THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

67 394 0
THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về Tổng công ty Chè Việt Nam 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Tổng Công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chèViệt Nam. Tổng công ty Chè Việt Nam (mà tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp Việt Nam) là một doanh nghiệp nhà nước, được tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, được hình thành phát triển qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Từ năm 1974 đến hết tháng 12/1979.Năm 1974 Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu do Liên Xô giúp đỡ xây dựng một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc, trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm, được tổ chức theo mô hình sản xuất theo chiều ngang. Giai đoạn 2: Từ tháng 6/1979 đến hết năm 1995 hoạt động theo mô hình sản xuất theo chiều dọc, kết hợp trồng, chế biến, xuất nhập khẩu kinh doanh thương mại. Mô hình này kết hợp sản xuất từ nguyên liệu chè búp tươi (các nông trường) chế biến (nhà máy) xuất khẩu ra nước ngoài.Theo Quyết định 75/1979/QĐ-TTg 224/1979/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về thống nhất tổ chức ngành chè mỗi đơn vị thành viên của Tổng công ty Chè Việt Nam bao gồm một nhà máy, 1 nông trường hoặc 1 nhà máy chế biến 2, 3 nông trường tuỳ theo công suất thiết kế nhà máy khả năng cung cấp nguyên liệu. Đồng thời căn cứ vào địa danh, vị trí từng nơi để hợp nhất lại thành xí nghiệp công nông nghiệp hoặc xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp… Giai đoạn 3: Căn cứ vào văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ nông nghiệp công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp phát triển nông 1 2 thôn) uỷ quyền ký kết quyết định thành lập các tổng công ty theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ra quyết định số 394 NN-TCCB/QĐ thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam. Tổng Công ty Chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1996 đến năm 2006 được chuyển đổi tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con theo quyết định số 1588/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 02/06/2006 quyết định số 2093/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 21/07/2006 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn. Tổng Công ty Chè Việt Nam có tên gọi đầy đủ là Tổng Công ty Chè Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TEA CORPERATION Tên viết tắt: VINATEA Trụ sở chính đặt tại: Số 92- Võ Thị Sáu- Quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Điện thoại: (844)6626990 Fax: (844)6626991 Website: www.vinatea.com.vn Email: info@vinatea.com.vn Logo biểu tượng thương hiệu của công ty mẹ là nhãn hiệu ghi trên hàng hoá dịch vụ của Tổng Công ty Chè Việt Nam được thể hiện như sau: Năm 1996 khi thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh 06 đơn vị sự nghiệp. Trong hơn 10 năm qua Tổng công ty đã tiến hành sắp xếp đổi mới, cho đến nay Tổng công ty có các đơn vị thành viên như sau: 25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định. 2 3 2 trung tâm tinh chế đóng gói chè. 2 nhà máy chế tạo thiết bị phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè. 1 Viện nghiên cứu chè. 1 Trung tâm Phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp. 2 công ty xây dựng lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. 3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. 1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga. 2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến xuất khẩu chè. 1.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh tổ chức quản lý kinh doanh. 1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, mục tiêu kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam là kinh doanh có lãi, bảo toàn phát triển vốn nhà nước đầu tư tại công ty mẹ tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao cho trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước. Đồng thời, Tổng công ty cũng nhằm mục tiêu tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. - Tổng Công ty Chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhà nước về quy hoạch kế hoạch, các dự án về đầu tư phát triển chè, nhận cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, thiết bị vật tư ngành chè. Xây dựng các mối quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Tổng công ty làm đầu mối chủ yếu trong việc khảo sát, khai thác chiếm lĩnh thị trường bao gồm: thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu thị trường vốn. Đây là những vấn đề mà hiện nay các đơn vị thành viên không có điều kiện hoặc thực hiện không có hiệu quả. 3 4 Tổng công ty trực tiếp giao việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm liên doanh liên kết với nước ngoài đảm bảo cho việc thống nhất giá để phát triển sản xuất toàn ngành. - Tổng công ty làm đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng các hàng tiêu dùng khác cho các đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi nhất. Thiết bị công nghệ hiện đại từng bước đưa công nghệ chế biến chè Việt Nam theo kịp trình độ thế giới. - Tổ chức ứng dụng tiền bộ kỹ thuật vào sản xuất làm đầu mối cho việc chuyển nhượng kỹ thuật sản xuất chế biến chè thế giới vào Việt Nam. Nghiên cứu giống chè, quy trình canh tác, thu hái, quy trình công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, có bao bì mẫu mã tem nhãn đáp ứng thị hiếu trong ngoài nước. - Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh thâm canh có năng suất chất lượng cao. * Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc các nông lâm sản khác. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống , nước giải khát . - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu. - Sản xuất bao bì các loại. - Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè đồ gia dụng. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến chè. - Xây dựng cơ bản tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, đường giao thông. - Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở bất động sản. 4 5 - Bán buôn, bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp công nghiệp thực phẩm; vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống. - Kinh doanh dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước. - Xuất khẩu các sản phẩm chè (chè xanh, chè đen .) các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ . - Nhập khẩu: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải hàng tiêu dùng. - Thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ về những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá hiện đại hoá phát triển ngành chè đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tìm nhân các loại giống chè tốt phù hợp với thị trường để phục vụ cho sản xuất. - Tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật cho ngành chè. - Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm chè. * Lĩnh vực hoạt động các sản phẩm chủ yếu: Tổng công ty chè Việt Nam chuyên + Xuất khẩu: Hàng năm lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty đạt trên 30.000 tấn với các loại bao gồm: - Chè đen Orthodox: OP, FBOP, P, PS, BPS, F, D, BOP, BOP1 OPA long leaves. - Chè đen CTC: PF1, PD, BP1 Dust. - Chè xanh: gồm các loại chè xanh hương tự nhiên, các loại chè ướp hương hoa tươi như hoa nhài, hoa sen, .các loại chè túi lọc, chè xanh Việt Nam truyền thống, chè xanh kiểu Nhật Bản, chè xanh Gunpowder, chè xanh Pouchong . - Chè oolong - Các loại chè túi lọc, chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả, chè hoà tan. + Nhập khẩu: 5 6 - Các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Đài Loan, Nga, Italia - Các hoạt động khác như xây lắp, cơ khí chế tạo các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, cầu cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông * Các thị trường chủ yếu: - Thị trường Iraq: là thị trường tiêu thụ có dung lựơng lớn, là một trong những nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới. Đối với Tổng công ty chè Việt Nam thường là xuất chè sang để trả nợ. Thị trường này tiêu thụ loại chè đen cánh nhỏ, chè hương. - Thị trường Nga: Là thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam. Trước đây Liên Xô, Đông Âu đã có những ưu tiên giúp đỡ về công nghệ thiết bị sản xuất, chế biến chè xuất khẩu. - Thị trường Nhật: Nghệ thuật trà đạo vốn là nghệ thuật văn hoá của người Nhật. Chính vì vậy đây là thị trường mục tiêu cần được quan tâm khai thác. Người Nhật thích uống chè xanh dẹt, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. - Thị trường Mỹ: Trong bối cảnh bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, việc thâm nhập vào thị trường này có nhiều tiềm năng thuận lợi. - Các thị trường khác như Đài Loan, Siri…. Có quan hệ hợp tác kinh doanh với Tổng công ty. 1.1.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình công nghệ chủ yếu của Tổng công ty là sản xuất các loại sản phẩm chè như chè xanh các loại, chè oolong, chè đen, . Dây chuyền sản xuất chủ yếu của Tổng công ty được nhập khẩu từ Bỉ, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Italia. Quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu được khái quát qua các sơ đồ sau: Chè nguyên liệu tươi 6 7 Diệt men Làm nguội Sàng phân loại sản phẩm Sấy khô Vò Sơ đồ 1.1:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè xanh Làm héo lên men kết hợp Chè nguyên liệu Sao vò kết hợp sấy khô Bán thành phẩm Sàng phân loại sản phẩm Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè oolong Chè nguyên liệu hoa tươi Ướp hương Thông hoa Chè hoa tươi thành phẩm 7 8 Sấy khô Sàng khô Sơ đồ 1.3:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè ướp hương hoa Chè nguyên liệu tươi Làm héo Vò Sàng phân loại Sấy khô Lên men Sơ đồ 1.4:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè đen theo công nghệ OTD 1.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh Tổng công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có các đơn vị thành viên. Đồng thời, Tổng công ty cũng chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư 8 9 cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Luật doanh nghiệp các quy định khác của pháp luật. Do đặc điểm riêng của Tổng công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra dàn trải trên phạm vi rộng, không tập trung hoạt động diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được xây dựng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất. Hội đồng quản trị có 5 thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ, có quyền nhân danh công ty mẹ để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quyền lợi của công ty mẹ, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập công ty mẹ, người bổ nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty mẹ. Ban Kiểm soát công ty mẹ có 3 thành viên do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính việc chấp hành Điều lệ công ty mẹ, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra, giám sát của mình, không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép, phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trước pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật trong công ty mẹ. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ công ty mẹ; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trước pháp luật về việc thực hiện các quyền nghĩa vụ được giao. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc luôn có mối quan hệ chặt chẽ phối hợp với nhau trong quản lý, điều hành công ty mẹ. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, 9 10 quyết định của Hội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty mẹ thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng quản trị phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến kiến nghị lên Đại diện chủ sở hữu, trong trường hợp này Tổng giám đốc được miễn trách nhiệm trước những tổn thất rủi ro xảy ra. Công ty mẹ có 2 Phó tổng giám đốc 1 kế toán trưởng. Các Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công ty mẹ theo phân công uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.Việc uỷ quyền có liên quan đến việc ký hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu của công ty mẹ đều phải được thực hiện bằng văn bản. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính kế toán của công ty mẹ theo quy định của Luật kế toán; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty mẹ theo pháp luật về tài chính kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc, bao gồm: - Văn phòng - Phòng Kế toán tài chính - Phòng Kế hoạch đầu tư - Phòng Tổ chức pháp chế - Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) - Một số phòng, ban, bộ phận khác. Thực hiện quyết định số 203/2005/QĐ-TTg ngày 11/08/2005 của thủ tướng Chính phủ quyết định số 2374/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13/09/2005 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn về việc chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Căn cứ chức năng nhiệm vụ, mô 10 [...]... lập, kiểm traphân tích báo cáo tài chính của các đơn vị này do Phòng tài chính kế toán Tổng công ty thực hiện 1.2 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam 1.2.1 Quy trình chung để lập báo cáo tài chính 29 30 Phần mềm kế toán mà Tổng công ty áp dụng tự động thực hiện quy trình hạch toán theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn Như đã phân tích ở trên, kế toán tổng. .. kỳ, tổng số phát sinh của tài khỏan 641 được chuyển lên dòng Chi phí bán hàng của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty * Cơ sở lập báo cáo tài chính hợp nhất: Báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam các quy định khác về kế toán tại Việt Nam Báo cáo tài chính. .. Tổng công ty có điều kiện thực hiện các hoạt động quản trị theo hướng chuyên môn hoá (bộ phận, cá nhân), đảm bảo thực hiện đầy đủ sức mạnh uy tín của các hoạt động cơ bản, tạo điều kiện thực hiện chặt chẽ hoạt động kiểm tra Theo đó, công tác hạch toán kế toán nói chung công tác lập, kiểm traphân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam cũng được phân cấp theo bộ máy quản trị Ở công. .. được bắt đầu lập từ năm 2006 - Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN 25 26 Các báo cáo tài chính năm của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Tổng công ty do công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán Ngoài ra, để phục vụ cho việc quản lý cung cấp thông tin một cách kịp thời cho quản trị nội bộ, Tổng công ty còn lập thêm một số báo cáo quản trị... của Bộ Tài chính trong chế độ kế toán doanh nghiệp mới công khai báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng các đối tượng quan tâm bên ngoài đúng thời gian quy định sau ngày kết thúc niên độ kế toán Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty không tránh khỏi những hạn chế cố hữu của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam nói chung Các báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập theo... chính hợp nhất của Tổng công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 hàng năm được lập trên cơ sở hợp cộng các báo cáo tài chính của khối hạch toán tập trung trực thuộc văn phòng Tổng công ty các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty 1.2.2 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập dựa trên những chính sách kế toán mà Tổng công ty áp dụng cũng như... Tổng giám đốc Tổng hợp lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của Tổng công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành Chỉ đạo các đơn vị thành viên trong Tổng công ty vể mặt nghiệp vụ kế toán tài chính Chủ trì tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh hàng năm của Tổng công ty thực hiện các hoạt động kinh tế tại các đơn vị thành viên * Phòng Tài chính kế toán của Tổng công ty gồm có 09 người (khái... thành nên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam có nội dung giống với quy định của Bộ tài chính ban hành 35 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 1.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập theo phương pháp gián tiếp Cũng như các báo cáo tài chính khác, Báo cáo lưu chuyển... tin dữ liệu để lập phân tích báo cáo tài chính từ đó các nhà quản trị theo sát được việc kiểm tra báo cáo tài chính Các đơn vị hạch toán độc lập tổ chức phòng kế toán riêng tiến hành hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì không đặt phòng kế toán riêng mà công tác hạch toán kế toán do nhân viên phòng tài chính kế toán công ty mẹ thực hiện Theo cơ cấu tổ chức quản trị này, Tổng. .. nhật vào phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Theo quy định hiện hành, cuối mỗi quý, giữa niên độ cuối năm tài chính, Tổng công ty thực hiện lập các báo cáo tài chính báo cáo tài chính hợp nhất như sau: - Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN Báo cáo . 1 THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về Tổng công ty Chè Việt Nam 1.1.1 Lịch. thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam. Tổng Công ty Chè Việt

Ngày đăng: 29/09/2013, 02:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1:Kết quả hoạt động của Tổng công ty Chè Việt Nam từ 2004-2006 - THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Bảng 1.1.

Kết quả hoạt động của Tổng công ty Chè Việt Nam từ 2004-2006 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 1.3:Bảng phân tích cơ cấu tài sản - THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Bảng 1.3.

Bảng phân tích cơ cấu tài sản Xem tại trang 51 của tài liệu.
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004 (toàn Tổng công ty) Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2005, 2006) - THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

gu.

ồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004 (toàn Tổng công ty) Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2005, 2006) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất  năm 2005, 2006) - THỰC TRẠNG LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Bảng c.

ân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2005, 2006) Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan