bồi dưỡng thường xuyên 2010

11 290 1
bồi dưỡng thường xuyên 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường tiểu học Trần Thị Tâm Ngày 23/8/2010 Phần 1: DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 1. Phong cách học – Phong cách dạy Hoạt động 1Những yếu tố khác biệt giữa dạy học thụ động với dạy và học tích cực là gì? -Dạy học thụ động tập trung vào sự truyền đạt kiến thức một chiều của giáo viên Người dạy → Người học Học tập ở mức nông cạn, hời hợt Dạy & Học tích cực tập trung vào hoạt động của người học Người dạy ↔Người học ↔ Người dạy Học tập ở mức độ sâu CÁC PHONG CÁCH DẠY Hoạt động 2: Tại sao dạy và học tích cực lại phải quan tâm tới phong cách học của học sinh? *Các biểu hiện thể hiện Học tích cực : -Tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm… -So sánh, phân tích, kiểm tra -Thực hành, xây dựng… -Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn… -Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc… -Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ… - Tính toán… *Vai trò của giáo viên -Tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú -Hướng dẫn: – Kèm cặp/hướng dẫn – Phản hồi – Tạo đà thúc đẩy – Điều chỉnh nếu cần thiết Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 75 Kích thích tính chủ động làm chủ Kích thích khả năng quan sát Kích thích năng lực áp dụng Kích thích nhạy cảm kích thích và suy nghĩ Trường tiểu học Trần Thị Tâm VAI TRÒ CỦA GV KÍCH HOẠT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Mục tiêu & nội dung Môi trường  ` Học sinh/ người học Giáo viên  Tương tác Phương pháp * Vai trò của GV trong việc tổ chức dạy học +Có nhiều hình thức tổ chức lớp học -Trong lớp học -ngoài lớp học, ngoài thiên nhiên, … +Có nhiều hình thức tổ chức bài tập/nhiệm vụ khác nhau -Tất cả HS nhận được cùng bài tập/nhiệm vụ giống nhau -Ở cùng thời điểm nhưng có nhiều bài tập khác nhau -Theo vòng tròn -Cá nhân -Theo cặp -Theo nhóm +Có nhiều hình thức tổ chức việc sửa lỗi trong khi học -Tự sửa; Sửa cho bạn, … Kết luận về vai trò của GV: +GV là yếu tố quan trọng trong chất lượng giáo dục +Trách nhiệm và lương tâm của người thầy * Có thái độ tích cực đối với HS -Nhạy cảm -Giáo dục theo khả năng/năng khiếu của HS * Đáp ứng sự đa dạng theo phương pháp mới -Hiểu biết về các phương pháp này -Khả năng áp dụng các phương pháp này -Luôn có thái độ coi trọng sự khác biệt Hoạt động 3: Học Sâu Học sâu hướng tới thay đổi người học, mở rộng cách mà người học: Nhìn nhận; Cảm nhận; Suy ngẫm; Xét đoán; Làm việc với người khác; Hành động * Điều kiện để học sâu: 1.Cảm giác thoải mái 2. Tham gia tích cực - Hoạt động trí tuệ tích cực, tập trung vào vấn đề cần giải quyết - Vấn đề cần giải quyết có liên quan tới những mối quan tâm của HS Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 76 Trường tiểu học Trần Thị Tâm - Vấn đề cần giải quyết có ý nghĩa với người học - Vấn đề cần giải quyết kích thích HS muốn hành động - Vấn đề cần giải quyết kích thích HS hoạt động quên thời gian ⇒ Sự tham gia tích cực và cảm giác thoải mái là những điều kiện cơ bản của học tập ở mức độ sâu * Lợi ích của dạy &HTC -Học có hiệu quả hơn – bài học sinh động hơn -Quan hệ với HS tốt hơn -Hoạt động học tập phong phú hơn; HS hoạt động nhiều hơn -GV có nhiều cơ hội giúp đỡ HS hơn -Phát triển tính độc lập, sáng tạo của HS Hoạt động 4: Những yếu tố nào thúc đẩy dạy và học tích cực? 1.Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp/nhóm Xây dựng môi trường học tập thân thiện, mang tính kích thích: -Bố trí bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học… - Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần -Tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh -nghiệm, và hợp tác trong các hoạt động học tập -Tạo ra môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu -Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, hài hước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 2.Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS -Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các đối tượng HS khác nhau -Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của HS -Trình bày rõ ràng về những mong đợi của thầy đối với trò (nhất trí thoả thuận) -Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa -Khuyến khích HS giúp đỡ lẫn nhau -Quan sát HS học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng HS -Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu HS động não và hỗ trợ cá nhân -Tạo điều kiện trao đổi với HS về nhiệm vụ học tập 3. Sự gần gũi với thực tế -Nỗ lực gắn nội dung/nhiệm vụ với các mối quan tâm của HS và với thế giới thực tại xung quanh -Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực -Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để “đưa” HS lại gần đời sống thực tế -Giao các nhiệm vụ vận dụng kiến thức/kĩ năng trong môn học có ý nghĩa với HS - Khai thác những đề tài vượt ra ngoài giới hạn của các môn học riêng rẽ 4. Mức độ và sự đa dạng của hoạt động - Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi - Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực - Tích hợp các hoạt động học mà chơi (các trò chơi giáo dục) - Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 77 Trường tiểu học Trần Thị Tâm 5. Phạm vi tự do sáng tạo - HS có thường xuyên được lựa chọn hoạt động không? - HS có được lên kế hoạch/đánh giá bài học, thực hiện nhiệm vụ và hoạt động không? - Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, HS có được tự do xác định quá trình thực hiện và xác định sản phẩm không? -HS có được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn của nhà trường và thực tế của nhóm không? PHẦN 2: CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC MANG TÍNH HỢP TÁC I. Các lí do áp dụng kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường hiệu quả học tập - Tăng cường trách nhiệm cá nhân - Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau - Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm II. Một số kĩ thuật DH mang tính hợp tác 1. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” a. Thế nào là Kĩ thuật “khăn trải bàn”? Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS b. Cách tiến hành kĩ thuật khăn trải bàn -Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm) -Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa -Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…) -Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề .). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút -Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời -Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 78 Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề 1 Viết ý kiến cá nhân 3 Viết ý kiến cá nhân 4 V i ế t ý k i ế n c á n h â n 2 Viết ý kiến cá nhân Trường tiểu học Trần Thị Tâm 2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” a. Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”? Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: -Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp - Kích thích sự tham gia tích cực của HS: Vòng 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Vòng 2 VÒNG 1-Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người VÒNG 2-Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới b. Thiết kế nhiệm vụ “Mảnh ghép” -Lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp -Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1 -Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp -Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị. Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2 * Nhiệm vụ các thành viên trong nhóm Vai trò Nhiệm vụ Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu cần thiết Thư kí Ghi chép kết quả Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác Liên lạc với GV Liên lạc với GV để xin trợ giúp 2.Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy 3.2 Sơ đồ tư duy là gì? Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 79 Tìm ra điều bạn muốn biết về một chủ đề Tìm ra điều bạn đã biết về một chủ đề Ghi lại những điều bạn học được Thực hiện nghiên cứu và học tập Trường tiểu học Trần Thị Tâm -Là một công cụ tổ chức tư duy. -Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. -Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn? - Sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại Cách tiến hành -Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. -Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan. * Ứng dụng của sơ đồ tư duy - Sơ đồ tư duy có thể trong nhiều tình huống khác nhau: + Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề + Trình bày tổng quan một chủ thể. + Chuẩn bij ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện bài giảng. + Thu thập, sắp xếp các ý tưởng. + Ghi chép khi nghe bài giảng. * Ưu điểm của sơ đồ tư duy +Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu +Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng +Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại. +HS được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng. ỨNG DỤNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG ĐMPPDH * HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG WINDOWS MOVIE MAKER Tiện ích của phần mềm Windows Movie Maker: -Tạo Slide show trình chiếu ảnh. -Tăng giảm độ sáng tối cho ảnh. -Hiệu ứng chuyển ảnh. -Chèn âm thanh và chỉnh sửa. -Chèn lời thuyết minh. -Chỉnh sửa đoạn phim trình chiếu. -Cắt ghép các cảnh quay. -Thêm lời dẫn … Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 80 Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Chủ đề Trường tiểu học Trần Thị Tâm *HD CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM PAINT VÀ THANH PICTURE I. Giới thiệu sơ lược Pain 1. Cách khởi động Pain Vào start menu \ Frograms \ Accessories \ clickc \ vào biểu tượng Paint (hình cái lọ đựng bút) NHÚNG VIOLET VÀO POWERPOINT Cách thực hiện như sau: *. Cách 1: (với phần mềm Violet 1.4) -Trước tiên mở MS PowerPoint, vào menu view > Toolbar. Trên thanh Toolbar, bấm vào nút Control Toolbox để mở bảng Control Toolbox . -Trong bảng Control Toolbox, bấm vào nút More Controls để mở ra một danh sách, kéo thanh trượt xuống dưới rồi bấm chọn dòng Shockwave Flash Object. -Đến đây dùng chuột bấm vào một Slide nơi muốn đặt đoạn phim flash lập tức xuất hiện khung hinh vuông nhỏ. Bạn có thể dùng chuột rê vào các cạnh ngoài hình vuông này để chỉnh kích thước. Bấm phải chuột vào hình vuông này rồi chọn Properties. -Trong bảng Properties này, Chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie -Base: Là thư mục chứa bài tập (chỉ cần gõ tên bài tập Violet). -Movie: Gõ tên đầy đủ của bài tập/player.swf *. Cách 2: (với phần mềm Violet 1.5) -Trước tiên mở MS PowerPoint, chọn slide cần nhúng bài tập. Sau đó nháy đúp chuột vào biểu tượng Violet.ppa (có ở Desktop). -Xuất hiện khung Violet.ppa trong PowerPoint, bấm chọn vào nút nhúng bất kỳ để mở hộp thoại flash movie. -Trong hộp thoại flash movie, chọn file player. * Lưu ý: Để bài tập violet chạy được trong PowerPoint, trước khi nhúng, bạn cần phải đóng gói bài tập và xuất ra dạng file HTML. File bài tập đóng gói phải được lưu cùng tệp với file bài giảng PowerPoint (2 file này được nhìn thấy nhau) HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG HỘP THƯ ĐIỆN TỬ * Khởi động → Internet → Popeties → Godgle.com.vn * Sửa Adders → Aply đậm → OK * Đưa trang cần xem ra ngoài: Thứ 4 dòng 1 * Cài đặt tài khoản ( đổi mật khẩu ) * Nén: Bấm vào tệp → chuột phải chọn (Dòng thứ 2) * Xã nén: Bấm vào tệp → chuột phải chọn (Dòng thứ 1) XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU CÁ NHÂN - Để có một kho tư liệu phục vụ cho công tác dạy học của mình, bạn cần phải xây dựng cho mình một cây thư mục đầy đủ những loại tư liệu cần thiết và dễ tìm. Đối với một số loại tư liệu, bạn cần chia theo môn học và khối lớp. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 81 Trường tiểu học Trần Thị Tâm - Để có đầy đủ các loại tư liệu, bạn phải lập kế hoạch sưu tầm và thu thập từ các nguồn như: Tự làm, tìm và lấy về từ các trang thư viện và Internet, trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp . GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Khái niệm kĩ năng sống 1. Khái niệm: KN là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. KN không hạn chế bởi khả năng mà có thể bổ sung bằng các hoạt động hằng ngày. 2. Làm thế nào để có KN - Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kĩ năng về một khía cạnh cụ thể nào (trừ kĩ năng bẫm sinh) - KN mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo, tập luyện hằng ngày. ⇒ KN được hình thành và củng cố qua quá trình thục hành và trải nghiệm của bản thân. II. Kĩ năng sống - Nói về những vấn đề trong cuộc sống, hướng dến cuộc sống an toàn khỏe mạnh và năng cao chất lượng cuộc sống 1. Quan niệm về kĩ năng sống Theo TC Y tế thế giới (WTO): KN sống là khả năng để có hành vi thichas ứng và tích cực , giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF): KNS là cách tiếp cạnh giúp thay đổi hoặc hình thành mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. - Theo tổ chức VH, Khvaf GD LHQ (UNESCO): KNS gắn với 4 trụ cột của GD đó là: + Học để biết: Gồm các kĩ năng tư duy như giải quyết vấn đề , tư duy phê phán ra quyết định, nhận thức được hiệu quả + Học làm người: Gồm các kĩ năng ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin… + Học để sống với người khác: Gồm các kĩ năng xã ội giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định , hợp tác, làm việc theo nhóm, tự cảm thông… + Học để làm: Gồm các khả năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ khả năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm… 2. Phân loại tình huống * Theo UNESCO, WTO và UNICEF có thể xem KNS gồm các khả năng: + Giải quyết vấn đề. + Suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán. + Khả năng giao tiếp hiệu quả + Ra quyết định + Tư duy sáng tạo + Khả năng giao tiếp ứng xử cá nhân + Khả năng tự nhận thức, tự trọng và tự tinh của bản thân, xác định giá trị + Thể hiện sự cảm thông Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 82 Trường tiểu học Trần Thị Tâm + Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. + Trong GDVN có 3 nhóm: * Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tự trọng, tự tin… * Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, từ chối, hợp tác… * Nhóm các kĩ năng ra quyết định 1 cách có hiệu quả: Tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định… * Sự cần thiết phải GD- KNS cho HS trong trường phổ thông - Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ. Do vậy KNS là sản pẩm bắt buộc có của giáo dục nhà trường.Nó không phải là môn học.Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục. - GDKNS: Không phải đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản. GDKNS là huwongs đến thay đổi hành vi cho hoc sinh. III. Lợi ích của GDKNS a. Lợi ích về mặt sức khỏe. -GDKNS góp phần xây dựng hàn vi SK lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng. -GDKNS sẽ giúp các em giải quyết được nhu cầu để chúng phát triển -GDKNS góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, dẳm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội b. Lợi ích về giáo dục: - Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn - Hứng thú học tập - Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả - Đề cao chuẩn mực đạo đức củng như vai trò chủ động, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, tư duy c. Lợi ích về mặt VH – XH - GDKNS thúc đẩy những hành vi mang tính Xh tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh - GDKNS có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong XHVH đa dạng, nền kinh tế phát triển của thế giới là một mái nhà chung. d. Lợi ích về mặt KT - CT - Hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có. - giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia. VI. Vì sao phải GDKNS: - Thay đổi nhanh chóng của xã hội và thay đổi về tâm sinh lí có tác động lớn: bị dụ dỗ lôi kéo, hành động liều lĩnh, mất lòng tin… - Việc HDKNS nhằm GD sống khỏe mạnh là cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, tăng cường khả năng thích ứng tích cực để đối phó với những thử thách trong cuộc sống - Những người có KNS là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 83 Trường tiểu học Trần Thị Tâm - KNS như những nhịp cầu phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta phải biến thành và vận dụng nững KN khác nhau và đa dạng để có thể thành công trong cuộc sống,. V. Một số kĩ năng cơ bản 1.KN giao tiếp gồm: Kĩ năng thiết lập tình bạn; Kĩ năng thông cảm; Kĩ năng đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè; Kĩ năng thương lượng và xử lí mâu thuẩn; Kĩ năng giải quyết xung đột không dùng bạo lực; Kĩ năng giao tiếp hiệu quả. 2. KN tự nhận thức: Giúp hiểu rõ bản thân mình - Tự nhận thức là cơ sơ quan trọng giúp cho giao tiếp có hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối với người khác. - Khi nhận thức rõ về bản thân sẽ giúp cá nhân thê hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả đồng thời giúp cá nhân dạt mục tiêu phấn đấu phù hơp với thực tế. * KN tự nhận thức gồm: KN tự đánh giá; Xác định điểm yếu, mạn của bản thân; KN suy nghĩ tích cực 3. KN xác định giá trị gồm: KN hiểu được nguyên tắc XH, niềm tin, nền tảng đạo đức, văn hóa, giớ tính, lòng vị tha, nhận thức được thành kiến và sự phân biệt đối xử, thành kiến. - Xác định giá trị sẽ có tác động đến quá trình ra quyết định giải quyết vần đề cũng như giao tiếp với người khác 4. KN ra quyết định: KN suy nghĩ mang tính phê phán và sáng tạo; KN giải quyết vấn đề; KN phân tích để dánh giá những nguy cơ; KN đưa ra được giải pháp khác; KN thu thập thông tin, danhd giá thông tin; Đánh giá những hậu quả * Các bước ra quyết định: 1. Xác định vấn đề 2.Thu thập thông tin 3. Liệt kê các giải pháp lựa chọn 4. Kết quả sự lựa chọn: cảm xúc, giá trị 5. Ra quyết định 6. Hành động 7. Kiểm định lại hiệu quả của quyết định 5. KN kiên định: KN kiên định là KN thực hiện được những gì mìn muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tô trọng có sự xem xét tới quyền và nhu cầu của mình một cách hài hòa và đúng mực 6. KN ứng phó với tình huống căng thẳng: Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng lại là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép buộc sẽ ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó 1 cách thích hợp. Tuy nhiên sự căng thẳng còn có sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải tỏa nỗi. 7. KN đặt mục tiêu: Mục tiêu là điều chúng ta muốn thưc hiên, muốm đạt tới. Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm và phải có cam kết với chính mình hoặc với người khác. - Mục tiêu phải thể hiện ngôn từ rõ ràng, phải có tính khả thi, ai là người hỗ trơ giúp đỡ giúp đõ mình thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian bao lâu phải hoàn thành, thuận lợi khó khăn, so sánh mục tiêu với kết quả cuối cùng. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa 84 . Thanh Hoa 77 Trường tiểu học Trần Thị Tâm 5. Phạm vi tự do sáng tạo - HS có thường xuyên được lựa chọn hoạt động không? - HS có được lên kế hoạch/đánh giá. Trường tiểu học Trần Thị Tâm Ngày 23/8 /2010 Phần 1: DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 1. Phong cách học – Phong cách dạy Hoạt động

Ngày đăng: 29/09/2013, 14:10

Hình ảnh liên quan

+Có nhiều hình thức tổ chức lớp học -Trong lớp học - bồi dưỡng thường xuyên 2010

nhi.

ều hình thức tổ chức lớp học -Trong lớp học Xem tại trang 2 của tài liệu.
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - bồi dưỡng thường xuyên 2010

h.

ình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: -Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp - bồi dưỡng thường xuyên 2010

h.

ình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: -Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan