Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở xã phước thuận tuy phước bình định

31 559 3
Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi  ở xã phước thuận   tuy phước   bình định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

“Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định MỤC LỤC MỤC LỤC .1 PHẦN A – ĐẶT VẤN .3 . 1. Giới thiệu chung .3 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .4 4. Phương pháp thu thập thông tin số liệu .4 PHẦN B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương 1 - Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .5 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu .5 a. Khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị ứng .5 b. Mục tiêu nghiên cứu chuỗi giá trị ứng .5 c. Thành phần đối tượng của chuỗi giá trị 6 1.2. Cơ sở thực tiễn .6 1.2.1. Tình hình sản xuất nuôi tôm huyện Tuy Phước, Bình Định 6 1.2.2. Tình hình sản xuất nuôi tôm Phước Thuận, huyện Tuy Phước Bình Định 6 Chương 2– Phân tích “chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định 7 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 7 2.1.1. Vị trí địa lý 7 2.1.2. Điều kiện tự nhiên .7 2.1.3. Điều kiện KT-XH .8 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nuôi tôm Phước Thuận .8 2.3. Phân tích "Chuỗi giá trị của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu" Phước Thuận, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định 10 2.3.1. Chuỗi cung và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định .10 2.3.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. .12 a. Mối quan hệ (1) giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào với hộ nuôi tôm .12 b. Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm với thu gom nhỏ địa phương (2), thu gom lớn trong tỉnh (3) và người bán lẻ (4): 12 Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 1 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định c. Mối quan hệ giữa thu gom nhỏ địa phương với thu gom lớn trong tỉnh (5) và chợ bán lẻ địa phương (6) .13 d. Mối quan hệ giữa người thu gom lớn trong tỉnh với công ty chế biến (7), bán buôn tỉnh khác (8) và người tiêu dùng là các nhà hàng khách sạn lớn trong tỉnh (9) 15 e. Mối quan hệ giữa công ty chế biến và nhà nhập khẩu nước ngoài (10) 15 f. Mối quan hệ giữa chợ bán lẻ địa phương và người tiêu dùng (11) 15 2.2.3. Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi Phước Thuận, Tuy Phước, BĐ. 15 a. Chênh lệch giá giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định 16 b, Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định 16 2.3.4. Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi Phước Thuận, Tuy Phước, BĐ .26 2.4. Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định PHẦN C - KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .27 I. KẾT LUẬN 27 II. KIẾN NGHỊ 29 Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 2 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định PHẦN A – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Giới thiệu chung Việt Nam có bờ biển trải dài 3.260km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Trong những năm gần đây ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển nhanh chóng giúp cho nguồn thu nhập của người dân ngày càng cải thiện rõ rệt, làm chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, đánh thức các tiềm năng đất đai, lao động, mở ra triển vọng xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Đặc biệt, mặt hàng thủy sản của nước ta trong hơn 20 năm qua đã tạo lập được một vị thế khả quan trên thị trường thế giới, sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước như: Mỹ, Nhật, Châu Âu . Trong đó, sản phẩm tôm tuy chỉ chiếm khoảng 20% về khối lượng xuất khẩu nhưng luôn chiếm trên 40% trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản. Mặt hàng này ngày càng đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, trở thành ngành hàng có tầm quan trọng chiến lược đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Và một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm lớn đó là huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có lợi thế bờ biển trải dài và đầm Thị Nại với diện tích hơn 5.000 ha. Hằng năm, các hộ nuôi trên địa bàn huyện sản xuất hàng tấn tôm các loại cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong quá trình nuôi trồng thủy sản các hộ nông dân huyện Tuy Phước còn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm. Đúng vậy, trải qua quá trình nuôi vất vả đến lúc thu hoạch hộ nông dân cũng phải tìm đầu ra cho con tôm của mình sao cho được giá nhất. Nhưng do sản phẩm tôm sản xuất từ các hộ nông dân đến người tiêu dùng cuối cùng thường có chuỗi giá trị phức tạp phải trải qua nhiều khâu trung gian, chi phí trong chuỗi lại cao, nên chênh lệch giá giữa hộ sản xuất tôm và người tiêu dùng cuối cùng là rất lớn. Tạo ra một thực tế lâu nay hộ nông dân vẫn phải chấp nhận là mặc dù chịu nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận họ thu được so với các tác nhân khác chỉ là một phần rất nhỏ. Đó là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định”. Từ đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị chuỗi giá trị của sản phẩm tôm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đem lại lợi ích nhiều hơn cho người nông dân. Trong quá trình thực hiện mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi sai sót mong thầy và các bạn góp ý để chuyên đề được tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm đáp ứng một số mục tiêu sau: - Nghiên cứu đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 3 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định - Phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi nhằm xác định các giá trị sản phẩm do các tác nhân tạo ra. Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất giúp các tác nhân có những hoạt động thiết thực nhằm giúp chuỗi hoạt động thông suốt và bền vững. - Thông qua phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi, đề xuất hoạt động nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tôm cho hộ nghèo, nuôi trồng theo hình thức quảng canh. Trên cơ sở đó giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, phát triển cộng đồng các địa phương trong tỉnh. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi không gian huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên các đối tượng được nghiên cứu trên phạm vi khác nhau. Cụ thể nghiên cứu tập trung: + Hộ nuôi tôm chủ yếu 3 xã: Phước Thuận, Phước Hoà, Phước Sơn + Hộ và cơ sở thu gom tập trung nghiên cứu huyện Tuy Phước. - Thời gian nghiên cứu thông tin, số liệu liên quan tập trung vào năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. - Đối tượng nghiên cứu: các hộ nuôi tôm, người thu gom huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Những vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm. 4. Phương pháp thu thập thông tin số liệu. + Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu trên internet, thông tin đại chúng, các báo cáo hàng năm của huyện Tuy Phước. + Số liệu sơ cấp: Đối với hộ nuôi tôm được phỏng vấn theo nhóm, theo địa phương. Gồm có 4 nhóm, trong đó có 3 nhóm gồm 10 thành viên điều tra 90 hộ nuôi tôm, 3 hộ thu gom và 1 nhóm gồm 5 thành viên điều tra 3 hộ thu gom. Các đối tượng được phỏng vấn theo mẫu có sẵn. - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được, thông qua việt xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi cung cấp cho thị trường, nghiên cứu phân tích, đánh giá những tác nhân trong chuỗi, những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân. Trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, biện pháp nhằm tăng hoạt động của từng tác nhân, giúp chuỗi hoạt động bền vững. Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 4 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định PHẦN B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 - Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Lý luận về “chuỗi giá trị thị trường” a. Khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị cung ứng Khái niệm: Chuỗi giá trị cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên trong tổ chức chẳng hạn như nhà sản xuất chuỗi giá trị cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, thông qua các chức năng như phát triển các sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối tài chính và dịch vụ cho khách hàng. Trong định nghĩa trên nói rỏ ba vấn đề sau: Một là thành phần tham gia chuỗi giá trị bao gồm các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hai là, mối quan hệ và dòng chảy bên trong chuỗi giá trị như thông tin dòng thanh toán và dòng quyền sở hữu. Ba là, nói về chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ. Sơ đồ 1 – Chuỗi giá trị cung ứng b. Mục tiêu nghiên cứu chuỗi giá trị ứng Thứ nhất là đối tượng chuỗi giá trị ứng là những tác động của nó đến chi phí vai trò trong việt sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Thứ hai, mục tiêu của chuỗi giá trị ứng là kết quả và hiệu quả trên toàn chuỗi giá trị ứng, tổng chi phí từ khâu vận chuyển , phân phối đến tồn kho trong sản xuất và thành phẩm cần tối thiểu hóa chi phí thấp nhất. Thứ ba, quản trị chuỗi giá trị ứng tập trung vào việt tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất , nhà kho và các cữa hàng, nó bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp các cấp độ , từ cấp chiến lược chiến thuật, đến tác nghiệp. - Cấp độ chiến lược : xử lý với các giả định có tác động đến tổ chức, những quy định này bao gồm số lượng , vị trí , công suất của nhà máy sản xuất trong quá trình cung cấp. - Cấp độ chiến thuật bao gồm những quyết định được cập nhật bất cứ nơi nào , điều này bao gồm những quyết định thu mua , sản xuất, các chính sách tồn kho và chiến lược vận tải. Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 5 Lưu trữ vận chuyển Lưu trữ vận chuyển ra ngoài Phân phối và tiêu dùng Khách hàng Nhà cung cấp, nhà buôn. “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định - Cấp tác nghiệp liên quan tới các quyết định hàng ngày. c. Thành phần đối tượng của chuỗi giá trị Trong một chuỗi giá trị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào được mua từ nhiều nhà cung cấp, nhà buôn. Các bộ phận của sản phẩm được sản xuất từ một nhà máy hoặc nhiều nhà máy , sau đó vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ hoặc qua các khâu chế biến, nó trải qua nhiều khâu trung gian rồi chuyển đến đại lý bán lẽ và người tiêu dùng. Vì vậy để giảm thiểu chi phí và cải tiến cung cấp phục vụ các chiến lược cung ứng hiệu quả thì phải xem xét đến sự tương tác các cấp độ khác nhau trong chuỗi giá trị ứng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Việt nam có bờ biển dài 3260 km với địa hình khí hậu, nguồn nước và chế độ thủy văn thích hợp cho ngành nuôi trồng thủy sản, bờ biển Việt Nam uốn lượn, chỗ nhô tạo nên các bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành nên vùng vịnh và cảng lớn, với hơn 4000 hòn đảo lớn ven bờ trải dài từ Quảng ninh đến Kiên giang, 10 ha vùng đầm phá và 29 vạn ha bãi triều đây chính là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những vùng tập trung nhiều là Đồng bằng sông cửu long với 752,2 ngàn ha nuôi trồng thủy sản, chiếm 74,46% diện tích cả nước, thu 1838,64 ngần tấn với năng suất 2,44 tấn/ha. Đặc biệt đây là vùng có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất nước. Thấp nhất là Tây nguyên với khoảng 1,02% diện tích và 0,61% sản lượng cả nước (theo số liệu năm 2008). Huyện Tuy Phước là một huyện ven biển rất thuận lợi cho việc nuôi trông thủy sản với diện tích là 261,77 km². Dân số là 185.974 người (2005). Phía tây giáp với huyện Vân Canh, phía đông và bắc là An Nhơn, Phù Cát, và Quy Nhơn phía đông và phía nam. Trong huyện có 13 đơn vị hành chính cấp gồm các thị trấn Diêu Trì, Tuy Phước và các Phước Thắng, Phước Hưng, Phước Hoà, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước An, Phước Thành).Địa hình của huyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng duyên hải phía đông huyện. Đầm Thị Nại phía Đông huyện.Tuy Phước là huyện thuần nông, trồng lúa, màu, rau câu, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản. Công nghiệp kém phát triển, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng, khai thác cao lanh.Về giao thông có các tuyến quốc lộ 1A, 19, đường sắt Thống Nhất chạy qua. Bảng 1 – Diện tích, năng suất, sản lượng tôm huyện Tuy Phước (2007-2009) Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 08/07 09/08 +/- % +/- % Diện tích ha 1004.00 1001.80 974.00 -2.20 -0.22 -27.80 -2.78 BTC ha 111.60 99.80 92.00 -11.80 -10.57 -7.80 -7.82 QCCT ha 892.40 902.00 882.00 9.60 1.08 -20.00 -2.22 Năng suất tấn/ha 0.60 0.66 0.69 0.06 10.20 0.03 3.98 BTC tấn/ha 1.21 1.69 1.80 0.48 40.12 0.11 6.30 QCCT tấn/ha 0.52 0.54 0.59 0.02 4.41 0.04 8.17 Sản lượng tấn 600.29 660.09 667.29 59.79 9.96 7.20 1.09 BTC tấn 134.87 169.00 165.60 34.13 25.31 -3.40 -2.01 Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 6 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định QCCT tấn 465.39 491.14 519.50 25.75 5.53 28.36 5.77 (Nguồn: Phòng thống kê Huyện Tuy Phước) Bảng số liệu phản ánh rõ, diện tích nuôi, sản lượng và năng suất của ba năm 2007- 2009. Diện tích mặt nước nuôi trồng của cả huyện năm 2008 giảm 2.20ha, giảm 0.22% so với năm 2007.Trong đó mô hình nuôi BTC giảm 11.80ha ( tức giảm 10.57%), QCCT lại tăng lên 9.60ha ( tức tăng 1.08%), sản lượng nuôi trồng cũng tăng 59.79 tấn (tức tăng 9.96% )so với năm 2007.Trong đó BTC tăng 34.13 tấn ( 25.31%), QCCT tăng 25.75 tấn ( 5.53%). Sản lượng của hoạt động nuôi trồng năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 tăng 7.20 tấn ( 1.09%), BTC giảm 3.40 tấn ( 2.01%), QCCT tăng cao với 28.36 tấn ( 5.77%). Diện tích hai mô hình này đều giảm 27.80 ha ( 2.78% ) so với 2008. Trong đó BTC giảm 7.80 ha (7.82%), QCCT giảm 20.00 ha ( 2.22% ). Năng suất của huyện thì qua ba năm đều tăng, nhưng năm 2009 thì tăng đồng đều nhất với 0.69 tấn/ha cả huyện, BTC 1.80 tấn/ha, QCCT 0.59 tấn/ha. Chương 2 – Phân tích “chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý huyện Tuy Phước Phía tây giáp với huyện Vân Canh, phía đông và bắc là An Nhơn, Phù Cát, và Quy Nhơn phía đông và nam. Huyện có diện tích là 261,77 km². Dân số là 185.974 người (2005). Trong huyện có 13 đơn vị hành chính cấp gồm các thị trấn Diêu Trì, Tuy Phước và các Phước Thắng, Phước Hưng, Phước Hoà, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước An, Phước Thành). Về giao thông có các tuyến quốc lộ 1A, 19, đường sắt Thống Nhất chạy qua. Trước đây huyện Tuy Phước thuộc phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; từ 1976, thuộc tỉnh Nghĩa Bình; từ 1989, trở lại tỉnh Bình Định. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên - Địa hình: Địa hình của huyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng duyên hải phía đông huyện. Đầm Thị Nại phía Đông huyện. - Khí hậu-thời tiết: huyện Tuy Phước khí hậu chia làm 2 mùa. Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 9 trong đó tháng 3-4-5 là nắng nóng nhất, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 và mùa mưa đây có lượng mưa trung bình khoảng 1800mm/năm.Vùng này có nhiệt độ thấp: mùa đông cao hơn 20 0 C, mùa khô bình quân khoảng 40 0 C và nhiệt độ bình quân cả năm vào khoảng 30-32 0 C. 2.1.3. Điều kiện KT-XH Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 7 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định Dân số chiếm khoảng 80% dân số trong tỉnh, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của huyện. Lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực dịch vụ. với cơ cấu lao động như sau:nông nghiệp 30%, TM-Dịch vụ 40%, Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng 28%. là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Với trình độ dân trí tương đối cao, huyện rất chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng rất được chú trọng phát triển,điện đường trường trạm đầy đủ rất thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất của người dân đây.Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư Tuy Phước là huyện có hệ thống giao thông khá đồng bộ. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1 A và tuyến đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 19 chạy theo hướng Ðông - Tây, Trên địa bàn tỉnh Bình Ðịnh có trường Ðại học sư phạm Quy Nhơn, đào tạo đa lĩnh vực với 29 ngành khác nhau; có trường Công nhân kỹ thuật, trường Cao đẳng sư phạm và các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề Việc tiêu thụ tôm thường phụ thuộc vào tư thương và các doanh nghiệp các vùng khác đến. Tuy nhiên, hiện nay địa bàn đã có một số hộ thường bán tôm cho các đầu mối thu mua tôm. Hình thức thu mua của tư thương khá linh hoạt, họ có thể ứng trước giống, thức ăn cho nông hộ thiếu vôn, giá mua cũng tương đối và tôm đượcphân loại 1 cách khá kỹ,phần lớn được tiêu thụ tại ao Trong những năm gần đây diện tích ao nuôi tôm được mở rộng. Năng suất được nâng cao, để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tiêu thụ của người dân thì đã hình thành nên rất nhiều dịch vụ cụ thể như : Dịch vụ cày thuê dịch vụ phân bón thức ănn được vận chuyển đến tại nhà,đến cuối vụ thu hoạch chi trả Huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cho người dân. Các cán bộ khuyến nông đã đến từng chuyển giao kỹ thuật cho nông hộNông dân được vay vốn với tỷ lệ lãi suất ưu đãi. 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nuôi tôm huyện Tuy Phước Huyện Tuy Phước mặc dù có nhiều lợi thế, thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. * Môi trường nuôi thuận lợi Sau nhiều năm phải đối đầu với dịch bệnh tôm nuôi, những năm gần đây huyện Tuy Phước đã từng bước chuyển phần lớn diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh sang nuôi xen canh, luân canh, nuôi sinh thái theo hướng bền vững… nên đã hạn chế dịch bệnh, năng suất và sản lượng tôm nuôi liên tục tăng. Năm 2009, tổng sản lượng tôm nuôi trên địa bàn huyện đạt 715 tấn, tăng 7,52% so năm 2008, tạo đà cho vụ nuôi tôm 2010 đạt kết quả cao hơn. Theo kế hoạch, vụ nuôi tôm năm 2010, toàn huyện Tuy Phước đưa vào thả nuôi trên 973 ha diện tích mặt nước. Trong đó, có 872 ha nuôi tôm theo hướng thân thiện với môi Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 8 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định trường (nuôi xen cá, cua, hàu… ), nhằm hạn chế dịch tôm, giảm chi phí đầu tư… Chỉ có 60 ha vùng hồ Úc (Phước Sơn), vùng đồng Mỹ Trung (Phước Thắng), vùng Lộc Hạ (Phước Thuận), với điều kiện môi trường đảm bảo là nuôi theo mô hình bán thâm canh; 80 ha vùng trong đê thuộc các Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng nuôi tôm thẻ chân trắng 2 vụ/năm. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp huyện cũng đã chủ động điều chỉnh lịch thời vụ nhằm tránh điều kiện thời tiết bất lợi, tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi và xây dựng các mô hình nuôi tôm cộng đồng… Theo đó, vụ nuôi tôm năm 2010, trên địa bàn huyện bắt đầu thả tôm giống từ tháng 3 cho đến tháng 6 và chỉ nuôi 1 vụ chính trong năm. Riêng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là có thể nuôi 2 vụ/năm. Mật độ tôm giống thả nuôi chỉ từ 15 - 20 con tôm sú/m², hoặc 60 - 80 con tôm thẻ chân trắng/m² đối với diện tích nuôi bán thâm canh; 5 con tôm sú/m² và các đối tượng thủy sản khác đối với diện tích nuôi quảng canh cải tiến. Qua điều tra cho thấy vụ nuôi tôm năm 2010, môi trường nuôi thuận lợi hơn các năm trước, do năm vừa qua mưa lũ diễn ra khá nhiều. Bên cạnh đó, vào đầu vụ, Phòng NN- PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, tổ chức 10 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú thương phẩm, nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi các đối tượng thủy sản khác cho trên 350 hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện. Toàn huyện cũng đã xây dựng được 13 chi hội và 2 nhóm cộng đồng trong nuôi tôm để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao. * Khó khăn - Thiếu vốn là khó khăn hàng đầu Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cơ bản, nhưng đến nay toàn huyện chỉ mới có hơn 300 ha mặt nước đã thả tôm nuôi, số diện tích còn lại người nuôi tôm chưa tiến hành thả tôm được vì gặp phải một số khó khăn. Trong đó, những khó khăn được xem là căn cơ nhất là thiếu vốn sản xuất, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, công tác kiểm dịch nguồn tôm giống chưa được chú trọng… Hiện nay, vốn đang là vấn đề bức xúc của người nuôi tôm địa phương. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện rất dè dặt trong việc cho người nuôi tôm vay vốn, bởi lẽ hiệu quả từ nuôi tôm những năm gần đây khá thấp, người nuôi tôm chưa trả hết nợ vay ngân hàng. Do thiếu vốn, một số hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện không đủ tiền tu sửa bờ bao, phải dùng lưới che chắn để tạm thả tôm nuôi. - Hệ thống thủy lợi phục vụ cấp thoát nước Một âu lo nữa của người nuôi tôm Tuy Phước là nhiều khu vực nuôi tôm trên địa bàn huyện chưa có hệ thống thủy lợi phục vụ cấp thoát nước. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước ngọt cho vùng nuôi tôm Huỳnh Giản đã được UBND tỉnh phê duyệt với số vốn đầu tư là 21 tỉ đồng, trong đó, vốn đóng góp của người dân địa phương là 8 tỉ đồng. Tuy nhiên, thời gian qua, người dân đây đã “cạn” vốn, không lấy đâu ra tiền để đóng góp, nên dự án này vẫn chưa thực hiện được. - Giống Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 9 “Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định Chất lượng con giống không đảm bảo cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với vụ nuôi tôm năm nay Tuy Phước. Bên cạnh những hộ nuôi tôm tuân thủ tốt việc kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi, thời gian qua trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hộ thả tôm giống chưa qua kiểm dịch vào nuôi. Chẳng hạn, vụ nuôi tôm năm 2009 trên địa bàn Phước Hòa, có đến 70% diện tích thả tôm giống chưa qua kiểm dịch… 2.2 Phân tích "Chuỗi giá trị của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu" huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 2.2.1. Chuỗi cung và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Huyện Tuy Phước, Bình Định là một địa phương có diện tích mặt nước lợ lớn, điển hình là đầm Thị Nại với diện tích 5.060 ha nổi tiếng là "vườn ươm" của các loài thuỷ sản nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Hằng năm các hộ nuôi đây cung cấp cho thị trường hàng tấn tôm sú, tôm thẻ, cũng như các loại thuỷ sản khác. Để hiểu được hoạt động của thị trường này, chúng ta cùng tìm hiểu các tác nhân chính trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi. Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi huyện Tuy Phước gồm các tác nhân: cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào, hộ nuôi tôm, người mua gom, người bán lẻ và người tiêu dùng. Đặc trưng của các tác nhân tham gia: - Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào: là những công ty, đại lý cung cấp cho người nuôi tôm những yếu tố đầu vào như vốn, tôm giống, thức ăn, phân bón (NPK, đạm, lân, kali ), thuốc phòng trừ dịch bệnh, . Sự biến động của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân. Khi đến mùa vụ nếu một trong các nhân tố đó không đáp ứng đủ hoặc chất lượng kém thì năng suất tôm sau này sẽ thấp, thu nhập của người dân từ đó cũng giảm xuống, không ổn định. + Vốn: là một yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu của quá trình sản xuất bất cứ một sản phẩm nào và tôm cũng vậy. Phải có vốn thì người dân mới tiến hành mua giống, phân bón, thức ăn, mở rộng quy mô sản xuất . đây, vốn sản xuất của người dân có từ 3 nguồn chính đó là vốn vay ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chiếm tỷ lệ 42%, vốn tự có chiếm 20% và nguồn vay khác chiếm 38% + Giống tôm: được người dân tự mua về dưới nhiều nguồn khác nhau của hầu hết các trại giống thuộc địa bàn thành phố Quy Nhơn. Nhưng trong những năm gần đây để giảm bớt chi phí vận chuyển hội khuyến ngư của các đã đến liên hệ các trại giống để mua với số lượng lớn sau đó về phân phối lại cho các hộ. Chính vì vậy mà giống cũng được chọn tốt hơn vì ngoài kinh nghiệm thì cán bộ khuyến ngư còn được tham gia tập huấn kỹ thuật thường xuyên hơn các hộ nông dân. Loại giống mà người dân chủ yếu sử dụng qua các vụ là giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Giống khi mới nhập về đã qua kiểm dịch và có xuất sứ rõ ràng. Tuy nhiên, do quá trình vận chuyển cùng với công tác bảo quản không tốt nên số lượng bị hao hụt, còn chất lượng thì giảm sút, tỷ lệ sống thấp. + Thức ăn: đối với những hộ nuôi tôm sú sử dụng thức ăn chính cho tôm là cá vụn được mua chợ địa phương. Còn tôm thẻ chân trắng thức ăn chủ yếu là thức ăn công Nhóm 4- K41 kinh doanh nông nghiệp 10 . giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở xã Phước Thuận, Tuy Phước, BĐ .........26 2.4. Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình. Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở xã Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định Sơ đồ 2 - Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan