Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

61 877 5
Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tham gia xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền kinh tế. Nông nghiệp không chỉ là nơi cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế khác là thị trường tiêu thụ rộng lớn mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Sự ổn định về hội và an toàn về lương thực của hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông thôn. Nông nghiệp nông thôn còn là nơi tập trung sinh sống của đại bộ phận dân cư trong cả nước. Chính vì những lí do đó mà thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là ưu tiên cao nhất trong chiến lược phát triển kinh tế hội của Đảng và Nhà nước ta. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nông nghiệp đã gặt hái được nhiều thành tựu. Giữ vững được tốc độ tăng trưởng đồng đều qua các năm, nông nghiệp đã vững bước đi lên sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu quy mô lớn. Sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu cho toàn hội. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng tuy nhiên chuyển biến còn chậm, cơ cấu vẫn chưa đạt mức độ hợp lý. Vì vậy cần nhận thức rõ những tồn tại trong nông nghiệp để đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý và hoàn thiện. Hàm Ninh là một đồng bằng nửa bán sơn địa. Do điều kiện nên đa số đất ruộng lúa ở đây chỉ sản xuất một vụ, còn lại bỏ hoang. Những hộ dân tiếc đất đã trồng thử nghiệm dưa hấu sau khi thu hoạch lúa Đông – Xuân. Không ngờ dưa hấu lại bén rể ở vùng đất khô cằn này cho năng suất cao. Kể từ đó nhiều hộ nông dân tham gia vào trồng dưa hấu trái vụ, diện tích tăng lên đáng kể. Phát triển dưa hấu trái vụ góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã, sử dụng hiệu quả vùng đất không sử dụng làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - hội của xã. 1 Việc trồng dưa hấu cũng gặp nhiều vấn đề: chi phí đầu tư cao khiến cho người nông dân khó mở rộng thêm qui mô, vấn đề thời tiết, hạn hán và mưa lớn khi thu hoạch dưa thành phẩm, vấn đề tiêu thụ dưa hấu. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất dưa hấu trái vụ ở địa phương là cơ sở cho việc định hướng phát triển trong thời gian tới, qua thời gian thực tập tại địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đúng hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ của địa phương trong thời gian qua. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu trái vụ trên địa bàn Hàm Ninh 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp điều tra chọn mẫu + Số mẫu điều tra: 50 hộ. + Hộ điều tra thuộc 2 thôn có diện tích sản xuất dưa hấu lớn nhất là Trường Niên và Trần - Phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua phòng thống kê Hàm Ninh, báo cáo tình hình kinh tế - hội của và các tài liệu liên quan khác. + Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn điều tra 50 hộ sản xuất dưa hấu trái vụ. - Phương pháp ước lượng hồi quy: dùng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của một số bà con nông dân, các hộ sản xuất giỏi tại địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 - Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân sản xuất dưa hấu tại Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: địa bàn Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng của các nông hộ tại thời điểm năm 2009 và của địa bàn giai đoạn 2007 - 2009. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu 1.1.1 Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus là một loài thực vật nằm trong họ bầu bí một loại cây có vỏ cứng và chứa nhiều nước. Dưa hấu là cây trồng của vùng nhiệt đới thích nhiệt độ cao và ưa sáng, nó cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái. Dưa hấu được trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất cát pha, thịt nhẹ, đất thịt trung bình có tầng canh tác dày (20 – 30 cm). Dưa hấu yêu cầu nước nhiều, hút nước mạnh, chịu úng kém, úng nước gây thối rễ, vàng lá và chết cây. + Thời vụ: dưa hấu được gieo trồng quanh năm Dưa hấu Noel: gieo vào tháng 10 dương lịch, thu hoạch trong tháng 12 dương lịch. Dưa hấu tết: gieo vào tháng 11 và đầu tháng 12 dương lịch thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán. Dưa lạc hậu: thu hoạch sau tết Nguyên Đán. + Giống: chọn các giống dưa hấu lai F1 thì năng suất và tính chống chịu mới tốt, các giống tốt nhất cho vụ hè là: Hắc Mỹ Nhân, AT – 103, TN – Hắc Mỹ Nhân 010, Hắc Mỹ Nhân 777. + Ngâm ủ hạt giống Lượng giống gieo từ 20 – 25 gam/ sào, chọn hạt giống đủ tiêu chuẩn đem gieo, phơi hạt ngoài nắng nhẹ 1 – 2 giờ (không được phơi trực tiếp trên sân xi măng), rồi đem ngâm trong nước ẩm 30 0 (2 sôi + 3 nguội) ngâm từ 4 đến 6 giờ, loại bỏ hạt lép lửng, vớt ra rửa sạch, chà sạch lớp nhầy nhớt bám trên vỏ hạt, ủ trong cát ẩm và để nơi nhiệt độ 28 – 32 0 C. Thời gian ủ khoảng 25 – 32 giờ, khi hạt nứt nanh đem gieo. + Chọn đất và làm đất 4 Làm đất: đất trồng dưa hấu yêu cầu tơi xốp, dễ thoát nước, cày bừa kỹ trước khi lên luống, nếu đất chua thì xử lý vôi bột 15 – 20 kg/ 1 sào trước khi lên luống 5 – 7 ngày. Luống có thể làm đôi hay làm đơn để trồng một hàng hay 2 hàng tương ứng. Làm luống đôi mặt luống rộng 5 – 5,5m, cáo từ 25 – 30 cm, rảnh rộng 25 – 30 cm, luống đánh thoải vào giữa và để rảnh thoát nước sâu ở trung tâm chia luống thành hai nửa rộng 2,5m, phần mép luống lên cao để trồng cây, gieo hạt, rảnh chính không khoét sâu quá. Làm luống đơn, mặt luống rộng 2,5 m có rảnh tương tự làm luống đôi. + Mật độ khoảng cách gieo trồng Khoảng cách cây cách cây 50 cm, mật độ trồng trung bình 500 cây/ sào + Phân bón và cách bón: Lượng phân bón cho một sào (500m 2 ): phân chuồng: 800 – 1500 kg; phân lân super 40 – 50kg; đạm urê: 12 – 14kg; kali: 15 – 17 kg. Cách bón: sau khi lên luống xong, hạt giống ủ đã nứt nanh, bón lót toàn bộ phân chuồng + super lân + 2 – 4 đạm urê + 4 – 5 kali trộn đều bón theo hốc hoặc rảnh, sau đó lấp đất phủ kín, lấp đất làm phẳng mặt líp và phủ màng nilông. Phủ mặt đen xuống dưới mặt trắng bạc lên trên, màng phủ trùm xuống ½ chiều sâu của rảnh, lấy đất chèn mép của màng hoặc dùng ghim để giữ không để gió lật. + Chăm sóc: sau khi trồng 5 – 7 ngày tiến hành dặm lại những cây bị chết hoặc không mọc. Bón thúc: Lần 1: kết hợp xới vun sau khi trồng 15 ngày, lượng bón 4 – 4,5 kg urê + 5 – 6 kg kali Lần 2: khi cây ra hoa rộ (cách lần 1 khoảng 15 ngày), lượng bón 3 – 4 kg urê + 4 – 5 kg kali. Lần 3: sau đợt 2 từ 10 – 15 ngày khi cây đã có quả, bón toàn bộ lượng phân còn lại. + Tưới nước: vào mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì nên áp dụng phương pháp tưới rảnh (tưới thấm), tưới 1 lần/3-5ngày. Tưới thấm vào rãnh giúp 5 tiết kiệm nước, không văng đất lên, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu. +Sửa dây: sau khi trồng được 20 ngày thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây, giúp các dây bò có thứ tự, song song nhau trên khắp mặt liếp, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. +Tỉa nhánh: tiến hành tỉa lúc dây mới nhú ra 5-7cm, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1-2 dây nhánh phụ (dây chèo). + Tuyển trái: vì cho trái dưa to nên chỉ để lại 1 trái/cây. + Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi dưa đạt độ chín từ 80-90%, (khoảng 60 ngày sau khi trồng). Cần ngưng tưới nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch, giúp dưa ngon ngọt, ít dập bể khi vận chuyển và bảo quản được lâu Một số sâu bệnh thường gặp: - Bọ trĩ: gây hại nặng cho cây dưa giai đoạn cây con đến ra hoa đậu quả. Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Có thể dùng các loại thuốc để trị: Confidor 100SL, Actara 25wg, Regent 800 WP. - Sâu ăn tạp, sâu ăn lá, sâu ổ, sâu đàn: sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở trên phía lưng sau đầu, ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở trong đất. Nên thường xuyên thay đổi loại thuốc và phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Fenbis 2.5 EC, Decis 2.5 EC . có thể pha trộn với Atabron 5EC. - Bệnh cháy dây (nấm Fusarium): dây héo vào buổi trưa, tươi lại buổi chiều và sớm. Sau 5 – 7 ngày cây sẽ chết, khi tách phá gốc thân sẽ thấy mạch dẫn bị đen. Dùng BAVISAN 500wp, Fusin 70% wp. 6 - Bệnh thối rễ, héo dây (nấm phytopthora SP và Pythium sp): Gây hại vào lúc dưatrái bằng nắm tay, nắng bị héo, chiều mát và sáng tỉnh lại, qua 5 – 6 ngày, dưa chết thực sự, ở cổ rể có nhiều tơ nấm màu trắng, hạch nấm màu vàng rồi chuyển sang màu nâu sẩm. Dùng FUSIN 70 wp + FORWANIL 75wp, NOMILDEW 25 wp. - Bệnh sương mai: đọt dưa thun lại, lá dựng lên, các lá gần đọt bị dụm lại, có vết màu nâu, thịt bị nứt và chảy nhựa, cây héo và chết. Dùng THANE – M 80wp, FUSIN 70 wp. 1.1.2 Vị trí, giá trị của cây dưa hấu - Giá trị dinh dưỡng: Sản phẩm chính của dưa hấu là ruột, trong quả dưa hấu chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người như: A, B1, B6, C…và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, đồng, canxi…Trong 100g phần ăn được của trái dưa hấu chứa 90% nước; 9% carbohydrate; 0,7% protein; 0,1% lipid; 300 IU vitamin A; 6 mg vitamin C; 8 mg Ca; 10 mg Mg; 14 mg P và 0,2 mg Fe. Giá trị năng lượng tương đương 150 kJ/100g (Kỹ thuật trồng dưa hấu, Phạm Thị Thu Cúc, NXB Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh) Dưa hấu không chỉ cung cấp năng lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tạo nên sự phong phú đa dạng và hấp dẫn trong các bữa ăn hàng ngày. Người Mỹ có món salad trộn dưa hấu, người Ý có món tráng miệng là dưa hấu và kem tơi trộn… - Đối với sản xuất công nghiệp: Dưa hấu không chỉ có tác dụng như là thức ăn bổ dưỡng mà là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Một số ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là dưa hấu như: ngành công nghiệp chế biến nước giải khát, rượu, ngành công nghiệp sản xuất hạt dưa. Hiện nay người ta còn sử dụng hấu để sản xuất hương liệu, sản xuất cồn… - Đối với sản xuất nông nghiệp: Trồng dưa hấu có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất, tạo sự cân bằng sinh thái nông nghiệp, nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Nếu trồng dưa đúng kỹ thuật thì sẽ tồn động một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho vụ sản xuất sau. Sản xuất dưa hấu tận dụng được đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn. 7 Sản phẩm dưa hấu không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ về giúp nâng cao cuộc sống của người dân. - Giá trị về mặt y học: Giá trị của quả dưa hấu đã được dân gian đúc kết qua câu: “Nhiệt nhiên lưỡng khảm qua, dược vật bất dụng qua” (Trời nóng ăn hai quả dưa hấu thì không cần phải uống thuốc) và coi dưa hấu là “Hạ quý thủy quả chi vương” (Vua của trái cây mùa hè). Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thủ, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp, say nắng, say rượu. Vỏ dưa hấu vị ngọt tính hàn, có tác dụng giải độc, giáng hỏa trừ phiền. Ngoài ra hạt dưa hấu có công dụng làm mát phổi, tan đờm, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. 1.1.3 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của các nhà sản xuất, của các doanh nghiệp mà còn của toàn hội. Trong sản xuất kinh doanh các cá nhân và tổ chức luôn có mong muốn tạo ra lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các nhà học giả trên đi đến thống nhất là cần phân biệt ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kĩ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng và sản xuất tạo ra bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kĩ thuật của việc áp dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào – đầu ra, giữa các đầu vào với nhau, và giữa các sản phẩm khi 8 nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật phụ thuộc vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - hội khác mà trong đó kĩ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá trị của đầu vào và giá trị của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như việc xác định lý thuyết biên để đạt lợi nhuận tối đa, nghĩa là doanh thu biên phải bằng chi phí của yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó việc sản xuất đạt cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả về kĩ thuật. Có nghĩa là cả yếu tố về vật chất và giá trị đều được tính khi xem xét sử dụng các yếu tố đầu vào. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao mỗi đơn vị sản xuất không ngừng đổi mới về công nghệ, con người, quy mô vốn. Mỗi đơn vị sản xuất tùy thuộc vào điều kiện của -mình mà ra quyết định sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Để xác định hiệu quả kinh tế cần có hai yếu tố: yếu tố đầu vào: chi phí trung gian, lao động; yếu tố đầu ra: số lượng, sản phẩm, giá trị sản xuất. Bản chất hiệu quả kinh tế: là nâng cao năng suất lao động hội và tiết kiệm lao động hội. Đây là hai mặt có quan hệ chặt chẽ với vấn đề hiệu quả kinh tế gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất hội với quy luật năng suất lao động. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Như vậy hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. 1.1.4 Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế + Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. H = Q/C 9 Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế Q: là kết quả thu được C: là chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn lực của cả quá trình kinh doanh nhất định, trên cơ sở đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và qua các thời kỳ khác nhau. + Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm để đạt được kết quả tăng thêm đó. H = ∆Q/∆C Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế ∆Q: là kết quả tăng thêm ∆C: là chi phí tăng thêm 1.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu 1.1.5.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sự việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụhiệu quả sản xuất nông nghiệp của từng địa phương. Nhân tố điều kiện tự nhiên quyết định đến sự tồn tại và phát triển của dưa hấu. Nhiệt độ: dưa hấu là cây trồng thích nhiệt độ cao, cây sinh trưởng thích hợp ở nhiêt độ 15 0 C– 30 0 C, dưới 18 0 C hoặc trên 35 0 C cây sinh trưởng bất bình thường. Ở thời kỳ đâm hoa hình thành quả đây là thời kỳ quyết định đến năng suất sản lượng và chất lượng dưa hấu vì vậy nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn này là 30 – 32 0 C. Gió: gió mạnh sẽ làm tốc dây, gãy ngọn, rụng hoa vì vậy nên bố trí cho dưa bò thuận chiều gió. Đất đai: dưa hấu phát triển tốt trên nhiều loại đất, các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước. Ta cần nắm rõ các đặc điểm của đất đai để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho đất nhằm nâng cao năng suất dưa hấu. 1.1.5.2 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - hội Dân cư và nguồn lao động: dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến hoạt động 10 . sản xuất dưa hấu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: địa bàn xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh. gian thực tập tại địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 2. Mục

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu các nước trên thế giới năm 2004 - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bảng 1.

Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu các nước trên thế giới năm 2004 Xem tại trang 15 của tài liệu.
1.3.2.1 Tình hình dân số và lao động - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

1.3.2.1.

Tình hình dân số và lao động Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2009 - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bảng 3.

Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2009 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4: Tình hình sản xuất dưa hấu trái vụ của xã Hàm Ninh qu a3 năm (2007 - 2009) - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bảng 4.

Tình hình sản xuất dưa hấu trái vụ của xã Hàm Ninh qu a3 năm (2007 - 2009) Xem tại trang 26 của tài liệu.
hình trang thiết bị của các hộ nông dân hiện nay tiến bộ hơn so với trước đây. - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

hình trang.

thiết bị của các hộ nông dân hiện nay tiến bộ hơn so với trước đây Xem tại trang 31 của tài liệu.
Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất tại địa phương được thể hiệ nở bảng sau: - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

hi.

phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất tại địa phương được thể hiệ nở bảng sau: Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bảng 9.

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ Xem tại trang 37 của tài liệu.
Kết quả được tín hở bảng dưới đây: - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

t.

quả được tín hở bảng dưới đây: Xem tại trang 38 của tài liệu.
Ta có bảng sau: - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

a.

có bảng sau: Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ. - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bảng 12.

Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 13: Kết quả hàm hồi qui Biến độc lậpHệ số  Độ lệch  - Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ tại xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bảng 13.

Kết quả hàm hồi qui Biến độc lậpHệ số Độ lệch Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan