Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

18 851 1
Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành của nền nông nghiệp nước ta, nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng cho con người, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, khai thác các nguồn lực ở khu vực nông thôn… Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mạnh, với tốc độ tốc độ bình quân 5,4%/năm trong 10 năm từ 1998 - 2008 nhưng nhìn tổng thể về chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặc điểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu lấy công làm lời, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành tăng mức cạnh tranh trên thị trường. Với dân số hơn 80 triệu dân, Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp gia cầm, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng hướng tới các sản phẩm thịt có chất lượng cao, trong đó chim cút cũng đang được chú ý đặc biệt là sản phẩm trứng chim cút. Trứng chim cút là một món ăn đầy chất bổ dưỡng, cung cấp vitamin A, B1, B2, phot pho, kali, sắt… cao hơn trứng gà nhiều lần nên đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm trứng chim cút đến người tiêu dùng còn nhiều hạn chế, sản phẩm dễ vở và khó vận chuyển đi xa nếu không biết bảo quản đúng cách. Do đó, để sản phẩm đến với người tiêu dùng với quy mô lớn thì rất nên có các chuỗi cung ứng và hoàn thiện hơn nữa các kênh phân phối trong chuỗi giá trị của nó. Mỗi tác nhân trong chuỗi ngoài kiến thức kỹ thuật còn phải có nhiều về thong tin thị trường, thương mại để trao đổi, thương lượng, giao dịch nhằm mục đích cuối cùng là hưởng phần lợi nhuận tạo ra trong toàn chuỗi cung ứng. Việc nghiên cứu đạc trưng và mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân trong chuỗi hết sức quan trọng thong qua đó để tìm ra các giải pháp nhằm khong ngùng hoàn thiện chuỗi cung, mỗi tác nhân trở thành một nhà tiêu thụ sản phẩm của tác nhân trước đó thật tốt, thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Thủy Dương là một có vị trí thuận lợi, có đường quốc lộ chạy qua, người dân có nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi nên trong nhiều năm qua cuộc sống đã khá hơn rất nhiều. Chăn nuôi của tuy có điều kiện để phát triển nhưng đầu ra còn gặp khò khăn, bên cạnh đó thỉnh thoang lại có dịch bệnh bùng phát, giá cả đầu vào lẫn đầu ra thì hộ nuôi chim lấy trứng thường không tự mình quyết định được. Về hình thức nuôi chủ yếu là nuôi công nghiệp, người cung cấp thức ăn đồng thời cũng là người thu gom, đa phần lợi ích của người nuôi được dựa trên số trứng đựợc hưởng sau khi đã bù đắp vào chi phí thức ăn. Với hình thức này thị hộ nuôi không phải lo chi phí về thức ăn, tuy nhiên nó cũng tạo ra khoảng chênh lệch khá lớn giữa hộ nuôi và hô thu gom trứng chim cút. Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình điều tra tại xã, nhóm tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa lý luận và thực tế về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng nuôi chim cút lấy trứng của các nông hộ ở Thủy Dương. - Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi chim cút lấy trứngThủy Dương. - Mô tả và đánh giá sơ bộ chuỗi giá trị sản phẩm trứng cút của nông hộ điều tra ở Thủy Dương - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả nuôi chim cút lấy trứng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm trưng chim cút trên địa bàn trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này nhóm tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, mạng internet và báo cáo kết quả hàng năm của Thủy Dương. Số liệu sơ cấp: Chọn 30 hộ nuôi chim cút lấy trứng Thủy Dương, 03 hộ thu gom lớn trứng cút và 8 hộ bán lẻ trứng cút ở chợ Đông Ba, chợ Cống, chợ An Cựu, chợ Vĩnh Lợi, chợ xép để phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: phỏng vấn các hộ, doanh nghiệp cung cấp thức ăn đồng thời cũng là hộ thu gom trứng, cán bộ trong hợp tác Thủy Dương. - Phương pháp phân tích thống kê: Thống kê mô tả: Dùng phương pháp này mô tả tình hình nuôi chim cút, số con nuôi/lứa, số trứng chim thu được và tiêu thụ của các hộ điều tra Phương pháp phân tích chuỗi cung 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thục tế nên đề tài này nhóm tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình nuôi chim cút lấy trứng của các hộ thuộc thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4 ở Thủy Dương. Phạm vi thời gian: nghiên cứu đặc điểm các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm trứng cút và phân tích đánh giả hiệu quả của chuỗi cung trong năm 2008 - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chính là các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân Hoàng Chưong( người cung cấc thức ăn đồng thời cũng là nguời thu gom trứng), người bans lẻ, và các vấn đề lien quan đến chuỗi cung sản phẩm trứng cút. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niêm về hiệu quả kinh tế 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 1.1.3 Chuỗi cung sản phẩm 1.1.3.1 Chuỗi cung sản phẩm Sơ đồ 1: Chuổi cung sản phẩm nông nghiệp (5) (4) (3) (2) (7) (6) (1) 1.1.3.2 Các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm Khái niệm các tác nhân: - Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào - Hộ sản xuất - Người bán lẻ - Người mua gom - Người bán lẻ - Người tiêu dùng (cá nhân, gia đình, quán, nhà hàng .) 1.1.3.3 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm Người tiêu dùng Người bán lẻ Cơ sở thu gom Hộ sản xuất Cơ sở cung cấp Dịch vụ đầu vào Dựa vào sơ đồ 1, ta thấy có 7 mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuổi: (1) Quan hệ giữa cơ sở cung cấp Dịch vụ đầu vào với hộ sản xuất (2) Quan hệ giữa hộ sản xuất với Cơ sở thu gom (3) Quan hệ giữa người thu gom với người bán lẻ (4) Quan hệ giữa người bán lẻ với người tiêu dùng (5) Quan hệ giữa cơ sở thu gom với người tiêu dùng (6) Quan hệ giữa hộ sản xuất với người tiêu dùng (7) Quan hệ giữa hộ sản xuất với người bán lẻ 1.1.4 Chuổi cung sản phẩm trứng chim cút ở Huế Sơ đồ 2: Chuổi cung sản phẩm và mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm trứng chim cút ở Huế (4) (7) (3) (6) (2) (5) (1) 1.1.5 Giá trị dinh dưỡng của trứng chim cút 1.2 Cơ sở thực tiển 1.2.1 Tình hình nuôi chim cút lấy trứng và thị trường tiêu thụ trứng chim cútThừa Thiên Huế Người tiêu dùng( cá nhân, hộ gia đình, quán, nhà hàng) Người bán lẻ Cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào( giống, thức ăn, thú y .) Hộ sản xuất Cơ sở thu gom 1.2.2 Tình hình nuôi chim cút lấy trứng và thị trường tiêu thụ trứng chim cúthuyện Hương Thủy 1.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên của Thủy Dương 2.1.1 Vị trí địa lý: 2.1.2 Thời tiết và khí hậu 2.2.1 Đất đai 2.2 Điều kiện kinh tế hội của Thuỷ Dương 2.2.2 Dân số và lao động 2.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.2.3.1 Cơ sở hạ tầng 2.2.3.2 Trang bị vật chất, kỹ thuật 2.2.4 Thị trường CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CHIM CÚT LẤY TRỨNGCHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM TRỨNG CHIM CÚT THỦY DƯƠNG 3.1 Thực trạng nuôi chim cút và thị trường tiêu thụ trứng chim cút Thủy Dương 3.2 Kết quả và hiệu quả nuôi chim cút lấy trứng Thủy Dương 3.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ nuôi chim cút năm 2008 trên địa bàn Thủy Dương Qua bảng số liệu trên ta thấy, với tổng số hộ điều tra là 30 hộ, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,73 nhân khẩu, đây là con số khá cao có thể là do chọn mẫu phần lớn là những hộ làm nghề nông, gia đình đông con. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cho việc mở rộng hoạt động nuôi chim cút. Bảng 4 : Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT SL 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 30 2. BQ nhân khẩu/ hộ NK 4,73 3. BQ lao động nuôi chim cút/ hộ LĐ 2,09 4. BQ tuổi chủ hộ Tuổi 49,87 5. BQ trình độ văn hóa của chủ hộ Lớp 6,63 (Nguồn: số liệu điều tra) Bình quân lao động nuôi chim cút trên hộ là 2,09 lao động, đây là lực lượng chủ yếu lao động để nuôi sống gia đình. Đa số lao động nuôi chim cút của các hộ điều tra là hai vợ chồng, một số gia đình có thêm sự phụ giúp của con cái. Bình quân của chủ hộ của các hộ điều tra khá cao là 49,87 tuổi, chứng tỏ chủ hộ nuôi chim cút là những người có kinh nghiệm. Bình quân về trình độ văn hóa của chủ hộ là 6,63 lớp, trình độ văn hóa của chủ hộ có liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động nuôi chim cút. 3.2.2 Quy mô sản lượng trứng chim cút của các hộ điều tra Bảng 5: Sản lượng trứng của các hộ điều tra năm 2008 (Tính BQ/hộ/lứa) Chỉ tiêu ĐVT SL Số con nuôi BQ/hộ/lứa Con 4.093 Thời gian nuôi 1 lứa BQ Tháng 9,5 Thời gian chim đẻ 1 lứa BQ Tháng 8,2 Tỷ lệ chim đẻ trứng BQ % 84,6 Số trứng đẻ BQ 1 con/lứa Cái 208 Số trứng BQ/hộ/lứa cái 851.344 (Nguồn: số liệu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy BQ một lứa mỗi hộ nuôi 4.093 con. Thời gian nuôi một lứa của các hộ điều tra dao dộng trong khoảng 6 - 12 tháng và bình quân thời gian nuôi 1 lứa là 9,5 tháng. Cứ 40 ngày tính từ lúc mua chim con về thì chim bắt đầu đẻ trứng, bình quân thời gian chim đẻ một lứa là 8,2 tháng. Vì các hộ nuôi giống chim công nghiệp nên tỷ lệ đẻ trứng rất cao, tỷ lệ chim đẻ trứng bình quân là 84,6%, theo các hộ điều tra tỷ lệ chim đẻ trứng lúc cao nhất đạt 90 - 95%. Qua bảng số liệu ta thấy cứ một con/ lứa nuôi thì các hộ thu được 208 trứng. BQ một lứa nuôi mỗi hộ thu được 851.344 trứng, đây là một số lượng trứng đáng kể cho các hộ điều tra. 3.2.3 Chi phí sản xuất nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra Bảng 6: Chi phí nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra ở Thủy Dương(tính BQ 1000 con/lứa) Đơn vị tính: 1000 đ Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Chi phí trung gian (IC) 60.200,00 93,44 - Giống 760,00 1,18 - Thức ăn 57.920,00 89,90 - Thuốc phòng dịch bệnh 450,00 0,70 - Thuốc bổ 130,00 0,20 - Chi tiền điện 430,00 0,67 - Chi tiền nước 30,00 0,05 - Chi sửa chữa chuồng trại hằng năm 480,00 0,74 1. Khấu hao chuồng trại 550,00 0,85 2. Chi lao động GĐ 3.680,00 5,71 TỔNG CHI PHÍ (TC) 64.430,00 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra) Chi phí thức ăn: Chi phí thức ăn tính cho 1000 con/lứa nuôi là 57.920.000 đồng chiếm 89,90 %, thức ăn cho chim cút lấy trứng 100 % là thức ăn công nghiệp, không có thức ăn tự chế, chính vì vậy chi phí thức ăn cao và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí Chi phí giống: Chi phí giống tính cho 1000 con/lứa là 760.000 đồng chiếm 1,18% trong tổng chi phí, các hộ điều tra mua giống ở An Hòa là chủ yếu, một vài hộ lấy giống ở Kim Long và Hương Sơn. Giá giống giao động từ 700đ - 1000đ/con, giá giống bình quân 760 đồng/con. Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh: Chi phí phòng trừ dịch bệnh tính cho 1000 con/lứa là 450.000 đồng, chi phí cho phòng trừ dịch bệnh không nhiều chỉ chiếm 0,70% trong tổng chi phí. Bình quân 1 tháng thú y sẽ đi bơm thuốc khử trùng, tiêu độc 1-2 lần với mỗi lần bơm 20.000 - 25.000 đồng. Chi phí thuốc bổ: Chi phí thuốc bổ tính trên 1000 con/ lứa là 130.000 đồng chiếm 0,20% trong tổng chi phí Chi tiền điện: Chi phí điện tính cho 1000 con/ lứa là 430.000 đồng chiếm 0,67% trong tổng chi phí. Chi tiền điện chủ yếu là để sưởi ấm cho chim con khi mới mua về, sưởi ấm cho chim vào mùa đông. Chi tiền nước: Chi phí tiền nước tính cho 1000 con/ lứa là 30.000 đồng, trong cơ cấu của tổng chi phí thì chi cho tiền nước ít nhất chỉ chiếm 0,05%. Chi cho tiền nước ở đây chủ yếu là các hộ mua nước máy về cho chim uống. Chi sửa chữa chuồng trại hằng năm: Hằng năm các hộ đều bỏ ra một khoản để sửa chữa chuồng trại, chủ yếu la tu sửa các lồng, thay luới. Khoản chi này tính cho 1000 con/lứa năm 2008 là 480.000 đồng, chiếm 0,74% trong tổng chi phí. Chi phí khấu hao chuồng trại: Hằng năm các hộ nuôi chim chi một khoản khấu hao, khoản này tính cho 1000 con/ lứa là 550.000 đồng chiếm 0,85% trong tổng chi phí. Chi lao động gia đình: Các hộ nuôi chim cút chủ yếu là tận dụng lao động gia đình, trong số 30 hộ điều tra không có hộ nào thuê lao động. Khoản này tính cho 1000 con/lứa là 3.680.000 đồng, chiếm 5,71% trong tổng chi phí. Một ngày mỗi lao động làm khoảng 4 tiếng, chủ yếu là vào sáng sớm để thu gom trứngvà cho chim ăn. 3.2.4 Kết quả và hiệu quả nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra Bảng 7: Kết quả và hiệu quả nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra ở Thủy Dương (tính BQ 1000 con / lứa) Chỉ tiêu ĐVT Giá trị 1. Giá trị Sản xuất (GO) 1000đ 79.355,50 - Từ trứng 1000đ 70.720,00 - Từ chim xả 1000đ 8.635,50 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 60.200.00 3. Giá trị Gia tăng (VA) 1000đ 19.155,50 4. Khấu hao chuồng trại 1000đ 550,00 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 18.605,50 6. GO/IC Lần 1,32 7. VA/IC Lần 0,32 8. MI/IC Lần 0,31 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2009) 3.3 Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút của các hộ điều tra Bảng 8: Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm trứng cút Thủy Dương - Hương Thủy - Thừa Thiên Huế. . 3.3 Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút của các hộ điều tra Bảng 8: Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm trứng cút ở xã Thủy. trường CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CHIM CÚT LẤY TRỨNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM TRỨNG CHIM CÚT Ở XÃ THỦY DƯƠNG 3.1 Thực trạng nuôi chim cút và

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 5: Sản lượng trứng của các hộ điều tra năm 2008 (Tính BQ/hộ/lứa) - Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

Bảng 5.

Sản lượng trứng của các hộ điều tra năm 2008 (Tính BQ/hộ/lứa) Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 4: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra - Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

Bảng 4.

Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 6: Chi phí nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra ở xã Thủy - Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

Bảng 6.

Chi phí nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra ở xã Thủy Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 7: Kết quả và hiệu quả nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra ở - Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

Bảng 7.

Kết quả và hiệu quả nuôi chim cút lấy trứng của các hộ điều tra ở Xem tại trang 10 của tài liệu.
Từ bảng 8 ta thấy, hộ nuôi chim bỏ ra 97,43% trong tổng chi phí gia tăng tính cho 1000 trứng cút, trong khi đó giá trị gia tăng mà họ tạo ra chiếm 61,70% trong tổng giá trị gia tăng - Chuỗi giá trị sản phẩm trứng chim cút tại xã thủy dương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế’’

b.

ảng 8 ta thấy, hộ nuôi chim bỏ ra 97,43% trong tổng chi phí gia tăng tính cho 1000 trứng cút, trong khi đó giá trị gia tăng mà họ tạo ra chiếm 61,70% trong tổng giá trị gia tăng Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan