Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

45 445 3
Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng,Việt Nam sẽ thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước nhiều thách thức rất lớn, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để thể đứng vững trên thương trường như hiện nay. Đối với doanh nghiệp thương mại, nhiệm vụ bản và chủ yếu nhất đó là bảo đảm cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hóa cần thiết đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và phải đáp ứng một cách thường xuyên, liên tục, ổn định ở các nơi cung ứng. Để thực hiện được nhiệm vụ bản, chủ yếu đó các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng để được nguồn hàng tốt, ổn định cho doanh nghiệp mình. Cùng với sự phát triển của đất nước trong những năm vừa qua, Thừa Thiên Huế cũng những chuyển biến không ngừng về mọi mặt, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Người dân dần dần chuyển từ nhu cầu “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều nhà máy, siêu thị, các khu chung cư, khách sạn, nhà ở, . lần lượt mọc lên làm cho nhu cầu vật liệu xây dựng ngày càng cao. Thị trường vật liệu xây dựng ngày càng khan hiếm và nhiều biến động. Bên cạnh đó thị trường xăng dầu cũng nhiều biến động không kém. Nước ta chỉ mới tự cung cấp hơn 30% lượng xăng dầu cho tiêu dùng, hơn 60% phải nhập khẩu. Nhu cầu sử dụng xăng dầu trong cuốc sống và sản xuất ngày càng nâng cao. Tình trạng thiếu hụt xăng dầu ở các trạm xăng vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó ta càng thấy được công tác tạo nguồn mua hàng ý nghĩa rất lớn đối với mỗi một doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải những chiến lược thích hợp trong công tác tạo nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty mình. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế” để làm SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 1 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình với mong muốn góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác tạo nguồn mua hàng của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích, đánh giá thực trạng tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế.  Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn mua hàng của của công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Công tác tạo nguồn mua hàng của của công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế.  Thời gian: Năm 2008, 2009, 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp duy vật biện chứng  Phương pháp điều tra, thu thập số liệu  Phương pháp thống kê  Phương pháp so sánh  Một số phương pháp khác SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 2 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. sở lí luận 1.1.1. Nguồn hàng, tổ chức công tác tạo nguồn mua hàng Kinh doanh thương mại là mua để bán. Xét trên giác độ doanh nghiệp thì tạo nguồn mua hàng là một khâu quan trọng của việc bảo đảm các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thương mại (DNTM). Tạo nguồn mua hàng để đảm bảo hàng dự trữ và bảo đảm hàng bán ra. Vì vậy, nhiệm vụ bản nhất của DNTM là đảm bảo cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hóa cần thiết đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và phải đáp ứng một cách thường xuyên, liên tục, ổn định ở các nơi cung ứng. Nguồn hàng của DNTM là toàn bộ khối lượng và cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và khả năng mua được trong kỳ kế hoạch. Để nguồn hàng tốt và ổn định, DNTM cần tổ chức tốt công tác tạo nguồn. Tổ chức công tác tạo nguồnmua hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để DNTM mua được trong kỳ kế hoạch, bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, quy cách, cỡ loại , màu sắc, . cho các nhu cầu của khách hàng. Tạo nguồn hàngcông việc phải đi trước một bước, bởi lẽ khi nhu cầu của khách hàng xuất hiện, DNTM đã hàng ở các điểm cung ứng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Để tổ chức công tác tạo nguồn mua hàng tốt thì doanh nghiệp cần thực hiện những nội dung sau: - Nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, thời gian, địa điểm mà khách hàng nhu cầu. - Nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản xuất trong nước, ở thị trường nước ngoài để tìm nguồn hàng, để đặt mua, để ký kết hợp đồng mua hàng. - Tạo điều kiện và tổ chức thực hiện tốt việc đặt hàng, mua hàng, vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng về các điểm cung ứng phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 3 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác tạo nguồn mua hàng Trong hoạt động kinh doanh cuả DNTM, tạo nguồn hàng là khâu hoạt động nghiệp vụ kinh doanh đầu tiên, khâu mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hóa. Nếu không mua được hàng hoặc mua hàng không đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh thì DNTM không hàng để bán. Nếu doanh nghiệp mua phải hàng giả, hàng xấu, hàng chất lượng kém, hoặc không đủ số lượng, chất lượng hàng hóa, không đúng thời gian yêu cầu thì DNTM sẽ bị ứ đọng hàng hóa, vốn lưu động lưu chuyển chậm, doanh thu không bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ không lãi. Qua đó ta thấy công tác tạo nguồn mua hàng ảnh hưởng trực tiếp đến các nghiệp vụ kinh doanh khác và đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNTM. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tác dụng tích cực đến nhiều mặt đối với hoạt động kinh doanh của DNTM. Thứ nhất, nguồn hàng là một điều kiện quan trọng của hoạt động kinh doanh, nếu không nguồn hàng DNTM không hàng để kinh doanh được. Thứ hai, tạo nguồnmua hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp cho HĐKD của DNTM tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu chuyển hàng hóa, rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hóa, vừa tạo điều kiện cho DNTM bán hàng nhanh, vừa thu hút được nhiều khách hàng, vừa đảm bảo uy tín với khách hàng, vừa bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện được việc cung ứng hàng hóa liên tục, ổn định, không bị đứt đoạn. Thứ ba, tạo nguồnmua hàng làm tốt giúp cho các hoạt động kinh doanh của DNTM bảo đảm tính ổn định, chắc chắn, hạn chế sự bấp bênh, thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng không bán được, . vừa gây chậm trễ, khó khăn cho khâu dự trữ và bán hàng, vừa ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của DNTM. Thứ tư, tạo nguồnmua hàng tốt giúp cho hoạt động tài chính của DNTM mại thuận lợi. Thu hồi được vốn nhanh, tiền bù đắp các khoản chi phí, lợi nhuận để mở rộng và phát triển kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và trách nhiệm xã hội của DNTM. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn mua hàng SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 4 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế Để kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp phải tuân theo chế thị trường và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác. Do đó doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh thì công việc đầu tiên là phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn mua hàng của doanh nghiệp mình để đưa ra các chiến lược, giải pháp nhằm huy động hết mọi tiềm lực về vốn, lao động và các tài nguyên vào hoạt động kinh doanh của mình để tối đa hóa lợi nhuận.  Nhân tố cung cầu thị trường Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ mua bán, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, nơi mà người mua, người bán và người trung gian gặp nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay nói cách khác thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải hướng vào thị trường, cần phải nghiên cứu thị trường và các yếu tố liên quan để đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?  Nhân tố vốn, sở vật chất kỹ thuật Trong các DNTM vốn kinh doanh vai trò quan trọng, quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển, giải thể doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nhờ vốn kinh doanh mà doanh nghiệp mới thể phát huy hết mọi tiềm lực hiện có, sử dụng sở vật chất, kỹ thuật hiện đại nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy vốn kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng tối đa hóa các nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi biết cách sử dụng, quản lý chúng một cách hợp lý, đúng hướng và hiệu quả.  Phương thức mua và giá cả thị trường Khi đất nước hội nhập kinh tế thì thị trường sẽ rất nhiều người mua, người bán, các hàng hóa tương tự nhau về chất lượng, mẫu mã, giá cả, . không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước khác. Vì vậy, cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi, SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 5 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế không những thế nó còn diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường để tìm mọi cách thâm nhập, phương thức mua và giá cả để chiếm lĩnh thị trường đó. Mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình cách thức mua hàng phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể, đưa ra chính sách giá cả hợp lý để phát huy hết mọi tiềm lực hiện của doanh nghiệp để thể đứng vững trên thương trường.  Nhân tố chế chính sách Nền kinh tế thị trường bên cạnh những ưu điểm thì cũng tồn tại những nhược điểm vốn của nó, một số doanh nghiệp vì mục tiêu theo đuổi lợi nhuận mà đã quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của mình làm ảnh hưởng đến đới sống an sinh của xã hội. Chính vì vậy, để quản lý nền kinh tế vĩ mô thì chế chính sách của nhà nước là công cụ quản lý hiệu quả trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, tạo ra môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý an toàn cho kinh doanh. Trong những năm gần đây, khi nước ta gia nhập WTO thì Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều quyết định quan trọng khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ xuất nhập khẩu, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, đơn giản hóa thủ tục, . đã góp phần rất lớn trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta. 1.2. sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập của nền kinh tế quốc tế, đất nước ta đang từng ngày đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Từ khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, diện mạo của đất nước nhiều sự đổi mới. Với nền chính trị ổn định và nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực cùng với chế chính sách của nhà nước đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các dự án mang tầm cở lớn, từ đó nhiều công trình đô thị mới lần lượt mọc lên với kiến trúc ngày càng hiện đại. SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 6 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế Hàng năm ngành xây dựng đã đóng góp rất lớn vào GDP cho đất nước và là một trong những ngành chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. Trong những năm vừa qua, ngành xây dựng đã trãi qua rất nhiều sự biến động do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Năm 2008, bong bóng bất động sản phát nổ, lãi suất leo thang do thực hiện chính sách bình ổn kinh tế cùng với giá xi măng, sắt thép tăng vọt . đã làm cho GDP của ngành xây dựng sụt giảm, gần như không tăng so với 2007, trong khi trước đó năm 2007, ngành xây dựng tăng trưởng đến 12%. Đây thể xem là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành xây dựng kể từ đầu cuộc khủng hoảng Đông Á một thập niên về trước. Năm 2009, ngành xây dựng đã chuyển biến tích cực, và tăng trưởng trở lại, tăng 11,36% so với 2008, đóng góp vào GDP là 6,7%. Nguyên nhân là do giá vật liệu xây dựng đã giảm, lãi suất thấp nên đây là thời điểm tốt cho các công trình xây dựng đang triển khai kể cả các dự án FDI. Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư xây dựng của các địa phương trên cả nước cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước đạt 184,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác đạt 345,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0%; khu vực doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7%. Năm 2010, lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 11,06% so với 2009, đóng góp 139.162 tỷ đồng chiếm 7,03% GDP cả nước. Năm 2010, ngành xây dựng Việt Nam ghi nhận mức đỉnh về thu hút vốn đầu từ nước ngoài (FDI) vào ngành, với số vốn đăng ký lên đến 1,7 tỷ USD, gấp 4,4 lần so với 2009. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng thì xăng dầu cũng đã đạt được những thành tích đáng kể trong thời gian qua. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam công bố đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 7 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế năm 2010. Tổng doanh thu của Tập đoàn đạt 478,4 nghìn tỷ đồng, bằng 145% kế hoạch năm, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2009, tương đương 24% GDP cả nước. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 49,8 nghìn tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2009; Doanh thu dịch vụ dầu khí năm 2010 đạt 152,5 nghìn tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 32,0% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Tập đoàn cũng đã nộp ngân sách nhà nước đạt 128,7 nghìn tỷ đồng, bằng 134% kế hoạch năm, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thu ngoại tệ đạt 9,22 tỷ USD (trong đó thu từ: xuất khẩu dầu thô (8,68 triệu tấn) là 5,34 tỷ USD; bán dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (6,08 triệu tấn) là 3,74 tỷ USD; bán dầu khai thác ở nước ngoài (0,23 triệu tấn) là 0,14 tỷ USD), bằng 130% kế hoạch năm, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009, tương đương 13% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2010 đạt 24,41 triệu tấn, bằng 106% kế hoạch năm, trong đó: sản lượng khai thác dầu đạt 15,01 triệu tấn, bằng 100,1% kế hoạch năm; Tập đoàn đạt mốc khai thác tấn dầu thô thứ 260 triệu vào ngày 22/10/2010; Sản lượng khai thác khí đạt 9.4 tỷ m 3 , bằng 118.0% kế hoạch năm. Sản lượng xuất bán dầu thô của Tập đoàn đạt 15,0 triệu tấn (trong đó: xuất khẩu là 8,68 triệu tấn, cung cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 6,08 triệu tấn và bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 230 nghìn tấn). Cung cấp khí khô cho các hộ tiêu thụ đạt 9,29 tỷ m3, bằng 122% kế hoạch năm, tăng 17% so với năm 2009. Qua đó ta thấy, mặc dù trong thời gian qua nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành cũng đã đạt được như kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần nổ lực hơn nữa trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh cụ thể, phù hợp với từng điều kiện, từng giai đoạn để quá trình sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. 1.2.2. Khái quát về ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và xăng dầu ở Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 8 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế Ngày 15/5/2009 Bộ Chính Trị đã đưa ra phương hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đây là một dấu mốc rất quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh. Trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã nhiều sự thay đổi về diện mạo, là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh, là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và cả nước, là trọng điểm về quốc phòng và an ninh. Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm đô thị cấp quốc gia, một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước và khu vực cac nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt với Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Chính vì vậy trong thời gian qua rất nhiều dự án đầu tư, xây dựng để phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Huế là trung tâm du lịch của Miền Trung và cả nước. Về đầu tư kết cấu hạ tầng, nhiều dự án đã được triển khai như tuyến đường Cam Lộ - Túy Loan, mở rộng quốc lộ 1A đoạn Huế - Đà Nẵng, 2 nhánh của đường Hồ Chí Minh, nâng cấp sân bay Quốc Tế Phú Bài, phát triển kinh tế tổng hợp Tam Giang – Cầu Hai gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, . Quá trình đô thị hóa diễn ra không ngừng, các công trình, nhà ở, hệ thống các siêu thị như Thuận Thành, Co-op Mark, Big C, các khu chung cư cùng với việc trùng tu, tôn tạo lại các công trình kiến trúc cổ của cố đô Huế làm cho bộ mặt của Thừa Thiên Huế nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực. Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng nên ngành xây dựng của tỉnh nhà cũng nhiều sự phát triển. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng ngày càng nhiều như: công ty cổ phần An Phú, công ty vật liệu xây dựng Thừa Thiên Huế, . cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giá cả vật liệu xây dựng ngày một leo thang, cầu tăng nên tình trạng khan hiếm hàng hóa là điều dễ xảy ra. Mặt khác khí hậu Thừa Thiên Huế mùa mưa kéo dài nên các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này gặp phải rất nhiều khó khăn. Tình hình xăng dầu trong thời gian vừa qua cũng nhiều sự biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu. Giá xăng dầu thường xuyên SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 9 Chuyên đ t t nghi pề ố ệ Tr ng i h c Kinh t Huườ Đạ ọ ế ế biến động theo xu hướng tăng làm cho các hoạt động sản xuất trong nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn. Các mặt hàng tiêu dùng trong nước đồng loạt tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế, giá xăng tăng đồng nghĩa với chi phí đi xe tàu tăng, đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch của tỉnh nhà. Tình trạng thiếu hụt xăng dầu ở các trạm xăng, đặt biệt là các trạm xăng ở vùng sâu, vùng xa vẫn xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm sao để thực hiện công tác tạo nguồn mua hàng được tốt để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, ổn định các nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. SV: V n Th Thu Ph ng K41 QTKDTMă ị ươ Trang 10 . tượng: Công tác tạo nguồn mua hàng của của công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế. . thiện công tác tạo nguồn mua hàng của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích, đánh giá thực trạng tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:18

Hình ảnh liên quan

2.4. Tình hình sử dụng và quản lý các nguồn lực của công ty 2.4.1. Tình hình lao động của công ty - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

2.4..

Tình hình sử dụng và quản lý các nguồn lực của công ty 2.4.1. Tình hình lao động của công ty Xem tại trang 15 của tài liệu.
2.4.2. Tình hình vốn kinh doanh của công ty - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

2.4.2..

Tình hình vốn kinh doanh của công ty Xem tại trang 17 của tài liệu.
B. Phân tích tình hình tạo nguồn mua hàng của công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

h.

ân tích tình hình tạo nguồn mua hàng của công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.5.2. Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010 - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

2.5.2..

Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 6: Hệ thống kho hàng của công ty Phân loại - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

Bảng 6.

Hệ thống kho hàng của công ty Phân loại Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 8: Tổ chức quản lý lao động liên quan đến công tác tạo nguồn mua hàng - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

Bảng 8.

Tổ chức quản lý lao động liên quan đến công tác tạo nguồn mua hàng Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.7. Tình hình thực hiện công tác tạo nguồn mua hàng của công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010 - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

2.7..

Tình hình thực hiện công tác tạo nguồn mua hàng của công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy giá cả bình quân của tất cả các mặt hàng kinh doanh của công ty đều tăng giá, đây là hậu quả của vấn đề lạm phát của nước ta nói riêng và  trên thế giới nói chung đều tăng lên trong các năm vừa qua - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

ua.

bảng số liệu ta thấy giá cả bình quân của tất cả các mặt hàng kinh doanh của công ty đều tăng giá, đây là hậu quả của vấn đề lạm phát của nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung đều tăng lên trong các năm vừa qua Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 10: Giá cả bình quân các mặt hàng của công ty - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

Bảng 10.

Giá cả bình quân các mặt hàng của công ty Xem tại trang 29 của tài liệu.
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều sự biến động bất lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta, đã có nhiều doanh nghiệp  không thể chống cự được đã đi đến phá sản - Phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

rong.

thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều sự biến động bất lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta, đã có nhiều doanh nghiệp không thể chống cự được đã đi đến phá sản Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan