Đề thi thử Hóa Học 2010

6 343 1
Đề thi thử Hóa Học 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT (Đề thi có 05 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Biết hai ion X 2+ và Y 2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 2s 2 2p 6 . Vị trí của nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn là: A. X ở chu kì 3 nhóm IIA, Y ở chu kì 2 nhóm VIA. B. X ở chu kì 2 nhóm VIA, Y ở chu kì 3 nhóm IIA. C. X ở chu kì 2 nhóm IIIA, Y ở chu kì 6 nhóm IIA. D. X ở chu kì 3 nhóm IIB, Y ở chu kì 2 nhóm VIB. Câu 2: Điện phân dung dịch Na 2 SO 4 trong 1 giờ 20 phút 25 giây bằng dòng điện một chiều với cường độ 5 ampe thì thu được 1,6 gam oxi ở anot. Hiệu xuất của quá trình điện phân là: A. 40% B. 60% C. 90% D. 80% Câu 3: Cho cặp kim loại Zn và Fe, Cu và Al tiếp xúc với nhau và cùng nhúng trong dung dịch chất điện li mạnh khi đó hai kim loại bị ăn mòn điện hoá là: A. Zn, Cu B. Zn, Al C. Fe, Cu D. Fe, Al Câu 4: Từ dung dịch K 2 SO 4 số phương trình hoá học tối thiểu để điều chế được kali là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Cho 0,1 mol FeCl 3 tác dụng hết với dung dịch Na 2 CO 3 thu được kết tủa A. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được khối lượng chất rắn là: A. 32 B. 16 C. 8 D. 7,2 Câu 6: Thể tích dung dịch Ba(OH) 2 0,025M cần để cho vào 100 ml dung dịch gồm HNO 3 và HCl có pH = 1 để thu được dung dịch có pH= 2 là: A. 150 B. 100 C. 50 D. 125 Câu 7: Có 5 ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 5, mỗi ống nghiệm có chứa một trong các dung dịch sau:Na 2 SO 4 , Ca(CH 3 COO) 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , NaOH, BaCl 2 . Biết khi rót dung dịch từ ống 4 vào ống 3 có kết tủa trắng, rót dung dịch từ ống 2 vào ống 1 thấy có kết tủa trắng keo sau đó kết tủa tan dần. Rót dung dịch từ ống 4 vào ống 5 thì ban đầu chưa có kết tủa sau đó có một lượng nhỏ kết tủa xuất hiện. Vậy hoá chất trong ống 1,2,3,4,5 lần lượt là: A. Na 2 SO 4 , Ca(CH 3 COO) 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , NaOH, BaCl 2 . B. Al 2 (SO 4 ) 3 , NaOH, BaCl 2 , Ca(CH 3 COO) 2 , Na 2 SO 4 . C. Al 2 (SO 4 ) 3 , NaOH, BaCl 2 , Na 2 SO 4 , Ca(CH 3 COO) 2 . D. Al 2 (SO 4 ) 3 , NaOH, Na 2 SO 4 , BaCl 2 , Ca(CH 3 COO) 2. Câu 8: Cho 4 dung dịch đựng riêng biệt: KOH, H 2 SO 4 , NaCl, BaCl 2 .Thuốc thử duy nhất có thể nhận biết được các dung dịch trên là: A. Quì tím. B. Dung dịch Na 2 CO 3 . Mã đề thi 403 C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO 3 . Câu 9: Cho dung dịch các chất sau: Na 2 CO 3 (1), K 2 SO 4 (2), NH 4 Cl(3), Ca(CH 3 COO) 2 (4), Al 2 (SO 4 ) 3 (5), Zn(NO 3 ) 2 (6) Các dung dịch có pH<7 là: A. 2, 3, 6. B. 3, 6, 7. C. 1, 2, 5. D. 2, 6, 7. Câu 10: Hiện tượng khi cho một mẫu Ba vào dung dịch CuSO 4 là: A. Có kết tủa màu đỏ của đồng. B. Có sủi bọt, có kết tủa màu xanh. C. Có sủi bọt,có kết tủa màu xanh và màu trắng. D. Không có hiện tượng gì xảy ra. Câu 11: Phương pháp sunfat có thể dùng để điều chế được các axit là: A. HF, HBr. B. HBr, HI. C. HCl, HBr. D. HF, HCl. Câu 12: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố ứng với công thức RH 3 . Oxit của nó có chứa 25,926%R về khối lượng. Nguyên tố R là: A. Photpho. B. Nitơ C. Crom. D. Nhôm. Câu 13: Từ tinh bột số phương trình tối thiểu để điều chế được butađien-1,3 là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 14: Cho isopren tác dụng với brom, iso pentan tác dụng với clo có chiếu sáng và cùng tỉ lệ 1:1 thì số đồng phân tạo ra trong mỗi trường hợp tương ứng là: A. 3,4. B. 2,4. C. 3,5. D. 2,5. Câu 15: Trong các chất sau: tinh bột(1),xenlulozơ(2), saccarozơ(3), mantozơ(4) chất khi thuỷ phân chỉ thu được glucozơ là: A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 2,3,4. D. 1,3,4. Câu 16: Cho glucozơ lên men thành Ancol etylic. Dẫn toàn bộ khí CO 2 sinh ra qua nước vôi trong dư thu được 100 gam kết tủa. Khối lượng glucozơ cần dùng và khối lượng Ancol thu được lần lượt là:(biết hiệu suất của qua trình lên men là 80%) A. 46 gam, 180 gam. B. 92 gam, 225gam. C. 46 gam, 225 gam. D. 36,8 gam, 144 gam. Câu 17: Cho các dung dịch: Glucozơ(1), Fructozơ trong môi trường bazơ (2), Saccarozơ(3), mantozơ(4). Dung dich chất nào có phản ứng tráng gương: A. 1,2,3,4. B. 1,4. C. 1,2,4. D. 1,3,4. Câu 18: Công thức tổng quát của amin no là: A. C n H 2n+1 N. B. C n H 2n+2 N. C. C n H 2n+3 N. D. C n H 2n N. Câu 19: Cho dung dịch mỗi hợp chất sau: H 2 N-CH 2 -COOH(1), H 2 N-CH 2 -COONa(2), Cl - NH 3 + -CH 2 -COOH(3), H 2 N-CH 2 -CH(NH 2 )-CH 2 -COOH(4), HOOC-CH 2 -CH(NH 2 )-CH 2 -COOH(5). Hiện tượng khi cho quì tím vào năm dung dịch trên là: A. 1,4,5 không đổi màu, 2 chuyển thành màu xanh, 3 chuyển thành màu đỏ B. 1 không đổi màu, 2,4 chuyển thành màu xanh, 3,5 chuyển thành màu đỏ C. 1,2,3 không đổi màu, 4 chuyển thành màu xanh, 5 chuyển thành màu đỏ D. 1,3,5 chuyển thành màu đỏ, 2,4 chuyển thành màu xanh Câu 20: Cho các chất sau: C 6 H 5 NH 2 (1), CH 3 NH 2 (2), C 2 H 5 NH 2 (3), (C 6 H 5 ) 2 NH(4), (C 2 H 5 ) 2 NH(4), NH 3 (6). Các chất được xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là: A. 4,1,6,2,3,5. B. 4,1,2,3,5,6. C. 4,1,6,3,2,5. D. 4,1,6,3,5,2. Câu 21: Người ta cho thêm chất độn amiăng vào chất dẻo nhằm mục đích : A. Làm tăng tính dẫn điện. B. Làm tăng tính dẻo. C. Làm tăng tính dẫn nhiệt. D. Làm tăng tính chịu nhiệt. Câu 22: Thuỷ tinh hữu cơ được điều chế từ monome tương ứng là: A. Etyl metacrylat. B. Metyl metacrylat. C. Metyl acrylat. D. Etyl acrylat. Câu 23: Trong số các dẫn xuất của benzen có cùng công thức phân tử C 7 H 8 O. Số đồng phân vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24: Để đốt cháy hoàn toàn một mol Ancol no X cần dùng hết 3,5 mol oxi. X là: A. Etilenglicol. B. Glixerol. C. Ancol amylic. D. Ancol etylic. Câu 25: Cho bốn hợp chất thơm: C 6 H 5 OH(1), C 6 H 6 (2), C 6 H 5 CH 3 (3), C 6 H 5 NH 2 (4). Các chất được xếp theo thứ tự tăng dần khả năng tham gia phản ứng thế là: A. 4,2,1,3. B. 4,2,3,1. C. 2,4,1,3. D. 2,4,3,1. Câu 26: Cho các dung dịch sau: CH 3 COOH(1), HCOOH(2), CH 2 =CHCOOH(3), CH 3 CHO(4), C 2 H 5 OH(5). Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là: A. Br 2 , dung dịch AgNO 3 /NH 3 , Na. B. Cu(OH) 2 , Br 2 , dung dịch KMnO 4 . C. Quì tím, Br 2 , dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. Na, dung dịch KMnO 4 , dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 27: A có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Số đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 28: Cho hợp chất hữu cơ X gồm C, H, O và có một loại nhóm chức duy nhất. Biết 5,8 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 43,2 gam Ag. Mặt khác 0,1 mol X sau khi hiđro hoá hoàn toàn phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức phân tử của X là: A. CH 2 (CHO) 2 . B. (CHO) 2 . C. HCHO. D. C 2 H 5 CHO. Câu 29: Sản phẩm của phản ứng khi cho CH 2 (Cl)COOC 6 H 5 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng là: A. CH 2 (Cl)COONa, C 6 H 5 OH. B. CH 2 (OH)COONa, C 6 H 5 OH, NaCl, H 2 O. C. CH 2 (OH)COONa, C 6 H 5 ONa, NaCl. D. CH 2 (OH)COONa, C 6 H 5 ONa, NaCl, H 2 O. Câu 30: Một chất béo có công thức: CH 2 (OCOC 17 H 33 )-CH(OCOC 15 H 31 )-CH 2 (OCOC 17 H 29 ). Số mol H 2 cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 mol chất béo là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 31: Để nhận biết các dung dịch không màu đựng riêng biệt: Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , HCl, BaCl 2 người ta: A. Không cần dùng thuốc thử. B. Dùng một thuốc thử. C. Dùng hai thuốc thử. D. Dùng ba thuốc thử. Câu 32: Oxi hoá hoàn toàn 21.84 gam bột sắt thu được 30,48 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Chia hỗn hợp A thành hai phần bằng nhau.Thể tích hiđro cần để khử hoàn toàn các oxit sắt trong một phần là: A. 4,032 lít. B. 6,048lít. C. 12,096 lít. D. 9,072 lít. Câu 33: Oxi hoá hoàn toàn 10,92 gam bột sắt thu được 15,24 gam hỗn hợp gồm các oxit sắt. Hoà tan hỗn hợp này bằng dung dịch HNO 3 loãng dư thu được khí NO duy nhất. Thể tích NO thu được là: A. 0,224lit. B. 0,336 lit. C. 0,672 lit. D. 0,448 lit. Câu 34: Xét các phản ứng: CH 3 COOH + CaCO 3 (1) CH 3 COOH + NaCl (2) C 17 H 35 COONa + H 2 SO 4 (3) C 17 H 35 COONa + Ca(HCO 3 ) 2 (4) Phản ứng không xảy ra là: A. 2,3. B. 2,4. C. 4. D. 2. Câu 35: Khi hàn và mạ thiếc người ta thường cho lên mối hàn chất: A. NaNO 3 . B.(NH 4 ) 2 SO 4 . C. NH 4 NO 3 . D. NH 4 Cl. Câu 36: Khối lượng muối NaHCO 3 thu được khi cho 3,36 lit khí cacbonic tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M là: A. 12,6 gam. B. 21 gam. C. 8,4 gam. D. 6,3 gam. Câu 37: Hợp chất nào sau đây không chứa nhóm hiđroxyl. A. Axit cacboxylic. B. Este. C. Ancol. D. Aminoaxit. Câu 38: Chia m gam hỗn hợp hai Ancol là đồng đẳng của Ancol metylic thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một thu được 2,24 lit khí CO 2 (đktc). Tách nước hoàn toàn ở phần hai thu được hai anken . Khối lượng nước thu được khi đốt cháy hai anken này là: A. 0,9 gam. B. 1,8 gam. C. 2,7 gam. D. 3,6 gam. Câu 39: Trong các axit hữu cơ sau, axit mạnh nhất là: A. HCOOH. B. CH 3 COOH. C. CH 2 =CH-COOH. D. CH 3 -CH 2 -COOH. Câu 40: Ancol ứng với công thức phân tử C 4 H 9 OH có số đồng phân là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 41: A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 5 H 11 O 2 N. Đun A với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có công thức phân tử C 2 H 4 O 2 NNa và chất hữu cơ B. Cho hơi B qua CuO nung nóng thu được chất hữu cơ D có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của A là: A. NH 2 - CH 2 -COO CH(CH 3 ) 2 B. H 2 N- CH 2 -CH 2 - COOC 2 H 5 C. NH 2 -CH 2 COOCH 2 -CH 2 - CH 3 D. CH 2 = CH-COONH 3 -C 2 H 5 Câu 42: Cho cân bằng hoá học: CH 3 COOH + HOC 2 H 5  CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O Biết chất xúc tác là H 2 SO 4 đặc và hiệu ứng nhiệt của phản ứng thực tế coi như bằng không. Các yếu tổ ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng este hoá là: A. Nhiệt độ, chất xúc tác. B. Chất xúc tác, nồng độ các chất phản ứng. C. Áp suất, nồng độ các chất phản ứng. D. Nồng độ các chất phản ứng. Câu 43: Cho 27 gam một ankyl amin A cho tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là: A. CH 3 NH 2 . B. C 2 H 5 NH 2 . C. C 3 H 7 NH 2. D. (CH 3 ) 2 NH. Câu 44: Cấu hình electron của nguyên tử 26 Fe là: A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 8 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 6 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 4p 6 Câu 45: Sản phẩm được hình thành ở anot và catot trong quá trình điện phân dung dịch AlCl 3 lần lượt là: A. Cl 2 , H 2 . B. Cl 2 , Al. C. Cl 2 , O 2 . D. H 2, Cl 2 . Câu 46: Cho các dung dịch muối sau: (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, AlCl 3 , MgCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 . Nếu chỉ dùng kim loại Ba thì số dung dịch nhận biết được là: A. 2. B. 4. C. 5. D.6. Câu 47: Từ dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 số phương trình hoá học tối thiểu dùng để điều chế kim loại nhôm là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: B là hiđrocacbon mạch hở có công thức phân tử C 6 H 12 Biết rằng khi B cộng hợp với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Số đồng phân có thể có của B là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Một hỗn hợp A gồm 0,12 mol C 2 H 2 và 0,18 mol H 2 . Cho A qua Ni nung nóng , phản ứng không hoàn toàn thu được khí B. Cho B qua bình đựng dung dịch nước brom dư thấy thoát ra hỗn hợp khí X và khối lượng bình brom tăng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,12 mol CO 2 và 0,2 mol H 2 O. Giá tri của m là: A. 3,28 gam. B.3,48 gam. C. 5,28 gam. D. 1,64 gam. Câu 50: Khi thuỷ phân hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C 8 H 14 O 2 thu được chất B( C 6 H 12 O) và C (C 2 H 4 O 2 ). B là hợp chất hữu cơ mạch hở không phân nhánh, B có thể tác dụng với dung dịch KMnO 4 loãng nguội sinh ra hexan-1,2,3-triol. Công thức cấu tạo của A là: A. CH 3 COOCH=CH-CH 2 -CH 2 -CH 2 -CH 3 . B. CH 3 COOCH 2 -CH=CH-CH 2 -CH 2 -CH 3. C. CH 3 COOCH 2 -CH 2 -CH=CH-CH 2 -CH 3. D. CH 3 COOCH 2 -CH 2 -CH 2 -CH=CH-CH 3 . Đáp án Câu Đ.án án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án án 1 A 11 D 21 D 31 A 41 C 2 D 12 A 22 B 32 B 42 D 3 B 13 D 23 B 33 C 43 B 4 B 14 A 24 B 34 D 44 B 5 C 15 B 25 B 35 D 45 A 6 A 16 C 26 C 36 C 46 D 7 B 17 C 27 C 37 B 47 C 8 A 18 C 28 B 38 B 48 B 9 B 19 B 29 D 39 C 49 D 10 C 20 A 30 C 40 C 50 B . TRƯỜNG THPT (Đề thi có 05 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Biết. BaCl 2 người ta: A. Không cần dùng thuốc thử. B. Dùng một thuốc thử. C. Dùng hai thuốc thử. D. Dùng ba thuốc thử. Câu 32: Oxi hoá hoàn toàn 21.84 gam bột

Ngày đăng: 30/09/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan