THU HOACH ĐẠO ĐỨC HCM

5 170 0
THU HOACH ĐẠO ĐỨC HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤCĐÀO TẠO TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ___________________________________________________________________ Gò Dầu, ngày 30 tháng 09 năm 2010 BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh _____________________________________________ Họ và tên : Là : Giáo viên Cơ quan : …………………… Qua 4 năm học tập các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức của trường Tiểu học Thị Trấn Gò Dầu, tôi xin trình bày về sự nhận thức và tự liên hệ về việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân như sau : 1) Về nhận thức : a) Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ; về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động : - Sự cần thiết phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay : Hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Giai đoạn cách mạng mới này mở ra nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng nhiều gay go, thử thách. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ khơi dậy những truyền thống đạo đức tốt đẹp trong mỗi người dân Việt Nam góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tạo thêm động lực tinh thần mạnh mẽ để toàn thể dân tộc ta nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển bền vững. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một dịp để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi lại mình, sửa chữa những sai lầm khuyết điểm, nâng cao bản lĩnh và khí phách vượt qua mọi cám dỗ, cạm bẫy, lấy lại và giữ vững lòng tin của nhân dân, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo để vững lái con thuyền cách mạng Việt Nam ra biển lớn vững bước tiến lên. Chính vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, cả cấp bách và lâu dài. - Những phẩm chất đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên học tập và noi theo :  VÒ xây dựng Đảng; nền tảng tư tưởng của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng : Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những điểm chủ yếu sau: + Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: Nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết, thống nhất trong Đảng; Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức, là văn minh"; Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân. Đảng ta gắn bó với dân vì "Đảng là con nòi của nhân dân"; mục đích của Đảng là "Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". Người nói: " Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; + Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của nhân dân, chứ không phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục"; + Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong s nghip   i mi   t n c, s suy yu, thoái hóa, bin cht ca t chc   ng, làm cho vai trò cm quyn ca   ng b suy gim, có th dn   n mt n  nh chính tr - xã hi là mt nguy c ln. Chm lo xây dng   n g trong sch, vng mnh là i u kin tiên quyt   gi vng n  nh chính tr - xã hi, phát trin kinh t, vn hóa theo  nh h  ng xã hi ch ngha. Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt  Về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạnh, thực hiện “cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư : Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Trong những chuẩn mực chung nhất của đạo đức cách mạng Người luôn nhắc phải “cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Theo Hồ Chí Minh thì: + Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". + Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. + Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". + Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. + Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".  Về rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống ; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí : Quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Thực tế, cho đến nay tình hình suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức vẫn là mặt trận nóng bỏng. Nhiệm vụ chống tham ô, lãng phí, quan liêu là công việc lâu dài, thường xuyên, liên tục, của các cấp, các ngành; là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và mỗi người chúng ta. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải thấy rằng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là hành động cách mạng. Phải làm cho mọi người hiểu rõ vì sao phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu ? nó có hại cho nước, cho dân như thế nào? Đây là cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài ngay trong từng tổ chức do đó mọi cấp, mọi ngành, từng cán bộ đảng viên phải tự giác, nghiêm túc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở; phải dựa vào lực lượng quần chúng để chống tham ô, lãng phí, quan liêu. + Tham ô, theo cách nói của Hồ Chí Minh, “là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ, tham ô là “Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình .” Đối với nhân dân, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế. + Về lãng phí : - Lãng phí sức lao động: việc gì ít người làm cũng được mà vẫn dùng nhiều người. Do tính toán không cẩn thận, điều động hàng trăm người đến công trường nhưng chưa có việc làm hay là người nhiều việc ít. Bố trí nhân sự không đúng, “người quản lý quá nhiều, người trực tiếp sản xuất ít” . - Lãng phí thì giờ: Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày. - Lãng phí tiền của của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể là: “Ăn tiêu xa xỉ, liên hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, “Làm một cái nhà không đúng kỹ thuật, làm xong rồi phải phá đi làm lại”. Lãng phí là tiêu xài không hợp lý. Bộ đội không biết quý trọng, giữ gìn quân trang, quân dụng. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, bán trâu, cầm ruộng để đám cưới, đám ma. Lãng phí là mắc phải bệnh “Phô trương hình thức” gây tốn kém không cần thiết. Lãng phí có khi còn hại nhiều hơn tham ô, vì “lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. + Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm, những người và những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Nguy hiểm hơn, bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí; có nạn tham ô, lãng phí vì có bệnh quan liêu; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan liêu trợ thủ đắc lực, tiếp tay cho những cán bộ phẩm chất kém, những kẻ xấu thoả sức đục khoét ngân sách và tài sản quốc gia. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; đồng thời làm tiêu hao của cải của nhà nước và nhân dân. Nó làm cho các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước vốn là cơ quan lãnh đạo, đại diện quyền lực và đầy tớ của nhân dân trở thành những tổ chức xa dân, đứng trên nhân dân, thoát ly thực tế, từ đó dẫn đến đề ra các chủ trương, chính sách không sát với yêu cầu của thực tiễn, thậm chí sai lầm, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân + Về tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc : Trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm tròn theo cương vị, chức trách của mình. Con người có bao nhiêu vị trí, vai trò, chức năng trong các mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu trách nhiệm. Đó là trách nhiệm thành viên của mỗi người trong quan hệ gia đình; trong cộng đồng, tổ chức, xã hội; trách nhiệm công dân trong quan hệ với đất nước; trách nhiệm phục vụ nhân dân, là công bộc của dân, của cán bộ, công chức… Trách nhiệm là một khái niệm kép, vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp luật. Có trách nhiệm chỉ chịu sự phán xét của dư luận, đạo đức. Có trách nhiệm ngoài sự phán xét của dư luận, đạo đức còn chịu sự xét xử của pháp luật. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, chịu sự phán xét của cả dư luận, đạo đức, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó việc nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện có vai trò quan trọng. Ý thức trách nhiệm là sự nhận thức (nông, sâu, đầy đủ hay chưa đầy đủ) về nghĩa vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ nhất định. Ngược lại với ý thức trách nhiệm là thái độ vô trách nhiệm. Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ, nhưng nhấn mạnh trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân. Người thường nhắc nhở mỗi người có 3 trách nhiệm: trước Đảng, trước dân, trước công việc. Trong 3 trách nhiệm đó, trước hết cần có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, trước nhân dân để làm thật tốt rồi mới đem kết quả đó mà báo cáo với cấp trên, với Đảng.  Ý thức tổ chức, kỷ luật; tự phê bình và phê bình : Nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật là một trong những vấn đề quan trọng trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có ý thức tổ chức kỷ luật mới rèn luyện bản thân ngày càng tốt hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng ngày quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên phải nắm chắc và khéo sử dụng vũ khí tự phê bình – phê bình và sửa chữa để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền trong sạch vững mạnh. Người vạch rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét” Theo Bác Hồ: “Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ và đảng viên làm việc không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. 2. Tự liên hệ bản thân:  Ưu điểm: - Về ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống : luôn tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo tư tưởng Hồ Chí Minh -Về tinh thần trách nhiệm trong công tác : Bản thân luôn luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, chấp hành nghiêm túc công việc mà tổ chức và đoàn thể giao phó. -Về ý thức thực hành tiết kiệm, không tham ô, lãng phí, quan liêu: Bản thân là một giáo viên việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, tôi luôn gắn với việc làm cụ thể hàng ngày như thực hiện tốt nội quy nhà trường, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; luôn luôn học hỏi đồng chí, đồng nghiệp để nâng cao tay nghề và thực hiện nhiệm vụ cao cả của người giáo viên nhân dân, thực hiện văn minh giao tiếp nơi công sở, có ý thức bảo vệ của công; tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hàng ngày ở cơ quan cũng như trong gia đình. Trong cuộc sống bản thân tôi luôn sống tiết kiệm, không chi tiêu lãng phí, trong công việc tôi luôn cố gắng sắp xếp phù hợp, có tính khoa học để tránh lãng phí thời gian, có lối sống giãn dị, gần gũi với quần chúng nhân dân và đồng nghiệp. Luôn giữ gìn phẩm chất, đạo đức của người công chức, gương mẫu chống tham ô, lãng phí, quan liêu.Tôi luôn rèn luyện bản thân mình theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, thường xuyên làm theo lời Bác dạy ; nói không với tham nhũng, quan liêu, lãng phí. -Về quan hệ với quần chúng, nhân dân :Cùng phối hợp với nhân dân sống lành mạnh, sống có trách nhiệm, không lãng phí tiền của, thời gian trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy người nào có tư tưởng biểu hiện quan liêu, sống lãng phí, bản thân phải cùng với nhân dân đóng góp ý kiến, giúp nhau cùng sữa chữa với hướng tích cực.  Hạn chế, khuyết điểm : -Về thực hành tiết kiệm: bản thân tôi đôi lúc sắp xếp công chưa hợp lý làm lãng phí về thời gian và sức lao động đã bỏ ra trong công việc. -Về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu : Công tác phê và tự phê chưa cao trong việc chống tham ô, lãng phí và quan liêu. -Về đấu tranh chống những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong tổ chức Đảng, cơ quan đơn vị và ngoài xã hội : Trong các cuộc họp cơ quan tôi còn thụ động, ít tham gia đóng góp ý kiến. 3. Nguyên nhân : Bản thân còn những còn những khuyết điểm trên là do trình độ chính trị còn hạn chế nên trong sinh hoạt còn e ngại. 4. Những đề xuất, kiến nghị : không 5. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới : + Phương hướng : Là một giáo viên bản thân tôi luôn lấy tiêu chuẩn đạo đức làm thước đo, tiêu chí phấn đấu cho mình. sống và làm việc theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi sẽ luôn giữ mình trong sạch, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. + Giải pháp thực hiện : -Thường xuyên trau dồi, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tập thể phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, không phô trương hình thức, nói đi đôi với làm, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí. - Sắp xếp công việc của mình ngày càng có tính khoa học hơn để tránh lãng phí thời gian. - Khắc phục, nâng cao tính phê bình và tự phê bình tốt hơn. - Vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu: - Sống đoàn kết với mọi người xung quanh, nếu mình có khuyết điểm thì thật thà nhận khuyết điểm trước mọi người, sẵn sàng học hỏi nhân dân những điều hay lẽ phải. Hưởng ứng các cuộc vận động học tập, tuyên truyền, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, góp ý xây dựng giúp nhau cùng phát triển, thân mật với quần chúng nhân dân. Người viết bài thu hoạch . héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân. một khái niệm kép, vừa thu c phạm trù đạo đức, vừa thu c phạm trù pháp luật. Có trách nhiệm chỉ chịu sự phán xét của dư luận, đạo đức. Có trách nhiệm ngoài

Ngày đăng: 29/09/2013, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan