Chǎm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, hấp hối và bệnh nhân tử vong

6 2.9K 12
Chǎm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, hấp hối và bệnh nhân tử vong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Mở ĐầU 1.1. Một số bệnh nhân khi vào các cơ sở y tế trong tình trạng ốm yếu có thể ở giai đoạn cuối của cuộc đời vì đôi khi cái chết xảy ra bất thình lình.

Chǎm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, hấp hối bệnh nhân tử vong1. Mở ĐầU1.1. Một số bệnh nhân khi vào các cơ sở y tế trong tình trạng ốm yếu có thể ở giai đoạn cuối của cuộc đời vì đôi khi cái chết xảy ra bất thình lình.Trách nhiệm đầu tiên của người điều dưỡng là tạo sự thoải mái cho người bệnh tới mức có thể đáp ứng những nhu cầu về mặt cảm xúc của bệnh nhân thân nhân Vấn đề quan trọng cần nhớ là chǎm sóc bệnh nhângiai đoạn cuối cùng quan trọng như chǎm sóc bệnh nhân đang hồi phục. Vì như vậy là giúp cho bệnh nhângiai đoạn cuối cuộc đời được thanh thản trước cái chết.Sự chết là rất đáng sợ, ở giai đoạn cuối cuộc đời bệnh nhân thường cảm thấy rất cô đơn tuyệt vọng, do vậy người điều dưỡng phải luôn luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân để an ủi giúp đỡ bệnh nhân. Khi bác sĩ xác nhận bệnh nhân đã chết, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân thân nhân theo phong tục tập quán, tôn giáo riêng, người điều dưỡng cần phải thực hiện các công việc cần làm khi bệnh nhân tử vong.1.2. Trước khi bệnh nhân chết có nhiều diễn biến, thay đổi khác nhau theo 5 giai đoạn sau đây:Hình 20. Giai đoạn cuối của cuộc đời bệnh nhân. (trang 65)1.2.1. Sự từ chối:Giai đoạn này bệnh nhân không chấp nhận cái chết, họ nghĩ điều này không xảy ra với họ mà nó xảy ra với người khác. Đây là phản ứng đầu tiên của bệnh nhân. 1.2.2. Sự tức giận:Giai đoạn tức giận được thể hiện bằng nhiều cách, bệnh nhân có thể được biểu lộ bằng sự giận dữ với nhân viên bệnh viện hoặc người nhà vì một lý do nào đó.Đây là sự phản ứng bình thường vì họ đang phản ứng với sự mất mát mà họ thấy từ trước.1.2.3. Sự mặc cả. Đây là giai đoạn người bệnh tìm cách mặc cả để có một kết quả khác, sự mặc cả này có liên quan đến tội lỗi, bệnh nhân sẽ yêu cầu gọi thầy cúng, mục sư .1.2.4. Sự buồn rầu:Giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu đau đầu vì cái chết sắp xảy ra đối với mình, về những nǎm tháng mình không còn được sống nữa. Bệnh nhân bắt đầu kề về những cảm nghĩ từ đáy lòng mong muốn có sự lắng nghe của những người điều dưỡng của thân nhân.1.2.5. Sự chấp nhận:Đây là giai đoạn tuyệt vọng, bệnh nhân đã đi đến sự chấp nhận cái chết. Sự giao tiếp với bệnh nhân thường khó khǎn, một số bệnh nhân trở nên trầm lặng, một số bệnh nhân trở nên nói nhiều. Đối với người hấp hối họ cần gặp người thân trong gia đình để nói lên nguyện vọng của mình trước khi chết "ví dự' những lời trǎng chối, di chúc, bố trí tang lễ.2. CHǍM SóC BệNH NHÂNGIAI ĐOạN CUốI.2.1. Những nguyên tắc chǎm sóc bệnh nhân:- Chuyển bệnh nhân đến phòng riêng, tránh gây ồn ào, tiện cho việc chǎm sóc, không ảnh hưởng tới bệnh nhân khác.- Giúp đỡ bệnh nhân về mặt tâm lý, sinh lý tinh thần.- Làm giảm đau các triệu chứng khác hơn là tác động đến việc cứu chữa ở giai đoạn cuối của bệnh tật (H.21).Hình 21. Thǎm hỏi động viên bệnh nhân (trang 67)- Tận tình chǎm sóc cứu chữa bệnh nhân đến phút cuối cùng (H.22).Hình 22. Tận tình chǎm sóc (trang 67)- Đảm bảo cho bệnh nhân thân nhân không bị đơn độc trong cơn khủng hoảng.2.2. Đáp ứng những nhu cầu cho bệnh nhân:2.2.1. Đáp ứng nhu cầu cá nhân:Mặc dù bệnh nhân đang đi tới cái chết, người điều dưỡng vẫn phải thể hiện sự bình tĩnh, cảm thông giành nhiều thời gian để tiếp tục chǎm sóc bệnh nhân theo thường quy như: Tắm, lau người, vệ sinh rǎng miệng cho bệnh nhân. 2.2.2. Đáp ứng nhu cầu về thế cho bệnh nhân:Bệnh nhân hầu hết thích nằm ngửa, kê gối dưới đầu, dưới khoeo chân để cho bệnh nhân được thoải mái (H.23)Hình 23. Kê gối cho bệnh nhân nằm thoải mái (trang 67)2.2.3. Đáp ứng nhu cầu giao tiếp.Đối với những bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, điều dưỡng viên luôn luôn ở bệnh cạnh an ủi bệnh nhân.Không nói những điều liên quan đến bệnh tật của bệnh nhân để bệnh nhân nghe thấy, vì sự nghe của bệnh nhân là một trong những giác quan cuối cùng trước khi chết.2.2.4. Đáp ứng nhu cầu về thị giác.Phòng của bệnh nhân đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí bởi vì khi sắp chết sự nhìn nhận của bệnh nhân sẽ tan dần đi, một cǎn phòng tối om làm cho bệnh nhân sợ hãi.2.2.5. Đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng:Bệnh nhân cần thiết ǎn lỏng, mềm, số lượng ít, ǎn làm nhiều bữa trong ngày, nếu bệnh nhân không ǎn được cho bệnh nhân ǎn bằng ống thông hoặc truyền dịch.2.2.6. Đáp ứng nhu cầu vệ sinh rǎng miệng.Bệnh nhân cần được chǎm sóc rǎng miệng, đặc biệt miệng bệnh nhân có thể bị khô vì bệnh nhân thở qua đường miệng.Trong trường hợp này điều dưỡng có thể bôi mỡ glycerin vào môi bệnh nhân (bệnh nhân tiết nhiều đờm dãi phải hút đờm dãi cho bệnh nhân), nếu bệnh nhân có rǎng giả, điều dưỡng viên tháo rǎng giả ra làm vệ sinh xong lại lắp lại cho bệnh nhân (H.24).Hình 24. Tháo rǎng giả làm vệ sinh (trang 68)2.2.7. Đáp ứng nhu cầu về bài tiết:- Bệnh nhângiai đoạn cuối có thể ỉa đái dầm dề, không tự chủ, nhiệm vụ của điều dưỡng là luôn giữ cho cơ thể bệnh nhân giường bệnh được sạch sẽ - Thay ga trải giường bất cứ lúc nào thấy cần thiết giúp cho bệnh nhân được sạch sẽ, dễ chịu.2.2.8. Đáp ứng nhu cầu về oxy liệu pháp:Có thể cho bệnh nhân thở oxy qua dường mũi hoặc miệng khi cần thiết (Chú ý làm vệ sinh mũi tạo cho bệnh nhân dễ thở).2.2.9. Đáp ứng nhu cầu về tinh thần:Tôn trọng đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của bệnh nhân tuân theo tôn giáo những yêu cầu tại thời điểm bệnh nhân chết (nếu có thể được).2.3. Đối với thân nhân.Mọi nhân viên nên tôn trọng đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của thân nhân khi họ đến thǎm (trong điều kiện cho phép). - Khi có người nhà bệnh nhân điều dưỡng viên không được ngừng các công việc của mình trong việc chǎm sóc bệnh nhân.- Mọi công việc được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhanh gọn có hiệu quả.- Không được chờ đợi đến khi gia đình bệnh nhân ra về mới chǎm sóc, tránh người nhà nghĩ rằng bệnh nhân sắp chết nên diều dưỡng viên thờ ơ với bệnh nhân.- Gia đình bệnh nhân có thể hỏi rất nhiều điều điều dưỡng viên có thể trả lời những vấn đề trong phạm vi được phép.- Trong khi chǎm sóc bệnh nhân đôi khi điều dưỡng viên phải yêu cầu gia đình bệnh nhân ra ngoài, thông báo giải thích cho thân nhân về việc mình cần làm.Những người nhà đến ở lâu với bệnh nhân, điều dưỡng viên có thể hướng dẫn dần giúp đỡ họ về nơi ǎn ở, các điều kiện sinh hoạt .Khi tiếp cận với gia đình bệnh nhân, điều dưỡng viên luôn luôn nhẹ nhàng, lịch sự, nhã nhặn cảm thông với họ.3. NHậN BIếT DấU HIệU DẫN ĐếN Sụ CHếT.Sự chết đến bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể xảy ra bất thình lình, bệnh nhân tưởng chừng như đang hồi phục hoặc có thể xảy ra sau một thời gian dài mà trong giai đoạn đó những chức nǎng của cơ thể bị suy sụp.Sau đây là những dấu hiệu dẫn đến cái chết: 3.1. Sự lưu thông của máu giảm, khi sờ tay vào chân bệnh nhân cảm giác rất lạnh, mặt bệnh nhân nhợt nhạt.3.2. Bệnh nhân có thể mồ hôi đầm đìa mặc dù cơ thể lạnh.3.3. Bệnh nhân giảm trương lực cơ, cơ thể trở nên ủ rũ, thiếu sinh lực, quai hàm trễ ra, miệng bệnh nhân lệch, mũi vẹo, nói khó, nuốt khó dần dần mất phản xạ.3.4. Mắt đờ dại không phản xạ khi đưa tay ngang qua mắt bệnh nhân (đồng tử giãn).3.5. Sự thở chậm đi khó thở hơn. Họng bị ứ đọng đờm, chất nhầy. Khi thở có thể gây ra âm thanh gọi là "tiếng nấc hấp hối".3.6. Mạch bệnh nhân nhanh, nhỏ, rối loạn, khó bắt.3.7. Trước lúc bệnh nhân ngừng thở, mạch sẽ mờ dần đi, lúc này không sờ thấy mạch bệnh nhân nữa. 3.8. Khi bệnh nhân sắp chết, điều dưỡng luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân, phát hiện kịp thời các dấu hiệu sự thay đổi về tình trạng của bệnh nhân. Báo cáo ngay cho điều dưỡng trưởng bác sĩ biết mặc dù ở giai đoạn này điều dưỡng không thể làm được nhiều cho bệnh nhân nhưng sự có mặt thường xuyên sẽ là nguồn an ủi lớn đối với bệnh nhân thân nhân. 4. THựC HIÊN CáC VIệC CầN LàM KHI BệNH NHÂN Tử VONG.Khi bác sĩ xác định bệnh nhân đã chết, ngoài việc đáp ứng các nhu cầu của thân nhân người chết. Điều dưỡng viên chuẩn bị phương tiện để thực hiện các công việc cần làm tiếp khi bệnh nhân tử vong.4.1. Chuẩn bị phương tiện.- Bình phong- Kìm Kocher, kéo- Khay quả đậu, bông thấm nước, bông gạc.- Bǎng dính, bǎng cuộn.- Quần áo sạch, khǎn bông.- Vải phủ, túi đựng đồ bẩn- Phiếu bệnh nhân, hồ sơ bệnh án. - Cáng hoặc xe đẩy.4.2. Các bước tiến hành.4.2.1. Yêu cầu thân nhân ra khỏi phòng, che bình phong (cho kín đáo, khỏi ảnh hưởng tới bệnh nhân khác).4.2.2. Rút các ống thông, ống dẫn lưu, tháo nẹp bột, tháo bǎng cũ, thay bǎng mới, tháo các đồ trang sức trên người bệnh nhân (nếu có).4.2.3. Đặt bệnh nhân nhẹ nhàng ở thế nằm ngửa, ngay ngắn.4.2.4. Vuốt mắt, khép miệng bệnh nhân (H.25).Hình 25. Vuốt mắt bệnh nhân.(trang 71)4.2.5. Lấy bông không thấm nước nút các lỗ tự nhiên (2 lỗ tai, 2 lỗ mũi)4.2.6. Cởi bỏ áo cũ, lau rửa sạch sẽ thi thể, mặc quần áo mới cho bệnh nhân (H.26).Hình 26. Mặc quần áo cho bệnh nhân (trang 72)4.2.7. Để cánh tay bệnh nhân dọc theo cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại với nhau, để 2 chân duỗi thẳng, buộc 2 ngón cái lại với nhau.4.2.8. Đặt nhẹ nhàng thi thể bệnh nhân lên cáng, hoặc xe đẩy phủ vải lên toàn thân, gài phiếu bệnh nhân lên ngực, bên ngoài vải phủ.4.2.9. Khiêng cáng hoặc xe đẩy ra khỏi phòng đóng cửa phòng lại, đưa thi thể bệnh nhân xuống nhà xác (lưu ý khi chuyển phải nhẹ nhàng).4.2.10. Trở về phòng thu dọn đồ vải bẩn gửi xuống nhà giặt, báo cho hộ lý tẩy uế buồng bệnh.4.2.11. Ghi chép ngày giờ bệnh nhân chết. Cần lưu ý trường hợp thân nhân không có mặt khi bệnh nhân chết, các tài sản của bệnh nhân phải được thu thập lại lập biên bản có sự chứng kiến của đại diện bệnh nhân trong khoa, nếu bệnh nhân gửi tài sản ở phòng tiếp đón phải kiểm tra lại, khi thân nhân đến giao trả lại cho họ. . Chǎm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, hấp hối và bệnh nhân tử vong1 . Mở ĐầU1.1. Một số bệnh nhân khi vào các cơ sở y tế trong tình trạng ốm yếu có thể ở giai. mặt cảm xúc của bệnh nhân và thân nhân Vấn đề quan trọng cần nhớ là chǎm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng quan trọng như chǎm sóc bệnh nhân đang hồi phục.

Ngày đăng: 26/10/2012, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan