giai phap huu ich

13 527 0
giai phap huu ich

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân 1 PHO ̀ NG GD&ĐT ĐƯ ́ C LINH CÔ ̣ NG HO ̀ A XA ̃ HÔ ̣ I CHU ̉ NGHI ̃ A VIÊ ̣ T NAM TRƯƠ ̀ NG TH ME ́ PU 1 Đô ̣ c lâ ̣ p – Tư ̣ do – Ha ̣ nh phu ́ c ------ GIAÛI PHAÙP HÖÕU ÍCH : DẠY LỒNG GHÉP ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Ở TIỂU HỌC NGƯỜI THỰC HIỆN : Nguyễn Thị Bích Vân Tháng 4 năm 2010 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân Giải pháp hữu ích : DẠY LỒNG GHÉP ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Ở TIỂU HỌC I/ HOÀN CẢNH NẢY SINH : Trong những năm gần đây, Đảng ta phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạp đức Hồ chí Minh”. Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phong trào này bước đầu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác rèn luyện, phấn đấu học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở tất cả mọi người dân Việt Nam. Đối với trường tiểu học, nhiệm vụ đầu tiên là dạy đạo đức, nhân cách sống và dạy chữ cho các em. Vấn đề dạy đạo đức là việc làm đầu tiên và xuyên suốt quá trình học. Thế nhưng, hiện nay tình hình kinh tế hội nhập đang trên đà phát triển, tạo nên nhiều thay đổi về cách sống, nhận thức của con người. Bên cạnh đó, vẫn còn một số gia đình lo làm ăn, ít có thời gian quan tâm đến các em, nhiều em đã sớm tiếp cận với phim ảnh không lành mạnh, đam mê chơi game, chat……qua mạng interne. Từ đó việc học sa sút, các em gây ra những hành vi đạo đức chưa tốt như trộm cắp, lười biếng học, thậm chí mội số em còn có những lời nói, việc làm vô lễ với cha mẹ, thầy cô, người lớn…. Vấn đề này cần sớm chấn chỉnh, làm sao cho thế hệ học sinh chúng ta sau này tài đức vẹn toàn như Bác Hồ hằng mong đợi. Từ thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên tiểu học, rất mong góp sức mình để làm sao ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Ngay từ năm học 2007-2008 đến nay, để hưởng ứng tốt Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như chương trình hành động mà Ban chỉ đạo cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đề ra, trong đó có nội dung dạy lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh. Quả thực, đây là nội dung mới mẽ với giáo viên chúng tôi. Bởi lẽ chưa có một tài liệu biên soạn cụ thể hướng dẫn việc dạy lồng ghép này. Sau vài năm giảng dạy, tôi đã tìm ra giải pháp “Dạy lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh ở tiểu học”. II. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : A. Dạy lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học chính khoá. 1. Xây dựng chương trình dạy lồng ghép : Để có được nội dung dạy lồng ghép, vào đầu năm học, tôi phối hợp với các giáo viên trong tổ cũng như các tổ chuyên môn khác trong trường cùng nghiên cứu chương trình SGK, xác định nội dung dạy lồng ghép và mức độ lồng ghép cho từng bài. 2 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân Nội dung dạy lồng ghép từng bài của các khối lớp như sau : Lớp 2 Tuần Phân môn Tên bài Tấm gương của Bác Nội dung giáo dục 30 31 Tập đọc Tập làm văn Tập đọc Chính tả Luyện từ và câu Tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng Qua suối Chiếc rễ đa tròn Việt Nam có Bác(BT2) Bài tập 1,3 Bảo vệ như thế là rất tốt. Yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người Tình yêu thương, sự quan tâm của Bác đối với các cháu thiếu nhi và mỗi vật xung quanh. Nếp sống giản dị của Bác Nếp sống giản dị, gần gũi, hoà đồng với mọi người của Bác Tôn trọng những quy định chung Yêu thương, quan tâm đến mọi người xung quanh. Biết quan tâm đến mọi người xung quanh Yêu thương quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh Sống giản dị, gần gũi với mọi người và vật xung quanh Sống giản dị, gần gũi với mọi người và vật xung quanh Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp, nơi công cộng. 3 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân Lớp 3 Tuần Phân môn Tên bài Tấm gương của Bác Nội dung giáo dục 29 Tập đọc- Chính tả Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Ý thức rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ. Lớp 4 Tuần Phân môn Tên bài Tấm gương của Bác Nội dung giáo dục 32 Tập đọc Kể chuyện Ngắm trăng Không đề Kể chuyện đã nghe, đã đọc Lạc quan, yêu đời, không nản chí trước khó khăn Tinh thần lạc quan, yêu đời Sống vui vẻ, lạc quan, cố gắng vượt qua các khó khăn trong học tập, cuộc sống. Sống vui vẻ, lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn trong học tập, cuộc sống. Lớp 5 Tuần Phân môn Tên bài Tấm gương của Bác Nội dung giáo dục 1 Tập đọc Thư gửi các học sinh Tin tưởng vào thế hệ học sinh trong việc kiến thiết đất nước. HS có trách nhiệm siêng học, siêng làm, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. 4 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân 6 10 12 15 19 Lịch sử Lịch sử Lịch sử Lịch sử Tập đọc Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập Vượt qua tình thế hiểm nghèo Chiến thắng Biên giới Thu- đông 1950 Người công dân số 1 Lòng yêu nước, ý chí vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. Câu nói giản dị của Bác cho thấy Bác rất gần gũi với mọi người. Bác rất gương mẫu (10 ngày nhịn ăn một bữa). Đặt lợi ích của dân lên trên lợi ích cá nhân. Hình ảnh Bác Hồ ra trận, Người đã leo lên núi, trực tiếp quan sát trận địa, động viên bộ đội…Cho thấy Bác không sợ khó khăn, tin tưởng vào dân, hết lòng phục vụ Tổ quốc. Lòng yêu nước, ý chí vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích. Yêu gia đình, thầy cô, bạn bè,… khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Sống giản dị, gần gũi với mọi người xung quanh. Giáo dục HS biết thương yêu, đùm bộc nhau; không nên vì quyền lợi cá nhân. Không nản chí trước khó khăn. Yêu gia đình, thầy cô, bạn bè,… khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Nội dung này sau khi xây dựng xong đã được sự xét duyệt của Ban chỉ đạo cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Ban giám hiệu trường. Được sự thống nhất cao, tôi tiến hành đưa vào dạy lồng ghép theo các bước sau : 5 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân 2. Các bước lồng ghép : a. Công tác chuẩn bị : Để thực hiện việc dạy lồng ghép có hiệu quả, công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh là hết sức quan trọng. Đối với giáo viên, ngoài việc nghiên cứu kĩ nội dung yêu cầu của bài, xác định phương pháp dạy cho thu hút học sinh, không gây nhàm chán, sáo rỗng khi giáo dục, tôi còn cố gắng sưu tầm thêm các tài liệu, chuyện kể, hình ảnh, thơ ca, phim tư liệu… về Bác để đưa vào tiết dạy. b. Các bước thực hiện : Bước 1 : Thông qua nội dung từng bài học, GV cho HS nhận ra tấm gương đạo đức của Bác.(Việc làm tại lớp- trong tiết học) Việc tổ chức cho HS nhận ra tấm gương của Bác có thể thông qua một câu nói, một việc làm, hình ảnh của Bác có đề cập đến trong bài hay nội dung của cả bài. Ở bước này, tôi chỉ đặt một – hai câu hỏi hoặc một tình huống đơn giản, không đặt nặng vấn đề gây khó khăn cho học sinh. Bước 2 : Tổ chức giáo dục, liên hệ bản thân (hoặc liên hệ thực tế gia đình, bạn bè, người thân) (Việc làm tại lớp- trong tiết học ) Từ việc các em biết được tấm gương của Bác, tôi tổ chức cho các em nói về bản thân, gia đình, bạn bè… ai đã có được đức tính đó hoặc chưa có đức tính đó - GV có thể sử dụng các hình thức giúp HS nói tự do, không gò bó, không gượng ép (tuyệt đối không chê bai HS) để từ đó có hướng giáo dục cho phù hợp. Ví dụ : Dạy bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Lịch sử lớp 5) * Phần hoạt động 2, GV hỏi : - Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? - Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để kiếm sống và đi ra nước ngoài? - Học sinh trả lời – GV chốt ý đứng. * Lồng ghép : Bước 1 - Em nghĩ Bác Hồ là người như thế nào ? (HS nói với nhau theo đôi bạn và nói trước lớp) - GV kết luận : Bác Hồ có lòng yêu nước, ý chí vượt qua mọi thử thách, khó khăn để quyết tâm đạt mục đích. - GV kết hợp cho học sinh xem hình ảnh Nguyễn Tất Thành làm bồi bàn ở nước Anh và đọc bài thơ “Người đi tìm hình của nước” theo Chế Lan Viên: 6 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre. ……………………………………… Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương. Bước 2 : - Trong cuộc sống em đã từng gặp khó khăn gì rồi ? Em đã làm gì để vượt qua khó khăn đó ? (Hoặc nói bạn bè, người thân) - Em nào đã từng nản chí trước khó khăn ? (HS nêu ý kiến của bản thân – GV định hướng giúp đỡ) Nguyễn Tất Thành làm bồi bàn ở khách sạn Carlton ở Anh 7 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân Bước 3 : Vận dụng vào thực tế (Việc làm thường xuyên và lâu dài) GV yêu cầu học sinh vận dụng những điều đã học tại lớp để tổ chức cho các em áp dụng vào thực tế cuộc sống (có sự theo dõi của giáo viên, bạn bè và gia đình thông qua Sổ tay tu dưỡng, sổ này được ghi chép những việc làm tốt, những mặt hạn chế của các em để làm cơ sở đánh giá thi đua). Bước 4 : Đánh giá, khen thưởng, rút kinh nghiệm (Cuối đợt thi đua) * Trong năm tôi tổ chức 4 đợt thi đua : Từ 5/9 - 20/11 Từ 20/11 - 9/1 Từ 9/1 - 26/3 Từ 26/3 - 19/5 * Cuối mỗi tuần tổ chức cho các em sơ kết, đánh giá, chọn học sinh tiêu biểu trong tuần để nhận cờ thi đua của lớp. Rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế để tiếp tục thực hiện tốt hơn. GV kịp thời uốn nắn sửa sai những em có hành vi chưa đúng, liên hệ với phụ huynh những HS chậm tiến bộ. * Cuối đợt thi đua HS thống kê em có nhiều cờ thi đua nhất sẽ được tuyên dương, khen thưởng. B. Lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh vào chương trình ngoại khoá : 1. Kể chuyện về Bác (Việc làm hàng tuần) - Mỗi tuần một em kể (hoặc đọc ) một câu chuyện về Bác trong giờ sinh hoạt lớp, như vậy trong tháng sẽ có 4 em ở 4 tổ được kể. Các câu chuyện do giáo viên giới thiệu ở tủ sách đạo đức của lớp hoặc các em có thể mượn ở thư viện trường (GV xét duyệt trước khi HS kể ). - Sau khi học sinh kể xong tổ chức cho các em nêu ý nghĩa, nhận ra tấm gương của Bác thông qua câu chuyện kể. - Liên hệ thực tế. - Đánh giá, khen thưởng vào cuối đợt thi đua (theo các đợt thi đua trên) - Chọn học sinh kể hay, tiêu biểu để kể dưới cờ (Theo chương trình hành động của trường) 8 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân 2. Làm báo ảnh, sưu tầm tư liệu về Bác Hồ: Phong trào làm báo ảnh, sưu tầm tư liệu về Bác Hồ được Nhà trường đề ra từ đầu năm học. Để hưởng ứng phong trào, tôi đã phát động học sinh sưu tầm ảnh, các câu chuyện kể, lời nói, lời căn dặn của Bác. Vì có sự chuẩn bị tốt của học sinh và giáo viên (trong đó có sự tham gia của một số phụ huynh học sinh) nên lớp tôi đã hoàn thành tờ báo Theo chân Bác với nội dung : Theo dòng thời gian (Các hình ảnh Bác từ lúc bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 đến lúc Bác qua đời năm 1969 ) và Bác Hồ với thiếu nhi, thông qua tờ báo học sinh hiểu biết thêm rất nhiều về cuộc đời của Người, càng yêu quý Bác và từ đó các em có nhiều tiến bộ về phẩm chất đạo đức hơn. Học sinh lớp 4b đang thuyết trình tờ báo của lớp. 3. Giáo dục theo năm điều Bác dạy : Bên cạnh những việc làm trên, công tác hướng dẫn các em thực hiện theo năm điều Bác dạy là việc làm thường xuyên của tất cả thầy cô giáo nói chung. Với tôi, ngay đầu năm học, tôi đã cụ thể hoá lời dạy của Bác bằng những việc làm gần gũi với các em để các em có hướng thực hiện và phấn đấu. Điều 1 : Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Giáo dục các em yêu chính gia đình, trường học, thôn xóm nơi em ở, có những việc làm tốt để bảo vệ nơi đó; yêu mến chính những người thân xung quanh em như cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha 9 Giải pháp hữu ích Nguyễn Thị Bích Vân mẹ và những người thân trong gia đình, lễ phép với người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè, biết chia sẻ buồn vui, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều 2 : Học tập tốt, lao động tốt Siêng năng học tập, chăm phát biểu; biết làm những công việc phục vụ cho bản thân, giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với sức mình, tham gia dọn vệ sinh môi trường ở thôn xóm, trường học… Điều 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Biết giúp đỡ mọi người, không chia bè phái, biết góp ý, xây dựng để cùng nhau tiến bộ; chấp hành nghiêm túc nội qui của trường lớp, đi học đều, đúng giờ, thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông. Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt Ăn mặc, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân, năng tập thể dục để tăng cường sức khoẻ. Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm Không khoe khoan, kiêu ngạo, có cách sống giản dị, gần gũi với mọi người. Biết nhặt của rơi trả lại người mất, không tham lam, trộm cắp, trung thực, thật thà trong lời nói, việc làm, trong học tập. Dũng cảm nhận lỗi, dám nói lên sự thật, không che dấu những việc làm sai trái của bản thân và người khác. * Việc giáo dục theo năm điều Bác dạy được tôi đưa vào công tác chủ nhiệm hàng tuần thông qua các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, thực hiện “Vườn hoa điểm 10”; Nuôi heo đất, giúp bạn nghèo; phong trào “Giúp bạn cùng tiến”; bảo vệ môi trường xanh - sạch- đẹp,…Các phong trào được phát động trước lớp, học sinh tham gia thảo luận cách thực hiện, hàng tuần tổ chức cho các em báo cáo kết quả thực hiện vào giờ sinh hoạt lớp (có ghi chép ở Sổ tay tu dưỡng), kết thi đua theo các phong trào và cuối mỗi đợt thi đua. Tuyên dương các em thực hiện tốt, giúp đỡ kịp thời các em thực hiện chưa tốt. III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN : 1. Kết quả đạt được : Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy học sinh tôi dạy tiến bộ rất nhiều về đạo đức lối sống, không còn tình trạng vô lễ với thầy cô, cha mẹ, người lớn, biết thương yêu, quan tâm đến mọi người, trung thực trong học tập,… thực hiện tốt theo năm điều Bác dạy. Tạo nên động cơ học tập trong sáng, lành mạnh, các em cố gắng, tích cực học tập theo gương Bác. Từ đó chất lượng học tập tiến bộ rõ rệt. 10

Ngày đăng: 30/09/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan