Đạo Gia Và Ngôn Ngữ Học

20 293 1
Đạo Gia Và Ngôn Ngữ Học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đạo Gia Ngôn Ngữ Học - Triết Học Hiện Đại (a) Trước lúc bàn đến Trang tử, chúng tôi đề cập một chút đến thầy của ông - Lão tử. b Nghe nói ở phương Tây, ảnh hưởng của Lão tử vượt xa Khổng tử. Hegel trong các Bài giảng triết học từng đánh giá rất cao Lão tử. Khổng tử, ngược lại dường như không được ông xem là triết gia. Hegel phán định Khổng tử: "Khổng tử chỉ là một con người minh triết của thế giới thực tiễn. Trong những ý kiến của ông không có lấy một giọt triết học tư biện nào, chỉ có một thứ học thuyết đạo đức tinh vi, song từ đó ta không rút ra được cái gì đặc biệt cả". c Theo chỗ chúng tôi biết, ở Việt Nam, từng có người vận dụng chính bản thân triết học Đức để phản bác lại nhận định của Hegel về Khổng tử. Ông theo dùng triết học Đức, đem tất cả quy thành quan hệ, trên đà đó, ông tiến lên chứng minh: có cả một hệ thống triết học tư biện trình độ cao ẩn tàng đằng sau một nội dung thoạt trông thuần tuý là phân tích thực tiễn của Luận ngữ. Học tập Hiện tượng luận của Husserl, ông dùng cách mà Husserl đã dùng khi nghiên cứu Decarter để nghiên cứu nhận thức luận của học thuyết Khổng tử, trả lời câu hỏi "Khổng tử tại sao lại nói như vậy?", tức là lí giải cái nguyên do phát ngôn ở Khổng tử chứ không quá chú ý trước hết vào phân tích nội dung trực tiếp của ngôn từ Khổng tử. Mặt khác, ông cũng đã dùng ngôn ngữ học để đọc giải cổ triết Trung Hoa. Chẳng hạn, khi đọc Đạo đức kinh, ông phát hiện thấy Lão tử là triết gia Trung Hoa đầu tiên dám dùng một ngôn ngữ đơn âm tiết để tiến hành các tư biện triết học. Ta biết, Hán ngữ trong thời đại Lão tử từ đơn giữ tác dụng chủ đạo, lúc đó nó hãy còn thiếu vốn kinh nghiệm có được nhờ tiếp xúc với ngôn ngữ biến hình như sau này. Chẳng hạn cuộc tiếp xúc với Phạn ngữ khiến cho Trung Hoa đã có được những bản dịch Kinh Phật nổi tiếng. Nhà nghiên cứu nhân tiện cũng chỉ ra những giao tiếp ngôn ngữ như vậy thậm chí can hệ đến cả văn phong của Tống Nho. Từ nhận thức trên, ông nêu câu hỏi: Lão tử đã dùng những thủ pháp nào để có thể biểu đạt được những tư tưởng triết học khúc triết trong lòng một ngôn ngữ phi tư biện tính như Hán ngữ? Ông tóm lược một số thủ pháp của nhà triết học. Thứ nhất, cùng một khái niệm Đạo, nhưng để nhấn mạnh một mặt nào đó trong nội hàm khái niệm, Lão tử đã dùng rất nhiều từ khác nhau. Dùng hình thức một thuật ngữ biểu đạt nhiều khái niệm triết học khác nhau là một hiện tượng thường thấy trong cổ triết Trung Hoa. Thứ hai, Lão tử sáng tạo một lối hành văn mới, đem câu văn chia thành nhiều vế đẳng lập, đối ngẫu. Sự trùng lặp một số chữ cũng như sự thay đổi của một số chữ giữa các phân câu đó, bản thân chúng cũng là một cách biểu đạt tư tưởng tương ứng. Lão tử muốn chuyển hoá ngôn ngữ Đạo đức kinh thành cách ngôn, thành ngữ, khiến cho các ý kiến triết học trở thành chân lí vĩnh cửu, phù hợp với hình thức một cuốn Kinh. Thứ ba, các đoạn trong tác phẩm đều hiệp vần, hình thức đó đem lại cho ngôn ngữ tác phẩm một ý vị cao siêu, khoác lên cho tác phẩm một sắc thái siêu thời gian. Thứ tư, cú pháp rất mới mẻ. Câu văn Đạo đức kinh khiến cho người ta khó chịu mà cũng khiến cho người ta thích thú, đem đến mĩ cảm của sự vững chắc gân guốc. Điều này đã bắt đầu từ Tả truyện, chỉ có điều Tả truyện thực hiện một cách kín đáo, còn Đạo đức kinh thì làm một cách công nhiên. Có thể đọc thấy những điều đó trong phần tự giới thiệu cho bản dịch Đạo đức kinh ra tiếng Việt. d Chúng tôi tạm dùng những kinh nghiệm nghiên cứu trên vào việc học tập, nghiên cứu Trang tử - môn đệ của Lão tử. Trước tiên, xin nói vài lời về ấn tượng chung của cá nhân chúng tôi đối với Trang tử. Ở Trang tử có mấy điểm hấp dẫn độc giả các thời đại, mà mấy điểm đó cũng chính là những giá trị văn hoá nhân loại. Bài học lịch sử cận hiện đại càng khiến chúng ta chú ý hơn tới điều này. Thứ nhất, ở Trang tử, dân chủ gần như là một ý thức tiên thiên. Ông luôn giữ một thái độ đối thoại thường trực. Triết gia Trung Hoa cổ đại này thấu hiểu từ bản chất tinh thần chân chính của dân chủ giá trị thực sự của đối thoại. Trang tử chính là nhà đối thoại vĩ đại mà cũng là một bậc hoạt kê tài giỏi. Học giả Mĩ Mierdon nhận xét: "Trang tử đã vượt lên trên thái độ bè phái, ông là một nhà phê bình xã hội, nhưng sự phê bình của ông là khôi hài chứ không phải là ác độc. Công cụ phê bình của ông là đả kích ngụ ngôn, tiêu điểm của tác phẩm Trang tử không nghiêng về bên này mà cũng không ngả về bên kia, hoàn toàn không có giọng thuyết giáo. Đối với những ý niệm mà đến các triết gia còn cảm thấy khó hiểu, ông thừa nhận độc đoán là vô ích. Ông không vuốt ve hành động ngu ngốc của con người, mà cũng không đường đột chỉ trích. Trang tử biết khuyết điểm của con người mà cũng vui lòng chấp nhận thực tế đó. Ông thấy được phẩm đức căn bản khiến thánh nhân đáng là thánh nhân chính là ở chỗ thừa nhận bản thân mình không khác với mọi người. Trang tử chưa từng tách mình ra khỏi quần thể, cũng không muốn vượt lên trên bọn họ", "Trong trường hợp tranh luận, do chỗ tính hiếu thắng quá mạnh của các môn đệ của Trang tử (người đời thường xem họ là đại biểu cho Trang tử) khiến cho Trang tử ra tuồng đối lập chan chát với Huệ Thi, kì thực Trang tử từng vận dụng rất nhiều các khái niệm triết học của Huệ Thi. Trang tử hiểu rõ rằng: dựa vào nguyên tắc bổ sung lẫn nhau, nếu như không có sự "đối lập" từ Huệ tử, tư tưởng của ông làm sao có thể tiến đến sự hoàn thiện?" (Nghiên cứu Trang tử, Lí Thiệu Côn dịch sang tiếng Trung). Trang tử cổ xuý tự do, bình đẳng, nhấn mạnh giải phóng cá tính cùng với ngôn luận cởi mở. Ông nêu thuyết "soi sáng từ nhiều nguồn" (nguyên văn: "thập nhật bính xuất") chống lại luận điệu "thiên vô nhị nhật" (trời không có hai mặt trời), "công hồ dị đoan" (chống lại đa nguyên). Thứ hai, Trang tử luôn nhấn mạnh cần phải từ bỏ cái dục vọng "phải thắng". Kẻ nào tự cho không có gì là không biết, mọi sự đều có đáp án, kẻ đó là kém vậy. Trang tử cũng giống như Lão tử bao giờ cũng khuyên người ta khiêm nhường, không phải là lối khiêm nhường tự mình nhún gối một vâng hai dạ, mà là đức tự nhận mình chỉ là hạt cát trong sa mạc, quên đi cái tự ngã cao ngạo, là tự xem mình chỉ là một "mẩu gỗ mục", "một nhúm tro tàn". e Sau khi tiếp xúc với Trang tử, người ta cảm thấy trong cuộc đời này nếu chưa có được cơ hội "thau rửa lòng mình" (trai tâm) "yên tĩnh lãng quên" (toạ vong) hướng tới một tầng cao - tầng tiếp cận với Đạo, thì cũng không ngại ngay trong cuộc sống phổ thông dưới mặt đất của kiếp phàm phu tục tử cũng học được một chút tinh thần Trang sinh: "sống một cuộc sống giữ an hoà với mọi người muôn vật, sống sao cho cuộc sống trở nên nhẹ nhõm vô tư lự một chút, hà tất phải bậc thông kim bác cổ, đường đường phẩm tiết mới học nổi Trang tử" (Mierdon, chuyển dẫn từ Nghiên cứu Trang tử, Lí Thiệu Côn dịch sang tiếng Hán). Đạo của Trang tử đương nhiên không giống với ý niệm tuyệt đối của Hegel, cũng không giống với lí niệm của Platon. Có điều, nếu cho phép ví von, chúng tôi sẵn lòng so triết học Lão tử với biện chứng pháp của Hegel. Có thể nói Lão - Trang chính là những Hegel của Trung Hoa. Chúng tôi đồng ý quan điểm "triết học Trang tử là khách quan duy tâm chủ nghĩa", nhưng không dám tán đồng nhận định "đặc sắc chủ yếu của triết học Trang tử là tìm kiếm tự do tinh thần" (quan điểm của tác giả cuốn Triết học Trang tử diễn biến của nó - Lưu Tiếu Cảm). f Theo ý chúng tôi, đặc sắc chủ yếu của triết học Trang tử là tinh thần "vô vi". Quan niệm "Đạo" "vô vi" đó chính là đặc hữu của triết học Trung Quốc. Mierdon hiểu "vô vi" như sau: "Tinh thần thực sự của vô vi không phải là ở chỗ không làm việc gì cả, mà là giỏi trong việc ta làm - "vô vi" ấy chính là không cần làm cái mà ta không cần làm, không làm cái vốn không cần làm, là hợp với nhân tính, tham gia vào vận hành đúng đắn của vạn vật. "Vô vi" là hoàn toàn tự do, bởi vì nói đã vừa không chuộng võ lực mà cũng không thích bạo lực. "Vô vi" vừa không bị hạn chế bởi yêu cầu cá nhân, thậm chí cũng không chịu sự chi phối của ý kiến hay bất kì học thuyết nào" (Nghiên cứu Trang tử, tr. 69, Lí Thiệu Côn dịch sang tiếng Hán). Kế theo đây, trung thành với sự vận dụng ngôn ngữ học ấn tượng chung về Trang tử, chúng tôi đi vào phân tích một đoạn nhỏ trong tác phẩm nổi tiếng của Trang tử - Tề vật luận: Dĩ "chỉ" dụ chỉ chi phi chỉ, bất nhược dĩ "phi chỉ" dụ chỉ chi phi chỉ dã; dĩ "mã" dụ mã chi phi mã, bất nhược dĩ "phi mã" dụ mã chi phi mã dã. Thiên hạ nhất chỉ dã, vạn vật nhất mã dã. Đoạn nhỏ hai câu trên là một nút thắt khó gỡ bậc nhất trong tác phẩm triết học tiêu biểu này của Trang tử. Để tránh khỏi ngộp thở giữa "rừng chú giải", chúng tôi cố gắng xuất phát từ góc độ triết học ngôn ngữ hiện đại đề xuất một cách giải thích riêng. Cách ngắt câu, đánh dấu ngoặc kép đối với câu văn Trang tử là của học giả Văn Nhất Đa. Tôn trọng cách đọc của ông, chúng tôi đồng thời cũng chấp nhận sự xác định từ loại của ông đối với các từ trong hai câu này (Văn Nhất Đa - Trang tử di cảo). Văn Nhất Đa viết: Dĩ "chỉ" dụ chỉ chi phi chỉ: chữ "chỉ" thứ hai là nói chỉ trong "sự chỉ rõ" (danh từ trừu tượng), chữ "chỉ" thứ ba là chữ chỉ trong "thủ chỉ" (ngón tay - danh từ chỉ vật thực), còn từ "chỉ" thứ nhất (tức từ "chỉ" in đậm, được nhà chú giải hiện đại đặt trong dấu ngoặc kép – LTT) thì gồm cả hai nghĩa đó. Văn Nhất Đa không giải thích phân câu tiếp theo, chỉ chép nó ra, nhưng đem hai chữ "phi chỉ" đặt vào trong dấu ngoặc kép. Chúng tôi phán đoán chỉ như vậy thì ông cũng đã có một sự chú giải đối với câu này, ý ông rất có thể là: "dùng cái mệnh danh của ngôn ngữ g (Dĩ "chỉ" ) để nói h (dụ) khái niệm, một hoạt động tư tưởng (chữ "chỉ" thứ hai), không phải là một sự vật thực (chữ "chỉ" thứ ba trong từ "thủ chỉ") thì nhược bằng không dùng "không phải là ngôn ngữ" - "phi chỉ", để thuyết minh, nói rõ ngôn ngữ không phải là chính bản thân sự vật" (Chúng tôi hiểu " dĩ "phi chỉ" ngụ…" nghĩa là "dùng cái không phải là ngôn ngữ để nói ."). Văn Nhất Đa giải thích câu tiếp theo: dĩ "mã" dụ mã chi phi mã, chữ mã thứ hai là nói chữ "mã" trong "trù mã" (thẻ để tính toán, ghi số), ngày nay viết là:码 (danh từ trừu tượng), chữ "mã"sau cùng là chỉ ngựa trong chữ "trâu ngựa" (danh từ chỉ vật thực), chữ "mã" có dấu ngoặc kép thì kiêm cả hai nghĩa trên. Văn Nhất Đa viết tiếp: Bất nhược dĩ "phi mã" dụ mã chi phi mã dã - Vạn vật nhất mã dã. Nhất do giai dã. Chúng tôi hiểu rộng ra ý của ông có thể là: cái thế giới khách quan được diễn đạt trong ngôn ngữ gọi là vạn vật này đều là kí hiệu. Chúng tôi mạnh dạn suy diễn rộng ra ý của Văn Nhất Đa trong đoạn chú giải trên: Dùng ngôn ngữ (nói một cách khái quát, dùng một hệ thống kí hiệu gồm hai mặt của một chỉnh thể ngữ âm - ngữ nghĩa) hoặc nói cụ thể ở đây, dùng một danh từ (vốn là một kí hiệu bao gồm cái sở chỉ chỉ sự vật cái năng chỉ hình thành nên ngữ nghĩa) để giải thích, cắt nghĩa một khái niệm, một danh xưng không phải chính là bản thân sự vật (chú ý quan hệ giữa ngôn ngữ thế giới khách quan; quan hệ giữa từ vật) - làm một việc như thế chẳng thà dùng không phải là ngôn ngữ (hoặc là nói không dùng ngôn ngữ - tuy nhiên có thể không dùng ngôn ngữ mà nhận thức được tồn tại hay không - đó là vấn đề tiếp theo trong nhận thức luận Trang tử, cũng là một vấn đề lớn của triết học hiện đại) khiến người ta hiểu ra một tên gọi, một danh từ không phải là bản thân sự vật. Chú ý: trong câu "dĩ "phi chỉ" ." "dĩ "phi mã" ", phi mã phi chỉ đều được đặt trong dấu ngoặc kép, chúng tôi xem hai chữ phi chỉ cũng như hai chữ phi mã là liền thành một khối, tức đều là bổ ngữ đối tượng trực tiếp của "dĩ"; phi mã, phi chỉ trong câu văn Trang Tử đều tương đương với một nhóm danh từ. Chữ chỉ trong khối "phi chỉ" ở đây, theo chúng tôi nên được hiểu là đề cập đến vấn đề ngôn ngữ: nó vừa là một danh từ chỉ vật thực (ngón tay), vừa là cái sở chỉ (signifie, signified hoặc significatum) cũng trỏ cái năng chỉ (signifiant hoặc signiifer, signifians), cũng là chỉ xưng, chỉ xuất, chỉ thị, lại cũng có thể thông với chữ chỉ trong từ "chỉ dụ"; còn chữ mã trong "phi mã" theo chúng tôi nên được lí giải là vừa chỉ một loài động vật mà cũng là mã hiệu, mật mã - tóm lại đều đề cập đến chuyện sử dụng ngôn ngữ. Nhân tiện cũng lưu ý rằng, thuật ngữ năng chỉ, sở chỉ trong ngôn ngữ học vừa dẫn trên, trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đều có gốc từ sign. Mà sign là chỉ kí hiệu, kí hiệu ngôn ngữ, ngoài ra cũng chỉ động tác làm hiệu, động tác "nói" bằng tay, ví dụ nói sign language - ngôn ngữ cử chỉ (Xem Từ điển ngôn ngữ học hiện đại, Thương vụ ấn thư quán, 2000, hoặc Từ vựng ngôn ngữ Anh Hán - An English-Chinese lexicon of linguistics, Thương vụ ấn thư quán, 2000). Chúng ta nên biết rằng một danh xưng chẳng qua chỉ là một kí hiệu gọi thành lời, bản thân nó tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể - nó có được ý nghĩa (ngữ nghĩa) trong một ngôn ngữ nhất định; còn vật thực thì tồn tại trong thế giới khách quan cũng với những ý nghĩa của chính nó; bản thân danh xưng, danh từ không phải là bản thân sự vật; cũng vậy, ngữ nghĩa của một từ không đồng đẳng với ý nghĩa của sự vật mà từ đó phản ánh. Ngữ nghĩa là tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể, còn ý nghĩa của bản thân sự vật là tồn tại trong hiện thực khách quan, không vì chúng ta dùng thứ tiếng nào gọi nó lên thành từ mà bị thay đổi. Đương nhiên ở đây (Tề vật luận), có thể Trang tử còn có ý nói đến hiện tượng "đồng danh dị thực" của tiếng Hán đương thời. Văn Nhất Đa ít nhất cũng bộc lộ một ý thức như vậy trong giải thích tiếp theo – "Vạn vật nhất mã dã. Nhất do giai dã". Trang tử tiếp tục nhắc nhở mọi người nên biết là "thiên hạ" "vạn vật" những cái đó đều là danh xưng, là vấn đề mệnh danh, tên gọi hoặc khái niệm - tức là vấn đề ngôn ngữ, hoặc nói theo cách nói của Trang tử - đó chỉ là "nhất chỉ" "nhất mã" mà thôi. Văn Nhất Đa chú giải: "nhất" ở đây là "giai" - đều là. Ông còn nói thêm hai chữ chỉ mã ở đây đều là danh từ trừu tượng. Ngôn ngữ một khi được hiểu là công cụ của tư duy, hệ thống kí hiệu, là sự chỉ, là hành động lập mã thì việc dùng chính bản thân nó để phân biệt danh xưng, khái niệm với vật thực - việc đó suy cho cùng đã trở nên thừa mà cũng không giúp ích gì cho một nhận thức luận triệt để. Vật thực tồn tại trong thế giới khách quan, tính hiện thực của nó không phụ thuộc vào ý thức ngôn ngữ. Khi con người tư biện trong lòng ngôn ngữ (không thể nào khác được) về vấn đề từ không phải là bản thân vật, vật không phải là bản thân từ thì, con người dường như bắt đầu cảm thấy một nỗi bế tắc tuyệt vọng, cảm thấy một tình trạng dường như là đang "chạy quanh chạy quẩn". Theo Trang tử, phải vượt lên trên ngôn ngữ đạt tới nhận thức trạng thái tồn tại bản-chân-bản-dạng-chưa- từng-bị-phân-cắt-bởi-ý-thức logic – "dĩ vi hữu vật hĩ, nhi vị thuỷ hữu phong dã" (tạm dịch: thừa nhận tồn tại vạn vật bởi ngôn ngữ, mà biết bản thân tồn tại vật chưa từng bị cầm cố trong ngôn ngữ). Trang yêu cầu siêu việt ngôn ngữ để tiếp cận với Đạo (Đạo vừa không thể mô tả bằng ngôn ngữ lại vừa không thể lí giải được bằng ngôn ngữ. Trang tử, chương XXV, tiết 11). Đầu tiên, từ chỗ biết được "chỉ chi phi chỉ" "mã chi phi mã" (thừa nhận giới hạn nhận thức thế giới quan do mù mịt trong lòng ngôn ngữ) đi đến chỗ nhận thức trở lại được chính bản thân nhận thức - tức là trả lời câu hỏi "chúng ta tại sao lại suy nghĩ/ nói như vậy?". Ví dụ, trên thực tế chúng ta (chúng ta ở đây trước hết chỉ chẳng hạn những người cùng chung một thứ ngôn ngữ đơn tiết không biến hình) thường vẫn có thói quen dùng một danh từ giải thích một khái niệm. Nếu bị hỏi dồn danh từ đó nghĩa là gì, chúng ta thường không do dự chỉ ngay vào vật thực - một cách giản tiện lấy sự vật được biểu đạt bằng cái sở chỉ của danh từ đó đi giải thích bản thân danh từ. Ví dụ bị hỏi "thực vật" là gì, chúng ta đem "cỏ cây" ra trả lời; nếu bị hỏi tiếp "cây là gì", chúng ta chỉ ngay vào một cây bất kì trong vườn. Thế nhưng cho đến nay, ngôn ngữ học dường như không phải lúc nào cũng chú ý phân biệt một cách rạch ròi nghĩa ngữ nghĩa (theo Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt chữa lỗi chính tả, Nxb. Thanh niên, 2000, tr. 48, 49). Ngữ nghĩa hoặc nói nghĩa của từ của chữ, cái quan hệ biểu chỉ (signification) nghĩa, ý nghĩa (sense) là hai chuyện khác nhau. Ngữ nghĩa học phải xác định rõ đối tượng của mình. Ý nghĩa, nghĩa thuộc về vật thực. Nghĩa của ngựa, cỏ, ngón tay chẳng hạn được xác định do các nhà sinh vật học, nghĩa của chúng là nhận thức chung của tất cả các ngôn ngữ. Còn việc người Hán gọi "thảo", người Anh gọi "grass" - theo Phan Ngọc đó là chuyện hình thức. Còn như ngữ nghĩa của từ tiếng Hán "thảo" thì lại được xác định thông qua một loạt thao tác chọn lựa kết hợp diễn ra trong lòng tiếng Hán. Tức là thông qua đối lập với "thảo mộc" (cây cỏ), "đạo thảo" (rơm)… mà có được xác lập về nghĩa cho từ "thảo". Nói một cách khái quát, ngữ nghĩa của một từ ngôn ngữ cụ thể là đặt nó trong trục chọn lựa kết hợp (lịch đại đương đại) j mới có thể phân biệt ra được. Mã với tư cách là một con vật - nghĩa đó đối với người Anh hay người Hán đều như nhau, nhưng người Hán gọi "mã" mà người Anh thì lại định danh thành từ "horse". Ngữ nghĩa của từ "mã" thì hình thành trong sự đối lập với hàng loạt từ khác trong tiếng Hán cũng giống như ngữ nghĩa của từ "horse" là hình thành trong lòng tiếng Anh vậy. Nhà nghiên cứu tiếng Hán khi muốn định nghĩa nghĩa của từ mã đương nhiên sẽ không dắt ra một con ngựa thật (trong từ điển việc có thể minh hoạ bằng hình vẽ con ngựa, đó là chuyện khác). Nhà nghiên cứu tiếng Hán sẽ thông qua đối lập "mã" với một loạt từ "mã đao" "mã tấu" "mã giác" (vết tích để lại) "tuấn mã" (ngựa đẹp) để xác định ngữ nghĩa một từ mã cụ thể nào đó. Hiểu như vậy, chúng ta chính là đang tiến gần đến câu chuyện "mã chi phi mã". Trên đây, chúng tôi đã cố gắng xác định nội dung đoạn văn của Trang tử. Bây giờ chúng tôi sẽ tiến thêm một bước thảo luận vì sao Trang tử lại nói như vậy, cố gắng miêu tả cái bối cảnh phát ngôn của Trang tử. Tức là xuất phát từ một góc độ khác, tìm hiểu sâu hơn tại sao Trang tử lại nói đến vấn đề "chỉ/mã". Người Trung Quốc, ví dụ nhìn thấy ngựa, nhìn thấy cái sở chỉ trong thực tế của từ "mã" đồng thời tức khắc trong óc anh ta vang lên cái kí hiệu ngữ âm (/ma/) (chữ Hán viết 马 ) cũng như khi anh ta nghe đến âm /ma/, lập tức trong đầu sẽ xuất hiện hình ảnh con ngựa - cái hình tượng gắn chặt với cái sở chỉ của từ mã. Trong tiếng mẹ đẻ của anh ta, quan hệ giữa cái sở chỉ - cho dù là một vật thực (con ngựa), một hành động (phi) hay một tính chất (béo) cái vỏ ngữ âm năng chỉ của từ tương ứng dường như là tức thời, trực tiếp. Bởi vì, mỗi một từ trong tiếng Hán luôn chỉ mang một diện mạo ngữ âm duy nhất. Khác với trong ngôn ngữ biến hình, lăng kính ngữ pháp của ngôn ngữ châu Âu - như giáo sư Phan Ngọc từng đề cập, là đa tầng, mỗi một tầng phạm trù ngữ pháp (số, cách, thời, thức, thêm vào đó là vấn đề chức năng ngữ pháp trong câu cụ thể) sẽ phân cắt mối quan hệ giữa cái sở chỉ cái vỏ ngữ âm năng chỉ tương ứng trong một từ, khiến cho cái sở chỉ xuất hiện trong óc một người châu Âu là không rõ ràng trực tiếp như trong óc người Trung Quốc, nói rộng hơn là trong óc những người nói thứ tiếng không biến hình. Tình hình đại thể là như vậy. Đối với một người Trung Quốc có học, đặc biệt là những người học/đọc chữ phồn thể, thực trạng đó có lẽ còn nổi bật hơn. Khác với ngôn ngữ phiên âm của châu Âu, Hán ngữ là một thứ tiếng dùng văn tự tượng hình, do vậy, nó càng giúp ta nhận thức sâu sắc hơn tình hình trên đây. Có thể nói, từ trong ngôn ngữ châu Âu không phải là hình tượng trực tiếp của cái sở chỉ mà chỉ là cái hình tượng vỏ ngữ âm của nó mà thôi. Ngôn ngữ châu Âu căn bản là ngôn ngữ để nghe. Bởi vì, dường như trừ cái gốc từ dường như không biến đối, còn nữa đi vào trong trạng thái lời nói (luôn luôn như thế) từ bao giờ cũng biến đổi phần vĩ tố, đánh dấu tư tưởng chủ quan của người nói. Ví dụ, đối với một người Nga mà nói, sau khi khái niệm ngựa xuất hiện trong đầu, anh ta còn phải tính đến tình hình số ít hay dùng số nhiều, đặt làm chủ ngữ hay làm tân ngữ, cuối cùng mới lựa chọn một hình thức ngữ âm thích đáng cho từ ngựa (tất nhiên trong thực tế, đó là một hành vi phản xạ nhanh chóng, chúng tôi chỉ phân tích thành các trình tự mà thôi - Giáo sư Phan Ngọc đã phân tích tình hình đó trong Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, chúng tôi vận dụng ý của ông vào Hán ngữ). Nhưng đối với người Trung Quốc, cái hình tượng mã khách quan xuất hiện trong óc hình tượng ngữ âm /ma/ dường như là quan hệ trực tiếp 1 đối 1, giữa chúng không có một môi giới trung gian nào. Mỗi một người Trung Quốc thường vẫn cảm thấy một từ đơn dường như luôn có một sắc thái hình tượng cụ thể nhất định. Có thể thấy một điều là tuy đều đồng thời đề cập đến cùng một cái sở chỉ khách quan, nhưng ấn tượng gợi lên trong lúc nói/viết ở người châu Âu người Trung Quốc vẫn có những khác biệt nhất định. Có lẽ đây mới là trở ngại đáng kể nhất trong quá trình phiên dịch giữa hai ngôn ngữ. Vì thế khi chúng ta vận dụng lí luận châu Âu "ngôn ngữ là kí hiệu của kí hiệu" vào trong văn hoá Trung Quốc thì cũng cần có những thận trọng nhất định. Liên quan đến đề tài này chúng tôi chọn dẫn ra đây ý kiến một của học giả Mỹ một của học giả Trung Hoa. Học giả người Mỹ J. Claude Evans viết trong Sách lược của Giải cấu trúc luận: Derida thần thoại của tiếng nói: "Do chỗ ý niệm trong cái hệ thống mà tri thức thông qua tự mình lắng nghe chính tiếng nói của mình vốn có cái khởi nguyên tự thân, nên lĩnh vực của ngôn ngữ học sẽ là ở trong khu vực ngôn thuyết kết hợp thanh âm với ý nghĩa của tiếng nói ngôn ngữ. Viết chỉ là sự phát sinh tiếp diễn, là cái sở chỉ ngẫu nhiên, đặc thù ngoại tại không chân thực. Nói theo lời của Aristote hoặc Hegel thì đó là kí hiệu của kí hiệu" (J.Claude Evans, Strategies of Deconstruction Derrida and the Myth of the Voice, Universty of Minnersota Press, Minneapolis Oxford 1991. p. xx~xxi). Liên quan đến việc viết trong ngôn ngữ phương Tây Trương Long Khê trong cuốn Đạo Logos: giải thích học văn học cũng nhận xét: "Viết luôn là một thứ sở chỉ nhiều ý, ngoại tại, đặc thù, ngẫu nhiên không có tính sáng tạo, tức cũng là một thứ sở chỉ mà giữa ghép viết con chữ phát âm có sự tương tự – loại sở chỉ này chính là ký hiệu của ký hiệu" (Zhang longxi, The Tao and The Logos Literary Hermeneutics, East and West Duke University Press Durham & London 1992, p. 23). Có thể thấy quan điểm về văn tự việc viết chữ trên đây chính là xuất phát từ ngôn ngữ ghi âm của châu Âu. Vận dụng thuyết đó vào trong nền văn hoá của chữ tượng hình thì quan điểm "kí hiệu của kí hiệu" đó cần có một sự điều chỉnh thích ứng. Việc chú giải của Văn Nhất Đa đối với câu văn Trang tử ít nhiều cũng khiến chúng ta ý thức được điều đó. Quay về với Trang tử. Chúng ta cần biết rằng trong tiếng Hán một từ đơn - tức một đơn âm tiết viết ra bằng một chữ Hán - nói chung dường như là một hình tượng tức khắc trực tiếp của một sự vật, hành động khách quan. Chỉ dừng lại trên bản thân từ đơn mà tiến hành thao tác tư duy trừu tượng hoá là một việc khó, muốn dang rộng đôi cánh tư duy tư biện thì phải bay lên tầng cao của lĩnh vực từ phức. Trang tử chính là đã thể hiện một năng lực tư duy tư biện triết học nhuần nhuyễn trong điều kiện mà vốn từ đơn hãy còn chiếm địa vị chủ đạo trong tiếng Hán. Một điểm nữa, thông qua sự chú giải của Văn Nhất Đa đối với Tề vật luận, trên một mức độ nào đó, chúng ta còn có được một ý thức so sánh ngữ pháp giữa hai truyền thống ngôn ngữ. Tức là nói, lúc đọc một câu văn tiếng Hán, ngoài việc phải lí giải luật tương hợp ngữ pháp nói chung (trong các thứ tiếng châu Âu, điều này thể hiện trên biến hoá hình thức của các từ trong câu), chúng ta còn phải chú ý tới luật tương hợp ngữ nghĩa (accord) tức cái gọi là ngữ pháp ngữ nghĩa. Theo chúng tôi truyền thống chú giải kinh sách của Trung Hoa trên thực tế chính là bỏ công sức rất nhiều trên phương diện này. Trang tử chắc chưa có một ý thức tự giác hoàn toàn về ngôn ngữ như vậy, nhưng ông tỏ ra đã ý thức được ít nhiều bản chất của ngôn ngữ nói chung những đặc điểm của tiếng mẹ đẻ nói riêng. Ông đã tính toán tới việc những đặc điểm đó sẽ đem đến những điều kiện như thế nào cho sự tư biện triết học đương thời. Hoàn toàn có thể đặt vấn đề Trang tử đã thực sự đối diện với câu hỏi: ngôn ngữ rốt cuộc có thể giúp chúng ta tiến gần tới Đạo được hay không? Ngôn ngữ có giúp chúng ta thống nhất được với vũ trụ bản nguyên hay ngược lại, nó khiến cho con người chia cắt với tự nhiên, con người chia cắt với con người? Cho đến nay đó vẫn là câu hỏi chung cho cả nền triết học hiện đại. Chúng tôi mạo muội cho rằng Dĩ "mã" dụ mã chi phi mã đằng sau lối biểu đạt này có lẽ ẩn tàng một ý thức độc đáo của nhà triết học cổ đại Trung Hoa về mối quan hệ giữa ngữ nghĩa vật thực khách quan. Còn mệnh đề tiếp theo bất nhược dĩ "phi mã" dụ mã chi phi mã thì chính là đã tiến thêm một bước ý thức về tình trạng "lực bất tòng tâm" của ngôn ngữ trong tư cách là một công cụ của nhận thức. Cái công cụ của tư duy con người, cái công cụ của đối thoại tranh luận này, rốt cuộc có thể đưa con người huyên thuyên nhập mình vào đại Đạo được hay không? Đối với vấn đề đó, Trang tử dường như đã biểu hiện một thái độ cực chẳng đã. Chính điều này - ý thức về ngôn ngữ của Trang tử mới chính là điểm căn bản trong hoài nghi luận đặc sắc của ông. Hiểu được điều đó chúng ta mối thấy được mức độ sâu sắc, sự triệt để cũng như tính hiện đại của nhận thức luận Trang tử. Trong quá trình nhận thức thế giới bằng ngôn ngữ, Trang tử cũng đã thấy được biện chứng pháp của nhận thực luận khách quan. Nói một cách đơn giản, có sự tồn tại của hai thế giới: một thế giới của vật thực khách quan (ngón tay trên bàn tay - thủ chỉ, con ngựa - mã mà chúng ta nuôi . chính là thuộc về thế giới này, bao gồm cả hành động chỉ vào con ngựa của chúng ta cũng là ở trong thế giới khách quan này) lại còn một thế giới nữa - thế giới của ""/zhi/, 码 "/ma/ viết/nói - tức là thế giới của ngôn ngữ. Thế giới của ngôn ngữ muốn cũng tự cho mình là có thể bao trùm chứa đựng được tất thảy, giống như Trang tử mô tả "thiên hạ nhất chỉ dã, vạn vật nhất mã dã". Tại đây, chúng ta có thể suy diễn thêm một bước: thiên hạ/vạn vật hoặc nói cách khác cái thế giới được nhận thức này - bao gồm tất cả mọi thứ mà con người gọi lên bằng từ ngữ, trừu tượng thành khái niệm - chính là được hình thành cố định lại trong quá trình ý thức đến, gọi tên lên, nói/ viết ra. "thiên hạ", "chỉ" chính là nghiêng về chỉ mặt chủ thể con người, còn "vạn vật", "mã" thì nghiêng về nhấn mạnh mặt đối tượng sự vật, "nhất" ở trong câu văn Trang tử thì ngụ ý quan hệ mật thiết thống nhất giữa hai mặt trên. k Nói tóm lại đây chính là một sự mô tả mối quan hệ giữa con người - ngôn ngữ - vạn vật, một mối quan hệ đặt trong bối cảnh vũ trụ, hoặc như cách nói của Lão-Trang, đặt trong sự biểu hiện cụ thể sinh động của Đại Đạo. Chúng tôi tin rằng không phải ngẫu nhiên mà Trang tử khi biểu đạt tư biện triết học của mình về mối quan hệ giữa ngôn ngữ hiện thực khách quan, lại cố tình chọn đúng các chữ "chỉ", "mã", "thiên địa", "vạn vật", "nhất". Đây hoàn toàn là xuất phát từ một dụng ý triết học sâu sắc chứ không phải là câu chuyện chơi chữ hay đơn giản chỉ là đùa bỡn độc giả hoặc chỉ nhắm vào một cuộc tranh luận ngôn luận cụ thể nào đó, ví dụ cuộc tranh luận "hắc mã bạch mã" với phái Duy danh đương thời. Thế giới ngôn ngữ một khi đã hình thành (chúng ta sinh ra nó đã tồn tại), đối với bản thân con người mà nói, nó là khách quan. Nhưng với tư cách là một công cụ tư duy của con người, đối với thế giới khách quan, thế giới của vật thực mà nói, thì lại là chủ quan. Vì vậy ở đây đồng thời tồn tại hai "khách quan": khách quan của sự vật khách quan của nhận thức. Từ "nhận thức" ở đây không chỉ nhận thức của một cá nhân mà là cái nhận thức của một dân tộc chung dùng một ngôn ngữ để nhận thức thế giới. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy được tính khách quan của nhận thức. Lấy ví dụ: hai ngọn núi cao như nhau, nhưng hoạ sĩ đương nhiên phải dùng luật viễn cận để nhận thức chúng. Rõ ràng hai ngọn núi cùng độ cao là khách quan, mà kết quả quan sát do luật viễn cận đem lại được trình bày trong hội hoạ cũng là khách quan (trường hợp nhận thức trong hội hoạ trừu tượng hay lập thể không xét ở đây). Nói một cách khái quát, mỗi một lí luận hay mỗi một nghệ thuật đều là một ô cửa sổ, những người cùng đứng trong ô cửa ấy sẽ có chung một khách quan của nhận thức. Cũng vậy, nói rộng ra- mỗi một ngôn ngữ cũng là một ô cửa sổ, mỗi một dân tộc chính là thông qua ô cửa sổ đó nhìn nhận thế giới. Đối với những người nói tiếng nước ngoài hay sử dụng song ngữ, từ góc độ này mà nói, anh ta đang đồng thời nhìn thế giới bằng "hai cặp mắt"; bản thân hành động sử dụng thứ tiếng khác của anh ta chứa đựng một hành vi đối thoại tự thân. Nhận thức, trong nhiều lúc, chính là nhận thức chính bản thân nhận thức. Cái khách quan của nhận thức không phải là bản thân cái khách quan của thế giới. Làm sao cho nhận thức đến gần được cái khách quan của thế giới, đó là quá tình không điểm đích của bản thân loài người. Chính trong quá trình dằn vặt đó, con ngưòi không ngừng ngoái đầu lại nhận thức trở lại chính nhận thức của mình, trong đó có nhận thức chính bản thân ngôn ngữ. Trang tử, Decarte, Saussure, Heidegger, Derida đều là những người như vậy. Quay lại với vấn đề tiếng Hán. Trong tiếng mẹ đẻ của Trang tử, từ đồng âm, đồng nghĩa rất nhiều. Văn Nhất Đa khi chú giải Tề vật luận cho rằng đoạn văn trên đây của Trang tử là "nói lấy chữ "chỉ" đồng danh nhưng khác nhau về cái vật thực mà nó chỉ ra, để giảng giải vấn đề danh xưng không phải là bản thân sự vật, làm như vậy không bằng lấy những chữ dị danh (không đồng âm) dị thực (chỉ những sự vật khác nhau) giải thích danh từ, tên gọi không phải là vật thực. Cái đồng danh dị thực khiến người ta hay lẫn lộn. Còn những chữ dị danh dị thực thì không như vậy". Giải thích tiếp theo này của ông vô hình trung dường như đã làm hẹp lại tầm rộng của bản thân vấn đề mà ông ít nhiều đã hé mở trong chú giải trước đó. Đoạn văn trên của Tề vật luận đương nhiên ít nhiều cũng có phản ánh câu chuyện đặc điểm của Hán ngữ - những đặc điểm sẽ được ý thức rõ ràng hơn trong tư biện triết học. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ Trang tử không phải chỉ nhắm vào mỗi chuyện đồng âm, đồng tự hay chuyện nên biểu đạt tư tưởng bằng một ngôn ngữ khúc triết rõ ràng. Trang tử cũng không phải chỉ là mượn Tề vật luận để bày tỏ thái độ chán ghét các phái "tranh minh" với nhau một cách ồn ào, tranh luận chỉ vì thành kiến hay đơn giản chỉ là vì hơn thua. Đoạn văn trên trong Tề vật luận bộc lộ một nhãn quan triết học rộng rãi hơn nhiều. Chúng tôi vẫn kiên trì quan điểm cho rằng, Trang tử ở đây chính là đang bàn đến vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ với thế giới vạn vật vấn đề nhận thức luận của con ngưòi. Tuy ở đây Trang tử chỉ đề cập đến danh từ (điều đó dễ hiểu bởi vì danh từ là bộ phận ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với vật thực, trực tiếp phản ánh vấn đề nhận thức luận), nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ ông đang suy nghĩ đến một vấn đề khái quát - vấn đề năng lực của ngôn ngữ trong tư cách nhận thức Đạo. Trang tử nói "đường do người ta đi mà thành, vật do người ta gọi mà nên; ( .) Vì sao mà như vậy, ấy là vì nó nên như vậy, vì sao mà không thành ra như vậy, không là như vậy tự có nguyên do của nó. Làm sao lại cho là có thể (xuất hiện được một khả năng), cho là có thể ấy bởi vì nó có khă năng như thế; làm sao lại không có thể, không thể là ở chỗ không có thể. Sự vật vốn có cái khả nhiên của nó, sự vật cũng vốn có cái có thể của nó. Vật nào cũng khả nhiên, vật nào cũng khả năng. (Đạo hành chi nhi thành, vật vị chi nhi nhiên; ( ) Ác hồ nhiên? Nhiên vu nhiên. Ác hồ bất nhiên? Bất nhiên vu bất nhiên. Ác hồ khả? Khả vu khả. Ác hồ bất khả? Bất khả vu bất khả. Vật cố hữu sở nhiên, vật cố hữu sở khả. Vô vật bất nhiên, vô vật bất khả .). Trang tử gọi chung trạng thái nhận thức thế giới từ ngôn ngữ là trạng thái "lưỡng hành", thánh nhân phải biết thế giới muôn màu, phân rồi lại hợp, sinh thành rồi huỷ diệt, vốn thông làm Một (thông vi nhất - cụm từ này lặp đi lặp lại bốn lần trong đoạn số IV của Tề vật luận, tức là đoạn được mở đầu bằng câu "dĩ "chỉ" dụ chỉ " mà chúng tôi đem ra thảo luận ở đây). Biết sự tồn tại của Một đó mà hồn nhiên thuận theo, không truy cầu xét đoán cái dĩ nhiên của nó - tức không phân tích nó bằng ngôn ngữ lôgíc, như thế gọi là Đạo (duy đạt giả tri thông vi nhất, . dĩ nhi bất tri kì nhiên, vị chi Đạo). Điểm này chúng tôi sẽ phân tích thêm ở phần sau khi có thêm dẫn chứng từ đoạn tiếp theo của Tề vật luận - đoạn số V. Tạm thời tổng kết lại rằng, Trang tử ý thức được tất cả mọi vấn đề gọi là định danh, gọi tên, xây dựng khái niệm, đối thoại về bản thể - tóm lại là câu chuyện nhận thức luận, tất thảy đều là đang diễn ra trong thế giới của lời nói: mọi câu hỏi câu trả lời đều "xoay vòng" trong tấm lưới ngôn ngữ. Chính nhãn quan nhận thức luận ngôn ngữ thấu triệt đó đã khiến ông đi đến một hành động dứt khoát: "bất nhược dĩ "phi mã" dụ mã chi phi mã"; "bất nhược dĩ "phi chỉ" dụ chỉ chi phi chỉ". Xin nhắc lại, đặc biệt lưu ý "phi mã/ phi chỉ" ở đây đều được đặt trong dấu ngoặc kép. Chúng tôi cho rằng "phi mã" "phi chỉ" phải được hiểu là: "không phải là ngôn ngữ". Chúng ta đều biết phong cách Trang tử là muốn nói cho đến cái kì cùng, nhưng không bao giờ giữ thái độ độc đoán trong đối thoại. Ông không đồng ý đặt dấu chấm cuối cùng cho các phát ngôn của mình. Dấu chấm đó thuộc về Đại Đạo. Tề vật luận khái quát một cách xuất sắc cảnh tượng "tranh minh" bất tuyệt đương thời: giả dụ tôi anh tranh luận với nhau, anh thắng tôi tôi không thắng được anh - anh quả thật là đã đúng, tôi quả thật là đã sai? Tôi thắng anh, anh không thắng được tôi - tôi quả thật là đúng, anh quả thật là sai? Có phải hai chúng ta một người đúng một người sai? Hay là cả hai đều đúng, hoặc giả cả hai đều sai? Chúng ta đều không biết được, phàm nhân đều có thiên kiến, chúng ta mời ai đến để phán định đúng sai? Giả sử mời người mà ý kiến của anh ta cũng như anh - anh ta là giống với anh thì làm sao mà phán định được? Giả sử mời người có ý kiến giống với tôi đến phán định - anh ta cùng phía với tôi, thì làm sao mà anh ta còn phán định được nữa? Giả sử mời người có ý kiến không tương đồng với cả tôi lẫn anh - anh ta khác biệt với cả tôi lẫn anh thì làm sao mà phán định được? Giả sử mời một người ý kiến tương đồng với cả hai chúng ta - anh ta đã là cùng phe với cả tôi lẫn anh, anh ta làm sao mà phán định được nữa? Thế thì tôi với anh cùng người thứ ba đó đều không thể phán đinh ai đúng, ai sai. Vậy chúng ta đợi ai đây?" (Kí sử ngã dữ nhược biện hỉ, nhược thắng ngã, ngã bất nhược thắng, nhược quả thị dã, ngã quả phi da? Ngã thắng nhược, nhược bất ngô thắng, ngã quả thị dã, nhi quả phi dã da? Kì hoặc thị dã, kì hoặc phi dã da? Kì câu thị dã, kì câu phi dã da? Ngã dữ nhược bất năng tương tri dã, tắc nhân cố thụ đảm ám, ngô thuỳ sử chính chi? Sử đồng hồ nhược dã chính chi, kí dữ nhược đồng hĩ, ác năng chính chi! Sử dị hồ ngã dữ nhược dã chính chi, kí dị hồ ngã dữ [...]... của Đạo gia không bao hàm nghĩa "ngôn thuyết" Câu nổi tiếng trong Đạo đức kinh mà giáo sư Dương Nãi Kiều viện dẫn để xác nhận cho việc ông tán thưởng học giả Trung Quốc dùng chữ Đạo của Đạo gia để dịch chữ Word của thần học phương Tây vô hình trung lại quay lại đem "ngôn thuyết, nói năng" ("Word") - "khả đạo" (ngôn ngữ) "thường Đạo" (bản thể tối cao) tách rời phân biệt ra: Đạo khả đạo, phi thường Đạo. .. giới hạn sau cùng đó để đi vào trong Đạo Như Lão tử đã nói, đó là cái Đạo không thể mà cũng không phải biểu đạt bằng ngôn ngữ, cái tồn tại siêu/tiền ngôn ngữ: "Đạo khả đạo vô thường Đạo" (Lão tử - Đạo đức kinh) hoàn toàn không giống với cái logos ngữ âm tối cao của phương Tây Đương nhiên theo tinh thần Đạo gia, Trang tử nhập vào đạo cũng là theo lối "vô vi", ông "tham thiền" trực nhập, khác với sự... thức về ngôn ngữ của con người đạt đến đỉnh cao, từng xuất hiện cái gọi là "bước ngoặt của ngôn ngữ học" Con người phát hiện ngôn ngữ không chỉ - thậm chí đầu tiên không phải là "công cụ của tư duy" hay vật trung gian giữa người hiện thực Dường như ngôn ngữ sáng tạo ra cái hiện thực tự tại của thế giới con người cũng như chính bản thân con người Triết gia Martin Heidegger cho rằng ngôn ngữ là ngôi... việc dịch "Word" thành "Đạo" cũng thể hiện sự tinh diệu trong suy nghĩ về bản thể luận của dịch giả Bởi vì trong triết học Đạo gia Trung Hoa, Đạo vừa là khái niệm bản thể sáng tạo vạn vật lại vừa là động từ "ngôn thuyết": "Đạo khả đạo phi thường Đạo" Trong lịch sử phát triển hình nhi thượng học ở phương Tây, "Logos" chính là khái niệm bản thể ngôn thuyết tự thân" Quả đúng là, dùng Đạo để chuyển dịch Word... lai lịch từ triết học ở Trung Quốc: "Từ "triết học" (philosophy) xuất hiện sớm nhất bởi học giả Nhật Bản Tây Chu (1829 – 1897), ông mượn hai chữ "triết" "học" của tiếng Hán ghép gộp lại để chỉ cái học thuyết triết học bắt nguồn từ cổ Hi – La Học giả Trung Quốc Hoàng Tuân Hiến (1818 – 1905) đem danh từ đó giới thiệu vào Trung Quốc đã được giới học thuật Trung Quốc chấp nhận" d) Đạo Đức Kinh, Phan... Hải nhân dân xuất bản xã, 2002 k) Nhà triết học Việt Nam Trần Đức Thảo những năm 40 của thế kỉ XX, khi thảo luận vấn đề nguồn gốc của ý thức ngôn ngữ đã từng đặc biệt nhấn mạnh tác dụng của hành vi trỏ con mồi chỉ vào nhau trong săn bắn tập thể đối với việc sản sinh ý thức và ngôn ngữ của bầy người nguyên thuỷ (Trần Đức Thảo, Tìm cội nguồn của ngôn ngữ ý thức, Nxb Văn hoá thông tin, Đoàn Văn... logos ngữ âm chung cực tối cao "đang ngôn thuyết" Heidegger nói: "ngôn ngữ là ngôi nhà của tồn tại" Các triết gia phương Tây rốt cuộc cũng chỉ bước tới cái gọi là "biên giới sau cùng" "Nơi ngôn ngữ tan vỡ, không còn vật gì tồn tại" đó là một câu thơ mà Heidegger thích nhắc đến (Tồn tại thời gian) Trang tử của Trung Hoa thì không như vậy Ông đã bước qua cái giới hạn sau cùng đó để đi vào trong Đạo. .. nữa, trong triết học duy tâm khách quan chủ nghĩa của Lão Trang không tồn tại cái "khái niệm bản thể ngôn thuyết tự thân" hay một "Thượng Đế–Thần" hiện diện trong tư cách "Bản thể" Đạo của Trang tử vô thuỷ vô chung, vượt lên trên cái gọi là "in the beginning was the Word" Trang tử nói: "Phu đại Đạo bất xưng, đại biện bất ngôn, Đạo chiếu nhi bất đạo, ngôn biện nhi bất cập" (Đại Đạo là vô ngôn, sự tham... tối cao) tách rời phân biệt ra: Đạo khả đạo, phi thường Đạo (cái Đạo mà có thể dùng ngôn ngữ để nói ra không phải là cái Đạo vĩnh hằng) Lão tử Trang tử trong điều kiện không biến hình của Hán ngữ, lợi dụng sự đồng âm, đồng tự trong tiếng mẹ đẻ của mình để tiến hành một sự tư biện triết học sâu sắc Chữ đạo (trong cách nói khả đạo, thường Đạo của Lão tử) cũng như chữ "mã", chữ "chỉ" (trong câu văn dẫn... sâu thời gian,q hay thơ ca thanh nhã cao sang hoặc truyện dân gian truyền khẩu bỗ bã Một người đã nhìn ra bản chất đối thoại của ngôn ngữ, người đó tự nhiên sẽ thừa nhận tính tất yếu của tinh thần dân chủ cũng như tự do của tư tưởng ngôn luận Mà tinh thần dân chủ phong cách hoạt kê thân mật chính là tiền đề của tiểu thuyết Tinh thần dân chủ thái độ hoạt kê thấm đẫm trong toàn bộ triết học Trang . đi vào trong Đạo. Như Lão tử đã nói, đó là cái Đạo không thể mà cũng không phải biểu đạt bằng ngôn ngữ, cái tồn tại siêu/tiền ngôn ngữ: " ;Đạo khả đạo. vạn vật bởi ngôn ngữ, mà biết bản thân tồn tại vật chưa từng bị cầm cố trong ngôn ngữ) . Trang yêu cầu siêu việt ngôn ngữ để tiếp cận với Đạo (Đạo vừa không

Ngày đăng: 30/09/2013, 08:10

Hình ảnh liên quan

hình thức một cuốn Kinh. Thứ ba, các đoạn trong tác phẩm đều hiệp vần, hình thức đó đem lại cho ngôn - Đạo Gia Và Ngôn Ngữ Học

hình th.

ức một cuốn Kinh. Thứ ba, các đoạn trong tác phẩm đều hiệp vần, hình thức đó đem lại cho ngôn Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan