Báo cáo kiểm điểm năm học 2009-2010. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011

8 1.3K 0
Báo cáo kiểm điểm năm học 2009-2010. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẸT NAM TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Số: 234/ BC-THPTĐT. Đạ Tông,ngày 30 tháng 9 năm 2010. BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011. PHẦN THỨ NHẤT KIỂM ĐIỂM-ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNHTHỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010. Trong năm học 2009-2010,trường THPT Đạ Tơng đã đạt được một số kết quả trên các mặt cơng tác chủ yếu,xong cũng còn những hạn chế,tồn tại trên các mặt cơng tác quan trọng. Cụ thể như sau: I/ K ẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC MẶT CƠNG TÁC : 1/ Về phát triển giáo dục: Kế hoạch phát triển giáo dục Sở giao là 32 lớp. Với 1250 học sinh. Trong đó,Cấp 2 có 15 lớp với 530 học sinh và 17 lớp cấp 3 với 570 học sinh. Như vậy đã thực hiện được 15 lớp cấp 2 với 530 học sinh và 17 lớp cấp 3 với 570 học sinh. Cấp 2 thực hiện 15/16 lớp đạt 93,8% về số lớp cấp 2. Số học sinh cấp 2 đạt 86,3%.( 530/614 học sinh). Cấp 3 thực hiện 17/17 lớp đạt 100% kế hoạch. Số học sinh cấp 3: 570/712 học sinh. Đạt 80,1% về số học sinh. Những số liệu trên đây cho thấy nhà trường đã tận lực huy động học sinh xã Đạ Tơng ra học cấp 2 và tận lực huy động học sinh các xã trong địa bàn ra học cấp 3. Đảm bảo tỉ lệ cao về con em nhân dân các dân tộc được đến trường học tập. -Về duy trì só số :Tổng số học sinh đầu năm học là 1.205 học sinh. Trong đó học sinh cấp 2 là 530 học sinh, cấp 3 là 570 học sinh. Cuối năm sĩ số tồn trường còn 1100 học sinh. Giảm 105 học sinh. Trong đó cấp 3 giảm 55 học sinh, chiếm tỉ lệ 9,5%; Cấp 2 giảm 45 học sinh, ( 7,8%). Duy trì sĩ số tồn trường đạt 91,3%.( Thấp so với Kế hoạch đề ra).Trường đã duy trì cơng tác phổ cập 2009. 2/ V ề Kết quả giáo dục và đào tạo . 2.1- V ề hạnh kiểm đạo đức : Đã chú trọng cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh,giữ gìn được nền nếp kỷ cương kỷ luật và đạo đức tác phong của học sinh. Tuy còn một số hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức trong năm học, gây ảnh hưởng khơng tốt trong dư luận xã hội. Kết quả cụ thể 92,3% xếp loại Hạnh kiểm Khá,Tốt. Số còn lại xếp loại Trung bình do khơng cố gắng phấn đấu học tập,kết quả học tập q thấp. 2.2- Về xếp loại học lực: - Cuối năm học có 20 học sinh Giỏi chiếm tỉ lệ 1,8%; 163 học sinh Khá, tỉ lệ 14,8%. Có 773 học sinh được xếp loại học lực từ Trung bình trở lên, đạt tỉ lệ 70,3%. Tổng hợp sau thi lại đợt Trang 1 2 đạt 85,8% học sinh được lên lớp, tỉ lệ này thấp so với Kế hoạch đề ra, nhưng kết quả trên phản ánh khả năng thực tế của nhà trường. - Tỉ lệ học sinh đỗ Tốt nghiệp THPT đạt 56%. Tỉ lệ này vẫn còn thấp so với mặt bằng chung toàn Tỉnh, tuy nhiên đó là tỉ lệ cao hơn so với năm học 2008-2009. Tỉ lệ xét công nhận Tốt nghiệp THCS đạt 96,2%. - Toàn trường có 331 học sinh xếp loại học lực Yếu, tỉ lệ 28,3% và 16 học sinh loại Kém chiếm 1,5%. II/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC: 1/ Đã cố gắng thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc triển khai Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. - Thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. 2/ Công đoàn và Đoàn Thanh niên đã tích cực có nhiều hoạt động tuyên truyền để lôi cuốn được nhiều thầy trò tham gia hưởng ứng, có tác dụng làm cho thầy trò nỗ lực phấn đấu trong giảng dạy và học tập, tạo môi trường thân thiện,duy trì nền nếp kỷ cương. 3/ Từ đầu năm học đã phát động phong trào thi đua ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. Tất cả các Tổ Chuyên môn đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và tích cực sử dụng đồ dùng dạy học vào bài giảng. Đến nay có 100% số giáo viên có kỹ năng cơ bản soạn và giảng bài giảng địên tử. Chỉ có giáo viên môn Thể dục chưa thực hiện giáo án điện tử do đăc thù bộ môn còn thiếu tư liệu để thiết kế bài giảng. Việc sử dụng bài giảng điện tử bước đầu đã trở thành phong trào thi đua trong giáo viên ở tất cả các môn học chủ lực như: Toán- Tin-Lý- Địa…… Kết quả việc sử dụng giáo án điện tử có tác dụng lôi cuốn học sinh và giúp các em học tập có hiệu quả hơn. - Công tác kiểm tra hoạt động dạy và học chủ yếu tập trung vào các trọng điểm của các giai đoạn thi đua. Hoạt động kiểm tra của Ban Giám hiệu chưa thường xuyên. 4/ Việc phụ đạo học sinh yếu kém mới thực hiện được đối với các môn Văn-Toán-Anh văn 12. Chưa thực hiện được việc dạy phụ đạo học sinh các khối khác do nhà trường còn thiếu phòng học. 5/ Công tác giáo dục Quốc phòng-An ninh, giáo dục Thể chất, Y tế nhà trường thực hiện theo yêu cầu của chương trình. 6/ Về công tác xây dựng đội ngũ: - Cơ bản đảm bảo đúng số lượng Giáo viên bộ môn,đảm bảo Giáo viên không dạy vượt giờ tiêu chuẩn. Tính đến tháng 5 năm 2010 tổng số CB-GV-CNV còn lại là 77 người. - Chú trọng bồi dưỡng chương trình Intel cho số Giáo viên mới về trường, triển khai bồi dưỡng kịp thời nội dung các Hội nghị chuyên đề của Sở. Tích cực mua và chuyển giao một số phần mềm phục vụ công tác soạn giảng, công tác quản lý trong nhà trường. Cùng với Công đoàn chăm lo đời sống cho CB-GV ở khu tập thể, động viên thăm hỏi kịp thời lúc ốm đau, rủi ro. - Khuyến khích động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho CB-GV tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ. Cơ bản đội ngũ hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn. - Công tác phát triển Đảng viên được quan tâm, trong năm 2010 đã kết nạp 11 Đảng viên mới nhưng vẫn còn chậm so với tiềm năng và nguồn phát triển. Một số trường hợp chậm phát triển do Chi bộ chưa vượt qua những khó khăn vướng mắc khi thẩm tra lý lịch. Trang 2 7/ Cơ sở- vật chất-Kỹ thuật trường học: - Do nhà trường chỉ có một nguồn thu là nguồn ngân sách Nhà nước cấp, lại khơng có ngân sách xây dựng cơ bản, nên khơng xây dựng thêm được phòng học,nhà làm việc, các phòng học bộ mơn. Nhưng từ nguồn ngân sách chi thường xun, đã thực hiện tốt việc tu sửa nhỏ và mua sắm trang thiết bị dạy học đến nay các thiết bị máy tính,nghe nhìn cơ bản đủ để phục vụ hoạt động dạy và học. - Phong cảnh nhà trường ln giữ gìn và sạch sẽ, cơ sở vật chất và kỹ thuật dần từng bước đáp ứng u cầu về đổi mới giáo dục. 8/ Cơng tác quản lý thi đua: - Cơng tác thi đua được đổi mới nội dung,cách đánh giá kết quả thi đua. Trong năm học nhà trường và Cơng đồn chỉ tổ chức 2 đợt thi đua nên đã được đơng đảo CB-GV-CNV và học sinh nhiệt tình hưởng ứng và có tác dụng thúc đẩy,nâng cao hiệu quả các mặt cơng tác của nhà trường. ĐÁNH GIÁ CHUNG Trong năm học vừa qua,nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CB-GV-CNV và học sinh trường THPT Đạ Tơng đã tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục tồn diện, nhiều nội dung cơng tác đạt được thành tích tốt, có chuyển biến đáng kể so với năm học trước. Nền nếp kỷ cương tiếp tục giữ vững và phát huy. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm là chất lượng dạy và học đạt kết quả ở mức chưa cao và chưa hồn thành nhiệm vụ. PHẦN THỨ HAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của tồn Ngành năm học 2010-2011. Trên cơ sở qn triệt chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Căn cứ Hướng dẫn số 820/SGD&ĐT-GDTrH ngày 17/8/2010 của Sở Giáo dục đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010-2011. Căn cứ những u cầu của cơng tác giáo dục và hồn cảnh thực tế của trường và địa phương. Trường THPT Đạ Tơng xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 như sau: A/ M ỤC TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC 2010-2011 : I/ M ỤC TIÊU CHUNG : 1- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. “ Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. và cuộc vận động “ Hai khơng” tạo chuyển biến mới trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” gắn với u cầu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện,tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2- Tăng cường các biện pháp quản lý gắn với u cầu tiếp tục qn triệt và vận dụng chuẩn kiến thức,kỹ năng trong đổi mới phương pháp dạy họckiểm tra đánh giá kết qủa học tập,rèn luyện của học sinh. Trang 3 3- Nâng cao chất lượng giáo dục,tập trung vào việc giảm tỉ lệ học sinh yếu kém,học sinh bỏ học,chăm lo bồi dưỡng nâng tỉ lệ học sinh đạt học lực Khá,Giỏi. Đầu tư, bồi dưỡng học sinh Giỏi. 4- Đổi mới phương thức giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông theo hướng lồng ghép và tích hợp, chú trọng giáo dục kỹ năng cho học sinh. Tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục thông qua buổi sinh hoạt lớp, buổi chào cờ các Hội thi góp phần giáo dục toàn diện. 5- Tăng cường tuyên truyền-giáo dục Pháp luật,triển khai các hoạt động,các chương trình công tác phối hợp,chú trọng ngăn chặn bạo lực học đường, chấp hành trật tự-kỷ cương, an ninh, chấp hành an toàn giao thông. Chú trọng công tác Y tế,vệ sinh trường học. 6- Tiếp tục thực hiện đánh giá Hiệu trưởng,đánh giá Giáo viên theo các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn Hiệu trưởng,chuẩn Giáo viên THPT. 7- Tiếp tục đầu tư,mua sắm, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị trường học. Tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng khu nhà làm việc của Ban Giám hiệu nhà trường. II/ MỤC TIÊU CỤ THỂ: 1/ Về kết quả giáo dục và giảng dạy: - Duy trì sĩ số: 95%. - Học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá,Tốt: 90%. - Lên lớp thẳng: 80%; lên lớp sau thi lại: 90%. - Tốt nghiệp THPT: 60 - 65%. 2/ Chỉ tiêu chất lượng các bộ môn: - Môn Văn: Các khối 10; 11: 70% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 55% từ trung bình trở lên. - Môn Toán: Các khối 10; 11: 60% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 40% từ trung bình trở lên. - Môn Hóa: Các khối 10; 11: 60% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 50% từ trung bình trở lên. - Môn Sinh: Các khối 10; 11: 80% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 65% từ trung bình trở lên. - Môn Lý: Các khối 10; 11: 70% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 60% từ trung bình trở lên. - Môn Địa: Các khối 10; 11: 90% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 65% từ trung bình trở lên. - Môn Sử: Các khối 10; 11: 90% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 65% từ trung bình trở lên. - Môn Anh văn: Các khối 10; 11: 50% từ Trung bình trở lên. - Tốt nghiệp khối 12: 30% từ trung bình trở lên. - Môn Thể dục: Các khối từ 10; 11; 12: 98% từ Trung bình trở lên. - Môn Quốc phòng: Các khối từ 10; 11; 12: 98% từ Trung bình trở lên. - Môn Công dân: Các khối từ 10; 11; 12: 98% từ Trung bình trở lên. - Môn Công nghệ: Các khối từ 10; 11; 12: 98% từ Trung bình trở lên. - Môn Tin: Các khối từ 10; 11; 12: 98% từ Trung bình trở lên. 3/ Về thi đua: Trang 4 - Tiếp tục phấn đấu Danh hiệu trường “ Trường Tiên tiến”. - Hai tập thể Tổ Lao động xuất sắc. Bốn tập thể Tổ Lao động Tiên tiến. - 10 Tập thể lớp Tiên tiến.; 16% học sinh Khá; 3% học sinh Giỏi. - 10 Giáo viên Giỏi cơ sở; 70% CB-GV-CNV đạt Danh hiệu Lao động Tiên tiến. - Phấn đấu có từ 1-2 đồng chí CBQL đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua. - Cơng đồn vững mạnh xuất sắc. - Đồn trường vững mạnh. B/ CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Nhiệm vụ 1: Tiếp tục triển khai-thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. “ Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”cuộc vận động “ Hai khơng” cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện,giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Tổ chức tổng kết 4 năm triển khai cuộc vận động để đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động đối với mỗi cá nhân CB-GV-CNV và tập thể nhà trường. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm,đề xuất biểu dương khen thưởng những cá nhân,tập thể tiêu biểu. Trên cơ sở kết quả và những bài học kinh nghiệm kiến nghị các biện pháp,hình thức phù hợp để triển khai cuộc vận động những năm tiếp theo. 2/ Cơng đồn trường tích cực và chủ động triển khai phổ biến qn triệt cuộc vận động “ Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Cụ thể hóa nội dung cuộc vận động thành mục tiêu cụ thể,xây dựng tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá việc thực hiện của cán bộ,cơng chức,viên chức trong trường. 3/ Tiếp tục tổ chức phổ biến tun truyền để CB-GV-CNV và học sinh nhận thức sâu sắc các u cầu của cuộc vận động “ Hai khơng”. Từ đó mỗi cá nhân tích cực phấn đấu làm việc và học tập tích cực, trung thực, có chất lượng và hiệu quả. Trong năm học ln gắn việc thực hiện các u cầu của Hai cuộc vận động với việc đánh giá, xếp loại, đánh giá thi đua của tập thể và cá nhân theo từng đợt thi đua và đánh giá cuối học kỳ, cuối năm. 4/ Phối hợp với Cơng đồn tổ chức các phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”. Tham mưu với cấp lãnh đạo để xin hỗ trợ kinh phí xây nhà vệ sinh cho Giáo viên khu vực trường học. Tiếp tục tu sửa và đưa vào sử dụng có hiệu quả khu nhà vệ sinh học sinh. - Phát huy vai trò của Đồn trường trong việc tự quản và thường xun giữ vệ sinh,bảo quản tốt để sử dụng có hiệu quả. - Tiếp tục trồng bổ sung các loại cây xanh trong khn viên trường học. Chăm sóc bảo quản tốt cây hiện có. - Tổ chức các hoạt động thể dục,thể thao,hoạt động văn nghệ một cách thiết thực khuyến khích sự tham gia chủ động,tự giác của học sinh. 5/ Phát huy vai trò của Giáo viên chủ nhiệm, vai trò của Đồn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khai thác thơng tin trên mạng,sưu tầm các tư liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng để làm tư liệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trang 5 Đoàn trường phối hợp với GVCN tổ chức các buổi tọa đàm trong học sinh về giáo dục kỹ năng sống cho các em. Nhiệm vụ 2: Nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung vào việc giảm tỉ lệ học sinh Yếu, Kém, học sinh bỏ học,chăm lo bồi dưỡng nâng tỉ lệ học sinh đạt học lực Khá,Giỏi, đầu tư,bồi dưỡng học sinh Giỏi. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Phát huy vai trò nòng cốt của Tổ trưởng Chuyên môn trong việc giúp giáo viên soạn giảng đúng trọng tâm,phương pháp dạy học phù hợp với học sinh địa phương. 2/ Định hướng phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh Khá,Giỏi, phụ đạo học sinh Yếu-Kém. Có Kế hoạch phụ đạo học sinh lớp 12 ngay từ tháng 9 năm 2010. 3/ Phối hợp với Hội Phụ huynh học sinh có các biện pháp để động viên,vận động học sinh đi học chuyên cần. Thông tin kịp thời cho lãnh đạo đia phương về các trường hợp bỏ học nhằm phối hợp để vận động học sinh đi học trở lại. 4/ Có Kế hoạch bồi dưỡng học sinh Giỏi ở các khối lớp,,đầu tư thích đáng cho học sinh Giỏi, tạo điều kiện cho các em tham gia dự thi học sinh Giỏi do Sở GD&ĐT Lâm Đồng tổ chức. Nhiệm vụ 3: Tăng cường các biện pháp quản lý gắn với yêu cầu tiếp tục quán triệt và vận dụng chuẩn kiến thức,kỹ năng trong đổi mới phương pháp dạy họckiểm tra đánh giá kết quả học tập,rèn luyện của học sinh. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Thực hiện nghiêm túc và đúng chỉ tiêu dự giờ thăm lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để nắm bắt tình hình dạy-học và đề ra các biện pháp quản lý chỉ đạo cho phù hợp với thực tiễn trong đơn vị trường học. - Ban Lãnh đạo dự 1 tiết/ 1 Giáo viên/ 1 học kỳ và kiểm tra hồ sơ giáo án mỗi học kỳ 1 lần. - Tổ trưởng và Tổ phó Chuyên môn kiểm tra hồ sơ giáo án Giáo viên trong Tổ 2 lần /1 học kỳ, dự giờ 4 tiết / 1 Giáo viên / 1 học kỳ. ( Không tính các tiết đi dự trong các giai đoạn thi đua). - Mỗi Giáo viên biên chế dự 1 tiết/ 1 tuần ( Không tính các tiết phải đi dự giờ theo sự phân công của Tổ trưởng Chuyên môn trong các giai đoạn thi đua). - Giáo viên đang tập sự dự 2 tiết / tuần. ( Không tính các tiết phải đi dự giờ theo sự phân công của Tổ trưởng Chuyên môn trong các giai đoạn thi đua). - Giáo viên Hợp đồng dự 2 tiết / tuần. ( Không tính các tiết phải đi dự giờ theo sự phân công của Tổ trưởng Chuyên môn trong các giai đoạn thi đua). 2/ Ngoài việc kiểm tra và dự giờ theo chỉ tiêu, Ban Giám hiệu và các Tổ trưởng,Tổ phó Chuyên môn thường xuyên tăng cường kiểm tra đột xuất để nắm được thực trạng tình hình việc dạy và học của thầy và trò. - Việc này, các năm học trước, Ban Giám hiệu chỉ đề ra mà không thực hiện, đây là khuyết điểm lớn của Ban Giám hiệu. Cần rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc trong năm học này. - Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Điều lệ trường THCS,THPT ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trang 6 - Tiếp tục củng cố kỷ cương,nề nếp trong kiểm tra đánh giá,thi cử, đảm bảo khách quan,chính xác,công bằng. Tuân thủ Quy chế và thủ tục hành chính chuyên môn 3/ Tập trung chỉ đạo,tổ chức dạy học bám sát và vận dụng chuẩn kiến thức-kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông trên cơ sở triển khai tốt công tác bồi dưỡng,đảm bảo tất cả giáo viên đều được tập huấn và có các tài liệu thiết yếu, tham khảo và vận dụng thuận lợi trong quá trình dạy học. Tăng cường chỉ đạo-Kiểm tra nhằm khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu theo lối “ đọc-chép”. 4/ Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học gắn với kiểm tra đánh giá thông qua đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, chú trọng thảo luận, tổ chức rút kinh nghiệm, thao giảng, hội thảo cấp trường…… Hướng dẫn Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức,kỹ năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 5/ Gắn việc áp dụng các biện pháp truyền thống với các phương pháp ứng dụng CNTT và các thiết bị dạy học để giúp học sinh dễ hiểu,dễ nhớ bài và rèn kỹ năng thực hành cho học sinh. Tiếp tục rèn luyện phương pháp làm bài kiểm ttra trắc nghiệm khách quan, chấm bài, đánh giá cho điểm đúng quy chế. Nhiệm vụ 4: Đổi mới phương thức giáo dục ngoài giờ lên lớp,hướng nghiệp,dạy nghề phổ thông, chú trọng giáo dục kỹ nănng cho học sinh. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường thực hiện đầy đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng với thời lượng 2 tiết/ tháng và tích hợp nội dung HĐGD theo hướng dẫn trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú ý việc kiểm tra thực hiện yêu cầu đưa nội dung giáo dục và công ước quyền trẻ em của Liên hợp quốc vào thực hiện ở lớp 10 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2/ Các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng số tiết cụ thể phải bố trí vào Thời khóa biểu. Các tiết hoạt động giáo dục nghề phổ thông do trường đảm nhận, tổ chức dạy 2 nghề- Nông lâm và Tin học cho khối 11 và được bố trí Thời khóa biểu và theo dõi với tính chất và yêu cầu quản lý chuyên môn của Ban Giám hiệu. 3/ Phương thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp có thể theo lớp hoặc theo khối lớp, tùy vào tình hình thực tế có thể giao cho Giáo viên hoặc mời các chuyên gia đến giảng dạy. 4/ Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch dạy học Giáo dục-Quốc phòng An ninh, các văn bản hướng dẫn chuyên môn hiện hành về Giáo dục Quốc phòng. Nhiệm vụ 5: Phát huy sức mạnh và hiệu quả của hệ thống chính trị trong nhà trường để phát huy sức mạnh tổng hợp tạo ra một môi trường làm việc tốt, lôi cuốn thầy trò tự giác thi đua Dạy tốt-Học tốt. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Phối hợp với Công đoàn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống CB-GV-CNV và kịp thời động viên giúp đỡ. 2/ Công đoàn phát huy vai trò của Công đoàn trong việc tham gia quản lý trường học,động viên Đoàn viên Công đoàn thực hiện tốt chức trách,nhiệm vụ. Có Kế hoạch tổ chức cho Đoàn Trang 7 viên Cơng đồn để tham quan học tập nhất là vào dịp các ngày nghỉ lễ, ngày kết thúc năm học. 3/ Phối hợp với Chi bộ nhà trường chăm lo cơng tác phát triển Đảng viên mới trong Chi bộ, đặc biệt quan tâm các quần chúng tiêu biểu,ưu tú để giới thiệu bồi dưỡng,xem xét đề nghị kết nạp. 4/ Đồn trường tiếp tục phát huy sáng kiến và kết quả trong các năm học vừa qua, đồng thời tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong quản lý nề nếp,động viên thi đua của học sinh và các tập thể lớp. Đồn tiếp tục đổi mới về nội dung phương pháp hoạt động tập thể có tác dụng động viên,lơi cuốn và giáo dục đồn viên học sinh. Nhiệm vụ 6: Tiếp tục chăm lo tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cơng tác giảng dạy. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: - Tham mưu với cấp trên để xây dựng khu Văn phòng nhà trường. - Xây dựng nhà vệ sinh cho Giáo viên ở các khu vực trường học. - Mua sắm thêm các thiết bị,dụng cụ thiết bị giảng dạy. - Tu sửa các cơng trình hư hỏng, làm mái che theo lối đường về các lớp học,qut vơi dãy phòng học 2 tầng, gia cố các cửa kính để lắp đặt máy chiếu phục vụ cơng tác giảng dạy. - Lát gạch bơng 5 phòng học phía sau, làm đường bê tơng từ tập thể đến khu vực trường học. III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1/ Kế hoạch này được thảo luận tại Hội nghị CBCC đầu năm của các Tổ Chun mơn và Hội nghị CBCC đầu năm tồn trường dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9 năm 2010. 2/ Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị CBCC tồn trường, Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo thực hiện bằng các Kế hoạch cơng tác hàng tháng, hàng tuần. 3/ Kế hoạch này được thực hiện xun suốt cả năm học, tùy vào tình hình thực tế,bản Kế hoạch sẽ được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn địa phương và thực tế của nhà trường. Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG -Các tổ CM. -Văn phòng Sở GD-ĐT (Để báo cáo). -Phòng TH Sở (Để báo cáo). -Lưu VP. Hồng Thị Cúc Huyền Trang 8 . 9 năm 2010. BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011. PHẦN THỨ NHẤT KIỂM. NĂM HỌC 2010-2011. PHẦN THỨ NHẤT KIỂM ĐIỂM-ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNHTHỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010. Trong năm học 2009-2010, trường THPT Đạ Tơng đã đạt được

Ngày đăng: 28/09/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan