buôn bán đối lưu BMW

12 2K 8
buôn bán đối lưu BMW

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phụ lục: I. Giới thiệu công ty BMW: 1. Lịch sử hình thành 2. Tình hình hoạt động II. Thành công của BMW với TOYOTA: 1. Giới thiệu về công ty TOYOTA 2. Thành công trong buôn bán đối lưu III. Thất bại của BMW tại thị trường Argentina: 1. Giới thiệu về chính sách của Argentina 2. Thất bại trong buôn bán đối lưu IV. Tổng kết

BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW Nhóm 1.1 – NMKDQ 1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH ====================================  NHẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: BUÔN BÁN ĐỐI LƯU Nhóm 1.1: Phan Thanh An 36K01.1 Trần Thị Thanh Lài 36K01.1 Bùi Thị Ngọc Anh 36K01.1 Trần Lê Ngọc Ánh 36K01.1 Võ Nguyễn Minh Ngọc 36K01.1 Nguyễn Đỗ Hoàn Kha 36K01.1 Nguyễn Văn Huy 36K01.1 Phan Thị Thanh Thảo 36K01.1  BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW Phụ lục: I. Giới thiệu công ty BMW: 1. Lịch sử hình thành 2. Tình hình hoạt động II. Thành công của BMW với TOYOTA: 1. Giới thiệu về công ty TOYOTA 2. Thành công trong buôn bán đối lưu III. Thất bại của BMW tại thị trường Argentina: 1. Giới thiệu về chính sách của Argentina 2. Thất bại trong buôn bán đối lưu IV. Tổng kết Nhóm 1.1 – NMKDQ 2 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW I. Giới thiệu về công ty BMW 1. Lịch sử hình thành - BMW (Bayerische Motorenwerke) được thành lập vào năm 1917 như là một nhà sản xuất động cơ máy bay. Đây là nguồn gốc của logo trắng-xanh đầy cá tính, tượng trưng cho một cánh quạt đang xoay chuyển. - Vào đầu năm 1919, phi công Franz Zeno Diemer phá vỡ kỉ lục với độ cao 10km trên mặt biển (chính xác là 9,760m hay 32,021 feet) với một máy bay sử dụng động cơ BMW IV và năm 1924, chuyến bay liên lục địa đầu tiên đến Persia được thực hiện. - Vào cuối những năm 1920, Lãnh đạo BMW đã quyết định sản xuất ôtô. Chiếc ôtô đầu tiên được ra mắt là mẫu “Dixi” 3/15, một bản sao từ xe Austin Seven. - Mẫu xe của BMW là 3/20, được giới thiệu trên thị trường vào năm 1932. Năm tiếp theo là sự ra đời của sêri BMW 6 xilanh nổi tiếng, sử dụng khung tản nhiệt, được biết đến với cái tên “quả thận. - Sau thế chiến II, BMW bị mất nhà máy ở Eisenach và các nhà máy ở Munich bị phá hủy bởi bom đạn. Tuy nhiên, BMW đã trở lại một cách tuyệt vời, hơn cả mong đợi. - Năm 1978, bộ phận phụ trách các vấn đề liên quan đến thể thao BMW Motorsport GmbH (bây giờ là BMW M) được thành lập tại Garching, gần Munich. - Năm 1986, phiên bản đầu tiên của BMW M3 (E30) được chế tạo và nhanh chóng dành được nhiều thắng lợi trên các đường đua - Cuối thế kỷ 20, tập đoàn BMW đã sở hữu nhiều thương hiệu uy tín nhất thế giới, Rolls-Royce. Không lâu sau, chiếc MINI huyền thoại được ra mắt: - Lịch sử sản xuất xe gắn máy của BMW bắt đầu vào năm 1920, khi động cơ “boxer” được chế tạo. Động cơ này là nét đặc biệt của chiếc R32 BMW với động cơ 2 xilanh truyền thống, trục xe và giải pháp công nghệ đặc biệt này tiếp tục được sử dụng trong các xe máy ngày nay. - Vào cuối thế kỉ 20, việc sản xuất xe máy dần được mở rộng và đầu những năm 1990, tổng số xe bán ra đạt mức 1 triệu chiếc. Nhóm 1.1 – NMKDQ 3 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW 2. Tình hình hoạt động: - Xe BMW là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lãnh vực sản xuất xe hơi và moto. Những giá trị căn bản của nó là sự đổi mới, truyền thống, năng động, nghệ thuật và tính riêng biệt. - Riêng năm 2006, BMW bán được 1,37 triệu chiếc BMW, MINI và Rolls Roysce. - Hàng năm, có hơn 100.000 xe gắn máy được sản xuất. - Các sản phẩm của BMW luôn đạt được doanh số rất cao trên thị trường thế giới và các giải thưởng mà nó dành được là minh chứng cho điều đó. Tại giải Touring Car Championship, BMW đoạt 3 giải, sêri BMW 3 nhận giải “World Car of the year 2006” và nằm trong tốp 3 của “World Design Car” - Thành công lớn về chế tạo động cơ của BMW trong cuộc khảo sát “Engine of the year” là một thành tựu đầy ý nghĩa. - Doanh thu của BMW: - II. Thành công của BMW trong buôn bán đối lưu với TOYOTA 1. Giới thiệu về công ty TOYOTA công nghệ của TOYOTA a. Công ty Toyota - Toyota Motor Corporation viết tắt là TMC là một công ty đa quốc gia sản xuất ô tô trụ sở ở Toyota, Aichi , Nhật Bản. Trong năm 2010, nhân Nhóm 1.1 – NMKDQ 4 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW viên của Toyota là 317.734 người trên toàn thế giới, và là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới trong năm 2010 sản xuất. - Công ty được thành lập bởi Kiichiro Toyoda vào năm 1937, là một nhánh sản phẩm từ công ty Toyota Industries ,để chế tạo ra ô tô. - Ba năm trước đó, vào năm 1934, trong khi vẫn còn một bộ phận của Toyota Industries , nó tạo ra sản phẩm đầu tiên của nó, động cơ loại A , và vào năm 1936, chiếc xe chở khách đầu tiên, Toyota AA. Toyota Motor Corporation group bao gồm Toyota (bao gồm cả của Scion thương hiệu),Lexus , Daihatsu và Hino Motors . - TMC là một phần của Tập đoàn Toyota , một trong những tập đoàn lớn nhất trên thế giới. Sản lượng sản xuất 7.308.039 đơn vị (năm 2011) Doanh thu ¥ 18,99 nghìn tỷ (năm 2011) Hoạt động thu nhập ¥ 468,28 tỷ (năm 2011) Lợi nhuận ¥ 408,18 tỷ (năm 2011) Tổng tài sản ¥ 29,818 nghìn tỷ (năm 2011) Vốn chủ sở hữu ¥ 10,33 nghìn tỷ đồng (năm 2011) b. Công nghệ Hybrid - Toyota là công ty đã thành công lớn trong việc phát triển và sản xuất hàng loạt loại ô tô sử dụng công nghệ hybrid, với dòng xe Toyota Prius . Công ty cuối cùng đã sử dụng công nghệ này cho các dòng ô tô chính như Camry và Lexus bộ phận, và 1 số xe hạng sang khác. - Xe hybrid, thường được gọi là xe lai hay xe lai điện, là loại xe sử dụng hai nguồn động lực: Động cơ đốt trong và động cơ điện. Sự hoạt động của xe này là sự kết hợp hoạt động giữa động cơ đốt trong và động cơ điện sao cho tối ưu nhất. Một bộ điều khiển sẽ quyết định khi nào động cơ đốt trong hoạt động, khi nào động cơ điện hoạt động và khi nào cả hai cùng hoạt động. Nhóm 1.1 – NMKDQ 5 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW - Các hệ thống hybrid có bốn đặc tính sau: 1/ Giảm năng lượng mất: Hệ thống tự động dừng sự đang chạy cầm chừng của động cơ, vì vậy làm giảm năng lượng mà có thể bình thường bị lãnh phí. 2/ Phục hồi và sử dụng lại năng lượng: Năng lượng mà bình thường có thể bỏ phí như nhiệt trong lúc giảm tốc và khi thắng được phục hồi lại dưới dạng năng lượng điện, mà sau đó được dùng lại để cung cấp điện cho máy đè và môtơ điện. 3/ Môtơ trợ giúp: Mô-tơ điện trợ giúp động cơ trong khi gia tốc. 4/ Kiểm soát hoạt động hiệu suất cao: Hệ thống cực đại hoá hiệu suất toàn phần của xe bởi việc dùng môtơ điện để chạy xe dưới các điều kiện đang hoạt động mà ở đó hiệu suất của động cơ là thấp và bởi việc dùng điện phát ra dưới các điều kiện mà ở đó hiệu suất của động cơ là cao. - Hệ thống hybrid kết hợp có tất cả các đặc tính này và vì vậy cung cấp hiệu suất nhiên liệu và công suất dẩn động tốt hơn. c. Công nghệ diesel - BMW lại là nhãn hiệu tiên tiến và phát triển bền vững nhất ở phân khúc xe hơi hạng sang nổi tiếng về động cơ chạy bằng xăng, dầu diesel. Ngay tại thời điểm này, những ai thích đi xe cỡ lớn thường nhận được lời khuyên nên chọn động cơ diesel. Không như vài thập kỷ trước, các kỹ sư đã giải quyết một cách êm thấm những nhược điểm của kiểu động cơ này. Giờ đây, chúng có thể đạt mọi chỉ tiêu khí thải, tính theo nồng độ NOx, CO, hay hàm lượng bụi. - Công nghệ giúp động cơ diesel trở nên sạch hơn chính là bộ chuyển hóa khí thải bằng xúc tác. BMW nổi tiếng với những chiếc động cơ sử dụng chất xúc tác lỏng, biến NOx thành hai chất không độc là nitơ và oxy,hoặc sử dụng chất xúc tác hai lớp, một lớp sinh ra khí amoniac còn lớp kia dùng chính khí này để khử NOx thành nitơ và oxy. - Ngoài ra, động cơ diesel của BMW cũng bốc, vận hành nhẹ nhàng êm ái chẳng kém động cơ xăng. 2. Thành công trong buôn bán đối lưu của TOYOTA & BMW a. Lí do chọn Toyota làm đối tác - Thay vì tự mình phát triển công nghệ mới, nhiều hãng xe lại chọn cách hợp tác hoặc trao đổi để giảm bớt rủi ro và nhiều khoản chi phí lớn. BMW đã chọn Toyota làm đối tác để trao đổi giúp Toyota phát triển vể mảng động cơ Nhóm 1.1 – NMKDQ 6 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW diezen,đổi lại BMW được sử dụng động cơ hybrid cho dòng sản phẩm "xanh" tương lai của mình. Toyota đi đầu trong sản xuất ô tô xông nghệ hybrid, khi dòng xe tiết kiệm nhiên liệu và ít phát thải khí đang trở thành một nhu cầu cấp thiết, các nhà sản xuất đều phải học theo Toyota. - Không phải BMW chưa từng có sản phẩm sử dụng công nghệ hybrid, nhưng so với các dòng xe sử dụng công nghệ này của Toyota,thì sản phẩm của BMW chưa bằng về công nghệ. BMW đã cho ra đời các chiếc xe Active Hybrid X6 2009 và ActiveHybrid 7 2011.Đặc biệt, Active Hybrid X6 ,chiếc xe mà BMW đã ngừng sản xuất tại Mỹ do mức giá quá cao, cùng với khả năng tiết kiệm nhiên liệu không được như kỳ vọng. Khách hàng không muốn mua một chiếc X6 ActiveHybrid có công suất 480 mã lực với giá của chiếc X6 M có công suất 555 mã lực, dù mức tiêu thụ nhiên liệu của X6 ActiveHybrid trên đường cao tốc lên tới 12.4 lít/100 km. - Toyota đã thành công lớn với động cơ hybrid sử dụng cho các dòng xe như prius, lexus, camry,… Prius đã trở thành chiếc xe hybrid bán chạy nhất ở Mỹ mang lại cho. Doanh số bán hàng trên toàn thế giới của xe hybrid được sản xuất bởi Toyota đạt 1,0 triệu xe 31 Tháng Năm, 2007, và mốc 2,0 triệu đã được đạt đến 31 tháng tám năm 2009, với các xe hybrid được bán tại 50 quốc gia. Toyota có doanh số bán dẫn đầu bởi các Prius, với doanh số bán hàng trên toàn thế giới tích lũy 1,43 triệu của tháng 8 năm 2009 b. Tiến trình thực hiện - 28/1/2011, BMW và Toyota đã đi đến thỏa thuận trong việc trao đổi công nghệ của nhau. - Theo đó, của Toyota, sẽ cung cấp cho BMW Hệ dẫn động hybrid bán chạy nhất của Toyota ở Châu Âu bao gồm một máy xăng 1,5 lít kết hợp với môtơ điện, chỉ tiêu thụ 3,5 lít nhiên liệu cho quãng đường 100 km đồng thời thải ra 79 CO2 trên mỗi cây số bao gồm hai mẫu là Auris Hatchback cỡ nhỏ sản xuất tại Anh và Prius đã quá nổi tiếng được nhập từ Nhật. - Về phía BMW sẽ cung cấp động cơ cho một số mẫu xe máy chay bằng diezen của Toyota. - Tiếp theo đó, năm 2012 BMW sẽ cung cấp động cơ diesel 2 lít để sản xuất xe du lịch Toyota bán ở thị trường châu Âu. - Năm 2014, BMW sẽ cung cấp động cơ diesel dung tích 1,6 lít và 2.0 lít dành cho các xe cỡ lớn cho Toyota Châu Âu. Nhóm 1.1 – NMKDQ 7 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW c. Thành quả đạt được - BMW đã cho ra đời chiếc xe i8 Spyder mui trần mẫu xe thể thao hybrid sạc điện i8 sẽ được trình làng trong triển lãm Bắc Kinh diễn ra tại Trung Quốc vào cuối tháng 4 tới. - Mẫu mới này được trang bị động cơ V-8 mạnh mẽ, được sự hỗ trợ của các động cơ điện và có mức tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe không ứng dụng công nghệ Hybrid khác. "Trái tim" của Spyder là hệ dẫn động hybrid sạc điện lấy từ công nghệ của Toyota. - Như vậy, BMW i8 Spyder sẽ lấy năng lượng từ khối động cơ 3 xylanh, tăng áp, dung tích 1,5 lít, sản sinh công suất 220 mã lực và mô men xoắn cực đại 300 Nm. Nằm giữa/sau xe, động cơ kết hợp với môtơ điện dẫn động cầu trước. - BMW cho biết xe i8 Sypder có mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 2,7 lít/100km. - Từ hệ thống công nghệ của Toyota, BMW đã phát triển công nghệ hybrid lên một tầm cao mới. Chẳng hạn BMW đã phát triển một hệ thống cho phép sử dụng nhiệt từ ống xả để tạo ra áp suất hơi nước, nhằm nâng hiệu suất nhiệt từ 12% hiện nay lên 15%. Ngoài ra, xe tải hạng nặng chạy diesel sẽ tích hợp hệ dẫn động hỗ trợ thủy lực, có khả năng thu hồi năng lượng dưới dạng áp suất dầu  Thành quả này sẽ được ứng dụng cho các sản phẩm mới của hãng là dòng BMW active hybrid series. III. Thất bại của BMW 1. Giới thiệu chính sách của Argentina - Hơn nửa thế kỉ qua, kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, đối lưu đã trở thành một phần của thương mại quốc tế. Nhà nghiên cứu Dalia Marin và Erwin Amann cho rằng đối lưu không chỉ được hiểu là một phương tiện cho phép các quốc gia khắc phục hạn chế trao đổi nước ngoài của họ, mà đúng hơn là một kết quả tốt nhất trong sự thiếu hụt ngoại tệ mạnh. - Trong khi tình trạng thiếu hụt ngoại tệ đang là vấn đề cấp bách và đáng quan tâm của các nhà chức trách chính phủ Argentina, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhập siêu. - Theo dõi Kim ngạch xuất nhập khẩu và những mặt hàng chủ yếu của Argentina từ năm 2001 đến năm 2007 sau đây: Đơn vị: Triệu USD Nhóm 1.1 – NMKDQ 8 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Xuất khẩu 26.610 25.706 29.349 34.550 40.347 46.456 55.933 Nhập khẩu 20.321 8.999 13.813 22.444 28.688 34.151 44.780 Tổng số 46.931 34.705 43.162 56.994 69.035 80.607 100.713 Chênh lệch 6.289 16.707 15.536 12.106 11.659 12.305 11.153 - Ta thấy, nhìn chung số liệu xuất nhập khẩu của Argentina đối với các nước trên thế giới từ năm 2001- 2007 chỉ ra rằng cân bằng trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Argentina nói chung luôn luôn dương, không có hiện tượng nhập siêu trong thời kỳ này. - Tuy nhiên, đối với từng nước riêng biệt thì Argentina cũng có hiện tượng nhập siêu, chẳng hạn như nhập siêu của Argentina đối với Brazil, Mỹ, Canada, Mexico v.v… - Từ trước đến năm 2007, Argentina đã nhập siêu của Brazil là 4 tỷ USD. - Nhìn lại kinh tế của Argentina từ trước đến nay, ta thấy Argentina đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử và đã phải đương đầu với vấn đề nhập siêu, nợ nước ngoài quá lớn, lạm phát cũng như khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào cuối năm 2001, những điều này đã làm cho Argentina bị thiếu ngoại tệ trầm trọng. - Chính vì vậy, một trong những giải pháp được chính phủ nước này đưa ra từ việc áp dụng các giao dịch bồi hoàn trong buôn bán đối lưu từ năm 2008 đến nay, đó là ban hành quy định mới về chế độ nhập khẩu ô tô. Theo đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô chỉ được phép nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện đúng bằng trị giá hàng nội địa mà họ xuất khẩu được, nghĩa là ngành ô tô bắt buộc phải cân bằng trị giá giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Bên cạnh đó Argentina còn kết hợp với việc áp dụng một loạt rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước như kéo dài thời hạn cấp phép nhập khẩu không tự động, duy trì chính sách sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. - Từ tháng 3/2011 Argentina đã triển khai chính sách đó là yêu cầu các doanh nghiệp phải tham gia xuất khẩu ít nhất một sản phẩm nội địa để đổi lấy giấy phép kinh doanh ô tô ngoại nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng đầu tư vào các ngành sản xuất trong nước và chống đỡ dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương. Chính phủ còn dự báo thặng dư thương mại của nước này sẽ giảm từ mức 12,1 tỷ USD của năm 2010 xuống còn 8,6 tỷ USD vào năm 2011. Nhóm 1.1 – NMKDQ 9 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW 2. Thất bại trong buôn bán đối lưu của BMW: a. Phân tích quá trình - Buôn bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. - Ngày nay, buôn bán đối lưu còn là lắng nghe các nhu cầu của khách hàng quốc tế và giúp đỡ họ để đáp ứng nhu cầu của họ. Những nhu cầu này có thể là thiếu hụt tín dụng, nhu cầu công nghệ, nhu cầu chuyên môn quản lý, nhu cầu thông tin thị trường thế giới hoặc tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh. Đối lưu cũng là một công cụ tiếp thị sáng tạo. Cũng chính vì vậy đối lưu cho phép một nước xuất khẩu đạt được các khách hàng mới mà bình thường họ sẽ không tiếp cận được. - Để được nhập khẩu ô tô vào thị trường Argentina, không ít các hãng xe đã đi đầu thực hiện cam kết với Argentina trong việc xuất khẩu cũng như trợ cấp xuất khẩu các mặt hàng nội địa của nước này, giúp đỡ Argentina quảng bá được “Nhãn hiệu Argentina” ra bên ngoài. Chiến dịch “Nhãn hiệu Argentina” đã được chính phủ Argentina phát động sau khi nước này phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng nhất trong lịch sử của nước này hồi cuối năm 2001 nhằm thúc đẩy phát triển các mặt hàng xuất khẩu có tên tuổi của Argentina trên nhiều thị trường các nước như: Patagonia, Tango, Iguazu, Malbec, Polo hoặc Bariloche v.v - Về phía công ty BMW, lãnh đạo của công ty này đã quyết tâm trong việc phê phán quyết định mới này của chính phủ Achentina bởi vì rõ ràng đây là một rào cản mới sẽ tác động không nhỏ đối với giao thương giữa nhà sản xuất xe sang lớn nhất thế giới này với thị trường tiêu dùng ở Argentina. b. Kết quả của quá trình: - Trước khi ký thỏa thuận với chính phủ Argentina vào ngày 13/10/2011, BMW chứng kiến doanh số giảm về gần bằng 0, sau khi các cơ quan chức năng nước này chặn hoạt động nhập khẩu ô tô. Nhóm 1.1 – NMKDQ 10 . NMKDQ 9 BUÔN BÁN ĐỐI LƯU CỦA CÔNG TY BMW 2. Thất bại trong buôn bán đối lưu của BMW: a. Phân tích quá trình - Buôn bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương. trong buôn bán đối lưu III. Thất bại của BMW tại thị trường Argentina: 1. Giới thiệu về chính sách của Argentina 2. Thất bại trong buôn bán đối lưu IV.

Ngày đăng: 29/09/2013, 13:57

Hình ảnh liên quan

1. Lịch sử hình thành - buôn bán đối lưu BMW

1..

Lịch sử hình thành Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan