Từ gợi tả người - làm văn lớp 5

2 1.5K 5
Từ  gợi tả người - làm văn lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập làm văn Lớp 5 TỪ GỢI TẢ TRONG VĂN TẢ NGƯỜI I. MỞ BÀI: Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào người định tả. Ví dụ: Chương trình ca nhạc “Nhịp cầu âm nhạc” với sự có mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng diễn ra ở Câu lạc bộ Lan Anh đã lôi cuốn hàng nghìn trái tim người hâm mộ. Đây là giọng hát trong trẻo của Thanh Thảo, kia là màn biểu diễn sôi động của Đoan Trang. Ca sĩ nào cũng có một phong cách riêng. Nhưng người để lại trong em nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất vẫn là cô ca sĩ “tóc nâu môi trầm” Mĩ Tâm. II. THÂN BÀI: 1. Ngoại hình: a. Tuổi tác: chưa đầy mười tuổi – đã gần tám mươi tuổi – xấp xỉ (gần bằng) mười tuổi – vừa tròn hai mươi tuổi – chỉ trạc chín, mười tuổi – độ chừng mười tuổi – khoảng hai mươi sáu tuổi – đã ngoài bốn mươi tuổi. Ví dụ: Anh thợ sơn còn trẻ lắm, chỉ trạc tuổi anh hai đang học cấp ba của em // Tuổi cô độ chừng bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ // Bà cụ đã già lắm rồi, độ chừng đã ngoài sáu mươi. b. Tầm vóc: - Cao: tầm thước (vừa vặn, không cao không thấp) – cao cao – dong dỏng cao (hơi nhỏ mà cao) – cao to – cao lớn – cao nghệu (cao vót lên và có dáng gầy) – cao nhòng – cao lênh khênh – cao lêu nghêu (cao gầy) – cao như sếu. - Thấp // nhỏ: thâm thấp – thấp lùn – lùn tịt – lùn tè – lùn chủn – lùn như vịt // choai choai (vừa vừa không lớn không nhỏ) – nho nhỏ – be bé – nhỏ nhắn – nhỏ thó – nhỏ bé – nhỏ xíu – tí hon. - Mập // to: tròn trĩnh – bụ bẫm – mập mạp – béo tốt – béo nung núc – mập ú – béo phệ // to to – to lớn – vạm vỡ – lực lưỡng – to tướng – to kềnh – đồ sộ – khổng lồ – to như hộ pháp. - Ốm: thon thon – thon nhỏ – mảnh mai – thanh mảnh – thon thả – mảnh khảnh – gầy gầy – gầy ốm – gầy guộc – gầy nhom – gầy gò – gầy còm – gầy đét – gầy như que củi – gầy như cò hương. Ví dụ: Cô có thân hình mảnh khảnh, dáng đi nhẹ nhàng, khoan thai // Thầy em có dáng người tầm thước, bước đi thong thả, nhịp nhàng như từng điệu nhạc em được biết // Vóc người Hồng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn thường bị trêu là “bé hạt tiêu”. c. Cách ăn mặc // áo quần: chỉnh tề – tươm tất – gọn gàng – kín đáo – giản dị – loè loẹt (màu rực rỡ, kém trang nhã) – xốc xếch // mới toanh – trắng tinh – thơm tho – thẳng nếp – sạch sẽ – cũ rích – vá chằng chịt – mới tinh như tờ giấy trắng. Ví dụ: Lúc nào thầy cũng mặc chiếc áo sơ mi trắng tinh dài tay, bỏ trong chiếc quần dài màu xanh đậm; chân mang giày vớ rất chỉnh tề // Bà thường mặc áo bà ba đen bằng vải thô, rộng thùng thình // Đến trường, bạn luôn mặc đồng phục gọn gàng: quần xanh, áo sơ mi trắng trông rất giản dị. d. Da: hồng hào – trắng hồng – trắng trẻo – trắng nõn – mịn màng – (nâu) bánh mật – ngăm ngăm (hơi đen) – đen sạm – xanh xao – xanh mét – trắng bệch – mốc thếch – nhăn nheo – trắng như trứng gà bóc. Ví dụ: Nước da của ngoại không còn trắng hồng như trước nữa, nó đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi // Da bé trắng hồng, mịn màng và mát rượi // Bạn không trắng đâu, nước da ngăm ngăm, chỉ vì bạn còn phải ra chợ phụ giúp mẹ buôn bán sau giờ học. e. Khuôn mặt: bầu bĩnh – tròn trịa – trái xoan – đầy đặn – nhỏ nhắn – thon thon – dài dài – vuông vức – xương xương // sáng sủa – khôi ngô – tươi tỉnh – hóm hỉnh – hiền hậu – phúc hậu – nghiêm nghị – đạo mạo – thơ ngây – khắc khổ – bơ phờ – hốc hác – ủ rũ – cau có. Ví dụ: Gương mặt bạn tròn trĩnh, phúc hậu với đôi gò má bầu bầu như má con búp bê // Khuôn mặt bé bầu bĩnh với đôi má phúng phính lúc nào cũng ửng hồng và thơm mùi sữa, ai trông thấy cũng muốn hôn // Lần đầu tiên thấy thầy Hiệu Trưởng, em khép nép sợ sệt chỉ vì thầy có gương mặt xương xương khắc khổ quá, nên trông có vẻ khó tính lắm. g. Mái tóc: đen nhánh – đen mượt – óng mượt – mềm mại – bạch kim – uốn quăn – lơ thơ – vàng hoe – hoa râm – lốm đốm bạc – bạc phơ – xõa ngang lưng – dài tới gáy – lòa xòa – bù xù – tóc đuôi gà. Trang 1 TC1.4 Tập làm văn Lớp 5 Ví dụ: Mái tóc đen mượt của bạn cắt ngắn, cúp vào ngang ót trông gọn ghẽ làm sao! // Đôi bím tóc dày và nặng buộc cao sang hai bên, cài thêm những chiếc nơ vàng trông như những cánh bướm // Mái tóc cô mượt mà, đen nhánh, kẹp gọn sau lưng. h. Cặp mắt: đen láy – tròn xoe – bồ câu – linh hoạt – long lanh – mở to – sáng ngời – sáng quắc – lim dim – sâu hoắm – đượm buồn – lờ đờ – trắng dã – láo liêng – nhìn chăm chăm không chớp – như hai hạt nhãn. Ví dụ: Dưới cặp mày vòng cung thanh nhã là đôi mắt tròn đen lay láy, khi vui tươi, khi thoáng hiện vẻ buồn // Đôi mắt cô mở to, đen láy, sáng long lanh. Khi em chào cô, cô nhìn em âu yếm, đôi mắt cô như đang mỉm cười. Khi em được cô hỏi bài, em đang suy nghĩ để trả lời thì đôi mắt cô như chờ đợi, động viên em. Em cũng không sao quên được đôi mắt cô nhìn như có ý khiển trách mỗi lần em mắc khuyết điểm. i. Hàm răng: trắng bóng – trắng ngà – đều đặn – nhỏ nhắn – khểnh – vàng khè – đen xì – hô – sún – trắng như tráng men. Ví dụ: Thỉnh thoảng bạn cười, chiếc răng khểnh lại được dịp khoe ra, càng làm tăng thêm nét duyên dáng // Đôi môi cô không còn đỏ mọng nhưng vẫn tươi tắn với hàm răng trắng bóng đều như hàng bắp, tạo cho cô nét dễ thương lạ lùng // Chiếc miệng với đôi môi hồng tươi thắm của bé luôn nhoẽn cười để lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt trông dễ yêu làm sao! 2. Tính tình: Hòa nhã – rộng lượng – công bằng – vui vẻ – cởi mở – đằm thắm – điềm đạm – nhã nhặn – hiền lành – hiền từ – hiền hậu – thật thà – thẳng thắn – trung thực – nghiêm nghị – trầm lặng – khoan dung – ngoan ngoãn – siêng năng – chăm chỉ – cần cù – lễ phép – nghiêm khắc – cẩn thận – khiêm tốn – cần mẫn – hiền như bụt – sống chan hòa – giàu tình yêu thương – chịu thương chịu khó. Ví dụ: Chẳng những cô của em rất đẹp mà cô còn có tính tình hiền dịu. Từ khi được học với cô, em chưa bao giờ thấy cô to tiếng hoặc la mắng các bạn học sinh. Thường thì cô dùng lời nhỏ nhẹ khuyên răn các bạn sai phạm kỷ luật hay lười biếng học tập. Em còn nhớ rất rõ từng lời dặn của cô: “Con đừng phạm lỗi nữa, nghe con!” Âm thanh tiếng “con” sao mà hiền từ, ngọt ngào thấm sâu vào tâm hồn của chúng em. Hoạt động: a. Lời nói: niềm nở – nhỏ nhẹ – dịu dàng – vồn vã – hài hước – ngọt ngào – ấm áp – trong trẻo – huyên thuyên – bập bẹ – ấp úng – gắt gỏng – càu nhàu – nói như vẹt // cười: khúc khích – giòn giã – toe toét – chúm chím – tủm tỉm – mỉm cười – khanh khách – cười tươi như hoa. Ví dụ: Mẹ nói năng dịu dàng, đối xử với mọi người lúc nào cũng nhã nhặn. Bà nội là người khó tính cũng phải khen mẹ hiền dịu và đảm đang. b. Cử chỉ // đi : khoan thai – thong thả – đủng đỉnh – nhanh nhẹn – tung tăng – thoăn thoắt – hối hả – hấp tấp – chậm chạp – nhè nhẹ – chập chững – lùi lũi // chạy: tất tưởi – băng băng – lon ton – cuống cuồng // đứng: nghiêm trang – sừng sững – tần ngần. Ví dụ: Ba xoa đầu em, cười thật nhẹ: “Giỏi quá!”. Rồi ba buông chiếc xe đạp ra cho em dẫn. Ba đi lùi lại phía sau em, chậm chạp, lững thững với từng bước chân thật khẽ. c. Thói quen, cách cư xử: khuyên răn – động viên – đỡ đần – giúp đỡ – dỗ dành – âu yếm – nhắc nhở – tháo vát – chăm chú – cặm cụi – say sưa – mải mê – mải miết – hăm hở – hoạt bát – khéo léo. Ví dụ: An rất chăm làm, sốt sắng với công việc chung. Hôm tổ em trực nhật, mọi người đều đến muộn, một mình bạn đến trước. Bạn không chờ mà cặm cụi quét lớp, lau bảng. Khi bạn làm vừa xong thì cũng vừa có tiếng trống báo vào học. Bạn chỉ nhẹ nhàng nhắc chúng em: “Lần sau tổ mình trực, các bạn nhớ đi sớm đấy!”. III. KẾT BÀI: Kết bài mở rộng: Tình cảm: Yêu, tự hào…  Suy nghĩ: Hiểu…  Hành động: Mong, hứa… Ví dụ: Mỗi lần nhớ đến cô, em càng yêu quý cô hơn. Nhờ cô, em đã hiểu thêm được tấm lòng tận tụy của một giáo viên, tấm lòng nhân ái của một người mẹ hiền thứ hai trong đời. Em tự hứa với mình là sẽ cố gắng học tập tốt để khỏi phụ lòng mong mỏi của cô. Trang 2 TC1.4 . Tập làm văn Lớp 5 TỪ GỢI TẢ TRONG VĂN TẢ NGƯỜI I. MỞ BÀI: Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào người định tả. Ví dụ: Chương trình. tóc đuôi gà. Trang 1 TC1.4 Tập làm văn Lớp 5 Ví dụ: Mái tóc đen mượt của bạn cắt ngắn, cúp vào ngang ót trông gọn ghẽ làm sao! // Đôi bím tóc dày và nặng

Ngày đăng: 27/09/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan