QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

12 774 1
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI: 1. Chất thải 1.1. Khái niệm chất thải: Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Theo giáo trình kinh tế chất thải, trang 63, GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), NXB Giáo Dục: "Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường". Trong quá trình tiêu hóa con người thải ra các chất cặn, bã. Thiên nhiên và cả cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật. Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải ra môi trường vô số các loại chất thải. Hàng ngày, trên đường phố, trên công trường, đô thị con người đang bị ngột ngạt đủ các loại chất thải: đất, bùn, xi măng, vôi vữa từ các công trường; bụi khói từ các ống khói, nhà máy, lò nung, xe tải, xe hơi, rác thải từ các gia đình, công sở, bệnh viện,… Theo Giáo trình Quản lý Môi trường, trang 73, GS.TSKH. Đặng Như Toàn (chủ biên), Trường ĐHKTQD, Khoa kinh tế & Quản lý Môi trường, Đô thị: "Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải". Khái niệm trên có nhắc đến "Vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa", nó có ý nghĩa đối với một chu trình sản xuất hay 1 phương thức sinh hoạt nhất định vì nó có thể là chất thải của quá trình này nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của một quá trình khác. VD: Các loại giấy vụn, vỏ lon bia, vỏ chai,… là chất thải của các hộ gia đình nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất giấy, các công ty bia, rượu,… Chất thải có loại là chất hữu cơ, có loại là chất vô cơ. Một số chất thải gây ô nhiễm môi trường. * Định nghĩa chất thải ô nhiễm (theo Giáo trình Kinh tế chất thải , trang 74, GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), NXB Giáo Dục): chất thải ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi tương tác với môi trường làm cho môi trường bị suy giảm * Phân loại chất thải Theo nguồn gốc phát sinh Chất thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải, là những chất tạp từ các hộ gia đình được loại thải ra môi trường. Chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại bao gồm: chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các ngành dịch vụ. Theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, lỏng, khí Theo tính chất hóa học: chất thải kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy bìa, vải vụn. Theo tính chất và mức độ độc hại: chất thải đặc biệt. 1.2. Các thuộc tính của chất thải. Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ,… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tính cơ bản của chất thải về mặt hóa học. Thuộc tính tích luỹ dần do các hóa chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn. Các chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất hữu cơ chứa Cl độc gấp 100 lần Cl ban đầu. Vì vậy, người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy hiểm. Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp. 2. Rác thải sinh hoạt. 2.1. Khái niệm Định nghĩa chất thải rắn và rác thải sinh hoạt (Theo tài liệu báo cáo điều tra, khảo sát số liệu thực hiện và nhân rộng hình 3R-HN, URENCO - Hà Nội, tháng 11/2007): Chất thải rắn là tất cả các nguyên liệu mọi người thải ra trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sinh hoạt của cộng đồng,…). Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người với nguồn xả chính từ các khu dân cư, cơ quan, văn phòng, cơ sở kinh doanh hay các trung tâm dịch vụ. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm: kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch vỡ, đất, đá, cao su, nhựa, thức ăn thừa hay quá hạn, xương động vật, tre, gỗ, lông gà hay lông vịt, vải vóc, giấy, rơm, xác động vật chết, vỏ hoa quả, rau,… 2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt 2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt theo phân loại của URENCO - Hà Nội Rác thải sinh hoạt Thành phần chính Chất vô cơ Gạch đá vụn, tro xỉ than, tổ ong, Nilong, vải, quần áo, da, gỗ, cành cây, pin, ắc quy, bóng đèn,… Chất hữu cơ Thực phẩm sống, chín thừa; lá cây,… Chất thải tái chế Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, đồ điện,… Chất thải khác Dẫu mỡ,… 2.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội Thành phần chất thải sinh hoạt ở Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn nhất là chất thải hữu cơ, là các rau củ quả, thức ăn thừa từ các hộ gia đình các chợý thải ra. Tiếp đó là các loại chất vô cơ khác như than tổ ong, nilong,… và chất thải tái chế. Hình 1.2. Biểu đồ thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội Tỷ lệ % thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội (Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2006) Bảng 1.3. Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội STT Thành phần chất thải Khối lượng (Đơn vị: tấn/ngày) Tỷ lệ 1 Rác hữu cơ 1320 44% 2 Giấy photo, báo, tạp chí 150 5% 3 Nhựa 120 4% 4 Nilong 60 2% 5 Cao su/da 30 1% 6 Vải 90 3% 7 Gỗ 120 4% 8 Thuỷ tinh 150 5% 9 Kim loại 150 5% 10 Giấy ăn, tã, bỉm 60 2% 11 Than tổ ong 210 7% 12 Gốm, sứ 180 6% 13 Cành lá cây 270 9% 14 Gạch, đất đá vụn 30 1% 15 Các loại khác 60 2% Tổng cộng 3000 100% (Nguồn: Báo cáo điều tra và khảo sát số liệu thực hiện và nhân rộng hình 3R - HN, URENCO - Hà Nội, tháng 11/2007) Tài nguyên Nguyên liệu sản xuất Sản xuất hàng hóa, lương thực, thực phẩm Tiêu dùng: chợ, siêu thị, trường học, công sở, hộ gia đình,…. Chất thải SX Compost nhà máy CBPT Cầu Diễn Tái chế Bãi chộn lấp hợp vệ sinh Nam Sơn Các loại xử lý khác Không được xử lý thải ra ngoài môi trường Chất thải hữu cơ Chất thải tái chế Chất thải vô cơ Phân loại rác tại nguồn Vòng tuần hoàn vật chất Hình 1.4: Sơ đồ dòng chảy rác thải sinh hoạt tại Hà Nội : : (Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2006) II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là một trong các quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác thải tại nguồn trên thế giới hiện nay. Và việc thực hiện phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành ở nhiều thành phố của Nhật Bản tiêu biểu như thành phố Bunkyo, thành phố Usudachou ở quận Ngano, thành phố Toyoake ở quận Aichi,… và đã đạt được những thành công nhất định. Hệ thống phân loại rác thải tại nguồn chủ yếu được chia thành 3 hình sau đây: hình thu gom theo nhóm hình thu gom theo điểm hình thu gom tại vỉa hè. hình thu gom theo nhóm là việc thực hiện hình theo nhóm dân cư, khu vực dân cư. Hình thức này các hộ dân sẽ phân loại rác tại các hộ gia dình vào các vật chứa (túi nilon, túi giấy, rỏ nhựa, thùng rác,…). Mỗi thành phố, mỗi khu vực sẽ lựa chọn vật chứa khác nhau dựa vào ưu, khuyết điểm của các vật khó chứa đó. Hàng ngày, người dân sẽ mang loại rác đã phân loại theo quy định ra các điểm tập kết của mỗi nhóm dân cư. hình thu gom theo điểm: được áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ hoặc các cơ quan. Các thùng chứa được đặt trên lối vào cửa hàng hay các cơ quan để người dân có ý thức không vứt rác bừa bãi và phân loại tại nguồn. hình thu gom tại vỉa hè: các thùng rác được đặt tại vỉa hè để dân cư sinh sống quanh khu vực đó, người qua đường có thể bỏ rác vào và họ luôn biết rác nào thì cho vào thùng nào (họ được giáo dục rất kỹ về việc phân loại rác). Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau để xử lý và tần suất thu gom đối với mỗi loại rác cũng khác nhau, ví dụ: Đồ có thể tái chế: 1 lần/tuần Rác hữu cơ: 2-3 lần/tuần Rác thải không cháy: 1 lần/tuần Thực tế, hệ thống giúp cho người dân có thể nhận ra sự khác nhau giữa đồ có thể tái chế với rác thải. Nhật Bản đã thực hiện một số phương pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào việc phân loại rác thải như: * Về vị trí thu gom Nhìn chung, rác thải được đổ tại các điểm thu gom định sẵn cho khoảng 10-20 hộ gia đình. Các loại rác thải khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau. Thông thường người dân không thể đổ một loại rác vào ngày đã được quy định dành cho việc thu gom loại rác khác. Chính quyền thành phố có thông báo tới người dân và yêu cầu người dân phải tuân thủ quy tắc đó. * Không thu gom các loại rác thải không tuân thủ đúng quy định. Rất nhiều thành phố sẽ không thu gom rác thải mà việc thải bỏ chúng không tuân thủ đúng các quy định. Trong trường hợp này, rác thải đó sẽ không được thu gom và sẽ bị bỏ lại cùng với một tờ cảnh báo được dánh trên thùng chứa. * Hướng dẫn để người dân có thể thực hiện việc phân loại một cách đúng đắn. Khi một người dân thực hiện không đúng với các quy định này, nhân viên của chính quyền thành phố bằng một chiếc xe chuyên dùng sẽ tới tận nhà của người này để cảnh cáo về hành động đó. Chính bằng phương pháp này, Nhật Bản là nước đã thực hiện thành công dự án 3R đã đạt hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường. 2. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan cũng thực hiện phân loại rác tại nguồn. Rác thải được chia 3 loại và bỏ vào 3 thùng riêng biệt. Những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các hộ gia đình được phát 2 túi nilon khác màu cho 1 ngày để đựng rác có thể tái sinh và rác là thực phẩm. Riêng đối với chất độc hại, là rác thải không phổ biến nên khi nào có rác thải độc hại thì họ cho vào một túi nilon riêng . Rác tái sinh sau khi được phân loạinguồn được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản xuất. Chất thải thực phẩm (rác hữu cơ) được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp đốt. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ củaquan quản lý môi trường. Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ở Thái Lan xử lý rất nghiêm khắc đối với hành vi những người thu mua phế liệu bới rác trong thùng đã phân loại để lấy đi loại rác có thể bán được, vứt vương vãi các loại rác khác ra đường. Điều đó đã cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường rất tốt. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến các trung tâm xử lý rác hàng ngày từ 18h00 tối hôm trước tới 3 h00 sáng hôm sau. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30km. III. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Từ thực tiễn của các nước đi trước, Việt nam cần phải nghiên cứu để rút ra bài học và áp dụng cho phù hợp với điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế và xã hội của đất nước, tránh được những hạn chế mà các nước bạn gặp phải. Việt Nam cần có cách giáo dục sâu, rộng về nhận thức, ý thức của người dân đối với rác thải, phân loại rác tại nguồn. Như Nhật Bản đã giáo dục người dân về rác thải và cách phân loại rác thải như thế nào, vai trò, tác dụng của rác thải là gì từ bậc mẫu giáo và liên tục được giáo dục cho tới khi trưởng thành. Ở Nhật Bản do đặc thù đời sống vật chất của người dân là tương đối cao nên thành phần và khối lượng rác thải của nước họ cũng tương đối khác nên tần suất thu gom các loại rác thải nhiều nhất cũng chỉ là 3 lần/tuần. Đặc thù đời [...]... hiện phân loại rác tại nguồn Gọi B1: lợi ích hàng năm tăng thêm xét trên quan điểm tài chính (không tính đến các tác động của yếu tố môi trường) B2: lợi ích hàng năm tăng thêm xét trên quan điểm kinh tế (có tính đến các tác động của yếu tố môi trường) Khi (B1 - C) > 0: hình đạt hiệu quả về mặt tài chính (B1 - C) < 0: hình không đạt hiệu quả về mặt tài chính (B2 - C) > 0: hình đạt hiệu quả về... (B2 - C) < 0: hình không đạt hiệu quả về mặt kinh tế 2 Các chỉ tiêu môi trường Một hình hiệu quả phải là hình đảm bảo được chất lượng môi trường trong sạch hơn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải tồn đọng Tình trạng sức khoẻ của người dân tộc được cải thiện Để đánh giá hiệu quả về mặt môi trường thay đổi như thế nào thì chỉ có người dân mới đánh giá một cách khách quan và công bằng... gia đình ngại ra ngoài đổ rác Nhật Bản cũng như Thái Lan đã sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật môi trường để điều chỉnh hành vi của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và phân loại rác tại nguồn Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng theo IV CÁC CHỈ TIÊU CHO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN 1 Các chỉ tiêu tài chính... chính Chi phí hàng năm thay đổi của công việc thu gom rác thông thường và sau khi thực hiện phân loại rác tại nguồn Gọi C là chi phí hàng năm thay đổi thì C là chi phí phát sinh, chi phí tăng thêm hàng năm khi thực hiện phân loại rác tại nguồn Lợi ích thay đổi hàng năm của việc sau khi thực hiện phân loại rác tại nguồn Gọi lợi ích thay đổi hàng năm của việc thực hiện hình là B thì B là lợi ích hàng... đo lường hiệu quả về mặt xã hội của hình, nó được thể hiện ở sự đồng tình hưởng ứng và ủng hộ của người dân trên địa bàn thực hiện phân loại rác tại nguồn Để đánh giá hiệu quả xã hội, phải tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi để lấy ý kiến của người dân qua việc tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn ... vì nó trực tiếp thay đổi cuộc sống của họ Chất lượng môi trường được thay đổi như thế nào tương ứng với giá mà người dân sẽ sẵn lòng trả giá cho dịch vụ môi trường mà họ đang sử dụng Như vậy, chỉ tiêu môi trường được xác định là giá sẵn lòng chi trả (WTP) của các cá nhân đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường đó 3 Chỉ tiêu xã hội Chỉ tiêu xã hội để đo lường hiệu quả về mặt xã hội của hình, nó được...sống vật chất của người Việt thấp hơn nhiều so với Nhật Bản, nên giống với Thái Lan, tần suất thu gom rác thải cao, có khi 2-3 lần/ngày thì mới thu gom được hết lượng rác phát sinh và không gây ô nhiễm môi trường Chúng ta cũng cần chú ý đến những người thu mua phế liệu vì họ thường bới rác bừa bãi gây ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường đô thị Ở Việt Nam, tình trạng này... những trường hợp bới rác bừa bãi để tình trạng này sẽ không xảy ra nữa Ở Việt Nam đặc biệt là Hà Nội có những khu vực dân cư sinh sống trong góc phố, con hẻm rất nhỏ mà xe gom rác thông thường không thể vào được mà những nơi đó có rất nhiều hộ gia đình sinh sống Bởi vậy, chúng ta cần có những phương tiện thu gom phù hợp, đủ nhỏ để đến được các ngõ ngách nhỏ của Hà Nội và thu gom rác vì rất nhiều hộ . QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI: 1. Chất thải 1.1. Khái. thống phân loại rác thải tại nguồn chủ yếu được chia thành 3 mô hình sau đây: Mô hình thu gom theo nhóm Mô hình thu gom theo điểm Mô hình thu gom tại vỉa

Ngày đăng: 28/09/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.3. Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội - QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Bảng 1.3..

Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan