.528.505.887 22.252.553.116 = 1,41 - Khả năng sinh lãi : + Doanh lợi TTSP = T Tổng tài sản = 453.849.500 31.528.505.878 = 0,014 + Doanh lợi VCSH = LN sau thuế VCSH = 453.849.500 11.346.237.500 = 0,04 + Doanh lợi TS = LN sau thuế Tổng tài sản = 453.849.500 22.252.553.116 = 0,02 Qua việc phân tích một số chỉ tiêu ở trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt, phản ánh qua các chỉ số sử dụng vốn cố định 0.026, vốn lưu động 0.09, hiệu quả sử dụng tổng tài sản 0,2, hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,41 khả năng sinh lãi có các chỉ số tương đối tốt. 1.4.4. Hoạt động maketting của công ty : Sản phẩm của công ty từ lâu đã có mặt trên thị trường được người tiêu dùng biết do vậy công ty luôn tập trung giữ vừng thị trường mà mình luôn có và dùng các biện pháp và chinh sách ưu đãi để giữ được đối tượng khách hàng thân thiết này. Công ty luôn quan tâm xây các kênh phân phối các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng. Công ty cung luôn trú trọng đến viêc quảng cáo xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường. Qua việc phân tích môi trường nội bộ của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội. Ta có đánh giá sau : - Điểm mạnh : + Công ty có nguồn nhân lực có nguồn nhân lực khá đông đảo và có chất lượng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh. + Bộ máy quản của công ty được bố trí và sắp xếp khá gọn nhẹ và hợp giup cho việc điều hành các hoạt động đảm bảo được sự thông suốt và đạt hiệu quả cao. + Công ty có dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị hoạt động rất hiệu quả. + Tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt. + Sản phẩm của công ty đã và đang khẳng định được chất lượng trên thị trường, chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng. - Điểm yếu : + Trụ sở của công ty nằm ở một vị trí địa chưa thuận lợi sẽ gây một số khó khăn trong hoạt động của công ty. + Việc công ty sử dụng những lao động là thương binh, các đối tượng chính sách xã hội . Do vậy sẽ gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất. 2. Chiến lược phát triển của công ty : Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ công ty từ đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu, nhận ra những cơ hội cũng như thách thức mà công ty gặp phải. Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội [...]... giao Việc tổ chức sắp xếp hợp nguồn nhân lực giúp công việc sản xuất và kinh doanh dễ dàng thuận lợi Như vậy nếu làm tốt công tác trên thì việc quản trị nhân lực của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả cao tạo điều kiện cho sự thành công của các công tác quản trị khác trong doanh nghiệp 1.Phân tích và mô tả công việc của công ty : Phân tích và mô tả công việc trong công ty được thực hiện qua các... quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp - Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng 226.307.135 653.149.648 478.346.542 56.783.874 128.345.640 134.783.974 III Công tác quản trị nhân lực của công ty : Quản trị nhân lực là một chức năng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, nếu như quản trị nhân lực không đạt hiệu quả thì các hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp cũng không đạt được... của doanh nghiệp không tôt sẽ khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại khi tham gia bỏ vốn vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc vay vốn bởi khi đó các ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào khả năng trang trải của doanh nghiệp Như vậy các doanh nghiệp phải có một công tác quản trị tài chính một cách chặt chẽ và khoa học để kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp. .. kỹ sư và công nhân lao động xuất sắc Điều này làm cho những Đảng viên của công ty thấy tự hào và càng ra sức nhiều hơn cho công ty IV công tác quản trị tài chính : Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào thì tài chính là yếu tố rất quan trọng nó biểu hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với các yêu tố khác như : Nhà nước, các cơ quan môi trường kinh doanh … Tình hình tài chính của doanh nghiệptác động... sự thành công hay thất bại của các hoạt động trong công ty Bởi vậy các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng làm tốt công tác này Tuy nhiên không phảI doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác này bởi quản trị nhân lực là khoa học, là nghệ thuật Hơn nữa đối tượng của quản trị nhân lực là con người, mà con người là tổng thể phức tạp bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội đan xen với nhau bởi vậy muốn quản trị... lương cho bộ phận quản DN - Tiền lương cho bô phận phục vụ khác Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng 77.160.350 24.700.120 5.649.888 18.693.763 7.564.789 3 Kế hoạch giá thành : bảng kế hoạch giá thành Chỉ tiêu - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Giá thành phân xưởng - Chi phí bán hàng - Chi phí quản doanh nghiệp - Giá thành công xưởng - Giá thành toàn... nếu như tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt và như vậy sẽ tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi họ tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng tham gia vào thị trường tài chính để vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Mặt khác người lao động trong công ty cung cảm thấy yên tâm phấn... phải thật năng động, sáng tạo và tiếp thu thêm những kiến thức mới Do vậy công ty đã thường xuyên mở các lớp học nghiệp vụ về quản kinh doanh, quản lao động, khoa học quản kinh tế thị trường, maketting, ngoại ngữ, vi tính Công ty qua quá vừa bồi dưỡng và phát triển những đội ngũ cán bộ kế cận và thường xuyên kết nạp những công nhân, cán bộ ưu tú vào hàng ngũ Đảng Từ năm 1997 đến nay đã có 50... với các cá nhân, tổ chức là rất đáng tự hào vì vậy việc đánh giá, bình xét thi đua là để phong tặng các danh hiệu được công ty làm rất chặt chẽ đảm bảo sự công bằng Công ty đã tổ chức xem xét đánh giá qua quá trình lao động thực sự của các cá nhân và tổ chức, đồng thời cũng lấy ý kiến bình bầu công khai dân chủ Chính điều này khiến cho việc đánh giá thi đua đạt được chính xác cao, không gây ra sự tỵ... lao động của công ty : Quá trìnhlao động của doanh nghiệp diễn ra theo thời gian vì vậy thước đo của quá trình lao động chính là thời gian, việc sử dụng tốt thời gian lao động sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và tăng tích lũy cho doanh nghiệp vì thế việc nghiên cứu tình hình thời gian lao động là rất cần thiết Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty trong . Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp I. Công tác hoạch định chiến lược của công ty : 1. Thực trạng môi trường kinh doanh và môi. trong các công tác quản trị doanh nghiệp hiện nay công nghệ đang được áp dụng nhiều nhất là công nghệ thông tin, nó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có

Ngày đăng: 03/10/2013, 12:20

Hình ảnh liên quan

1.4.3. Tình hình tài chính của công ty: - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

1.4.3..

Tình hình tài chính của công ty: Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng kế hoạch sử dụng thời gian lao động - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng k.

ế hoạch sử dụng thời gian lao động Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng kế hoạch số lượng lao động - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng k.

ế hoạch số lượng lao động Xem tại trang 12 của tài liệu.
bảng kế hoạch Vốn - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

bảng k.

ế hoạch Vốn Xem tại trang 13 của tài liệu.
bảng kế hoạch giá thành - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

bảng k.

ế hoạch giá thành Xem tại trang 13 của tài liệu.
Qua bảng cơ cấu trên ta thấy trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng cường đội ngũ lao động trực tiếp và tăng nhẹ đội ngữ lao động gián tiếp - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

ua.

bảng cơ cấu trên ta thấy trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng cường đội ngũ lao động trực tiếp và tăng nhẹ đội ngữ lao động gián tiếp Xem tại trang 17 của tài liệu.
7. Tình hình năng suất lao động của công ty: - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

7..

Tình hình năng suất lao động của công ty: Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng phụ cấp độc hại - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng ph.

ụ cấp độc hại Xem tại trang 20 của tài liệu.
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng năng suất lao động đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm tuy nhiên lại có sự tăng trưởng khác nhau đối với một lao động là công nhân viên thì nếu như Năm 2004 tỷ lệ tăng là 12,2 % thì đến năm 2005 tỷ lệ tăng so với nă - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

ua.

bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng năng suất lao động đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm tuy nhiên lại có sự tăng trưởng khác nhau đối với một lao động là công nhân viên thì nếu như Năm 2004 tỷ lệ tăng là 12,2 % thì đến năm 2005 tỷ lệ tăng so với nă Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng phân tích tỷ lệ tăng năng suất lao động của công ty - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng ph.

ân tích tỷ lệ tăng năng suất lao động của công ty Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng cân đối kế toán - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng c.

ân đối kế toán Xem tại trang 23 của tài liệu.
1. TSCĐ hữu hình 17.610.453.514 17.894.473.743 - Nguyên giá35.892.907.02836.783.436.456 - Hao mòn lũy kế(18.281.453.514 - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

1..

TSCĐ hữu hình 17.610.453.514 17.894.473.743 - Nguyên giá35.892.907.02836.783.436.456 - Hao mòn lũy kế(18.281.453.514 Xem tại trang 24 của tài liệu.
435.477.566 534.656.546 3. CP sản xuất kinh doanh - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

435.477.566.

534.656.546 3. CP sản xuất kinh doanh Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng k.

ê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng phân tích - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng ph.

ân tích Xem tại trang 37 của tài liệu.
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằn g: - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

ua.

bảng phân tích trên ta thấy rằn g: Xem tại trang 38 của tài liệu.
2. Tình hình doanh thu lợi nhuận của công ty: 2.1. Doanh thu : - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

2..

Tình hình doanh thu lợi nhuận của công ty: 2.1. Doanh thu : Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng kê tình lợi nhuận của hai năm 2004 - 2005 - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng k.

ê tình lợi nhuận của hai năm 2004 - 2005 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng phân tích tình hình biến động vốn của công ty: - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng ph.

ân tích tình hình biến động vốn của công ty: Xem tại trang 40 của tài liệu.
3.2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty: - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

3.2..

Tình hình biến động nguồn vốn của công ty: Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng kê tình hình chi phí sản xuất và  giá thành sản phẩm - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

Bảng k.

ê tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Xem tại trang 42 của tài liệu.
4. Tình tình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty: - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

4..

Tình tình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty: Xem tại trang 42 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy giá thành sản phẩm năm 2005 tăng só với năm 2004 (giá thành sản xuất tăng 6,95%, giá thành toàn bộ tăng 8%) - Phần II Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp

ua.

bảng trên ta thấy giá thành sản phẩm năm 2005 tăng só với năm 2004 (giá thành sản xuất tăng 6,95%, giá thành toàn bộ tăng 8%) Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan