Nghiên cứu và thiết kế trạm bơm chống hạn tại xã hương long, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

48 680 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên cứu và thiết kế trạm bơm chống hạn tại xã hương long, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước chúng ta đang trên đà hội nhập phát triển, Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đang đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn đang là nước nghèo, lạc hậu so với thế giới. Do đó nền nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Để có thể vực dậy nền kinh tế đang kém phát triển hiện nay, phải bắt đầu từ nền nông nghiêp. Có thể nói nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước. Đối với với sản xuất nông nghiệp thì vấn đề tưới tiêu là không thể thiếu. Như ông cha đã từng nói” nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” như vậy, ta cũng có thể thấy yếu tố nước là yếu tố quan trọng hàng đầu để có năng suất cao chất lượng tốt. Làm thế nào để có một hệ thống tưới tiêu hợp lí trong mùa hạn là một vấn đề cực kì quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đó cũng là thực trạng đang tồn tại ở nền nông nghiệp Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là thường xuyên bị hạn hán, nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ nguyên nhân đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thiết kế trạm bơm chống hạn tại Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm nộ dung báo cáo tốt nghiệp của mình. 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN, MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm trong hệ thống thuỷ lợi 2.1.1. Khái niệm về máy bơm, phân loại máy bơm Máy bơm là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài ( cơ năng, điện năng, thủy năng vv ) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống. Người ta chia máy bơm ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như: nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm . Trong đó thường dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm này máy bơm được chia làm hai nhóm: Bơm động học và bơm thể tích. *Bơm động học: Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được nhận năng lượng liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến cửa ra của bơm. Loại máy bơm này gồm có những bơm sau : - Bơm cánh quạt (gồm bơm: li tâm, hướng trục, cánh chéo): Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác (BXCT) sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là cột nước ) và hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước khác; - Bơm xoắn: Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được năng lượng để tạo dòng chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người ta dùng máy bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa . ; 2 - Bơm tia: Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động năng lớn phun vào buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dùng trong thi công; - Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua lại với tầng số cao gây nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút đẩy chất lỏng. Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và giếng mỏ; - Bơm khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao. Loại bơm này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng; - Bơm nước va ( bơm Taran ): Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để đưa nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi. - Bơm thể tích: Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của buồng công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Bơm này có những loại sau: - Bơm pít tông: Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong buồng công tác để hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp; - Bơm rô to: Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi phần quay của bơm để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía, bơm pít tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng nước . Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp; 3 Ngoài ra còn có rất nhiều loại bơm động học và bơm thể tích khác được sử dụng trong thực tế sản xuất và đời sống, sinh viên có thể tham khảo trong các tài liệu về máy bơm được xuất bản trong và ngoài nước. 2.1.2 Các thông số năng lượng vùng sử dụng bơm Thông số năng lượng chính của máy bơm là những số liệu chủ yếu biểu thị đặc tính cơ bản của máy bơm bao gồm: lưu lượng Q, cột nước H, công suất N, số vòng quay n và độ cao hút nước. Những thông số này nhà máy chế tạo bơm đã ghi sẵn trên nhãn hiệu máy. Sau đây là những thông số chính: a. Lưu lượng Q Lưu lượng Q là thể tích khối chất lỏng được máy bơm bơm lên trong một đơn vị thời gian ( l/s, m 3 /s, m 3 / h ). Thể tích có thể là m 3 hoặc lít, còn thời gian có thể tính là giây (thường đối với máy bơm lớn), hoặc giờ (thường dùng đối đối với máy bơm nhỏ hoặc thường dùng lưu lượng cho toàn trạm) b. Cột nước H Cột nước là năng lượng mà máy bơm truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng qua nó. Năng lượng đó bằng hiệu số năng lượng đơn vị của chất lỏng ở cửa ra và cửa vào của bơm: 4 c. Công suất N Trên nhãn hiệu máy bơm thường ghi công suất trục máy bơm. Đó là công suất động cơ truyền cho trục của máy bơm N : N = 9,81QH (kW) T T là hiệu suất của máy bơm. Ngoài công suất trục máy bơm còn có công suất thực tế máy bơm truyền cho chất lỏng để nâng một lưu lượng Q (m 3 /s) lên một độ cao H(m ) gọi là công suất hữu ích N hi : N hi = 9,81QH, (kW) d. Hiệu suất T (%) Máy bơm nhận công suất trục do động cơ truyền tới N, nhưng một phần công suất này bị tiêu hao trong lúc máy bơm chuyển vận, phần còn lại mới là công suất truyền trực tiếp cho chất lỏng. e. Số vòng quay n ( v/p ) n là số vòng quay của máy bơm trong một phút Độ cao chân không ( Hck ) và độ dự trữ h ( ∆khí thực ) Dùng để biểu thị tính năng hút nước và vấn đề an toàn khí thực của bơm sẽ được đề cập cụ thể sau này. Máy bơm cần phải vận hành ở chế độ có hiệu suất gần với giá trị cực đại. Bơm được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân: cung cấp nước cho vùng thiếu nước và đưa nước lên khu khống chế tưới tự chảy, bơm tiêu nước cho vùng bị ngập, hạ mực nước ngầm v.v Trong lĩnh vức tưới tiêu, bơm cánh quạt được dùng rộng rãi. Việc sử dụng đúng loại máy bơm cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm đáng kể chi phí năng lượng tiêu thụ vận 5 hành máy bơm. Vì vậy khuyên dùng các loại máy bơm theo biểu đồ Hình 2-2 sau đây: Hình2.2.Vùng sử dụng các loại máy bơm I- Bơm pít tông, II- Bơm li tâm, III- Bơm hướng trục, IV- Bơm xoắn, bơm tia, bơm rung . 2.1.3. Tổ máy bơm trạm bơm a. Tổ máy bơm trạm bơm Máy bơm, động cơ kéo bơm và các thiết bị để truyền công suất từ động cơ đến máy bơm hợp lại thành " tổ máy bơm ". Tổ máy bơm được nối với các ống hút và ống đẩy tạo thành tổ hợp " thiết bị bơm ". Trên ống hút và ống đẩy có thể trang bị khống chế điều chỉnh nó như: các van điều tiết, van một chiều, bệ lắp . và các dụng cụ đo như: chân không kế, áp kế, lưu lượng kế . 6 Trạm bơm là tập hợp các công trình và các thiết bị bơm tạo thành Trong trạm bơm thông thường bố trí một số thiết bị bơm với khả năng đóng mở theo yêu cầu về lưu lượng nước cần bơm. Trạm bơm cũng có thể gồm chỉ một thiết bị bơm đơn lẻ đặt trên giá đỡ di động hoặc đặt trên phao có kèm theo thiết bị khởi động và điều chỉnh chế độ công tác của tổ máy bơm. Trạm bơm được phân loại theo những đặc điểm sau: theo công dụng của trạm, theo lưu lượng, theo vị trí bố trí tương đối so với nguồn lấy nước ( lấy nước bờ, lấy nước lòng sông, lấy nước kênh chính, trạm bơm cố định, trạm bơm di động ), theo đặc điểm công trình ( lấy nước dưới sâu, lấy nước mặt, kết hợp hoặc không kết hợp giữa công trình lấy nước và tháo nước ) v.v Hình 1 - 3. Sơ đồ trạm bơm 1- Nguồn nước; 2- Công trình lấy nước; 3, 8-Kênh dẫn và tháo nước; 4- Bể tập trung nước; 5- Nhà máy bơm; 6- Ốnng đẩy; 7- Bể tháo. Trạm bơm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể được chia ra những loại: trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu, trạm bơm cấp nước nông thôn, trạm bơm tiêu nước mưa, trạm bơm hạ mực nước ngầm, trạm bơm phục vụ chăn nuôi v.v 7 b) Khái niệm chung về hệ thống công trình trạm bơm Hệ thống công trình trạm bơm là tổ hợp các công trình thủy công và các trang thiết bị cơ điện . nhằm đảm bảo lấy nước từ nguồn nước, vận chuyển và bơm nước đến nơi sử dụng hoặc cần tiêu nước thừa ra nơi khác. Các thành phần công trình của hệ thống trạm bơm. Hình 2.3. Sơ đồ bố trí hệ thống các công trình trạm bơm. - Công trình cửa lấy nước 1, lấy nước từ nguồn ( lấy từ sông, hồ, kênh dẫn . ) - Công trình dẫn nước 2, có nhiệm vụ đưa nước từ cửa lấy nước về bể tập trung nước trước nhà máy bơm. Công trình dẫn nước có thể là kênh dẫn, đường ống dẫn hoặc xi phông. Trên công trình dẫn có thể có bể lắng cát 3 - Bể tập trung nước 4 nằm trước nhà máy bơm, nó có nhiệm vụ nối tiếp đường dẫn với công trình nhận nước (bể hút) của nhà máy sao cho thuận dòng. - Công trình nhận nước 9 (bể hút) lấy nước từ bể tập trung và cung cấp nước cho ống hút hoặc ống tự chảy vào máy bơm. - Nhà máy bơm 5, đây là nơi đặt các tổ máy bơm và các thiết bị phụ cơ điện. - Đường ống áp lực (ống đẩy) 6, đưa nước từ máy bơm lên công trình tháo 7 8 - Công trình tháo 7 (bể tháo) nhận nước từ ống đẩy, làm ổn định mực nước, phân phối nước cho kênh dẫn 8 hoặc công trình nhận nước . Thành phần các công trình của trạm, vị trí và hình thức kết cấu của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : mục đích sử dụng của trạm bơm, lưu lượng, cột nước, điều kiện tự nhiên (địa hình nơi đặt, giao động mực nước thượng hạ lưu, lượng dòng chảy rắn, điều kiện địa chất công trình, tình hình vật liệu địa phương), việc cung cấp kỹ thuật thi - công xây lắp v.v mà quyết định. Ví dụ, khi dòng nước ít bùn cát hoặc độ lớn hạt không nguy hiểm cho máy bơm thì không cần xây bể lắng cát, khi cột nước cần bơm rất thấp, mực nước bể tháo rất ít giao động thì có thể không cần xây ống đẩy mà xây bể tháo liền vào sát nhà máy v.v c. Phân loại trạm bơm Việc phân loại trạm bơm có rất nhiều cách dựa vào các căn cứ sau: Phân theo mục đích sử dụng của trạm bơm: - Trạm bơm tưới, mục đích làm việc của nó là cung cấp nước tưới cho nông nghiệp - Trạm bơm tiêu, mục đích của nó là đưa nước thừa vào vùng nhận nước tiêu - Trạm bơm tháo nước,nhằm chuyển nước mưa,nước sinh hoạt và nước công nghiệp - Trạm bơm cấp nước nông thôn, nhằm cấp nước cho các hộ dùng nước nông thôn Phân loại theo sơ đồ bố trí hệ thống các công trình của trạm: - Bố trí kết hợp hay riêng biệt giữa nhà máy và công trình lấy nước ; - Bố trí kết hợp hay riêng biệt giữa nhà máy với công trình tháo nước ; - Bố trí toàn khối. Phân loại theo sơ đồ bố trí kết hợp hay riêng lẻ với công trình lấy nước : - Nguồn cấp nước là sông, ta có: 9 + Bố trí kết hợp bên bờ sông + Bố trí riêng biệt bên bờ sông + Bố trí kết hợp ở lòng sông + Bố trí riêng biệt, cửa lấy nước ở lòng sông - Nguồn cấp nước là hồ chứa, ta có: + Bố trí kết hợp ở thượng lưu hồ chứa + Bố trí riêng biệt ở hạ lưu hồ chứa. + Bố trí kết hợp ở giữa thân đập - Nguồn cấp nước là kênh chính, ta có: + Bố trí kết hợp + Bố trí riêng biệt Phân loại theo quy mô lưu lượng và cột nước : - Trạm bơm nhỏ (lưu lượng trạm : Q <1 m 3 ); trạm trung bình (1 < Q <10 m 3 /s); trạm lớn ( 10 m 3 /s < Q < 100 m 3 /s) và trạm cực lớn (Q > 100 m3/s). - Trạm bơm cột nước thấp ( H : 20 m ); trạm cột nước trung bình ( 20 < H : 60 m ); trạm cột nước cao ( H > 60 m ). Ngoài các cách phân loại đã nêu ra ở trên còn nhiều cách phân loại khác, ví dụ căn cứ theo sự bố trí giữa nhà máy và bể tháo phân ra bố trí tách biệt hoặc kết hợp v.v d. Một số lời khuyên về việc bố trí công trình trạm bơm. Khi nghiên cứu thiết kế hệ thống trạm bơm cho nhu cầu cải tạo đất và cấp nước nông thôn, điều trước tiên cần giải quyết hai nhiệm vụ: Xác định tuyến công trình và xác định tối ưu số lượng trạm bơm và vị trí đặt các trạm. Để giải quyết những nhiệm vụ này có thể dựa vào những kinh nghiệm sau đây: - Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, chiều dài công trình dẫn nước và địa điểm của các kênh dẫn nước tưới và cấp nước nông thôn của vùng, có 10 . nguyên nhân đó, tôi chọn đề tài Nghiên cứu và thiết kế trạm bơm chống hạn tại xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế làm nộ dung báo cáo tốt nghiệp. toán thiết kế trạm bơm thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, thành phố huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 18 PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu tài

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan