GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

16 386 0
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM I/ GIẢI PHÁP CHUNG CHO TOÀN BỘ HỆ THỐNG NHTM. Trong các loại hình kinh doanh của cơ chế thị trường, kinh doanh tiền tệ là hóc búa nhất nhất thứ đến là thầu khoán là đơn giản hơn là kinh doanh bình thường nhưng có lẽ kinh doanh tiền tệ càng hóc búa bao nhiêu, đồng tiền càng có sức lôi kéo đầy ma lực bấy nhiêu, thì người ta lại càng muốn kinh doanh nó bấy nhiêu, có thể coi ngân hàng là một ví dụ điển hình. Như vậy kinh doanh tiền tệ hôm nay đối với ngân hàng là một bài toán không có lời giản chính xác. Khi mà ngân hàng luôn tồn tại trong vòng xoáy của đồng tiền, của các quy luật thị trường và quy luật xã hội thì việc đảm bảo cho ngân hàng tồn tại trước sóng gió thị trường là điều cần thiết. Làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả? Tiền gốc và tiền lãi đwocj trả đúng hạn. đó chính là nội dung sẽ được đề cập trong chương này. Tuy nhiên, bài viết chỉ điểm và nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngNgân hàng Công thương Hoàn Kiếm mà thôi. Cụ thể bao gồm các giải pháp sau: 1- Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình cho vay. Bất cứ một công trình quản lý tín dụng nào cũng đều có 3 giai đọan: Giai đoạn thẩm định dự án; giai đoạn giám sát khách hàng vay vốn và giai đoạn thu nợ. * Giai đoạn thẩm định dự án: Là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định đối với sự an toàn của khoản tiền vay. Mức độ rủi ro của khoản vốn cho vay phụ thuộc vào việc xem xét hồ sơ vay vốn, đánh giá tài sản thế chấp, đánh giá tính khả thi của dự án mà từ đó đưa ra quyết định có cho khách hàng vay hay không? Dân gian có câu "Vạn sự khởi đầu nan" Quả đúng như vậy. Nếu trong quá trình thẩm định dự án cho vay mà ngân hàng mắc sai lầm thì hậu quả của nó là không lường được. Trong thực tế các doanh nghiệp vì muốn vay được tiền của ngân hàng nên họ luôn có hành động "đẹp" hồ sơ xin vay của mình bằng mọi cách, họ có thể dùng mọi thủ đoạn như khai khống hồ sơ, mua chuộc các cán bộ công chứng nhằm hợp thức hoá các giấy tờ, không chỉ có vậy do sự sơ hở trong pháp luật, các doanh nghiệp còn dùng một vật thế chấp để làm mấy bộ hồ sơ xin vay. Như vậy nếu không tỉnh táo thì liệu dự án cho vay của ngân hàng có thu hồi lại được không? * Quá trình giám sát người vay: Xem xét người vay sử dụng đồng tiền vay như thế nào có tính chất quyết định giúp Ngân hàng lượng định các rủi ro có thể xảy ra với mình. Việc giám sát có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: Kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra về khả năng chi trả thanh topán của doanh nghiệp để từ đó ngân hàng có những giải pháp kịp thời ứng phó trước khi có rủi ro xảy ra. Nhưng trong thực tế, các ngân hàng hết sức lơi lỏng trong việc giám sát khách hàng họ cho vay để rồi "đem con bỏ chợ". Khi hậu quả xảy ra thì ngân hàng là nơi gánh chịu đầu tiên. * Quá trình thu nợ và thanh lý nợ: là khâu quan trọng quyết định tới sự tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn nếu thấy các khoản nợ cso vấn đề, có nhiều khả năng dẫn đến tổn thất cho nhà ngân hàng hoặc ngân hàng sẽ áp dụng những định chế taì chính buộc doanh nghiệp phải thanh toán nợ đúng hạn. Từ sự phân tích ở trên, thấy rằng Ngân hàng cần phải làm chặt chẽ hơn nữa quá trình cho vay, cụ thể là: - Biện pháp 1: Trước khi quyết định cho vay, ngân hàng cần phải nắm đwocj hồ sơ của khách hàng một cách chi tiết như: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, bảng cân đối kế toán tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của một vài năm trước . Ngân hàng phải điều tra tại doanh nghiệp cũng như qua các nguồn tin khác như trung tâm phòng choóng rủi ro (CIC), các Ngân hàng bạn, khách hàng tiêu thụ của người vay tiền . Phải biết khách hàng vay tiền để làm gì? làm thế nào để một đồng tiền vay có thể tạo ratra tại doanh nghiệp cũng như qua các nguồn tin khác như trung tâm phòng choóng rủi ro (CIC), các Ngân hàng bạn, khách hàng tiêu thụ của người vay tiền . Phải biết khách hàng vay tiền để làm gì? làm thế nào để một đồng tiền vay có thể tạo ra hơn một đồng để trả vốn và lãi cho Ngân hàng và còn tạo lợi nhuận cho người vay. - Biện pháp 2: Khi món tiền cho vay đã được thực hiện thì buộc Ngân hàng theo nguyên tắc quản lý tiền vay mà thuực hiẹn giám sát quá trình cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc được những chính sách hợp lí trong việc nâng cao tinh thần của cán bộ tín dụng có như vậy quá trình giám sát khách hàng vay mới được thực hiện một cách triệt để. - Biện pháp 3: Trên cơ sở chu kì hoạt động của doanh nghiệp, Ngân hàng nên chia nhỏ kì hạn cho vay. Trong mỗi thời kì người cán bộ tín dụng phải bán sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích mọi thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để có biện pháp xử lý nợ một cách linh hoạt, kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. 2. Các giải pháp an toàn đối với nợ quá hạn. Tín dụng là một nhiệm vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng vẫn phải là "hiện thực khả thi và hiệu quả". Trong đó nhiệm vụ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro là vấn đề then chốt được đặt ra. Trong thời gian qua, bên cạnh những chuỷen biến tích cực trong hoạt động kinh doanh tín dụng thì hiện tượng nợ quá hanj tại nhiều Ngân hàng có xu hướng gia tăng, đó chính là tiếng chuông báo động cho các Ngân hàng vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm hạn chế bớt rủi ro tín dụng Ngân hàng mà cụ thể là vấn đề nợ quá hạn. 2.1 Các biện pháp ngăn ngừa các khoản cho vay dẫn tới nợ quá hạn. * Trên góc độ nhà Ngân hàng, hầu hết họ mong muốn các khoản tài sản thế chấp được phát mại để mà trả nợ hay được các công ty bảo hiểm, người bảo lãnh thanh toán hộ. Do vậy để lượng định các rủi ro này thì phải nắm được các dấu hiệu chỉ ra sự khó khăn về tài chinhs của khách hàng. Những dấu hiệu này là cơ sở để Ngân hàng tìm biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời, tránh dẫn đến khoản nợ quá hạn có thể gây rủi ro cho nhà Ngân hàng. Các dấu hiệu này là: - Các doanh nghiệp chậm trễ trong việc nộp các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình. - Doanh nghiệp có những biểu hiện trốn tránh hoặc thoái thác khi Ngân hàng tới kiểm tra hoạt động của họ. - Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiẹn séc rút quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại. - Có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán. - Hoàn trả vay Ngân hàng chậm hoặc quá kì hạn, không đầy đủ như cam kết. - Các thảm hoạ xảy ra như bão lụt, hoả hoạn, mất trộm, tham ô . * Khi phát hiện các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ không được hoàn trả đối với Ngân hàng thì tốt nhất là tìm biện pháp điều chỉnh kịp thời để bảo vệ lợi ích của nhà Ngân hàng. Có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Gia tăng khối lượng khoản cho vay đối với các doanh nghiệp có phương án phục hồi sản xuất có tinhs khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực sự cso hiệu quả khi mà cả Ngân hàng và doanh nghiệp cùng nỗ lực vực doanh nghiệp đi lên vì nều không có sự gia tăng các khoản cho vay của Ngân hàng thì món nợ của doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và khi đó rủi ro của Ngân hàng càng lớn. - Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh cho doanh nghiệp như các cổ đông chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài người cho vay dài hạn. - Đề nghị người vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn cho kinh doanh. - Cán bộ Ngân hàng có thể khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp trong việc tìm ra chiến lược kinh doanh mới . Việc làm này không chỉ giúp cho doanh nghiệp có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà còn tăng them sự thân thiết trong quan hệ Ngân hàng - khách hàng. Đây là một nguyên tắc tương đối quan trọng trong hệ thống nguyên tắc quản lý tiền vay. Những biện pháp này có thể gây thêm chi phí cho Ngân hàng nhưng thiết nghĩ nếu so chi phí này với khoản tín dụng mà không có khả năng thanh toán thì cũng chỉ là "Muối bỏ biển" mà thôi. Do vậy Ngân hàng cần phải nhanh nhạy hơn nữa trong việc phát hiện các khoản nợ quá hạn và linh hoạt hơn nữa trong việc ngăn ngừa các khoản cho vay có mầm mống dẫn tới quá hạn. 2.2 Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn của NHTM. Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi , đã từ lâu các Ngân hàng thường sử dụng một trong hai phương pháp sau đó là : - Phương pháp khai thác - Phương pháp thanh lý Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào khả năng chi trả của khách hàng, thái độ của khách hàng với các khoản đi vay, thái độ của các chủ nợ khác và chi phí cho việc thu hồi nợ. * Biện pháp khai thác : ở các nước kinh tế thị trường phát triển, môi trường pháp lý gần như đã hoàn thiện nên hầu hết các khoản nợ khó đòi của Ngân hàng đều áp dụng biện pháp khai thác. Nghĩa là, người vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho Ngân hàng càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên người vay phải thành khẩn thái độ với các khoản vay và chi trả là thoả đáng. áp dụng biện pháp khai thác để xử lý các khoản nợ khó đòi giống như một chương trình phục hồi mà ngân hàng áp đặt lên người vay, với sự thoả thuận và cộng tác của họ. Các biện pháp cụ thể có thể là: - Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận, ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, có thể tìm giải pháp cho vay, tiếp vốn để gia tăng sức mạnh tài chính của khách hàng, khôi phục lại sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng. * biện pháp thanh lý: Trogn trường hợp thấy việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợthì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý được thực hiện khi người vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình trạng tài chính là vô vọng. - Nếu khoản cho vay có tài sản bảo đảo hoặc thế chấp, ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành. - Nếu là các khoản cho vay không có thế chấp, bảo đảm thì ngân hàng phải chờ đợi sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và người vay phải thúan dân sự. như vậy, để có thể phát huy cao hơn nữa hiệu quả của những biện pháp này thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại và các cơ quan chức năng khác như (Toà án, Viện kiểm soát .) thực hiện nghiêm túc chỉ thị 235/TTG ngày 11/5/1999 về đẩy mạng thanh toán nợ và sử lý nợ giai đoạn II. 3- Thế chấp không phải là chỗ dựa vững chắc cho khoản tiền vay Thế chấp tài sản là một công cụ quan trọng trong quản lý tiền vay của Ngân hàng. Tài sản thế chấp là cơ sở giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ, giúp ngân hàng giảm mức tối đa sự thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Chúng ta không phủ nhận vai trò trợ giúp đắc lực của tài sản thế chấp đối với ngân hàng nhưng cũng không vì thế mà chúng ta lại tuyệt đối hoá vai trò của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của tín dụng cho vay không phải là thu nợ mà giúp khách hàng có vốn để duy trì hoặc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân ngân hàng. Một khi đã phải mang tài sản thế chấp ra phát mãi thì mọi chuyện đã ràng: sản xuất kinh doanh thua lỗ, vốn đã mất và quan hệ giữa ngân hàng và khách hàngđã chấm dứt. Mặt khác, không phải tài sản thế chấp nào cũng có thể bán một cách dễ dàng để ngân hàng có thể thu hồi nợ một cách nhanh chóng, đặc biệt khi đó là tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhà nước. Ai cũng biết rằng, doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân. Bởi vậy toàn bộ tài sản, nhà xưởng đều thuộc sở hữu nhà nước. Việc luật cho phép các doanh nghiệp nhà nước được đem tài sản thế chấp để vay vốn nếu theo nghĩa bình đẳng trong quan hệ dân sự thì chẳng có gì phải bàn. Nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả nưng thanh toán các khoản nợ thì có nhiều điều phải nói đến. Đó là khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ,theo hợp đồng vay vốn ngân hàng sẽ phát mại tài sản để thu hồi vốn. Nếu đó là ngân hàng quốc doanh thì thực chất việc phát mại tài sản chỉ là việc chuyển tài sản "từ túi này sang túi khác". Nếu là ngân hàng thương mại cổ phần thì đó là việc chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. Như vậy tài sản thế chấp đã rơi vào vòng luẩn quẩn không lối ra. Do đó, hiện nay ngân hàng nhà nước đã ban hành văn bản hướng dẫn cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước không bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay. Tuy tài sản thế chấp còn có một số hạn chế nhất định song ngân hàng vẫn cần phải thực hiện một cachs nghiêm túc các thủ tục về thế chấp trong quá trình cho vay. Giải pháp này gắn liền với việc nâng cao năng lực công táo và phẩm chất đạo đức của người cán bộ tín dụng, tránh tình trạng đánh giá quá cao giá trị của tài sản thế chấp khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra sẽ không bù đắp được thiệt hại của ngân hàng. Mặt khác, không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, ngân hàng hãy "trông mặt mà bắt hình dong". Tất nhiên "trông mặt" bao hàm nhiều vấn đề như bề dầy kinh nghiệm trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, như khả năng quản lý, hiệu quả kinh tế của dự án đang có nhu cầu vay vốn. Tất cả những điều đó sẽ cho chúng ta thấy được một chân dung khách hàng khá hoàn chỉnh, giúp ta có cách xử lý đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất. Vậy vấn đề chính trong giải quyết cho vay không phải ở chỗ khách hàngtài sản thế chấp hay không mà quan trọng hơn doanh nghiệp đó là ai và hiệu quả sử dụng vốn như thế nào. 4- Nhân tố con người. Vai trò quyết định của con người trong công cuộc cải cách và đổi mới, hoàn thiện hệ thống ngân hàng là không thể phủ nhận được. Bởi vì dù có hàng ngàn, hàng vạn những định chế kỳ diệu nhưng khi thiếu đi yếu tố con người, thiếu đi những cán bộ thẳng thắn, trung thực, có trình độ thì kết quả cũng chỉ là con số không. Thực tế đẫ cho thấy rằng nếu một ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trước những sóng gió của thị trường. Thật may mắn trong ngành ngân hàng Việt nam có đa số cán bộ ngân hàng là tốt, sứng đáng với truyền thống của ngành, sứng đáng với lời dạy của bác Hồ. Chúng ta đã có những cán bộ khước từ hối lộ hàng chục ngàn USD của doanh nghiệp nhằm lung lạc và mua chuộc cán bộ tín dụng để rút tiền vay. Nhiều cán bộ kho quỹ trả lại tiền thừa, phát hiện ngoại tệ giả. Tuy nhiên chuyện "con sâu làm giàu nồi canh" không phải là không có trong ngành ngân hàng. Những cán bộ tín dụng tha hoá về đạo đức, hoa mắt trước sự lôi cuốn của đồng tiền đã tạo nên cơ hội cho doanh nghiệp lũng đoạn nhà ngân hàng. Không chỉ có vậy các cán bộ tín dụng còn gian dối trong việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá sai về tài sản thế chấp, lơ là đi sự giám sát của mình đối với doanh nghiệp để rồi khi doanh nghiệp chốn nợ thì ngân hàng lĩnh toàn bộ rủi ro. Bên cạnh đó năng lực hoạt động của cán bộ tín dụng còn hạn chế do đội ngũ cán bộ được đào tạo có trình độ đại học còn rất ít, các cán bộ ngân hàng chưa ý thức được quyền lợi sát sườn của họ đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. đây là một bài học có thực đã xảy ra ở ngân hàng cổ phần Gia Định. Từ chủ tịch hội đồng quản trị đến phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ . đã thông đồng với nhau sử dụng chứng từ giả, sổ sách giả để chiếm đoạt 14 tỷ đồng từ số vốn huy động trong dân là 72 tỷ và 97 lượng vàng. Nếu vẫn còn tồn tại những con người như vậy thì hỏi liệu ngân hàng có thể phát triển trong cơ chế đầy dẫy những khó khăn như ngày hôm nay không? Do vậy cán bộ tín dụng cần phải được giao trách nhiệm cụ thể gắn nghĩa vụ của họ với lợi ích khi hoàn thành công việc. Mặt khác công việc của một cán bộ tín dụng đòi hỏi không chỉ có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh tín dụng mà còn phải hiểu biết nhiều lĩnh vực để phân tích và phán đoán chính xác, đưa ra quyết định phù hợp. đòi hỏi thì cao, trách nhiệm nặng nề nhưng quyền lợi của họ như thế nào thì còn ít được quan tâm tới, không công bằng so với các công việc khác. Chính vì điều này đã tạo một ý nghĩ chốn tránh nhiệm vụ. Nếu làm tốt thì hưởng chung còn khi làm giở thì một mình phải gánh chịu. điều này làm cho nhiều cán bộ tín dụng không giám mạnh dạn đưa ra quyết định cho vay. Thiết nghĩ ngân hàng cần phải có chính sách khen thưởng thoả đáng với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng có biện pháp kỷ luật đối với những người vi phạm gây thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó cần tăng cường đào tạo để nâng cao hơn nữa kiến thức của cán bộ ngân hàng giúp cho họ tinh thông nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn trong công việc. II- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG (CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN PHÁP LUẬT .) 1- Hình thành quỹ bảo hiểm tín dụng. Để giảm bớt rủi ro đối với hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường nên hình thành các quỹ bảo hiểm: Quỹ bảo hiểm tài sản thế chấp, Quỹ bảo hiểm tín dụng. Thu nhập của quỹ là một tỷ lệ nhất định của phần vốn được bảo hiểm và đảm bảo đủ để bảo toàn, tăng trưởng quỹ nhằm bù đắp cho những rủi ro mất mát có thể sảy ra cho cả người cho vay và người vay. 2- Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng trong quản lý tín dụng, nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng càng chính xác bao nhiêu thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn do chúng ta tránh được việc lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Trong thực tế trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Việt Nam ra đời cách đây 4 năm đã thực sự phần nào trở thành một người bạn đáng tin cậy đối với ngân hàng. CIC đã được triển khai ở tất cả các địa phương và bước đàu thu được thông tin của 77000 doanh nghiệp, đây là doanh nghiệp có mức nợ gần 50 triệu đồng. Trung tâm CIC đã phát huy vai trò của mình trong việc cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin hết sức quý báu, giúp cho các tổ chức tín dụng tránh được rủi ro trong việc thiếu thông tin. Tuy nhiên, do mới ra đời nên CIC vẫn còn chưa đi vào nề nếp từ khâu cập nhật số liệu đến khâu cung cấp thông tin, chưa có những chế tài trong việc xử lý cung cấp những thông tin sai lệch dẫn đến rủi ro. Nhằm giúp cho ngân hàng tránh được thất bại trong việc đánh giá,xem xét và quản lý tài sản thế chấp thì CIC ngoài việc cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng vay còn phải là nơi đăng kí pháp định tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại. Ta hãy xét ví dụ sau: Ngân hàng A cấp tài khoản cho vay 100 triệu cho khách hàng X với tài sản thế chấp trị giá 400 triệu. Ngân hàng A trong quá trình thẩm định cho vay của mình sẽ được CIC cung cấp những thông tin về khách hàng X như: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và quyền sở hữu của khách hàng X đối với tìa sản thế chấp như thế nào, đồng thời CIC sẽ cung cấp cho ngân hàng A giấy công nhận quyền chủ nợ cấp I (ghi khách hàng X chưa thế chấp tài sản này ở bất kỳ một ngân hàng nào khác ). Làm xong những thủ tục này thì ngân hàngA sẽ cho khách hàng X vay tiền. Trường hợp khách hàng X lại đến vay của ngân hàng B một khoản tiền vay là 100 triệu đồng và cùng tài sản thế chấp thì CIC sẽ cung cấp cho ngân hàng B những thông tin tương tự như trên, ngân hàng B sẽ biết được rằng tài sản đó đã được thế chấp tại ngân hàng A do vậy ngân hàng B có thể chủ động xem xét các thông tin về ông X để rồi quyết định cho vay hay không. trường hợp B cho X vay và ông X bị phá sản thì ngân hàng A sẽ là người được trả gốc và lãi trước. Ngân hàng B chỉ được thu nợ trên phần còn lại. điều này làm cho các ngân hàng tỉnh táo và cẩn thận hơn trong việc ra quyết định cho vay. Mặt khác làm việc này còn ngăn chặn được tình trạng khách hàng dùng nhiều thủ đoạn để có chứng từ gốc đem thế chấp tài sản ở nhiều ngân hàng và tránh được những tranh chấp và trật tự thu nợ trên tài sản thế chấp. Về phía khách hàng điều này cũng giúp cho họ dễ dàng và thuận lợi trong việc dùng một tài sản thée chấp để đi vay nợ tại nhiều ngân hàng. Một việc khác nữa cũng cần nói tới là nó giúp cho việc thực hiện đồng tài trợ của nhiều ngân hàng đối với một khách hàng, giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng. 3- Cần phải hoàn thiện văn bản pháp luật về tài sản thế chấp. Nhà nước cần tạo lập một môi trường pháphoàn chỉnh hơn nhằm tạo ra sự an toàn pháp lý cho hệ thống tiền tệ. Chính do thiếu môi trường pháp lý an toàn đã khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước cần tiếp tục cho ra một số đạo luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. (Thật hữu ích cho các ngân hàng hiện nay vì luật ngân hàng đã ra đời). Đặc biệt cần phải hoàn thiện tốt hơn luật thế chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản cố định thường được dùng để làm tài sản thế chấp. Mặt khác cũng phải có các quy định tạo sự dễ dàng hơn trong việc thanh lý các tài sản thế chấp của doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được. 4- Các biên pháp khác. Để mối quan hệ giữa hoạt động tín dụng ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển cần có sự phối hợp [...]... vốn ngân hàng, kích thích mở rộng tín dụng trung và dài hạn để đổi mới kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ, tăng sức cạnh tranh nội địa III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1- Tăng cường tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ ngân hàng Công tác kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong quản trị và điều hành của các ngân hàng trong... sinh Yêu cầu đặt ra là Ngân hàng nhà nước cũng như ngân hàng công thương Việt Nam cần có biện pháp chỉ đạo thích hợp và bản thân Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đang tồn tại và những khó khăn mới nẩy sinh Nhất định với những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng sẽ vưngx... tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các Ngân hàng thương mại gặp phải rất nhiều khó khăn, rủi ro Thực trạng đó là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau Nhưng để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những vướng mắc tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi. .. cán bộ tín dụng Ngân hàng Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nên sớm có quy chế định mức công việc cho cán bộ tín dụng để trả lương kinh doanh tương ứng Đây là yếu tố tác động lớn tới nợ quá hạn Thật bất công nếu như trả lương kinh doanh như hiện nay, trách nhiệm và công việc của cán bộ tín dụng rất nặng nề, nhưng tiền lương vẫn giống như bất kỳ một bộ phận nào khác Nếu muốn có chất lượng tín dụng tốt... nhiệm của cán bộ tín dụng Bên cạnh đó, phải quy trách nhiệm vật chất chế tài đối với các cán bộ tín dụng cố tình vi phạm nguyên tắc chế độ tín dụng hiện hành dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi Nhìn một cách toàn diện ta thấy hoạt động tín dụng là nguồn cơ bản của thu nhập hoặc thua lỗ của một ngân hàng cho nên rủi ro tín dụng sẽ tạo khó khăn lớn nhất cho ngân hàng Với ý nghĩa... kinh doanh, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau Song dù các giải pháp có hữu hiệu tới đâu chúng ta cũng chỉ có thể hạn chế rủi ro, chứ đặt vấn đề thủ tiêu rủi rohoàn toàn thiếu thực tế Do vậy trong quá trình kinh tế đòi hỏi mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức nhâts địng mà đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc Trong thời gian tới nền... quan trọng đó của tín dụng không chỉ làm cho người cán bộ tín dụng thấy vinh dự, tự hào mà còn trao cho họ một trách nhiệm nặng nề bởi đánh giá rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức phức tạp và đầy rẫy khó khăn Công việc của một cán bộ tín dụng đòi hỏi họ không chỉ có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm hoạt động mà có khả năng đánh giá, phán đoán chính xác trong các báo cáo... cơ bản của tín dụng Để ngăn ngừa rủi ro từ phía khách hàng, Ngân hàng cần thực hiện việc lựa chọn khách hàng một cách đúng đắn hơn nữa, chỉ cho vay đối với những khách hàng có đầy đủ điều kiện tín dụng Khi món tín dụng đã được cấp, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và người điều hành là phải thường xuyên giám sát hoạt động của người vay, phát hiện kịp thời những món vay có vấn đề đưa ra giải pháp hữu hiệu... của ngân hàng thường xuyên nhắc nhở đến việc rà soát lại đôị ngũ cán bộ tín dụng có biện pháp kỷ luật thích đáng và kiên quyết đưa ra khỏi ngân hàng những cán bộ mất phẩm chất nhưng chẳng mấy khi đề cập đến thành tích của họ vì vậy thiết nghĩ Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng và các ngân hàng thương mại nước ta nói chung cần phải quan tâm hơn nữa đến quyền lợi và trách nhiệm của các cán bộ tín. .. và trách nhiệm của các cán bộ tín dụng 5- Thực hiện nghiêm túc các qui chế tín dụng Cần phải thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng đã được đề ra, tránh tư tưởng săn tìm lợi nhuận bằng mọi giá Trong mọi trường hợp không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách hàng, thực hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và để món vay có thể hoàn trả cả trong trường hợp dự án kinh doanh . GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM I/ GIẢI PHÁP CHUNG CHO TOÀN BỘ HỆ THỐNG NHTM. Trong các loại hình. nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm mà thôi. Cụ thể bao gồm các giải pháp sau: 1-

Ngày đăng: 28/09/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan