Đặc tính nông học cây nhãn

16 1.5K 19
Đặc tính nông học cây nhãn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 1.1.1 Vị trí địa lý huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 1.1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 1.2 Nguồn gốc Nhãn cùng họ với cây Vải, Chôm Chôm. Là cây á nhiệt đới và cũng là cây nhiệt đới. Tuy có thể trồng được từ đường xích đạo đến vĩ tuyến 28-30 o , nhưng chỉ có trung quốc, thái lan và việt nam trồng với quy mô đáng kể, không có số liệu về diện tích nhãn của trung quốc nhưng nhãn đã là một đặc sản của nước này, đã có lịch sử trên 2000 năm. ở thái lan diện tích trồng 1986-1987 là 20.300 ha, sản lượng là 20.300 tấn. ở việt nam diện tích trồng cuối những năm 80 khoảng 10.000 ha nhưng với phong trào trồng nhãn rộ lên mấy năm gần đây, diện tích hiện nay khoảng 20.000 ha và không có số liệu đáng tin cậy về sản lượng (Vũ Công Hậu, 2000). Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), thì ở cả 2 miền Nam, Bắc của nước ta đều có trồng nhãn nhưng giống không giống nhau. Đặc biệt ở miền nam hiện nay có nhiều giống nhãn hơn, trồng với mục đích kinh tế nhiều hơn: tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu…hiện có nhãn xuồng, nhãn tiêu da bò, long nhãn, nhãn thường (hạt to, cơm mỏng).(nhan j? ten cac loại nhãn viết hoa) 1.3 Đặc tính nông học cây nhãn 1.3.1 rễ Theo Trần Thế Tục (1999), dựa vào chức năng của rễ, với cây nhãn có thể chia 3 loại: rễ tơ (còn gọi là rễ hút), rễ quá độ và rễ vận chuyển. căn cứ vào sự phân bố của bộ rễ có thể phân: rễ cọc và rễ ngang. Rễ hút: nằm ở vị trí cuối cùng (đầu mút) của rể, màu trắng trong như giá đậu xanh, đường kính rễ 1,5-2,0 micron. các rễ hút đại bộ phận phát triển ở dầu ngọn của các rể đã thành thục hoặc từ các điểm sinh trưởng của các rễ cái. Đặc biệt có một số rễ hút mọc ra từ các rễ già. Loại rễ này có vị trí quan trọng trong đời sống của cây: làm nhiệm vụ hút nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây (Trần Thế Tục, 1999). Rễ quá độ: rễ hút hình thành khoảng hơn một tháng thì bó gỗ ở lõi phình to dần và gỗ hóa, màu sắc từ trắng trong chuyển sang nâu hồng, mô mềm ở ngoái nứt vỡ dần và mất đi. Khả năng hút nước của rễ yếu và kém dần, lúc này khả năng vận chuyển lại tăng lên, sau biến thành rễ vận chuyển (Trần Thế Tục, 1999). Rễ vận chuyển: Rễ có màu nâu đỏ, sinh trưởng khỏe, bó gỗ khá phát triển, chứa nhiều ta nanh, vỏ ngoài của rễ lúc này không còn mô mềm mà có những chấm nhỏ lồi lên. ở những điểm lồi này có thể mọc ra những rễ hút mới. chúc năng của rể lúc này là vận chuyển nước, dinh dưỡng… nên được gọi là rễ vận chuyển (Trần Thế Tục, 1999). Rễ nhãn cũng như rễ vải thuộc nhóm cây ăn trái có rễ nấm, rễ hút phình to, không có lông hút. Nhờ có rễ nấm mà cây có thể thích nghi đươc với điều kiện đất đồi nghèo dinh dưỡng và thiếu nước. có thể nói bộ rễ nhãn rất phát triển. cấu tạo của bộ rễ gồm có rễ cọc và rễ ngang. Sự phân bố của rễ bị chi phối bởi tính chất đất, hình thức nhân giống, mực nước ngầm tại chỗ, kĩ thuật chăm sóc… thông thường rễ cọc ăn sâu 2-3m, cá biệt sâu 5m, rễ ngang phân bố trong tầng đất 0-70cm dưới hình chiếu của tán cây. Còn ở ngoài tán thì chỉ ở tầng sâu 10-30cm. rễ ngang có thể ăn xa gấp 2-3 lần hình chiếu của tán. (Trần Thế Tục, 2000 ) 1.3.2 thân theo Trần Thế Tục (1999). mầm ngọn hay mầm nách của nhãn đều có thể phát triển thành cành. Việc hình thành thân cành của nhãn có điểm khác với cây ăn quả khác là khi cây đã ngừng sinh trưởng mầm ngọn ở đỉnh được các lá kép rất non bọc lấy, gặp diều kiện ngoại cảnh thuận lợi mầm ở đỉnh này kéo dài thêm. Qua các đợt lộc trong năm, cú mỗi đợt ở phần ngọn lại được bao bọc bởi các tầng lá kép, dần dần các lá này rụng đi để trơ ra một đoạn trống khiến chúng ta có thể dể phân biệt được các đợt lọc cành trong năm trên đoạn cành dài từ gốc đến ngọn. tuy vậy trong mùa hè nhiệt độ, ẩm độ cao các đợt lộc cành mọc liền nhau, lá kép ở ngọn cũng ít rụng nên khó phân biệt hơn.nhưng cũng có thể phân biêt qua độ thành thực của cành, nàu sắc của nó và dể quan sát thấy là gốc mỗi đợt lộc cành thường có những là kép mà số lá chét ở đây rất ít. Cành càng thành thục thì lớp vỏ cang cứng và thô, màu nâu sậm và trên vỏ cành có những đường vân nứt. cây nhãn nhìn chung giống cây vải và chôm chôm. Cây nhãn cao trung bình 5-10m, có cây cao đến 20m. tán tròn đều. khi trồng bằng hạt, cây có tan mọc thẳng hơn, vỏ thân sần sùi, ít khi trơn láng như cây vải. gỗ giòn hơn cây vải (Đường Hồng Dật, 2000) 1.3.4 lá lá nhãn thuộc loại lá kép chân chim. Lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đại bộ phân các giống nhãn có từ 3-5 đôi lá, có giống từ 1-2 đôi lá, thương gặp là 4 đội lá, 7 đôi lá trở lên là hiếm thấy. lá nhãn hình mác, mặt lá đậm, lưng lá nhạt, cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay đỏ nâu tùy giống và thay đổi theo thời tiết. mặt lá bằng, có giống biên lá hơi quăn. Lá nhãn từ lúc bất đầu đến thành thục biến động trong khoảng thời gian 40-50 ngày tùy nơi trồng, diều kiện dinh dưỡng màu và mùa vụ. tuổi thọ của lá là 1-3 năm. Có thể căn cứ vào hình thái màu sắc của lá để phân biệt các giống (Trần Thế Tục, 1999) 1.3.5 Đặc tính hoa Nhãn Theo Trần Thế Tục (1999) cấu tạo của chùm hoa: là loại hoa kép được cấu tạo bởi một trực chính và nhiều nhánh.Trên một chùm hoa có rất nhiều hoa tùy thuộc vào độ lớn của cây và mùa vụ trong năm.(tên tác giả chú k fai tap chí khoa học) theo tạp chí khoa hoc năm 2008 phát hoa kéo dài và tăng trưởng nhanh trong 4 tuần đầu, tăng trưởng chậm khi bắt đầu nở hoa và đạt kích thước tối đa trong 37.6 ngày, tương ứng với thời điểm hoa nở tập chung. Theo Trần Thế Tục (1999), Hoa nhãn gồm có 4 loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình. Trên cây nhiều nhất là hoa đưc, rồi đến hoa cái, hoa lưỡng tính không nhiều và hoa dị hình càng ít. hoa đực: đường kính 4-5 micro, nhị cái thoái hóa, hoa có 5 cánh màu vàng nhạt, có 7-8 chỉ nhị và túi phấn xếp hình vòng. Túi phấn dính vào đầu chỉ nhị. Khi thành thục túi phấn nứt ra, phấn hoa tung ra ngoài để thụ phấn thụ tinh. Hoa nở 1-3 ngày thì tàn. hoa cái: ngoại hình và độ lớn giống hoa đực, có 7-8 chỉ nhị, nhưng nhị đực đã thoái hóa. Có hai bầu nhị kết hợp làm một, ở giữa có một nhụy khi thành thục đầu nhụy chẻ làm đôi, cong lại. sau khi hoa cái nở, nhụy hoa tiết ra một loại dịch nước. sau thụ phấn thụ tinh 2-3 ngày cánh hoa héo, bầu hoa phát triển, bầu có màu xanh. hoa lưỡng tính: hình thái hoa giống hoa đực và hoa cái, nhị đực và nhị cái của hoa phát triển bình thường, bầu thượng. có khả năng thụ phấn thụ tinh để phát triển thành quả. hoa dị hình: một bộ phận nào đó của hoa phát triển không bình thường, ví dụ nhụy hoa không tách, chỉ nhị không phát triển, túi phấn không mở và không có khả năng tung phấn. trong sản xuất hoa này không có ý nghĩa. 1.3.6 trái Trái thuộc loại phì quả, có đường kính 1-3 cm, màu xanh mờ khi còn non, khi trái chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. chùm trái có thể mang đến 80 trái, trọng lượng thay đổi từ 5-20 g/trái (trọng lượng tốt nhất để bán tươi là 12-18 g/trái), vỏ trái mỏng, láng hay dai (Dương Minh va ctv., 2001). Trái có hình cầu, tròn dẹp, cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái hơi lõm. Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống hơi xù xì màu vàng xám hay nâu nhạc (Trần Thế Tục, 1999). Cơm trái (tử y) ít dính vào hột, có thể chiếm 75% trọng lượng trái. Vì cơm phát triển từ tế bào của tể hột do đó chỉ làm giảm kích thước hột chứ không làm tiêu hột. hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay đổi từ 15-25% khi chín (Đường Hồng Dật, 2000). 1.3.7 hột Kích thước hạt thay đổi tùy theo giống. hạt tròn, đen. Phần tể (nơi tiếp giáp của hạt với cuống quả) nứt ra có màu trắng nên gọi là long nhãn (mắt rồng). tuy vậy, một số giống nhãn không có đặc điểm này(đường hồng dật, 2000). Lá mầm trong hột màu trắng, có nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn hột cũng rất khác nhau giữa các giống, thường từ 1,6-2,6g, chiếm 17,3-42,9% trọng lượng trái. Cũng có giống nhãn hột rất bé, hầu như không có hột, do kết quả thụ tinh kém (Trần Thế Tục, 1999). 1.4 đặc điểm ra hoa, đậu trái và rụng trái non trên Nhãn 1.4.1 đặc điểm ra hoa, đậu trái Sự nở hoa của các hoa trên một phát hoa được ghi nhận như sau: trên một chùm hoa, hoa cái nở trước và tập chung trong vòng 3 ngày, sau đó đến hoa đực. hoa bất đầu nở ở gốc và giữa phát hoa, sau đó nở dần lên trên (Tạp Chí Khoa Học của Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ 2008).(k có tên tạp chí trong đây, 2006 chứ k fair 2008) Theo trần văn hâu, 2008. hoa nở bắt đầu bằng sự nứt lá đài lúc 19:05 tối đến 3:00 sáng ngày hôm sau bắt đầu nhú vòi nhụy. đến 8:28 sáng lá đài nở ra nhưng chưa nở tối đa. Nướm nhụy nứt ra lúc 5:10 sáng thứ ba, đông thời lá đài nở hoàn toàn và cánh bất đầu nở. đến 15:00 chiều cùng ngày cánh hoa bất dầu rụng. như vậy thời gian từ nứt đài đến rụng cánh hoa diễn ra trong vòng 3 ngày. Hoa nở vào ban đêm, nhưng vòi nhụy nhú ra và có khả năng thụ phấn vào ban ngày, lúc này có rất nhiều côn trùng hoạt động giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra gặp nhiều thuận lợi. 1.4.2 đặc điểm rụng trái non trên Nhãn theo (Othman, 1995) được trích dẫn bởi Trần Văn Hâu (2008) cho rằng yếu tố môi trường ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái. Mưa nhiều trong thời kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỉ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở Thái Lan từ 20-25 o C, nhiệt độ trên 40 o C làm trái bị thiệt hại và gây ra sự rụng trái non. Việc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali, cũng gây ra sự rụng trái, trái nhỏ và phẩm chất kém (Menzel và ctv., 1990 và được Trần Văn Hâu trích dẫn 2008). Thời gian đậu trái nhãn đòi hỏi ẩm độ đất cao. Tùy thuộc và từng giống và điều kiện khí hậu, thời gian từ khi thụ phấn đến khi thu hoạch khoảng 3,5-4,0 tháng. Nếu gập điều kiện thời tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ ba thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 15-20 ngày. Hoa nhãn được sinh sản rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái thấp và thường rụng vào giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (khi trái non có đường kinh khoảng 1 cm) và khi trái bất đầu phát triển thịt trái (2 tháng sau khi đậu trái) (Trần Văn Hâu, 2008). Trên giống nhãn xuồng cơm vàng từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 12 tuần, trong đó, hạt phát triển nhanh từ tuần thứ ba và đạt kích thước tối đa vào tuần thứ bảy, thịt trái phát triển từ tuần thứ sáu đến tuần thứ 11. sự tăng trưởng nhanh của trái đồng thời vớ sự phát triển của thịt trái.( Trần Văn Hâu, 2008). 1.5 đặc tính sinh thái 1.5.1 nhiệt độ Theo menzel và simpson,1994 được trích dẫn bởi trần vân hâu 2008. nhãn là loại cây á nhiệt đới, phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, tuy nhiên sự ra hoa đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ 15-22 o C trong 8-10 tuần để kích thích sự ra hoa và theo sau là điều kiện nhiệt độ cao trong mùa xuân cho hoa phát triển. nếu nhiệt độ thấp kéo dài mầm hoa hình thành nhưng không phát triển được. do đó phát hoa nhãn chỉ phát triển vào mùa xuân khi thời tiết bất đầu ấm trở lại. ở ĐBSCL thời tiết lạnh thường xuất hiện vào tháng 12-1 và nóng vào tháng 2-3 đây là điều kiện thích hợp cho cây nhãn ra hoa ( trần văn hâu, 2008) . Mùa đông tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau cần có một thời gian nhiệt độ thấp khoảng 8-14 o C thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa nhãn. Lúc nhãn ra nụ, gặp năm có nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát sẽ ảnh hưởng đến nụ và hoa do đó mất mùa quả. hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt độ cao 20-27 o C, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ tinh sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp. mùa thu hoạch trái có nhiệt độ cao, phẩm chất trái sẽ tốt. 1.5 2 mưa và độ ẩm Lượng mưa từ 1300-2000 mm/năm, tức là không khô hãn quá cũng như không mưa nhiều quá. Mực nước ngầm khoảng 1,2m (Nguyễn Thị Ngoc ẩn, 1999). Theo giáo trình cây ăn trái của Trần Thế Tục (2000), Nhãn rất cần nước để phân hóa mầm hoa và đặc biệt là thời kì trái phát triển. sau thu hoạch quả và mùa đông nhãn ít cần nước hơn. Thời kỳ ra hoa và trái chín không cần nhiều nước, trái lại mùa sinh trưởng mạnh của rễ (tháng 6-8) thì cần có mưa và đủ nước. nhãncây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước 3-5 ngày cũng không bị ảnh hưởng nhiều so với các cây ăn quả khác. Độ ẩn không khí thích hợp 70-80%. 1.5 3 đất đai Đất nào trồng nhãn cũng được, miễn không phải là đất bạc màu, khô hạn, không thoát nước, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. ở việt nam, người ta thường để dành đất tương đối tốt để trồng nhãn, chẳng hạn như đất cát, đất phù sa…, đất trồng nhãn pH thích hợp trong khoảng 5-7. Nếu đất tốt, chất đất tơi xốp, cây sinh trưởng càng mạnh, cây to, sống lâu và cho nhiều trái. ở những nơi đất thấp, thoát nước kém, sau những trận mưa to, nhãn dễ bị thối, cây nhãn dễ chết do bộ rễ nhãn ăn sâu gặp nước ứ (Nguyễn Thị Ngoc ẩn, 1999). 1.5.4 gió Theo giáo trình cây ăn trái của Trần Thế Tục (2000) thì cho rằng gió tây và bão gây hại nhiều cho nhãn. Gió tây thường gây nóng, khô hạn làm trái kém phát triển và rụng trái. Ngoài ra gió bão sớm ở miền bắc có thể gây rụng trái, gãy cành, gãy cây, gây tổn thất lớn cho vườn nhãn. để khắc phục có thể tỉa cành tạo táng cho cây, trồng mật độ thích hợp, trồng cây chắn gió… 1.5.5 ánh sáng Theo Nguyễn Thị Ngọc ẩn, 1999 phải đáp ứng 2400 giờ/năm. Nhãn cần đầy đủ ánh sáng, cần thoáng so với vải cây nhãn thích râm hơn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển thích ánh sáng tán xạ nhất là thời kì cây con. Vì vậy ở thời kì cây con nên có giàn che để cây sinh trưởng được tốt (theo giáo trình cây ăn trái của Trần Thế Tục, 2000. 1.6 quy trình canh tác 1.6.1 Chăm sóc cây trước xử lý ra hoa - Cắt bỏ những cành vượt, cành sâu bệnh, cành khuất tán - Thâu ngắn cành cho trái (cắt bỏ nhánh cho trái từ 20-40 cm) tính từ ngoài vô thân , kết hợp với tạo tán cây cho tròn đều - Xới gốc, phơi nắng từ 3 ngày (nắng tốt), hoặc 1 tuần nêu thiếu nắng. - Bón phân cho cây tùy tình trạng cây trong vườn, trung bình bón khoảng 0,5 kg phân hổn hợp NPK (13-13-13-TE) và urea theo tỉ lệ 2:1) sau khi bón phân tưới đều cho phân tan và ngấm vào đất. - Phun thuốc hổ trợ ra đọt bằng ComCat theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất. - Thường xuyên theo dõi vườn, khoảng 10 ngày sau thâu cành sẽ ra tược non, phun ngừa sâu đục thân, sâu ăn lá… cho đến khi lá chuyển sang lụa. - Tuyển đọt, đây là khâu rất quan trọng đến tỉ lệ ra hoa và cho trái về sau. Chú ý nên chọn lại những chồi non phân bố đều trên cây, chồi mập, khỏe, lá đều không dị tật, nên chừa 3 chồi trên 1 nhánh. 1.6.2 Phương pháp xử lý ra hoa Khi đọt non chuyển sang lá lụa (màu xanh đọt chuối) khoảng 30- 35 ngày sau khi ra đọt.tiến hành: o Tưới Clorat Kali (KClO 3 ) lượng 35-40 g/m đường kính tán, (cho lượng thuốc vào 16-20 lít nước hòa tan thuốc hoàn toàn, tưới đều xung quanh tán cây cách gốc 50 cm, sau đó dùng thùng tưới thêm nước cho thuốc ngấm sâu vào đất. o Tiến hành khoanh cành sau khi tưới thuốc gốc 1-2 ngày, vết khoanh rộng 3-5 mm. o Ngưng tưới nước cho cây từ 10-15 ngày. Sau đó tưới lại theo cử 3 ngày 1 lần. [...]... trưởng, kéo dài cây của các cây của các giống cây lùn 1.8.2 2,4 D chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG 2.1 Phương tiện thí nghiệm 2.1.1 Thời gian tháng 6/2009- 12/2009 (mùa một) tháng 5-7/2010 (mùa hai) 2.1.2 Địa điểm Thí nghiệm được thực hiện tại vườn nhãn Xuồng Cơm Vàng của nông dân Quách Kim Tấn ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Nhãn được nhân giống bằng phương pháp ghép trên gốc nhãn Long và... 410 năm tuổi với diện tích 2.700 m2 2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu: Mẫu trái được thu và chuyển về phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa Học Cây Trồng- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Cần Thơ để nuôi cấy hạt phấn và phân tích mẫu 2.1.4 Vật liệu thí nghiệm Giống: Nhãn Xuồng Cơm Vàng, 4-10 năm tuổi Hóa chất: Các hóa chất dùng trong thí nghiệm gồm - 2,4-D (2,4-Dichlorophenoxyacetic acid), 99,9%,... lượng trái, vỏ và hạt - Trọng lượng 1 chùm nhãn - Tỉ lệ thịt trái - Hàm lượng nước của thịt trái 2.3 Phân tích số liệu Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tỉ lệ đậu trái trước khi phun GA3 và 2,4D 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý GA3 và 2,4D tăng khả năng dậu trái của nhãn xuồng 3.3 Thành phần năng xuất và năng xuất 3.4 Các chỉ tiêu nông học của trái nhãn xuồng 3.5 Tỉ lệ thịt trái và hàm lượng... công trong việc tách chiết và kết tinh hai hợp chất có hoạt tính sinh trưởng có từ dịch nuôi cấy nấm và gọi là Gibberellin A và B giữa năm 1950 hai nhóm các nhà khoa học ở Anh và Mỹ đã tinh chế từ dịch nuôi cây nấm một chất, xác định được cấu trúc của nó và gọi là acid gibberellic Cũng và thời gian đó, Nobritaka takahashi và saburo tamura ở Đại học Tokyo đã tách được ba Gibberellin từ Gibberellin A nguyên...o Sau khi tưới thuốc 30-35 ngày cây sẽ nhú bông đều, lúc này giảm lượng nước tưới cho cây (1 tuần tưới 1-2 lần), nước trong mương phải rút cạn o Khi phát hoa ra dài khoảng 5-10 cm tiến hành bón phân gốc nuôi hoa Nên bón phân NPK (20-20-15) lượng 300 g /cây o Phun thuốc trừ sâu ăn bông + Thiên Nông, sau 7 ngày phun thêm Ca-Bo (Canxi và Bo) hoặc F-Bo (Mai Xuân) giúp... trái 7-10 ngày phun thuốc trừ sâu sinh học và thuốc trị bệnh cho cây (Ridomil gold 100 g/70 lít nước) o Hạn chế rụng sinh lý (rụng trái non) phun GA3 1 viên/ 70 lít nước + NAA 20 ppm o Sau đợt rụng sinh lý (trái có kích thước 5-10 mm): Tiến hành bón phân gốc nuôi trái, bón NPK (20-20-15) với lượng 500gam /cây o Sau 3-4 tuần bón 1 lần NPK (20-20-15) với lượng 500 g /cây Chú ý: - Để hạn chế rụng sinh lý... Gibberellin (GA hay A) được nhà bệnh lí học thực vật người nhật E Kurosawa (1926) là tác nhân gây bệnh lúa von Nấm gây bệnh Gibberella fujikuroi là giai đoạn phát dực của Fusarium monoliforme nhiễm vào cây lúa và tiết ra dịch làm cho thân cây lúa bị kéo dài một cách bệnh hoạn, theo tiếng nhật gọi là Bakanae (bệnh lúa von) Trong khoảng thời gian giữa năm 1935 vá 1938 các nhà khoa học người nhật đã thành công trong... Các nghiệm thức được phun kết hợp với 5 ppm 2,4-D 2.1.2 Phương pháp thực hiện Trên mỗi cây chọn 21 chùm hoa vừa đậu trái để treo các nghiệm thức Các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên đều xung quanh tán cây Pha dung dịch GA3 và 2,4-D ở nồng độ như các nghiệm thức trên, phun lên các nghiệm thức tương ứng dã bố trí trên cây 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi - Trước khi phun đếm tổng số trái đã đậu - Số trái:... KONICA MINOLTA, do Nhật Bản sản xuất 2.2 Phương pháp thí nghiệm 2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 khối, mỗi khối tương ứng với 1 cây Trên một khối (1 cây) với 7 nghiệm thức mỗi nghiệm thức có 3 lặp lại, mỗi lặp lại là 1 chùm hoa Các nghiệm thức được liệt kê như sau: - ĐC:Không phun hóa chất - NT1: Phun GA3 ở nồng độ 10 ppm - NT2: Phun GA3... bằng thơm, chuối chín, cam… trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi như Furadan, Azodrin để diệt ruồi (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999) 1.7.2 sâu đục trái non (acrocercops cramerella) Bộ cánh phấn hại cả vải nhãn chôm chôm Sâu non nhả tơ kết dính các nhánh hoa, kể cả các hoa đã khô, làm vỏ tự vệ, ăn hoa trái non và đục cả vào trái Phu thuốc kịp thời thì trừ khá dễ, bằng các loại thuốc thông thường (Vũ Công . Tàu…hiện có nhãn xuồng, nhãn tiêu da bò, long nhãn, nhãn thường (hạt to, cơm mỏng).(nhan j? ten cac loại nhãn viết hoa) 1.3 Đặc tính nông học cây nhãn 1.3.1. vân nứt. cây nhãn nhìn chung giống cây vải và chôm chôm. Cây nhãn cao trung bình 5-10m, có cây cao đến 20m. tán tròn đều. khi trồng bằng hạt, cây có tan

Ngày đăng: 30/09/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan