THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ PHÁT HÀNH IPO THỜI GIAN QUA

15 220 0
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ PHÁT HÀNH IPO THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ PHÁT HÀNH IPO THỜI GIAN QUA 1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. 1.1 Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết hai loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 (chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, trong khi "room" cũng hết. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số Công ty niêm yết/ ĐKGD 5 5 20 22 26 32 Mức vốn hóa TTCP (% GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14 Nguồn: http://www.cophieu68.com 1.2 Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: sở giao dịch chứng khoán thành phố, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, chỉ sau Zim-ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Năm 2006 , thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội tăng 152,4% . VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP). Trên thị trường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên HASTC. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP). Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng. Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm, đã lên tới220 nghìn tỷ đồng, tương đương với 13,8 tỷ USD. Biểu đồ chỉ số Vn-index Hose năm 2006 (Nguồn: http://www.cophieu68.com/chartindex.php?stcid=1 ) 1.3 Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả hai sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm; HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Tính đến ngày 28/12/2007, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên. Nhìn nhận khách quan từ góc độ thị trường, bên cạnh những thành công, thị trường chứng khoán qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăng trầm nhất định khi thị trường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm . Biểu đồ Vnindex Hose năm 2007 (Nguồn: http://www.cophieu68.com/chartindex.php?stcid=1 ) 1.4 Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Nhìn lại thị trường sau một năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các nhà đầu tư. Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp . phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán có nguy cơ thừa "hàng". • Giai đoạn 1: Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động của kinh tế vĩ mô. (Từ tháng 01 tới tháng 06) Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VNIndex giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầu tháng 06/2008. Sau 103 phiên giao dịch,VN- Index giảm mất 550,52 điểm- tương đương 59,77%. Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có 8,02 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, tương đương khoảng 482 tỷ đồng. Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu nhiều tác động nhiều nhất là nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản). Trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán, chưa có năm nào ủy ban chứng khoán Nhà nước phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008, ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả hai sàn chứng khoán. Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: Cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường,kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ • Giai đoạn 2: Phục hồi trong ngắn hạn (Tháng 06 tới đầu tháng 09) Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. VN-Index và HASTC-Index liên tiếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm kéo dài. Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất. Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. VN-Index tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên. • Giai đoạn 3: Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Từ tháng 09 tới tháng 12) Đây là thời kỳ VN-Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VN-Index mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. Nguyên nhân tác động lớn nhất tới thị trường chứng khoán trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Hòa cùng xu thế giảm điểm của thị trường chứng khoán các nước, hai chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và HASTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HOSE, 49 phiên VN-Index mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ ngân hàng Nhà nước, xen lẫn giữa những phiên giảm điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh. Tuy nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổn định. Kết thúc giai đoạn này, VNIndex giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15%. Biểu đồ Vn index HOSE 2008 (Nguồn: http://www.cophieu68.com/chartindex.php?stcid=1 ) 1.5 Giai đoạn từ 2009 đến nay Năm 2009- năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng, bước sang 2010- Thị trường biến động bất thường. Nếu như 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì bước sang 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi tương đối ấn tượng, không ít thời điểm đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển với những kỷ lục mới. Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của thị trường chứng khoán. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi thị trường chứng khoán có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của thị trường chứng khoán trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu Từ tháng 8 đến tháng 10, thị trường chứng khoán lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22-10, thị trường chứng khoán vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008. Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn tỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn tỷ đồng được giải ngân. Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á. Biểu đồ Vn index HOSE năm 2009 (Nguồn: http://www.cophieu68.com/chartindex.php?stcid=1 ) Bước sang năm 2010 thị trường chứng khoán trải qua một năm giao dịch biến đầy biến động và để lại nhiều cảm xúc trái ngược cho nhà đầu tư, từ cao trào thất vọng cho đến cảm xúc thăng hoa. Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm. Trong vòng 2 tháng, Vn - Index mất hơn 16%. Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc lộ và đỉnh điểm là đầu tháng 11, Chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi - thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát, kéo theo một cuộc đua lãi suất gữa các ngân hàng. Với thị trường chứng khoán, điểm ngạc nhiên là sau một tuần rơi mạnh bởi biến động khó lường của tỷ giá cùng giá vàng trong và ngoài nước, thị trường đã quay đầu hồi phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể coi là thành công của chứng khoán Việt Nam bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm trong thời gian này. Biểu đồ Vn index HOSE năm 2010 [...]... http://www.cophieu68.com/chartindex.php?stcid=1 ) 2 Thực trạng phát hành IPO tại Việt Nam 2.1 Tổng quan về các đợt IPO thời gian qua Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập (năm 2000) cho đến năm 2004, thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ khá chậm, trung bình khoảng vài công ty mới IPO mỗi năm Những bước phát triển mạnh mẽ của thị trường chỉ bắt đầu từ 9/2005 khi tốc độ IPO của thị trường được đẩy lên... yết trên sàn, quyết định mua cổ phiếu IPO càng được cân nhắc hơn nữa Trước đây, khi mua cổ phiếu IPO, nhà đầu tư chờ cổ phiếu lên sàn để hưởng chênh lệch giá Còn thời gian qua, có rất nhiều cổ phiếu IPO xong rồi nhưng chờ mãi không thấy lên sàn, giá đứng yên một mức trong vòng một năm coi như lỗ Cho đến thời điểm làm bài nghiên cứu này, sở giao dịch chứng khoán TPHCM đã tổ chức IPO thành công cho công... doanh nghiệp phải đấu giá tới bốn lần để hoàn tất IPO như Công ty Du lịch Bình Thuận; hay buộc phải hủy các phiên đấu giá cổ phần do không có nhà đầu tư tham gia như Công ty Du lịch Tà Cú Có nhiều nguyên nhân lý giải về sự ế ẩm của hoạt động IPO năm 2009 như: cơ chế IPO và bán cho nhà đầu tư chiến lược còn nhiều bất hợp lý, phương thức tính giá IPO của nhiều doanh nghiệp có vấn đềgiá đưa ra đã khiến... Việt Nam cũng như tâm lý dặt mua cổ phiếu IPO nhà đầu tư? Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu tổng quan về tình hình định giá IPO của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sau đó, chúng tôi đi cụ thể vào một số cuộc IPO đình đám, xem xét diễn biến giá cũng như tỷ suất sinh lợi sau khi IPO để đi đến kết luận cổ phiếu đó đã bị định giá cao hay thấp Nhưng trước khi đi vào phần... nhiều ông lớn được giới đầu tư quan tâm IPO như VCB, Mobifone, BIDV, Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ Kết thúc năm 2007 chỉ có Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, VCB được IPO nhưng cả ba đợt IPO đều không thành công như mong đợi, gây ảnh hưởng rất lớn tới thị trường niêm yết và tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam Các đợt đấu giá IPO mới thì thường không kiếm đủ nhà đầu tư tham gia, trừ khi đó là IPO của các đại gia và các... 2008 đã không còn ưa chuộng hàng hóa IPO nữa Cả năm 2008 có 50 công ty tiến hành IPO, đấu giá trên 2 sàn HOSE và HASTC Ba công ty có số lượng cổ phiếu lớn nhất mang ra đấu giá là Sabeco, Habeco và Vietinbank Tổng cộng có tất cả 385.418.192 cổ phiếu phát hành ra công chúng nhưng chỉ có 230.985.944 cổ phiếu được nhà đầu tư mua tương ứng với tỷ lệ 60% Tổng số tiền IPO thu được năm 2008 đạt 9.870 tỷ đồng... lần đầu, và vì thế giá trúng thầu bình quân gần như đã được báo trước ở mức giá thấp Đại gia Sabeco còn không kiếm đủ lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá hết số cổ phần chào bán lần đầu, và giá trúng thầu bình quân đương nhiên không cần dự đoán, công chúng đầu tư cũng biết là giá sàn Hơn thế, nữa, những cuộc IPO đại gia kiểu này kéo thị trường xuống dốc khá mạnh do các nhà đầu tư hiện hành phải bán bớt... phiên IPO của doanh nghiệp lớn như MobiFone, VinaPhone, BIDV , nên nhà đầu tư ít quan tâm Năm 2010 hàng loạt công ty đại chúng đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM hủy đấu giá với lý do không có nhà đầu tư nào tham gia đăng ký khi đã kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cổ phần Theo Quy chế bán đấu giá cổ phần của công ty, như vậy không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá nên... trạng sức khỏe thực tế của nó: giá chứng khoán liên tục rớt ở cả hai sàn Đến đầu năm 2008, các chỉ số chứng khoán trên cả HASTC và HOSE giảm sút tới mức những chuyên gia lạc quan nhất cũng cho là “hoảng loạn” (có nhiều mã đã giảm tới hơn 50% giá, ngay cả một số đại gia như SSI), và thậm chí có những ý kiến yêu cầu “tạm ngừng giao dịch” để ngăn chặn làn sóng rớt giá của thị trường chứng khoán, cơ quan... tốc độ phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước và sau thời điểm 2004 thì ta sẽ nhận thấy IPO đã đem lại sức tăng trưởng cho thị trường nhanh và mạnh thế nào Sau năm 2006, khi nhiều đợt IPO được thực hiện vào cuối năm, bước sang 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có xu hướng chững lại Tuy nhiên, sau đó, với sự tăng trưởng trở lại của Vn-index, hàng loạt các quyết định IPO được . THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ PHÁT HÀNH IPO THỜI GIAN QUA 1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. 1.1 Giai đoạn 2000-2005:. http://www.cophieu68.com/chartindex.php?stcid=1 ) 2. Thực trạng phát hành IPO tại Việt Nam 2.1 Tổng quan về các đợt IPO thời gian qua Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập (năm 2000)

Ngày đăng: 30/09/2013, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan