BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH

8 470 0
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH 5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MHB CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH Năm 2009 tình hình kinh tế trên địa bàn có sự tăng trưởng rõ nét. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường và tình hình ở địa phương. Căn cứ vào tình hình trên, Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh đề ra mục tiêu hoạt động trong thời gian tới như sau: - Khách hàng: địa bàn tỉnh chưa có nhiều những doanh nghiệp lớn nên khách hàng mục tiêu trước đây của ngân hàng là nông dân, các hộ sản xuất cá thể và trong thời gian tới ngân hàng càng mở rộng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến như chế biến thức ăn gia súc, chế biến thuỷ sản… - Dịch vụ: nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi bằng VNĐ và sẽ mở rộng huy động vốn bằng ngoại tệ từ các nguồn kiều hối. - Công nghệ: ngân hàng đầu tư nhiều trang thiết bị mới hiện đại, đổi mới quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm sao cho ngày càng tinh – gọn – nhẹ. - Vị trí của ngân hàng: Do mới được thành lập cách đây gần 3 năm nên ngân hàng còn non trẻ, chưa được nhiều người biết đến, thị phần còn hạn chế so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh các công tác tuyên truyền để mọi người dân có thể biết đến, tăng cường cạnh tranh mở rộng uy tín và qui mô của ngân hàng. - Thị trường: Phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh chủ yếu là cho các khách hàng tại Thành phố Trà Vinh, và sẽ mở rộng giao dịch trong toàn tỉnh nói riêng và cho tất cả các khách hàng có nhu cầu nói chung. - Mối quan tâm đối với nhân viên: thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các đơn vị PGD và chi nhánh, tổ chức đi tham quan du lịch vào mổi năm. Tăng cường cử những cán bộ trẻ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TD CUẢ HỘ GĐ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH Tín dụng một trong những hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Ngân hàng một khi muốn mở rộng kinh doanh tiền tệ thì phải tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy, công việc đầu tiên, ưu tiên nhất hiện nay là làm sao để nâng cao hiệu quả TD, giữ lấy uy tín cho NH. Hoạt động TD phải có hiệu quả từ việc sử dụng tốt các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động thì ngân hàng mới có thể phát triển cao và bền vững. Đề tài xuất phát từ hoạt động thực tế của ngân hàng trong việc cho các hộ GĐ vay vốn. Qua đó, trình bày những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng cho hộ GĐ nói riêng trong việc hỗ trợ vốn đúng lúc, đúng nhu cầu đáp ứng được tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 5.2.1. Các giải pháp về huy động vốn a) Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn Mặc dù trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của PGD đã tăng nhanh, nhưng vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Vì vậy, tăng cường vốn huy động vẫn là yêu cầu cần đặt ra, vừa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa hạn chế vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Trước hết PGD cần có chính sách hợp lý nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp cụ thể như sau: - Thành phố Trà Vinh là địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ngân hàng cạnh tranh nhiều. Do đó, PGD cần phải tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến sản phẩm cũ (tiết kiệm người cao tuổi, khuyến mãi nhân dịp lễ Tết…), nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, chi trả tiền mặt theo yêu cầu, chi trả kiều hối một cách nhanh chóng với thủ tục đơn giản như KH có thể điện thoại hoặc fax đến NH yêu cầu trích tiền từ tài khoản của KH để phục vụ cho các mục đích nêu trên, tăng cường các tiện ích của thẻ ATM (thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền điện nước, điện thoại, nộp thuế, mua card điện thoại….). - Đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm không chỉ dừng lại ở các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng, mà NH cần có kế hoạch chuyển hóa tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho khách hàng. Ví dụ: khi khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiết kiệm có thể đa dạng như tiết kiệm 2, 3, 4, 5 tháng… không gói gọn trong quí, năm như hiện nay. - Mở rộng và phát triển các hình thức tiết kiệm qua bưu điện, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, dù số tiền nhiều hay ít thì cũng có thể gửi được. Tiếp tục mở rộng hình thức huy động vốn tại GĐ, các bộ TD có thể đến từng hộ GĐ, từng xã, phường để huy động vốn trực tiếp vừa có thể giới thiệu về NH vừa huy động được vốn. - Cần triển khai rộng rãi việc mở tài khoản cá nhân, phối hợp với các đơn vị trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM của ngân hàng MHB, sử dụng séc cá nhân thanh toán qua NH để có thể tập trung được nguồn vốn của các tầng lớp dân cư. b) Áp dụng lãi suất huy động phù hợp - Lãi suất luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi gửi tiền. Tâm lý chung là KH sẽ tính toán xem sau một khoảng thời gian thì tiền lãi sẽ là bao nhiêu và họ thường so sánh lãi suất giữa các NH với nhau. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh lãi suất linh hoạt, có các chính sách lãi suất cạnh tranh phù hợp với thị trường nhằm lôi kéo được khách hàng. - Áp dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong thời gian dài lãi suất sẽ cao hơn món tiền nhỏ, nghĩa là trong cùng một khoảng thời gian gửi một khoản tiền lớn sẽ có lãi suất cao hơn gửi một khoản tiền nhỏ hoặc gửi nhiều lần lấy trọn một lần, lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này sẽ giúp người dân tích lũy tiền hoặc gửi tiền một lần mà rút ra nhiều kỳ. c) Đẩy mạnh các hoạt động Marketing cho ngân hàng PGD nên cùng với chi nhánh đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức, nhằm tăng nguồn vốn huy động, nắm bắt cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đồng thời mở rộng một số dịch vụ NH, tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng, mở rộng đầu tư TD cho các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức, cụ thể như sau: - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Thời báo ngân hàng, báo Đầu tư tài chính, các kênh truyền hình được nhiều người yêu thích như VTV, THVL, HTV…, quảng cáo thương hiệu Ngân hàng MHB để nhiều khách hàng biết đến. Thực hiện quảng cáo tiếp thị trên các băng rôn, phát tờ rơi với đầy đủ thông tin về các sản phẩm kinh doanh của NH, lãi suất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng kèm theo…, tài trợ các chương trình xã hội. Thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên duới nhiều hình thức: - Tặng các sản phẩm khuyến mãi có in logo của ngân hàng như thẻ ATM, áo thun, áo mưa, ly…tạo điều kiện cho các khách hàng thường xuyên vào danh mục khách hàng truyền thống, thu hút các khách hàng tiềm năng qua các chương trình giới thiệu sản phẩm của ngân hàng. - Các ngày lễ tết, sinh nhật, kỷ niệm…. NH nên đưa ra các chương trình chăm sóc khách hàng truyền thống. - Tặng học bổng cho sinh viên, thường xuyên thực hiện các chương trình từ thiện như thăm viếng người neo đơn, trẻ em khuyết tật…, tài trợ các chương trình hội thao, văn hóa, văn nghệ…. Huy động vốn của ngân hàng không nên gói gọn trọng một vài chỉ tiêu như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân hay DN mà sẽ được mở rộng cho tất cả các đối được. Từ đó, làm giảm áp lực cho nguồn vốn huy động, giảm rủi ro do thiếu vốn giúp ngân hàng sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp vào các mục đích kinh doanh của ngân hàng. 5.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn a) Đơn giản hóa qui trình cho vay Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển của các loại hình ngân hàng, các TCTD, cùng với sự đa dạng của các hoạt động và các loại hình tín dụng đã tạo nên một thị trường sôi động. Những điều đó cũng chứa nhiều vấn đề mâu thuẫn, tạo nên sự cạnh tranh kém lành mạnh. Là một PGD, trực thuộc sự quản lý của chi nhánh ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh, đối với các khoản cho vay lớn thì PGD chỉ được cho vay trong phạm vi ủy quyền của tổng giám đốc. Do đó, nhiều hồ sơ phải mất một khoảng thời gian xét duyệt, trãi qua nhiều khâu xử lý từ lập tờ trình, thẩm định dự án, xét duyệt TSĐB… làm mất thời gian của khách hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên PGD có thể xem xét kỹ hơn về vấn đề trên để có thể giá một cách nhanh, gọn nhẹ, trên cơ sở chính xác và có khoa học. Các khoản vay cần được bảo lãnh bằng tài sản đảm bảo bằng vật chất hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba….Tuy nhiên, cũng không nên coi đây là điều kiện tiên quyết mà phải xem xét đến tính khả thi về kế hoạch SXKD của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nên thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các khoản vốn để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Từ đó, có thể hỗ trợ, tư vấn thêm cho khách hàng về điều khoản tín dụng, qui định về lãi suất thả nổi mới …. b) Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay Hiện nay trong cơ cấu cho vay thì cho vay trung hạn chỉ chiếm khoảng 37% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chưa đầu tư cho vay dài hạn. Vì thế trong tương lai ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân, đồng thời giảm bớt chi phí hoạt động cho ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra ngân hàng cần tổng kết, điều tra, nghiên cứu thị trường, hướng vào thị hiếu người tiêu dùng để có thể đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của NH, phát triển các sản phẩm mới (như cho vay theo hình thức cầm cố, chiết khấu hoặc bảo lãnh thương phiếu, cho vay dưới hình thức cho thuê tài chính…), cải tiến các sản phẩm cũ (như cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, cho vay hạn mức dự phòng, cho vay ủy thác, cho vay thực hiện đề án…) để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần đa dạng hóa thời gian vay vốn không chỉ gói gọn trong cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, mà nên căn cứ vào đặc điểm SXKH của khách hàng để xây dựng thời gian cho vay phù hợp. Tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ trước hạn và được hưởng các chế độ về lãi vay theo thời gian tất toán hợp đồng tín dụng. Riêng đối với các khách hàng có nợ quá hạn cần điều tra, xem xét để có quyết định xử lý phù hợp nhất. Nếu họ là khách hàng có chất lượng (luôn trả lãi đầy đủ, đúng hạn, có kế hoạch SXKD tốt). Tránh gây áp lực về thời gian trả nợ vừa có thể cũng cố niềm tin ở KH, vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục sản xuất thông qua việc cho vay lại hồ TD nếu họ giải trình được các lý do hợp lý về việc trả nợ trễ hạn. Xây dựng một có cấu lãi tiền vay phù hợp, đa dạng theo nghề KD, có chính sách lãi suất ưu tiên đối với các dự án khả thi. Bên cạnh đó, để tiếp tục đạt được mục tiêu là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (năm 2008), thời gian tới NH cần chú trọng hơn nữa các sản phẩm tín dụng dành cho đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng là các hộ GĐ hoặc các DN vừa và nhỏ. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần cải tiến mở rộng hơn nữa các sản phẩm đối với đối tượng khách hàng là công nhân viên chức với các sản phẩm như cho vay cán bộ công nhân viên, ủy nhiệm trích lương, cho vay chơi chứng khoán, cho vay tiểu thương… c) Thu hút khách hàng đến với ngân hàng Ngày nay trong môi trường cạnh tranh gay gắt PGD không thể thụ động chờ khách hàng tự tìm đến với mình mà cần phải hiểu rỏ KH là người đem lại nguồn thu cho NH chứ không ai khác. Vì vậy, PGD cần phân khúc thị trường để tìm hiểu rỏ hơn về thị hiếu khách hàng để mở rộng thị phần nâng cao vị thế, thương hiệu của mình. Ngân hàng cần phải đa dạng hóa sản phẩm cho vay. Chẳng hạn cùng một món vay nhưng nếu khách hàng vay trong vòng 24h với số tiền nhỏ hơn 5 triệu thì không phải trả lãi. Ngoài ra, có thể thêm nhiều tiện ích khác để có thể phục vụ KH chu đáo hơn. Tuy nhiên, nếu biết được tiện ích đó có được KH quan tâm hay không, thì PGD cần chủ động tham khảo ý kiến KH thông qua các cuộc thăm dò, khảo sát ý kiến KH, đánh giá mức độ hài lòng của KH về các dịch vụ của PGD, vì sản phẩm cho vay mà PGD cung cấp được khách hàng quan tâm đồng nghĩa với sản phẩm của PGD được chấp nhận, tăng nguồn thu cho DV, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động TD. Để thu hút khách hàng, PGD nên có sự hợp tác với các công ty, DN, các cơ sở SXKD, mở rộng thực hiện thanh toán trọn gói mua TSCĐ, sản phẩm tiêu dùng qua NH, giúp KH tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm thiểu lượng tiền mặt lưu thông trong xã hội. Tuy thu hút khách hàng là cần thiết nhưng vấn đề không phải khách hàng nào ngân hàng cũng nhắm đến. Sàng lọc, lựa chọn khách hàng tốt, cho vay hạn chế khách hàng thiếu khả năng trả nợ, tránh xa khách hàng cung cấp thông tin gian dối, dùng xảo thuật lừa gạt NH là việc làm cần thiết. Thành phố Trà Vinh là nơi có dân số đông trên địa bàn, cùng với mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu nhà ở, đất ở của hộ GĐ ngày càng tăng. Tuy là những KH nhỏ nhưng với số lượng nhiều cùng với tình hình thu nhập ổn định nên các hộ GĐ là khách hàng lâu dài mà PGD cần hướng đến. Bên cạnh đó, với chính sách thu hút nhân tài ở nước ngoài về Việt Nam sinh sống và làm việc, khi đó, nếu có sự hợp tác tốt với công ty xây dựng và công ty địa ốc, PGD có thể cung cấp tốt các dịch vụ cho kiều bào thì đây là thị trường đầy tiềm năng, là món mồi béo bở cho ngân hàng. d) Tăng cường kiểm tra công tác thu hồi nợ Đa số các trường hợp phát sinh nợ quá hạn có thể do nguyên nhân sự thiếu thận trọng của cán bộ TD sau khi giải ngân. Điều này dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của KH đối với khoản vay. Đối với MHB cho vay ngắn hạn thì kiểm tra 3 – 6 tháng/lần, còn trung dài hạn thì 1 năm/lần. Ngoài việc yêu cầu KH cung cấp các báo cáo tài chính có liên quan, cán bộ TD còn định kỳ kiểm tra thực tế nếu phát hiện ra những sai phạm trong sử dụng vốn hoặc những khó khăn trong quá trình sản xuất thì có những biện pháp kịp thời, hạn chế sự thiệt hại của KH cũng như NH, từ đó phòng ngừa rủi ro cho chính ngân hàng. Có thể nói công tác kiểm tra sau khi cho vay là biện pháp tốt nhất để hạn chế rủi to TD có thể xảy ra vì vây PGD cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra sau khi giải ngân. 5.2.3. Các giải pháp đồng bộ khác a) Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực - NH nên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên ở các phòng ban. - Tăng cường đào tạo cán bộ nhất là cán bộ hiểu biết về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin để tăng tốc độ xử lý nghiệp vụ bằng phần mềm. tránh các rủi ro về hệ thống kiểm soát nội bộ… - PGD nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề dành riêng cho nhân viên, kết hợp với việc mời chuyên gia trong ngành đến báo cáo, giảng dạy, tạo điều kiện cho mổi nhân viên học hỏi thêm kinh nghiệm, cũng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần tạo niềm tin cho khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của PGD ngày một hiệu quả hơn. b) Đẩy mạnh ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ hiện đại nhất là công nghệ thông tin Chỉ trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại thì ngân hàng mới có điều kiện triển khai các loại hình dịch vụ mới, mở rộng đối tượng và phạm vi khách hàng. Công nghệ thông tin cho phép NH nắm bắt, cập nhật đầy đủ thông tin từ phía KH, cho phép giảm thiểu rủi ro trong công tác. Công nghệ hiện đại giúp PGD giảm thiểu chi phí, giảm thời gian trong giao dịch. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh cần phối hợp với chi nhánh và các PGD khác tạo một website riêng cho MHB tỉnh Trà Vinh vì đây cũng được coi như là một kênh quảng cáo thương hiệu của mình, các website của NH được ví như trung tâm thông tin của NH, mọi lúc, mọi nơi, khách hàng đều có thể truy cập tìm hiểu thông tin về các dịch vụ mà PGD cung cấp, đồng thời PGD cũng có thể tiếp cận với KH một cách nhanh chóng và có hiệu quả. c) Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng Với mục tiêu trở thành ngâh hàng bán lẻ hàng đầu trên thị trường tiền tệ đầy tiềm năng như ở nước ta thì việc mở rộng mạng lưới hoạt động là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của ngân hàng MHB. Để có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thì đòi hỏi PGD phải quan tâm hơn nữa cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư, có tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ để có thể đáp ứng và nắm bắt kịp thời nguồn vốn huy động. Mở rộng thêm các đối tượng huy động ở trường học, bệnh viên….bằng các hình thức như mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi phục vụ cho nhu cầu thanh toán chuyển tiền cho học sinh, sinh viên và bệnh nhân…. . BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH. hoạt động của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh chủ yếu là cho các khách hàng tại Thành phố Trà Vinh, và sẽ mở

Ngày đăng: 02/10/2013, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan