So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009 2010 tại trại giống cây trồng nam phước huyện duy xuyên tỉnh quảng nam

55 649 0
So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009 2010 tại trại giống cây trồng nam phước huyện duy xuyên tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Cây đậu tương (Glycine max L) còn gọi là cây đậu nành là một loại cây trồng đã có từ lâu đời,được xem là loại “cây kì lạ”, “vàng mọc từ đất” …Sở dĩ đậu tương được người ta đánh giá cao như vậy chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó. Hạt đâu tương có thành phần dinh dưỡng rất cao,hàm lượng protein trung bình 18-20%, giàu nguồn sinh tố muối khoáng .Đậu tương là loại cây duy nhất mà giá trị của nó đánh giá đồng thời cả protit lipit.Protêin của cây đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong các loại prôêin của thực vật-Hàm lượng prôtêin từ 38-40% là cao hơn ở cá, thịt cao gấp hai lần hàm lượng prôtêin có trong các loại đậu khác.Vì thế mà khi nói giá trị của prôtêin trong cây đậu tương cao là nói đến hàm lượng lớn của nó cả sự đầy đủ cân đối của các loại axit amin cần thiết. Prôtêin của cây đậu tương dễ tiêu hoá hơn thịt không có các hành phần tạo colesteron. Ngày nay người ta mới biết thêm nó có chứa chất lixethin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức ,tăng thêm trí nhớ tái sinh các mô, làm cứng xương tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra hạt đậu tương còn có hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu khác nên được coi là cây cung cấp dầu thực vật được ưa chuộng.Dùng dầu đậu tương thay mỡ động vật có thể tránh được xơ vỡ động mạch. Trong hạt đậu tương có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng các loại vitamin PP, A, E, K, D, C…và các loại muối khoáng khác. Do đó mà từ hạt đậu tương người ta có thể chế biến ra trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn bằng phương pháp cổ truyền,thủ công hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men…như làm giá bột tương,đậu hủ,chao sữa đậu nành,… đến các sản phẩm cao cấp khác như: Ca phê, đậu tương, sôcola, bánh kẹo…Ngay như ở nước ta hằng năm cung cấp một phần nhu cầu chất đạm cho người gia súc thông qua các món ăn truyền thống, hiện đại cho những người ăn chay. Đậu tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt đen có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày ruột. 1 Đậu tương có tác dụng tích luỹ đạm từ khí trời cung cấp đạm cho đất. Nhờ sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với bộ rễ.Trong điều kiện thuận lợi các vi khuẩn nốt sần này có thể tích luỹ được một lượng đạm tương đương từ 2- 25kg/ha.do vậy có thể nói mỗi nốt sần như một “nhà máy phân đạm tí hon”,bởi vậy nên trồng đậu tương không những tốn ít phân đạm mà làm cho đất tốt lên,có tác dụng tích cực trong việc cải tạo bồi dưỡng đất.[4] Với quan niệm đậu tương Việt Nam giá thành cao, sản xuất không có lại, từ trước đến nay, để có nguồn thức ăn cho chăn nuôi rẻ, Việt Nam khuyến khích nhập khẩu đậu tương. Từ vị trí là nước xuất khẩu đậu tương trong các năm 80, Việt nam đã trở thành nước nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn, ngày càng phụ thuộc đậu tương nước ngoài. Theo số liệu của cục chăn nuôi, năm 2006 dã nhập 1,5 triệu tấn khô dầu đậu tương-quy ra thành 2 triệu tấn khô dầu đậu tương hạt để chế biến 6,6 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, trong khi giá khô dầu đậu tương,ngô ngày càng tăng 60-70% so với trước, đã đẩy giá thức ăn tăng chăn nuôi tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm gần đây.Với quan điểm Việt Nam không có lợi thế phát triển đậu tương, từ 3 năm nay, nhà nước đã khuyến khích nhập khẩu đậu tương hạt với mức thuế thấp 5%, khô dầu đậu tương 0% để đáp ứng nhu cầu đậu tương thực phẩm cho người,diện tích đậu tương nước ta năm 2005 vẫn tăng 12% so với năm 2004, xu hướng trồng đậu tương ngày càng tăng chứng tỏ trồng đậu tương vẫn có lãi so với cây trồng khác.[7] Từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh khả năng sinh trưởng phát triển năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009-2010 tại trại giống cây trồng Nam Phước huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam”. 1.2.Mục đích của đề tài. -Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương. -Đánh giá năng suất của các giống đậu tương. -Xác định các giống đậu tươngnăng suất cao,thích nghi với điều kiện sinh thái ở tỉnh Quảng Nam. -Nhân rộng giống trồng ở các vùng xung quanh. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 2.1.1 cơ sở lý luận “Giống là một quần thể cây trồng do con người sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Quần thể cây trồng đó có đặc điểm kinh tế, sinh học các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh thái khác nhau với điều kiện kĩ thuật phù hợp”. [5] Giốngmột tư liệu sản xuất sống nên không thể tách rời với điều kiện ngoại cảnh của những khu vực nhất định.Tất cả các đặc trưng đặc tính của giống phải chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh nhất định mới biểu hiện ra được. Ở mỗi nơi, mỗi khu vực, do có những điều kiện ngoại cảnh khác nhau nên có những yêu cầu về các giống khác nhau. Giống cần phải thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu, canh tác của địa phương mới có thể cho năng suất cao ổn định. Giống tốt ở nơi này có thể không tốt ở nơi khác. Tính chất khu vực của giống thể hiện rất rõ. Chính vì vậy mà giống được xem là tài sản quốc gia, lúc nhập nội hoặc chọn tạo giống cần phải chọn tạo được những giống thích hợp với từng khu vực nhất định. [5] 2.1.2 Cơ sở thực tiễn Ở Quảng Nam những năm gần đây diễn biến thời tiết phức tạp khó lường, nắng nóng nhiều, dẫn đến hạn, thiếu nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây năng suất đậu tươngQuảng Nam không ổn định, mà nguyên nhân là các giống địa phương do trồng trọt trong những điều kiện không tốt như thiếu phân, chăm sóc không cẩn thận, thiếu chọn lựa, bồi dưỡng nên năng suất thường không cao một giống biểu hiện thoái hóa đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng. Tình hình trên gây ra rất nhiều khó khăn cho nông nghiệp nhất là ngành trồng trọt, ảnh hưởng đến thu nhập tác động đến môi sinh môi trường. Để góp phần giải quyết vấn đề mong đợi cho người nông dân ở Quảng Nam nói riêng cho khu vực Duyên hải Nam Trung bộ nói chung thì việc chọn 3 lựa, cung ứng đủ nguồn giống, nâng cao hơn nữa chất lượng giống cây trồng đưa vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng là vấn đề cấp thiết.[8] 2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất đậu tương trên thế giới 2.2.1 Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 23 quốc gia chấp nhận việc trồng cây biến đổi gen. Sau 11 năm triển khai, từ 1 triệu ha ban đầu tới năm 2007 thì tổng diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới là 114,3 triệu ha. Trong đó, đậu tươngcây biến đổi gen chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích cây biến đổi gen trên toàn thế giới (60%); sau đó đến ngô (22%) bông vải (11%). Có rất nhiều nhà khoa học nghiên cưú về cây đậu tương những đóng góp đó đã đưa cây đậu tương nâng cao được năng suất, sản lượng, diện tích lên rất nhiều ở các nước trồng đậu tương. Nghiên cứu về chiều cao cây: Phần lớn các giống đậu tương có chiều cao cây khoảng 1m. Chiều cao không phải là yếu tố quan trọng trong chương trình tạo giống đậu tương, trừ trường hợp giống tạo ra cần cho một môi trường xác định. [1] Heatherly (1984) cho thấy trong những năm khô hạn, đậu trồng ở khoảng cách hàng hẹp có tưới nước cho năng suất cao hơn so với đậu trồng ở khoảng cách hàng rộng có tưới. Tuy nhiên những năm ẩm ướt hoặc hơi khô khoảng cách hàng không có ảnh hưởng đến năng suất đậu có tưới.[3] Taylorvà cộng sự (1982) đã nhận thức nước tưới đã làm tăng diện tích lá, chiều cao cây, số đốt trên thân, tốc độ sinh trưởng không ảnh hưởng đến năng suất. Đậu hàng cách hàng 25cm có năng suất cao hơn khi trồng hàng cách hàng 1m. Sử chênh lệch này do sử dunghj ánh sáng khác nhau ở giai đoạn hạt phát triển. [1] Lutz jones (1975) nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón (vôi, kali, lân) nguyên tố vi lượng tới năng suất chất lượng đậu tương. Kết quả thu được hằng năm nước tưới đã tăng năng suất đậu tương tới 22%. Hai năm đầu phân lân không ảnh hưởng đến năng suất nhưng năm thứ ba năng suất đã giảm 4 do không bón phân lân kali.Phân bón không ảnh tới lượng dầu protein trong hạt. Nước tưới có ảnh hưởng ít tới lượng dầu protein trong hạt. Không có tương tác giữa nước tưới, phân bón với năng suất hàm lượng dầu protein. Máton (1964) cũng cho thấy không có tương tác giữa nước tưới, phân bón đối với năng suất hạt trên đất cát pha.[1] Người ta thường chú ý đến ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa, làm quả,phát triển hạt hơn so với ảnh hưởng của quang chu kì. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của sự tương tác giữa hai yếu tố đến sự ra hoa làm quả. Thomas Raper (1977) thí nghiệm trên giống ransom, trồng ở nhiệt độ ngày đêm16/22 0 c 22/18 0 c cho hoa quả nhiều hơn ở nhiệt độ 30/26 0 c 18/14 0 c .Ở nhiệt độ 30/26 0 c 18/14 0 c quả hình thành ít mặc dầu hoa rất nhiều,chứng tỏ nhiệt độ cao thấp đã dẫn tới hoa rụng nhiều. Ở nhiệt độ trung bình cây có nhiều đốt, nhiều hoa nhiều số quả/đốt. Tương tự, giống cảm quan ra hoa chậm cũng sinh nhiều đốt, cành, tăng số quả tăng năng suất. (patteson cộng sự, 1977).[1] Một số đặc tính hạt cũng ảnh hưởng tới chất lượng của chúng. Hạt có kích thước nhỏ có chất lượng cao hơn hạt có kích thước lớn (Singh, 1976; Tekrony cộng sự 1984). 2.2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới Đậu tươngcây lấy hạt, câydầu quan trọng bậc nhất của thế giới, đứng hàng thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước ngô. [4] Diện tích đậu tương tập trung chủ yếu ở hai châu: Châu Mỹ là 33.960.000ha.Năng suất bình quân đạt 25,17 tạ/ha. Châu Á trồng 16.500.000ha, trong đó Trung Quốc có diện tích lớn nhất là 9.400.000ha, năng suất đạt 13,50 tạ/ha. Hiện nay những nước có năng suất cao trên diện tích hẹp đạt 50 tạ/ha tại Mỹ, Braxin. Các điển hình năng suất cao này nhờ tiến bộ trong công tác giống sự thâm canh đồng bộ. Sản lượng đậu tương thế giới tập trung 4 quốc gia: Mỹ (52%), Braxin (17%), Achentina (10%),Trung Quốc (9%) . Bốn nước này chiếm 88% tổng sản lượng, phần còn lại tập trung ở các nước như: Canada, Ấn Độ, Indonexia, Nhật 5 Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mexico, Paraguay, Rumania, Nga ( tài liệu của Yeong Ho Lee) Sản lượng dầu đậu tương có liên quan chặt chẽ đến thị trường dầu hạt có dầu trên thế giới vì trong 9 loại dầu hạt có dầu trên thị trường thế giới thì dầu đậu tương thường chiếm từ 68-70% tổng sản lượng đầu hạt có dầu.[2] Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số nước trên thế giới. Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Mỹ 28,83 30,19 30,56 28,91 29,03 232,31 83,67 87,66 70,70 Braxin 22,94 22,04 20,64 22,30 23,79 28,19 51,18 52,46 58,19 Achentina 14,03 15,09 16,10 27,28 26,8 0 28,26 38,30 40,46 45,50 TrungQuố c 9,59 9,10 8,9 17,04 17,03 17,52 16,35 15,50 15,60 Việt Nam 0,20 0,18 0,28 14,34 13,89 14,64 0,29 0,25 0,41 Ấn Độ 7,70 8,33 8,55 10,73 10,62 11,03 8,27 8,85 9,43 Nhật Bản 0,13 0,14 0,15 16,79 16,14 15,66 0,22 0,22 0,23 Hàn Quốc 0,10 0,09 0,09 17,39 17,33 16,88 0,18 0,15 0,15 Thế Giới 92,4 3 94,9 2 94,8 9 23,1 7 23,4 2 22.77 21,4 2 22,2 4 21,61 Nguồn: FAOSTTAT, 2008 Từ bảng 2.1 cho ta thấy diện tích đậu tương thế giới từ 2005-2006 tăng lên nhanh nhưng đến 2007 thì giảm xuống.Về năng suất sản lượng năm 2005- 2006 tăng nhưng đến 2007 thì giảm xuống. Nhìn chung đậu tương thế giới đạt cao nhất là năm 2006 về cả diện tích,năng suất sản lượng. Tổng sản lượng đậu tương thế giới năm 2008/09 dự báo sẽ đạt 237,36 triệu tấn, tăng 8,76% so với 218,23 triệu tấn của năm2007/08 tăng 236,56 6 triệu tấn so với của năm 2006/07.Trong đó, sản lượng của các nước dự báo đạt (đơn vị:triệu tấn): Mỹ 80,9; braxin 62,5; Achentina 59,5; Trung Quốc 16,0; Ấn Độ 9,1; Paragoay 7,2; Canada 3,1 các nước khác 9,1. Tổng xuất khẩu đậu tương thế giới dự báo đạt 75,67 triệu tấn trong năm 2008/09, giảm nhẹ so với 75,58 triệu tấn xuất 2007/08. Trong đó, xuất khẩu của một số nước sẽ đạt (đơn vị: triệu tấn): Braxin27,5; Mỹ 27,22; Achentina 12,9; Paragoay 4,58.Tổng dự trữ đậu tương thế giới cuối niên vụ 2008/09 dự báo đạt 49,28 triệu tấn so với 49,25 triệu tấn của cuối niên vụ 2007/08. Tổng sản lượng dầu đậu tương thế giới năm 2008/09 dự báo đạt 38,66 triệu tấn, tăng nhẹ so với 38,05 triệu tấn của năm2007/08 tăng so với 36,43 triệu tấn của năm 2006/07.Tổng xuất khẩu dầu đậu tương trên thế giới dự báo sẽ đạt 10,68 triệu tấn trong năm2008/09 so với 10,52 triệu tấn của năm 2007/08. (oilssêds: WM&T, august 2008). Diện tích gieo trồng của Braxin 2008/09 dự báo sẽ đạt kỉ lục 22,0 triệu ha, điều chỉnh giảm 500ha so với dự báo năm 2008,song tăng 700ngàn ha (3%) so với diện tích 2007/08. Sản lượng đậu tương của Braxin năm 2008/09 dự báo sẽ đạt kỉ lục 62,5 triệu tấn điều chỉnh giảm 1,5 triệu tấn (2,34%) so với sản lượng 2007/08.Năng suất dự báo dạt 2,85 triệu tấn/ha, giảm nhẹ so với 2,86 tấn/ha của năm 2007/08. [12] 2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống đậu tương tại Việt Nam 2.3.1 Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đậu đỗ-Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam là đơn vị đầu mối, thiết lập nên mạng lưới nghiên cứu đậu đỗ trong cả nước. Các đơn vị tham gia vào chương trình nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ ngày được mở rộng,đó là Viện Di truyền Nông nghiệp ,Viện cây lương thực cây thực phẩm,Viện bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu Ngô, viện nghiên cứu Nông nghiệp miền Nam, Viện nghiên cứu dầu thực vật… Kết quả nghiên cứu cũng ngày một được cải tiến, đa dạng hơn về khoa học công nghệ. 7 Do điều kiện sinh thái nhu cầu sử dụng bộ giống đậu tương khác nhau nên định hướng chọn tạo giống cũng luôn thay đổi để phù hợp với sản xuất. Trong thời gian qua công tác chọn tạo giống đã tập trung vào các mục tiêu như: Giống có tiềm năng cho năng suất cao phù hợp với những vùng có khả năng đầu tư thâm canh, giốngkhả năng cho năng suất thích ứng rộng, chống chịu khá phục vụ cho các vùng khó khăn ; giống có chất lượng hạt tốt phục vụ cho xuất khẩu, giống có hàm lượng dầu cao phục vụ cho chương trình sản xuất dầu thực vật… Về nghiên cứu tập đoàn phục vụ cho công tác chọn tạo giống; trong vòng 20 năm qua đã thu thập, nhập nội trên 5000 mẫu giống đậu tương trong đó có 300 mẫu giống địa phương. Đã khảo sát, đánh giá 4188 mẫu dòng/giống đậu tương chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng toàn liên bang Nga mang tên Valilop (VIR), ngoài ra có một số ít mẫu giống nhập từ trung tâm Nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (AVRDC), ÚC, Nhật, Mỹ Viện cây trồng nhiệt đới quốc tế (IITA). Phân lập các dòng giống có các tính trạng đặc biệt khác nhau như: Thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn, (JS4, LS8), chịu rét (Mellrose), kháng bệnh gỉ sắt (Biên Hoà 2), khối lượng nhạt lớn 360g/1000 hạt giới thiệu cho công tác cải tiến giống. [11] Tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nam Trung Bộ công tác khảo nghiệm, sản xuất thử những giống cây trồng mới trong đó có cây đậu tương. Các giống được đánh giá, lựa chọn những giống thích nghi với đất đai, khí hậu, sinh thái trong tỉnhnăng suất cao, chất lượng tốt đồng thời chọn lọc, phục tráng những giống tốt những giống đã bị thoái hoá để đưa vào cơ cấu giống sản xuất. Các giống mới chủ yếu là 3 nhóm chính: Nhóm cho vụ Xuân Đông gồm các giống: AK03, AK04, AK05, VX92, VX93, ĐT92, ĐT2000, DN42, TL57, DT90, DT96, Đ98-04… Các giống này có phạm vi thích nghi hẹp, chủ yếu cho vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc, ít thích hợp cho các tỉnh phía Nam; Nhóm giống chuyên cho vụ Hè Thu: M103, ĐT80, MĐT176, HL2; Nhóm giống cho 3 vụ/năm: ĐT84, ĐT93, AK06, ĐT12. Tuy nhiên, dù chủng loại giống đậu tương trong sản xuất khá nhiều, song giống đột phá về năng suất còn ít. [13] 8 Một nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu mới đang được tiến hành tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng năng suất đậu tương Việt Nam TS Trần Thị Cúc Hoà cho biết, sử dụng giống biến đổi gen sẽ giúp tăng năng suất giảm chi phí sản xuất. Được thực hiện trên 4 giống đậu tương là MĐT176, HL202, Maverck William82 trong đó có 2 giống đang trồng ở Việt Nam. Kết quả, trong 91 giống đã xác định được các giống có tiềm năng sử dụng trong chuyển nạp gen đậu tương (gồm 5 giống đậu tương đang trồng ở Việt Nam 3 giống nhập nội). Nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu ở Việt Nam đặc biệt có ý nghĩa trong việc chọn tạo các giống đậu tương biến đổi gen ở Việt Nam, góp phần làm giảm lựơng thuốc trừ sâu cần sử dụng (bảo vệ môi trường làm giảm chi phí sản xuất). [13] Các thành tựu về nghiên cứu chọn tạo giống kỹ thuật canh tác đậu đỗ Trong hai thập kĩ qua đã góp phần nâng cao vị thế của việt Việt Nam với các tổ chức nghiên cứu quốc tế về đậu đỗ, mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan nghiên cứu quốc tế được duy trì mở rộng như:ICRIASAT, AVRDC, TARI, ACIAR, Đại học tổng hợp Illinois, Missouri, các Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện nghiên cứu cây trồng Quảng Đông, Viện nghiên cứu lạc tỉnh Sơn Đông, Viện nghiên cứu câydầu ở Hồ Bắc), Liên Bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc… [11] 2.3.2.Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây đậu tương đã được phát triển rất sớm ngay từ khi nó còn là một cây hoang dại, sau được thuần hoá trồng như một cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao-Vai trò của cây đậu tương nước ta hiện nay cũng như những năm tới chủ yếu là nhằm giải quyết vấn đề đạm cho người gia súc, thay thế một phần bột cá thoả mãn một phần nhu cầu thực vật rồi sau đó mới đến xuất khẩu. [4] Niên giám thống kê 2008 cho thấy: năm 2000 diện tích trồng đậu tương là 124,1 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 12,0 tạ/ha sản lượng đạt được là 149,3 nghìn tấn đậu tương, đến năm 2005 diện tích tăng lên 204,1 nghìn ha 9 năng suất bình quân đạt được là 14,3 tạ/ha (năng suất cao nhất trong khối ASEAN bằng 66,5% so với năng suất bình quân của thế giới), sản lượng đạt được là 292,7 nghìn tấn. Như vậy sau 5 năm, diện tích đậu tương cả nước đã tăng 80,0 nghìn ha (tăng 64,5%), năng suất bình quân tăng 2,3 tạ/ha (tăng 19,2%) sản lượng tăng 143,4 nghìn tấn (gần gấp 2 lần). Từ năm 2006 đến 2008 diện tích có biến động giảm do điều kiện thiên tai ảnh hưởng (bão, úng ), sau đó có xu hướng lại tăng dần, nhưng sản lượng đậu tương của cả nước vẫn tương đối ổn định. Điều đó cho thấy khoa học công nghệ mới về giống kỹ thuật canh tác đối với cây đậu tương của nước ta đã có ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Tuy vậy, sản lượng đậu tương trong nước cũng mới chỉ đáp ứng đủ cho khoảng 15% nhu cầu tại chỗ. Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sả lượng đậu tương tại việt Nam qua một số năm. Chỉtiêu Năm Diện Tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 124,1 11,4 149,3 2001 140,3 12,0 173,7 2002 158,6 12,4 205,6 2003 165,6 13,0 219,7 2004 183,8 13,3 245,9 2005 204,1 14,3 292,7 2006 185,6 13,9 258,1 2007 190,1 14,5 275,5 Niên giám thống kê,2008 Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích diện tích, năng suất sản lượng của cây đậu tương ở Việt Nam.Về diện tích năm 2000 đến 2007 tăng lên 66 nghìn ha. Năng suất tăng 3,1 tạ/ha, sản lượng tăng 162,2 nghìn tấn. Năm 2005 đạt mức cao nhất về sản lượng nhưng đến năm 2006 thì lại giảm xuống khá nhanh năm 2007 thì có sự tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn năm 2005. Nhìn chung năng suất 10

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan