MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN

22 2.2K 51
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN Tháng Năm 2, 2010 bởi khanhhoathuynga MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN Trong Thế kỷ 18 , nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê , có danh mà không có quyền hành chính trị . Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến , các chúa Trịnh ở phía bắc ,kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam , đóng đô tại thành Xuân Phú . Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm va đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình . Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía bắc của các chúa Trịnh khá yên bình .Trong khi đó ở phía nam , các chúa Nguyễn thường gây chiến với Đế Chế Khmer yếu ớt ở bên cạnh và sau đó là với cả một nước khá mạnh là nước Xiêm . các chúa Nguyễn thường thắng trận và mở mang thêm đất đai phía nam . Từ giữa thế kỷ , người nông dân bị bần cùng và họ đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng ngoài lẫn Đàng trong . Năm 1771 Anh em nhà Nguyễn Nhạc , Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi lên lập đồn ải ở đất Tây Sơn tỉnh Bình Định . Thanh thế của anh em Tây Sơn ngày càng lớn ,họ được hưởng ứng không những của người nghèo mà còn có của người giàu có , các thổ hào nữa. Sự nghiệp oanh liệt mà chớp nhoáng của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753- 1792)như kỳ công xóa bỏ nạn phân tranh Trịnh- Nguyễn , rồi võ công BÌnh Xiêm (1786)diệt Thanh (1789). Kể từ năm 1787 , với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám Mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc ), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định . Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó tình hình Bắc Hà , Nguyễn Lữ qua đời , Nguyễn Nhạc bất lực , Ánh nhanh chóng chiếm lại đất đai ở Nam bộ rồi đánh lấn ra Diên Khang ,Bình Thuận – đất của Nguyễn Nhạc .Nguyễn Nhạc già yếu không cứu được chỉ còn lo giữ Qui Nhơn , Quảng Ngãi , Phú Yên . Vua Quang Trung đang định chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào nam đánh Gia Định thì qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi , tức là vua Cảnh Thịnh . Nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu . Nội bộ xảy ra tranh chấp , giữa năm 1802 Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long , Quang Toản không chống nổi , bỏ chạy và bị bắt . triều đình Tây Sơn bị sụp đổ . BIÊN NIÊN CÁC SỰ KIỆN : -1771 : Anh em Tây Sơn nổi dậy -1776: Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương -1777: Nguyễn Huệ tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định -1778: Nguyễn Nhạc xưng đế , đặt tên hiệu là Thái Đức -1780: Nguyễn Ánh xưng vương tại Gia Định -1782: Nguyễn Ánh bị quân tây Sơn đuổi , chạy ra Phú Quốc -1783: Nguyễn Ánh lánh nạn tại Côn Sơn -1785 : Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm tại Rạch Gầm –Xoài Mút , Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm . -1786:Nguyễn Huệ lật đổ chúa Trịnh -1787: Nguyễn Huệ trở lại Long Xuyên -1788:Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế -1789: Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh , Nguyễn Ánh lấy thành Gia Định -1792: Vua Quang Trung mất -1793 :Nguyễn Nhạc mất -1799: Nguyễn Ánh chiếm thành Qui Nhơn . -1801: Nguyền Ánh lấy được Phú Xuân . Các bài đã đăng : NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI TÂY SƠN Tháng Năm 2, 2010 bởi khanhhoathuynga NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC . Chùa Tây Phương (hay Sùng Phúc Tự). Chùa thường gọi là chùa Tây Phương . Tọa lạc trện đỉnh đồi tây Phương , hình cong như lưỡi câu (xưa gọi là núi Câu lậu ) cao chừng 50m , thuộc núi Ngưu Lĩnh ( núi con Trâu ), xã Thạch Xá , huyện Thạch Thất , tỉnh Hà Tây cũ , thành phố Hà Nội ngày nay . Chùa cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng tây bắc , cách thị xã Sơn Tây 18km về hướng đông nam . Từ chân núi , qua 239 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa .Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song : bái đường , chính điện và hậu cung . Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm , tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ , để trần , tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc ,điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không , các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen . mái lợp hai lớp ngói : mái trên có múi in nổi hình lá đề , lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hang rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn . Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều trạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn , trên mài gắn nhiều con giống bằng đất nung , các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa , lá ,rồng , phượng ,giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm . Cột chùa kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen . Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý “sắc sắc không không “ của nhà Phật . Chùa được dựng từ lâu đời và đã được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ XVI , XVII, XVIII . năm 1554 , chùa được xây lại trên nền cũ . Năm 1632 , chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian . năm 1660 , Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới . Đến năm 1794 , dưới thời Tây Sơn , chùa được đại trùng tu , lấy tên chùa Tây Phương . Năm 1893, Tỳ Kheo Thích Thanh Ngọc trụ trì đã tổ chức trùng tu chùa , tạc tượng quan âm trăm tay , Thiện Tài Long Nữ ,Bát Bộ Kim Cang , La Hán Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác quý hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ ,phù điêu và tạc tượng . Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ . các đầu bẩy , cac bức cổn , xà nách , ván long …đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt : hình lá dâu , lá đề , hoa sen , hoa cúc ,rồng , phượng ,hổ phù …rất tinh xảo . Điện Phật ở cả 3 nếp nhà đều bài trí tôn nghiêm . Hệ thống tượng thờ ở chùa khá đầy đủ , chủ yếu được tạc bằng gỗ mít . Trong chùa có 72 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi . các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng . Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp , cao chừng 3m , trang nghiêm phúc hậu . Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18 . Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19 . Các bài đã đăng : HỆ THỐNG TƯỢNG Ở CHÙA Tháng Năm 2, 2010 bởi khanhhoathuynga HỆ THỐNG TƯỢNG Ở CHÙA TÂY PHƯƠNG Bộ tượng tam thế Phật với ba pho tượng Phật : Quá Khứ , Hiện Tại , Vị Lai ( còn gọi là Tam Thân : Pháp Thân , Ứng Thân và Hóa Thân ) ngồi ở tư thế tọa thiền , y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể , được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17 . Bộ tượng Di Đà Tam Tôn : gồm tượng Đức Phật A Di Đà , đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát Tượng Tuyết Sơn miêu tả Đức Phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh : mỗi ngày ăn một hạt kê , một hạt vừng ,tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng . Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng , tay chân gầy khẳng khiu , xương nổi lên trước ngực . Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng , mắt trũng sâu , hướng về nội tâm . Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng đầu . Tượng Đức Phật Di lặc tương trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai . Người mập mạp , ngồi hơi ngả về phía sau , toàn thân toát ra sự thỏa mãn , sung sướng . Tượng Vă Thù Bồ Tát : Đứng chắp tay , chân đi đất , các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ . Tượng Phổ Hiền Bồ Tát : Chắp tay trước ngực , khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục . Tượng Bát Bộ Kim Cương , thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục , chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ . [...]... đẹp đến thế Dáng điệu một tay cầm gậy , một tay để trên gối rất thoải mái , đôi bàn tay trông rõ từng đốt xương bên trong Những nghệ nhân dân gian vô danh thời nhà hậu Lê , thời nhà Tây Sơn đã là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa , đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm... sâu Một câu hỏi lớn không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau Chùa Kim Liên có từ thế kỷ 17 , được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm , bên bờ Hồ tây , nay thuộc phường Nghi Tàm , quận Tây Hồ Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ thời Lý Từ Hoa là con gái vua Lý Thần Tông ( 11281138) Vua dựng cung Từ Hoa cho công chúa và các cung nữ ở đó để thấu hiểu thêm công việc đồng áng... Cảnh Hưng , chúa Trịnh sâm sai quan quân dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây Thăng Long đem về tu sửa thêm vào chùa , đặt tên mới là chùa Kim Liên năm 1792 , đời vua Quang Trung , chùa được tu bổ lại , về diện mạo cơ bản giống như hiện nay Tam quan chùa Kim Liên là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo , trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa phủ sóng các chi tiết trên gỗ đều được chạm nổi... nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa phủ sóng các chi tiết trên gỗ đều được chạm nổi , chạm lộng hình rồng , hình hoa lá tinh xảo , uyển chuyển Đầu đao mái uốn cong , gắn hình tứ linh bằng gốm nung ba chữ sơn son ‘’Kim Tự Liên ‘’nghĩa là ‘’Chùa Sen Vàng ‘’nằm ở chính giữa cửa chùa Từ tam quan vào chùa , du khách phải đi qua một cái sân rộng tại sân này , hiện còn lưu giũ tấm bia đá cỡ 0,8m x 1,2m có nhiều... dưới cùng là tòa Cửu Long Đáng chú ý nhất là tượng Quan Âm Nam Hải 42 tay ,các bàn tay xếp so le trông rất tinh xảo , tượng cao 1,2m đặt trên tòa sen gỗ hình lục lăng lại có cả tượng Tôn Ngộ Không phủ sơn cao 1,1m khá sinh động Chùa có tượng Trịnh Sâm ( đứng đội mũ miện , cầm hốt , mặc áo cổ tràng , râu mày như vẽ ,chân không mang giầy ) người đã cấp tiền hưng công tu tạo chùa năm Cảnh Hưng thứ 32... liên còn lưu giữ một tấm bia cổ , nay dựng phía bên phải cổng chùa , trên bệ đá hình vuông ,dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu : Thái Hòa Tam niên Ất Sửu –tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông Đây là tấm bia cổ nhất ở hà nội hiện nay các pho tượng đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ XVIII-XIX , mang tính hỗn hợp thàn Phật Bức hoành ‘’hoằng uốn ‘’( đạo lý sâu rộng )làm năm . MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN Tháng Năm 2, 2010 bởi khanhhoathuynga MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN Trong Thế kỷ 18 , nước Đại Việt nằm. THUẬT KIẾN TRÚC THỜI TÂY SƠN Tháng Năm 2, 2010 bởi khanhhoathuynga NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC . Chùa Tây Phương (hay Sùng Phúc Tự). Chùa thường gọi là chùa Tây

Ngày đăng: 28/09/2013, 13:10

Hình ảnh liên quan

với biểu tượng sắc và không ,các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen  - MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN

v.

ới biểu tượng sắc và không ,các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen Xem tại trang 3 của tài liệu.
Tượng La Hầu La đúng là chân dung cụ già Việt Na m, thân hình gầy gò , mặt dài nhỏ , gò má cao ,môi mỏng vừa phải  - MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN

ng.

La Hầu La đúng là chân dung cụ già Việt Na m, thân hình gầy gò , mặt dài nhỏ , gò má cao ,môi mỏng vừa phải Xem tại trang 16 của tài liệu.
CHùa hình chữ tam gồm 3 nếp nhà song song với nhau , tường gạch bao quanh tới tận rìa mái , Ở các đầu hồi nhà có cửa sổ tròn với những dấu hiệu sắc sắc không không mang đậm ý nghĩa triết lý Phật Giáo  - MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN

a.

hình chữ tam gồm 3 nếp nhà song song với nhau , tường gạch bao quanh tới tận rìa mái , Ở các đầu hồi nhà có cửa sổ tròn với những dấu hiệu sắc sắc không không mang đậm ý nghĩa triết lý Phật Giáo Xem tại trang 18 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan