TV5-GKI-2010-1011-HG

6 168 0
TV5-GKI-2010-1011-HG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ tên : …………………… Lớp: ….Trường:…………… Số BD:……Phòng …… KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I Năm học : 2010 – 2011 MÔN TV (ĐỌC)- LỚP 5 Thời gian : 30 phút GT1 KÍ SỐ MẬT MÃ GT2 KÍ SỐ TT ……………………………………………………………………………………………………………… Điểm: Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2 SỐ MẬT MÃ PHẦN ĐỌC HIỂU: (5 điểm) HS đọc thầm bài “ Kì diệu rừng xanh” SGKTV5/ 75-76, khoanh tròn chữ trước câu trả lời đúng nhất. 1) Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? a. Cảm giác mình là người khổng lồ. b. Cảm giác mình là người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. c. Cảm giác mình là người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. 2) Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật đẹp thêm như thế nào? a. Cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. b. Cảnh vật hiện đại. c. Cảnh vật sinh động, chân thật 3) Trong rừng có những loại thú nào? a. Hổ, voi, khỉ, vượn. b. Con vượn, con sóc, con mang. c. Con vượn, con sóc, con chó. 4) Sự có mặt của những con vật trong bài mang lại vẻ đẹp gì cho rừng? a. Cảnh rừng yên bình. b. Cảnh rừng sinh động, c. Cảnh rừng sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú. 5) Trong rừng cây cối được miêu tả như thế nào ? a. Cây cối um tùm, chằng chịt. b. Cây thưa. c. Cây cối dày đặc. 6)Những chiếc nấm được tác giả miêu tả như thế nào ? a. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. b. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. c. Cả a và b đúng. 7) Từ tân kì thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 8) Tìm từ đồng nghĩa với từ vàng rợi là từ: a. Vàng mượt b. Nâu đỏ c. Cả a và b đều đúng 9) Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt? a. Dày đặc b. Nho nhỏ c. Yên lặng 10) Đặt câu với từ mùa thu: . HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GKI - LỚP 5 - NĂM HỌC 2010-2011 MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) I. Đọc thành tiếng(5 điểm) : Theo hướng dẫn chuyên môn II. Đọc hiểu (5 điểm): Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1-c; 2-a; 3-b; 4-c; 5-b; 6-c; 7-c; 8-a, 9-a 10 Đặt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, sử dụng dấu câu phù hợp được 0,5 điểm. Họ tên : …………………… Lớp: ….Trường:…………… Số BD:……Phòng …… KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK I Năm học : 2010 – 2011 MÔN TV (VIẾT)- LỚP 5 Thời gian : 40 phút GT1 KÍ SỐ MẬT MÃ GT2 KÍ SỐ TT ……………………………………………………………………………………………………………… Điểm: Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2 SỐ MẬT MÃ I. Chính tả: THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC ĐI MẤT ………………………………………………………………………………………………………………… II. Tập làm văn: Đề bài: Em hãy tả dòng sông quê em Bài làm: HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GIỮA KI - LỚP 5-NĂM HỌC 2010-2011 MÔN TIẾNG VIỆT(VIẾT) I. Chính tả: 5 điểm. - Nghe viết: Những người bạn tốt (SGK TV5 Tập 1 – tr 65 - Đoạn từ Nhưng những tên cướp đã nhầm đến giam ông lại) - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu viết hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: 5 điểm 1. Yêu cầu của đề: a, Thể loại: Văn miêu tả ( tả cảnh) b, Nội dung: Tả dòng sông quê em c, Hình thức: Viết bài văn khoảng 15 câu trở lên theo trình tự bài văn tả cảnh, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đạt cả ba yêu cầu của đề. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh (từ tượng thanh, tượng hình) để tả dòng sông một cách chân thực, biểu cảm. - Điểm 4-4,5: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. - Điểm 3-3,5: Bài viết đạt yêu cầu a,b, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu c. Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. - Điểm 2-2,5: Bài viết đạt yêu cầu a, chưa đảm bảo yêu cầu b,c. Diễn đạt ý còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. - Điểm: 1-1,5: Bài làm chưa đạt yêu cầu b,c, ý c còn diễn đạt lủng củng, viết lan man. Không trọng tâm. Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * Lưu ý: Cách tính điểm định kì môn Tiếng Việt (viếtt) Thực hiện theo Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng

Ngày đăng: 29/09/2013, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan