KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

15 2.1K 50
KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 7.1. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Khái niệm kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 80 sau hàng loạt các thảm hoạ môi trường diễn ra tại Anh và Mỹ: “Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị đó hoạt động tốt”. Kiểm toán môi trường là một quá trình nhằm xem xét về mặt hiệu quả của tình trạng quản lý môi trường của doanh nghiệp, dự án. Kiểm toán xem xét đến khía cạnh tuân thủ các tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia về môi trường hoặc những tiêu chuẩn quản lý khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng nó hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về đánh giá chất lượng môi trường, đồng thời quá trình kiểm toán còn xem xét đến độ tin cậy của các phương pháp đánh giá và báo cáo môi trường. Kiểm toán môi trường được xem là một loại hình kiểm toán đặc biệt bởi các lý do sau: - Môi trường hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và nó ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới; - Môi trường cung cấp tài nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người và của nền kinh tế như: đất, nước, không khí, các tài nguyên khoáng sản…; - Có rất nhiều đối tượng và tổ chức khác nhau tham gia vào hoạt động môi trường; - Kiểm toán môi trường đòi hỏi kiến thức rộng về các môn khoa học khác nhau: địa lý, hoá học, sinh học, môi trường, kiểm toán…; Kết quả kiểm toán môi trường có tác dụng thúc đẩy quá trình cải tiến của doanh nghiệp hoặc dự án. 7.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Hiện nay, một trong những tiêu chí hàng đầu để khách hàng, cũng như các nhân viên quyết định cộng tác với các công ty, đó là các tiêu chí về công nghệ và sản phẩm sạch. Một số thay đổi nhỏ trong quy trình sản xuất sẽ làm cho sản phẩm của bạn trở lên thân thiện hơn với môi trường, thêm vào đó là các cơ hội để cải thiện hiệu quả của công việc và tiết kiệm chi phí, tránh gây lãng phí về tài nguyên. Để thực thi được nhiệm vụ bảo vệ môi trường thì công việc đầu tiên mà các cơ sở phải làm đó là kiểm toán môi trường, mục đích là kiểm tra các ảnh hưởng của quá trình hoạt động lên môi trường và tìm ra các biện pháp giảm thiểu hợp lý. Mặc khác, quá trình kiểm toán còn mang lại nhiều hiệu quả cho quá trình vận hành công ty, dự án : - Giảm thiểu chi phí vận hành, ví dụ giảm thiểu chi phí cho việc chi trả thuế đất đai và chi phí liên quan đến việc phác thải chất ô nhiễm. - Tạo môi trường làm việc lý tưởng cho các nhân viên (nâng cao nhận thức của các nhân viên tiếp cận với các chính sách môi trường). - Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. - Cải thiện cách nhìn của khách hàng, nhân viên và công chúng đối với xí nghiệp, dự án. - Đạt được những tiêu chuẩn môi trường và các khoản trợ cấp xã hội về vấn đề môi trường. Thực hiện kiểm toán môi trường không còn là một tùy chọn nữa, mà nó mang tính chất ngăn ngừa, đồng thời nó cũng giúp hạn chế và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường. 7.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Một kiểm toán môi trường về cơ bản gồm có ba giai đoạn chính: 1. Giai đoạn trước kiểm toán môi trường. 2. Giai đoạn tiến hành kiểm toán môi trường. 3. Giai đoạn hậu kiểm toán. Tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán đều bao gồm nhiều mục tiêu được đề cập một cách rõ ràng, với mỗi mục tiêu sẽ đạt được thông qua những tác dụng đặc thù, kết quả của những hành động này sẽ được tập hợp lại để tiến hành quá trình kiểm toán. 7.3.1. Những hoạt động trước kiểm toán Trên thực tế, tiến trình kiểm toán môi trường được bắt đầu với một số hoạt động cơ bản trước khi thực sự bước vào giai đoạn kiểm toán chính. Các hoạt động trước kiểm toán có tác dụng tạo tiền đề cho việc kiểm toán xảy ra đúng kế hoạch và chính xác thông qua việc chuẩn bị và sắp xếp các thông tin cần thiết cho việc kiểm toán. Những hoạt động trước kiểm toán bao gồm: lựa chọn đoàn kiểm toán, xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm: xác định phạm vi kiểm toán, lựa chọn những chủ đề ưu tiên, chỉnh lý tài liệu thanh tra và phân bố nguồn lực của đoàn kiểm toán. Trong giai đoạn này, người ta có thể thực hiện những chuyến khảo sát trước đến cơ sở cần kiểm toán nhằm thu thập những thông tin cơ bản hoặc đưa ra những bảng câu hỏi cần thiết nhằm làm cơ sở cho các hoạt động kiểm toán. Những câu hỏi phục vụ cho kiểm toán Để chuẩn bị bảng câu hỏi cho quá trình kiểm toán chúng ta tiến hành theo hai bước sau : 1. Những vấn đề "cứng": - Tổng quan về quá trình quản lý môi trường. - Các chính sách có liên quan. - Quản lý về năng lượng. - Quản lý về nguyên vật liệu. - Quản lý nước và nước thải. - Quản lý rác thải. - Kiểm soát tiếng ồn từ các động cơ. - Kiểm soát chất lượng không khí do hoạt động của động cơ. - Phỏng vấn nhanh. 2. Những vấn đề "mềm": - Những hoạt động giao thông. - Trình độ và nhận thức của nhân viên. - Công bố các thông tin về môi trường. - Trả lời các đòi hỏi và thắc mắc của công chúng. 7.3.2. Những hoạt động trong quá trình kiểm toán Trong giai đoạn này sẽ được phân ra làm 5 giai đoạn chính: 7.3.2.1. Giai đoạn 1: Tìm hiểu quy chế và hệ thống quản lý nội bộ Trước tiên các đơn vị kiểm toán cần tiến hành tìm hiểu rõ tất cả hệ thống quản lý nội bộ về môi trường, sức khỏe và an toàn, những hoạt động chính thức và không chính thức của cơ sở nhằm đưa ra những quyết định, hướng dẫn những khâu có thể tạo ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Để làm được điều này chúng ta cần kiểm tra các thủ tục về quản lý, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hoặc những hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng. Những thông tin thu thập được từ những bảng câu hỏi dành cho các nhân viên của cơ sở, qua các chuyến thực địa . từ đó giúp các kiểm toán viên có được hiểu biết và nhận định ban đầu về tình trạng môi trường của cơ sở đó và đưa ra một biện pháp cụ thể để phục vụ cho công tác kiểm toán ở các bước tiếp theo. Trong quá trình kiểm toán không nên kiểm tra quá kỹ bất kỳ một đối tượng nào thuộc hay không thuộc hệ thống quản lý nội bộ do ở bước này chúng ta chỉ cần tìm hiểu cơ sở cần kiểm toán đã thực hiện những biện pháp như thế nào trong việc quản lý những vấn đề liên quan đến môi trường của cơ sở mình. 7.3.2.2. Giai đoạn 2: Đánh giá điểm mạnh yếu Đến giai đoạn này, từ những thông tin ở bước đầu tìm hiểu được, các kiểm toán viên bắt đầu tiến hành đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của những thủ tục và hệ thống quản lý nội bộ của cơ sở. Lúc này kiểm toán viên sẽ xem xét các vấn đề sau: những trách nhiệm đã quy định rõ, hệ thống phân công tương ứng, năng lực của các thành viên và các chứng từ sổ sách nội bộ, đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện bước tiếp theo. Nếu trường hợp kết quả kiểm toán mô hình hệ thống quản lý nội bộ của cơ sở đã hoàn chỉnh (những kết quả kiểm tra chấp nhận được theo đúng quy định đã đề ra) thì những bước tiếp theo sẽ tập trung sang việc đánh giá tính hiệu quả và khả năng hoạt động của hệ thống đó mang lại trong thời suốt thời gian hoạt động. Nếu mô hình của hệ thống quản lý môi trường nội bộ không đủ hoàn chỉnh để có thể đưa ra được kết quả tốt thì những hoạt động kiểm toán tiếp theo sẽ phải tập trung vào tính hiệu quả về mặt môi trường hơn là vào hệ thống quản lý nội bộ. Nói cách khác, các kiểm toán viên không được phép tập trung kiểm tra về chức năng của hệ thống nội bộ mà họ đã đánh giá là không hoàn chỉnh trong khâu thiết kế. 7.3.2.3. Giai đoạn 3: Thu thập chứng cứ kiểm toán Thu thập chứng cứ kiểm toán được xem là bước quan trọng cho các kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về mức độ tuân thủ môi trường của mô hình được kiểm toán, cũng như đánh giá mô hình hệ thống có đảm bảo những chỉ số môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Các kiểm toán viên có thể thu thập những thông tin cần thiết thông qua việc thẩm vấn (bằng những bảng câu hỏi chính thức và những cuộc thảo luận không chính thức), quan sát (xem xét thông thường) và kiểm tra (nghiên cứu dữ liệu, kiểm tra chứng từ .). Bước 5: Báo cáo những kết quả thu thập được Thanh tra bổ sung Bước 3: Thu thập chứng cứ kiểm toán Bước 4: Đánh giá những kết quả thu thập được Bước 2: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu Bước 1: Tìm hiểu thủ tục và hệ thống nội bộ KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Lập báo cáo những kết quả quan trọng Tài liệu Gửi banquản lý Lưu Xác định phạm vi công việc Ghi chép những tìm hiểuvề tài liệu làm việc Ghi chép những đánh giá vềđộ hoàn thiện của hệ thống Kiểm tra tài liệu, kế hoạch và những kết quả Kết quả thu thập được Thảo luận với ban quản lý cơ sở về kết quả thu thập được Hình 7.1. Những bước cơ bản trong quá trình kiểm toán môi trường 7.3.2.4. Giai đoạn 4: Đánh giá những thu thập từ công tác kiểm toán Sau khi đã thu thập được những chứng cứ kiểm toán, các kiểm toán viên bắt đầu tiến hành đánh giá những kết quả thu được. Mục đích của bước này là kết hợp tất cả những tài liệu, những quan sát của mỗi nhóm thành viên sau đó đi đến quyết định hoặc là gửi kèm vào báo cáo chính thức hoặc là thông báo cho ban quản lý của cơ sở được kiểm toán biết về tình trang. Việc này thường được thực hiện trong buổi họp giữa các thành viên trong đoàn kiểm toán môi trường trước khi kết thúc kiểm toán. Lúc này, những thông tin đã thu thập có thể được sắp xếp lại để xem nếu chúng là một nhóm thì sẽ trở nên quan trọng hơn khi còn ở dạng riêng lẻ hay không. Trong quá trình đánh giá những thu thập từ công tác kiểm toán, các thành viên của nhóm, đặc biệt là trưởng đoàn kiểm toán môi trường sẽ quyết định xem những chứng cứ kiểm toán môi trường có đầy đủ để hỗ trợ cho kết quả kiểm toán hay không và liệu có nên đưa một số hoặc tất cả những chứng cứ vào trong bản báo cáo. 7.3.2.5. Giai đoạn 5: Báo cáo những thu thập về công tác kiểm toán môi trường Trong trường hợp quá trình kiểm toán xảy ra các bất đồng, quá trình báo cáo kiểm toán môi trường thường được bắt đầu bằng một cuộc thảo luận không chính thức giữa các kiểm toán viên và đại diện phụ trách khâu môi trường của cơ sở được kiểm toán môi trường. Những chứng cứ thu thập sẽ được làm rõ thêm và sau đó thông báo cho phía cơ sở trong buổi họp cuối cùng. Trong buổi họp này, đoàn kiểm tra sẽ thông báo tất cả những gì thu thập được trong quá trình kiểm toán và cả những gì sẽ được đưa vào bản báo cáo kiểm toán chính thức. Mục đích và tác dụng của báo cáo kiểm toán môi trường là cung cấp thông tin quản lý, đề xuất phương án sửa chữa và đưa ra những tài liệu kiểm toán. Hầu hết các công ty sẽ được giữ một báo cáo chính thức bằng văn bản do trưởng đoàn kiểm toán môi trường chủ trì soạn thảo dựa trên những kết quả thu được của các thành viên. Báo cáo này sẽ chỉ rõ mối quan hệ của những thông tin thu thập được, nhờ đó, hệ thống quản lý hiện tại có thể biết cần phải thực hiện những bước gì tiếp theo. Các công ty có thể sử dụng những thông tin này để báo cáo theo ngành ngang hoặc theo ngành dọc. Nhưng cho dù là báo cáo ngành ngang hay ngành dọc thì một báo cáo có hiệu quả là báo cáo đưa ra được những kết quả kiểm toán rõ ràng và thông báo kịp thời những vấn đề cần thiết cho những người có chức năng trong công ty. 7.3.3. Những hoạt động sau kiểm toán Kiểm toán môi trường không dừng lại ở những kết luận từ giai đoạn kiểm toán môi trường chính thức. Trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc giai đoạn kiểm toán chính, trưởng đoàn kiểm toán sẽ chủ trì lập một báo cáo sơ bộ về những kết quả thu được. Trước khi lập báo cáo chính thức, báo cáo sơ bộ này có thể được gửi cho sở tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên và môi trường, ban quản lý các khu công nghiệp, lãnh đạo của cơ sở được kiểm toán môi trường hoặc các cơ quan chức năng được pháp luật quy định để xem xét. Trong khi báo cáo chính thức được lập thì kế hoạch hành động cũng được xây dựng. Giai đoạn này đề ra phương hướng giải quyết, giao trách nhiệm cải thiện tình hình và lập biểu thời gian. Bước cuối cùng sẽ được kết thúc bằng một cuộc kiểm toán môi trường bổ sung nhằm đảm bảo những khiếm khuyết trong giai đoạn kiểm toán trước và nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho quá trình sửa chữa. Sau khi hoàn thành bước cuối cùng này, các kiểm toán viên sẽ đưa ra những báo cáo cuối cùng sau thời gian tiến hành kiểm toán. Trong báo cáo này các kiểm toán viên cũng đề cập đến các phát hiện trong quá trình thực hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như phòng chống các sự cố môi trường, sự cố trong hoạt động của cơ sở thực hiện kiểm toán. 7.4. NHỮNG TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHO KIỂM TOÁN Chính bởi tính phức tạp của hoạt động kiểm toán môi trường nên khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành cả 3 loại hình kiểm toán đó là: kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán tài chính: để thực hiện quá trình kiểm toán tài chính, kiểm toán viên thường đi sâu vào việc khai thác để thu thập các vấn đề sau: - Xem xét việc chi tiêu quản lý quỹ cho hoạt động bảo vệ môi trường của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có đúng mục đích và đúng quy định hay không ? - Chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc xử lý môi trường, nghiên cứu cải tiến thay đổi các nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cho việc nộp phạt vi phạm công tác quản lý môi trường… được thể hiện đúng và đủ trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay chưa ? - Chi tiêu theo các khoản chi phí đó có đúng theo quy định hay không ? Kiểm toán tuân thủ: kiểm toán viên đi sâu vào xem xét việc tuân thủ các cam kết quốc tế về môi trường của các quốc gia như các Nghị định thư, Công ước quốc tế, Chủ trương của Liên Hợp Quốc, Chương trình nghị sự, Các hướng dẫn… đồng thời kiểm toán viên cũng cần đi sâu xem xét việc các doanh nghiệp có tuân thủ các chính sách pháp luật của Nhà nước về môi trường hay không. Thậm chí, đôi khi cũng phải xem xét các quy định về quản lý môi trường riêng của từng địa phương (nếu có)… Kiểm toán hoạt động: Nói đến kiểm toán hoạt động, hầu hết chúng ta đều liên tưởng đến hoạt động đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực (3Es). Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán môi trường còn được mọi người biết đến với 6Es cụ thể: 1) Tính kinh tế (Economic) Tính kinh tế được thể hiện ở việc tối thiểu hóa các nguồn lực đầu vào (con người, nguyên vật liệu, các nguồn lực tài chính) cho một hoạt động sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm là tương đương. Do đó, khi tiến hành kiểm toán các kiểm toán viên phải trả lời được các câu hỏi sau: - Doanh nghiệp đã sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào một cách thực sự tiết kiệm chưa ? Có giải pháp nào tối ưu hơn không ? - Vấn đề nguồn lực con người đã được sử dụng một cách kinh tế chưa ? Doanh nghiệp có thể sử dụng ít công nhân hơn để sản xuất sản phẩm cùng loại đó mà vẫn giữ nguyên chất lượng và tiến độ thời gian không ? - Các nguồn lực tài chính (chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…) đã sử dụng tiết kiệm hơn không ? Có phương án nào tối ưu hơn không ? - Doanh nghiệp đã sử dụng đồng tiền một cách ít nhất hay chưa ? 2) Đối với tính hiệu quả (Efficiency) Tính hiệu quả thể hiện mối quan hệ giữa yếu tố đầu ra (có thể là hàng hóa - dịch vụ và dịch vụ) với các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra chúng, tính hiệu quả được thể hiện là việc tối đa hóa các sản phẩm đầu ra với cùng một nguồn lực đầu vào. Hay nói cách khác kiểm toán viên phải trả lời được câu hỏi doanh nghiệp đã sử dụng đồng tiền một cách tốt nhất hay chưa ? Khi tiến hành đánh giá kiểm toán viên có thể so sánh các hoạt động tương đương trong cùng một thời kỳ với cùng một tiêu chuẩn để tìm ra phương án hiệu quả. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực phức tạp như môi trường đôi khi có những vấn đề chưa có chuẩn mực nhất định thì kiểm toán cần phải dựa vào những thông tin tối ưu nhất để phân tích đánh giá đồng thời cũng cần có sự trưng cầu ý kiến đánh giá của các chuyên gia môi trường để có thể đưa ý kiến phù hợp nhất. 3) Đối với tính hiệu lực (Effectiveness) Tính hiệu lực thể hiện mối tương quan giữa mục tiêu đề ra trong kế hoạch với kết quả đạt được. Kiểm toán viên phải đánh giá được mức độ hoàn thành so với kế hoạch đặt ra có phù hợp và thống nhất hay không ? Tóm lại, kiểm toán viên cần trả lời câu hỏi: doanh nghiệp đã sử dụng đồng tiền một cách thực sự khôn ngoan hay chưa ? 4) Tính đạo đức (Ethic) Tính đạo đức ở đây, đề cập đến đạo đức của những người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể, khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Có sự thất thoát, lãng phí, tham nhũng từ các quỹ môi trường hay không ? - Có sự sai phạm về đạo đức của những người đứng đầu các tổ chức tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường hay không ? Ví dụ: khi tiến hành một dự án xây dựng mà một làng mất đi diện tích đất sản xuất (làng này chỉ có sản xuất nông nghiệp không có một nghề nào khác) thì ngoài việc đền bù số đất sản xuất đã lấy đi từ họ thì vấn đề công ăn việc làm của họ sau này sẽ được giải quyết như thế nào ? Vấn đề đạo đức của người đứng đầu thực hiện dự án sẽ được xem xét ra sao ? Hay một nhà máy xi măng được xây dựng gần một khu dân cư sau vài năm đi vào hoạt động số người dân sống ở các khu vực xung quanh bị ung thư do môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì vấn đề điều trị bệnh cho những người dân này có được nhà máy giải quyết thích đáng hay không ? Chính quyền địa phương có những hành động gì để giảm thiểu ô nhiễm từ nhà máy xi măng đó hay không ? 5) Tính công bằng (Equity) Kiểm toán viên cần trả lời được câu hỏi sau: Mục tiêu phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững đã được xem xét đến hay chưa ? Các quỹ, nguồn lực tài chính được phân bổ cho các địa phương đã công bằng hay chưa ? Có bất cứ khó khăn nào chưa được giải quyết và trình bày trong việc phân bổ các quỹ hay không ? Ví dụ: Các quỹ bảo vệ môi trường phân bổ về cho các địa phương thì tiêu chí để phân bổ phải là mức độ ô nhiễm và hiệu quả trong việc sử dụng quỹ của từng địa phương. Nếu dựa trên các tiêu chí là diện tích địa phương hay sử dụng phương pháp bình quân thì tính “công bằng” cần được kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. 6) Tính môi trường (Environment) Kiểm soát viên phải trả lời các câu hỏi sau: Việc thực hiện các giải pháp đề ra mang lại một môi trường sống như thế nào ? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không ? Môi trường hiện tại đã được cải thiện tốt hơn trước chưa ? Các vấn đề còn tồn tại của môi trường hiện nay ra sao ? Liệu còn có giải pháp nào tối ưu và đồng bộ hơn để mang lại một môi trường tốt đẹp hơn không ? Khi tiến hành kiểm toán môi trường, kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán theo các nhân tố cấu thành nên ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể tiến hành kiểm toán theo các chuyên đề như kiểm toán năng lượng, kiểm toán các chất thải, kiểm toán theo các chương trình hoạt động về môi trường của quốc gia… Theo bản báo cáo về phát triển con người năm 2007 - 2008 của UNDP trong số các nước đang phát triển thì Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa nhiều nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 2 0 C thì khoảng 2 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm trong nước biển. Do đó, vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam đã xác định phải giải quyết trong kế hoạch hành động năm 2008. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường: các tổ chức bảo vệ môi trường, thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường… Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức này mới chỉ dừng lại ở hình thức xử lý sự vụ (sự kiện đã xảy ra mới xử lý) chưa có các kiến nghị cụ thể về công tác phòng chống ô nhiễm cũng như đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn kinh phí môi trường của chính phủ cũng như của doanh nghiệp. Vấn đề trên sẽ được giải quyết khi kiểm toán Nhà nước Việt Nam có các kiểm toán viên môi trường được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, tuy nhiên đây cũng có thể coi là những thách thức không nhỏ đối với cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam bởi các lí do sau: - Chưa xây dựng được một văn bản pháp lý hoàn chỉnh về quy định kiểm toán nhà nước Việt Nam có chức năng kiểm toán môi trường. - Đứng trên phương diện khoa học kiểm toán thì kiểm toán môi trường là sự kết hợp giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán môi trường là bước phát triển cao hơn của kiểm toán hoạt động. Từ khi thành lập ngành đến nay, chúng ta thực hiện được rất ít các chương trình kiểm toán; trong đó, có hoạt động kiểm toán về quản lý và sử dụng phí đường bộ, kiểm toán tài chính trong việc sử dụng quỹ đất công; nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể đối với kiểm toán hoạt động. - Chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu hoàn chỉnh và đáng tin cậy về môi trường của quốc gia (thông tin về số tài nguyên mà quốc gia đã có; số tài nguyên đã sử dụng từng năm; các công nghệ xử lý chất thải; danh sách các công ty vi phạm về môi trường…) đây là kênh thông tin hết sức quan trọng có thể hỗ trợ các kiểm toán viên rất nhiều trong hoạt động kiểm toán, ví dụ như các kiểm toán viên có thể đưa ra những khuyến cáo của mình trong việc sử dụng khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên, hướng giải quyết, xử lý, sử dụng trong các năm tiếp theo. - Công tác đào tạo cán bộ kiểm toán môi trường của kiểm toán nhà nước Việt Nam còn rất hạn chế, do đó chúng ta chưa xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp. - Chúng ta chưa xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với hoạt động kiểm toán môi trường. Với ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn của môi trường không chỉ đối với cuộc sống của chúng ta mà với cả nền kinh tế Việt Nam thì có thể nói hoạt động kiểm toán môi trường sẽ tất yếu xuất hiện trong hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam. Với hy vọng trong tương lai gần, khi mà chúng ta có những quy định pháp lý cụ thể cho hoạt động kiểm toán môi trường, các kiểm toán viên được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp…thì cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố tích cực không những góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. 7.5. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG - MỘT KHÍA CẠNH CỦA KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG (1) Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả có tầm quan trọng ngày càng lớn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay. Tại các nước đang phát triển, năng lượng được sử dụng kém hiệu quả hơn so với các nước có nền kinh tế đã phát triển. Điều đó có nghĩa là cơ hội để tiết kiệm năng lượng ở các nước đang phát triển lớn hơn nhiều so với các nước phát triển vì hầu hết các hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng đã quá cũ và công nghệ còn lạc hậu. Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả và lãng phí đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm đưa ra thị trường. Một trong những nguyên nhân chính là nhận thức chưa đầy đủ của lãnh đạo doanh nghiệp, ý thức “lối mòn” của công nhân vận hành hoặc là do sự đầu tư trang thiết bị theo hướng chắp vá, không đồng bộ . Ngoài ra, sử dụng năng lượng không hiệu quả và lãng phí còn làm tăng sự phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Để xác định được đâu là nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng lớn của quá trình sản xuất hay của từng thiết bị sử dụng năng lượng bắt buộc các doanh nghiệp phải định kỳ tiến hành kiểm toán năng lượng (KTNL). 7.5.1. Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất 7.5.1.1. Quy trình kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là hoạt động nhằm xác định một phương tiện sử dụng ở đâu, với số lượng bao nhiêu và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng (TKNL). Hay nói cách khác, đó là hành động nhằm kiểm tra, tính toán lại các thiết bị, dòng năng lượng, từ đó xác định các cơ hội TKNL. Khảo sát sơ bộ Phân tích các dòng năng lượng Duy trì Đề xuất các cơ hội TKNL Lựa chọn các cơ hội TKNL Áp dụng Liệt kê quy trình công nghệ, thiết bị cung cấp và tiêu hao năng lượng, xác định mức tiêu thụ năng lượng.Bước đầu xác định các công đoạn làm tiêu hao năng lượng lớn. Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán.Xác định sơ đồ dòng phân bố năng lượng.Cân bằng vật chất – năng lượng. Xác định các cơ hội TKNL.Lựa chọn các cơ hội TKNL tiền khả thi. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường.Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Thực hiện các giai đoạn TKNL.Đo đạc và đánh giá kết quả. Duy trì các giải pháp TKNL.Lựa chọn công đoạn tiếp theo để kiểm toán năng lượng. Hình 7.2. Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất. (1) : Tham khảo tài liệu của Lê Kim Hùng và Nguyễn Thị Ngọc Minh 7.5.1.2. Công cụ kiểm toán năng lượng a. Công cụ quản lý Để thực hiện công việc tính toán trong quá trình KTNL ở đây chúng tôi sử dụng công cụ tính toán SaveX. Đây là công cụ mở và là công cụ để quản lý chung các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. * Chức năng của SaveX: - Xác định mục tiêu chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Đánh giá khía cạnh kinh tế của các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Thiết kế kế hoạch tài chính của chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Tiền đánh giá chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Sắp xếp thứ tự các phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để sử dụng chương trình SaveX, ta phải có các cơ sở dữ liệu như được mô tả ở hình 7.3. Số liệu cơ sởBiểu giáChi phí biênThuếBiểu đồ phụ tảiKhí thảiDữ liệu đầu vào cho từng phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chi phí đầu tư, chi phí ban đầu, tiết kiệm. Kết quả: Hiệu quả kinh tế xã hội và tư nhân, hiệu quả và chi phí, tổng mức chi phí và tiết kiệm, giá trị, đặc tính phụ tải. Hình 7.3. Cơ sở dữ liệu cho công cụ SaveX b. Thiết bị đo. Để phục vụ cho công tác kiểm toán, các thiết bị đo được sử dụng: - Máy đo công suất Fluke-model 43B dùng để đo các loại công suất, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, hệ số công suất, tần số và nhiễu của dòng điện 1 pha và 3 pha. Hình 7.4: Máy đo công suất Fluke - Thiết bị phân tích khí thải Testo-model 350XL dùng để phân tích nồng độ khói thải, bao gồm các chỉ tiêu sau: O 2 , CO 2 , CO, NO, NO 2 , SO 2 , H 2 S, C x H y , hiệu suất cháy, đo chênh áp, nhiệt độ, vận tốc khí. - Súng đo nhiệt độ từ xa Omega-model OS523 - 2 dùng để đo nhiệt độ các bề mặt và các điểm theo yêu cầu. - Thiết bị đo ánh sáng Extech - model EA30, Ampe kìm. 7.5.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp Sau đây là một số giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất. 7.5.2.1. Đối với hệ thống nhiệt * Đối với lò hơi: - Kiểm soát hệ số không khí thừa, mật độ khói thải. - Sử dụng nhiệt thải để làm nóng lò hơi. - Kiểm soát việc xả đáy lò hơi. - Xử lý nước cấp cho lò hơi [...]... THV=C/B Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 1637 KWh*0.75kg GHG/KWh = 1,2 tấn GHG/năm * Đối với hệ thống thông gió phân xưởng dệt Hiện tại, khối văn phòng, nhà xưởng mắc và hồ được kết cấu mái trần bằng tôn, chế độ thông thoáng kém nên nhiệt độ bên trong xưởng hồ thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài tường từ 3-6 0C Để tăng cường khả năng thông thoáng, tạo môi trường cho... nguyên và môi trường Với các kết quả phân tích tại Xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên, xí nghiệp có thể tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ tuỳ theo khả năng thực hiện các giải pháp đầu tư thích hợp Tuy nhiên, ngoài các giải pháp về công nghệ, việc thường xuyên thay đổi ý thức làm việc của con người trong doanh nghiệp sao cho việc sử dụng năng lượng đạt hiệu quả là quan trọng Việc kiểm toán năng... tiền tiết kiệm đối với trường hợp này được tính trong 1 năm là: B = 2,5 tấn * 77 USD/tấn = 195 USD/năm Để giảm tổn thất, cần phải đầu tư sửa chữa và bảo ôn các đường ống, van, bích hiện chưa bảo ôn cần kinh phí 75,625 USD Hiệu quả đầu tư STT 1 2 3 Hạng mục Chi phí đầu tư, C Tiền tiết kiệm, B Thời gian hoàn vốn giản đơn, ĐVT USD USD Tháng Thành tiền 76,625 195 5 THV=C/B Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây... giải pháp về công nghệ, việc thường xuyên thay đổi ý thức làm việc của con người trong doanh nghiệp sao cho việc sử dụng năng lượng đạt hiệu quả là quan trọng Việc kiểm toán năng lượng cũng như kiềm toán môi trường có thể triển khai áp dụng ở bất cứ cơ sở nào, nhất là trong thời điểm chủ trương của nhà nước đang kêu gọi người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ... doanh thu chiếm là 7% Hệ thống phụ tải của xí nghiệp có thể chia thành các loại chính như sau: Hệ thống điện, hệ thống nhiệt, hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió Dựa trên kết quả của công tác kiểm toán đạt được, ta có thể áp dụng các giải pháp và đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng cho xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên như sau: * Đối với hệ thống quản lý năng lượng - Thường xuyên đào... tại phân xưởng mắc hồ Số lượng quả cầu nhiệt: n = 277m2 /(30m2/1quả cầu ) = 9,6 (10 quả cầu) Hạng mục Số lượng Đơn giá Thành tiền Chi phí mua và lắp quả cầu nhiệt 10 25 250 (USD) Hiệu quả: cải thiện môi trường làm việc cho công nhân, tăng năng suất lao động * Lắp đặt bộ điều khiển tốc độ động cơ cho môtơ máy hồ trục Đối với máy hồ trục có tải thay đổi thường xuyên nên khi lắp bộ điều khiển tốc độ động... 970 VND = 5.331.200 VND (331,25 USD) Hiệu quả đầu tư STT 1 2 3 Hạng mục Chi phí đầu tư, C Tiền tiết kiệm, B Thời gian hoàn vốn giản đơn, ĐVT USD USD Tháng Thành tiền 712,5 331,25 30 THV=C/B Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 5.440 KWh*0.75 kgGHG/KWh = 4,07 tấn GHG/năm * Thay thế môtơ của máy dệt bằng môtơ hiệu suất cao Hiện tại, các môtơ máy dệt đã qua thời gian... máy dệt hoạt động thực tế trong năm Hiệu quả đầu tư STT 1 2 3 Hạng mục Chi phí đầu tư, C Tiền tiết kiệm, B Thời gian hoàn vốn giản đơn, ĐVT USD USD Tháng Thành tiền 2447,75 2426,25 13 THV=C/B Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 39.637 KWh*0,75 kgGHG/KWh = 27,5 tấn GHG/năm 7.5.4 Kết luận Qua việc phân tích, xây dựng quy trình KTNL và đánh giá kết quả, ta thấy lợi... 405,625 USD Hiệu quả đầu tư STT Hạng mục ĐVT Thành 1 Chi phí đầu tư, C USD tiền 405,62 2 3 Tiền tiết kiệm, B Thời gian hoàn vốn giản đơn, USD Tháng 5 777,7 6 STT Hạng mục ĐVT Thành tiền THV=C/B Hiệu quả môi trường: Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm là: G = 10,1 tấn * 1,75 tấnGHG/tấn than = 17,7 tấn GHG/năm Trong đó: - GHG: Greenhouse gas * Hệ thống bảo ôn đường ống, van, bích Nhiệt trị của than... mềm để cung cấp cho thiết bị, tăng khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị * Đối với thiết bị - công nghệ: Cải tiến, hoàn thiện công nghệ và thiết bị theo hướng giảm tiêu hao năng lượng 7.5.3 Ứng dụng kiểm toán năng lượng tại xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên Kết quả đo đạc công suất tiêu thụ, lượng hơi tiêu thụ được thể hiện trên bảng 7.1 và bảng 7.2 Bảng 7.1 Kết quả đo lượng hơi tiêu thụ cho nhánh . môi trường nên khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành cả 3 loại hình kiểm toán đó là: kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán. chức năng kiểm toán môi trường. - Đứng trên phương diện khoa học kiểm toán thì kiểm toán môi trường là sự kết hợp giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân

Ngày đăng: 03/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Hình 7.1. Những bước cơ bản trong quá trình kiểm toán môi trường - KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Hình 7.1..

Những bước cơ bản trong quá trình kiểm toán môi trường Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 7.2. Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất. - KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Hình 7.2..

Quy trình kiểm toán năng lượng trong các cơ sở sản xuất Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 7.3. Cơ sở dữ liệu cho công cụ SaveX - KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Hình 7.3..

Cơ sở dữ liệu cho công cụ SaveX Xem tại trang 10 của tài liệu.
Kết quả đo đạc công suất tiêu thụ, lượng hơi tiêu thụ được thể hiện trên bảng 7.1 và bảng 7.2. - KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

t.

quả đo đạc công suất tiêu thụ, lượng hơi tiêu thụ được thể hiện trên bảng 7.1 và bảng 7.2 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 7.1. Kết quả đo lượng hơi tiêu thụ cho nhánh cung cấp hơi cho các hộ tiêu thụ là nấu hồ và máy sấy lô Xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên - KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Bảng 7.1..

Kết quả đo lượng hơi tiêu thụ cho nhánh cung cấp hơi cho các hộ tiêu thụ là nấu hồ và máy sấy lô Xí nghiệp hồ dệt Duy Sơn II - Duy Xuyên Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan