Vai trò của biển thế kỷ 21 và chiến lược biển Việt Nam

16 1.3K 34
Vai trò của biển thế kỷ 21 và chiến lược biển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VAI TRÒ CỦA BIỂN THẾ KỶ 21 CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM --------- I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN BIỂN 1- Vị trí địa lý kinh tế địa lý chính trị của biển Việt Nam Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km 2 . Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam Tây Nam. Trung bình khoảng 100 km 2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng hơn 3000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng 1.700 km 2 , trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km 2 , có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km 2 , có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km 2 khoảng trên 1.400 đảo chưa có tên. Biển đã gắn bó mật thiết ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia 2 vùng lãnh thổ Đài Loan. Ước tính, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân của các nước vùng lãnh thổ này. Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên biển Đông. Trong số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua biển Đông hoặc có liên quan đến biển Đông. Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này. Vùng biển ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải hàng không huyết mạch thông thương giữa Thái Bình Dương Ấn Độ Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản các nước trong khu vực. Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Biển vùng biểncửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. So với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm hầu hết các đô thị lớn có kết cấu hạ tầng khá tốt, có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư phát triển mạnh, có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, trong đó một số loại có thể trở thành mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện; là môi trường hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong ngoài nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan toả ra các vùng khác trong nội địa. Có thể nói vùng ven biển nước ta là vùng có nhiều lợi thế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, đồng thời thu hút cả vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan Campuchia. Hiện nay, các nước trong khu vực đang tích cực khởi động chương trình phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông, Việt Nam Trung Quốc đang hợp tác xây dựng thực hiện chương trình Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, coi đó là một cực tăng trưởng mới trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA). 2- Đảo quần đảo Việt Nam Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, vùng biển Đông Bắc có khoảng 3.000 hòn đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 hòn đảo. Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam 2 quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Căn cứ vào vị trí chiến lược, các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, người ta thường chia các đảo, quần đảo thành các nhóm: - Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời của đất nước, kiểm tra hoạt động tàu thuyền, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu . - Các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc . - Các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển bờ biển. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Côn Sơn, Lý Sơn, Phú Quốc . Quần đảo Hoàng Sa: Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa biển Đông, gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô bãi cạn nằm ở toạ độ 15 o 45’ - 17 o 05’ vĩ độ Bắc, 111 o - 113 o kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 130 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km 2 đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 1,5 km 2 . Năm 1956, Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 01/1974, trong lúc quân dân ta tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc đưa quân chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa: Cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lý về phía Đông Nam, gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô bãi cạn, nằm ở toạ độ 6 o 50’ - 12 o vĩ độ Bắc, 111 o 30’ - 117 o 20’ kinh độ Đông, cách Cam Ranh khoảng 248 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 595 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo cũng khoảng 10 km 2 , trong đó, đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km 2 . Tại quần đảo Trường Sa đang diễn ra tình trạng một số nước tranh chấp chủ quyền với ta. Trong đó, Philippin chiếm 8 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo đá, Đài Loan chiếm 1 đảo, Trung Quốc chiếm 9 bãi đá ngầm, Việt Nam đang giữ 21 đảo bãi đá ngầm. 3- Tiềm năng tài nguyên biển Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Kết quả thăm dò, khảo sát đến nay cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển nước ta tuy không được coi là loại giàu có của thế giới nhưng cũng rất đáng kể có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nổi bật là dầu khí với trữ lượng đã thăm dò, khảo sát khoảng 3 - 4 tỷ m 3 dầu quy đổi; hải sản (tổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn) khả năng cho phép khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm). Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, có trên 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế). Có nhiều đảo có giá trị kinh tế cao. Có 125 bãi biển lớn nhỏ cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển. Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, gần bằng 31% dân số cả nước khoảng hơn 13 triệu lao động. Dự báo năm 2010, dân số vùng ven biển khoảng 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu người, trong đó lao động khoảng gần 19 triệu người. II- MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BIỂN 1- Lịch sử nguồn của Luật Biển Trong lịch sử, có nhiều vụ kiện dẫn đến việc công nhận một số nguyên tắc cơ bản của Luật Biển, nổi bật là các vụ: - Vụ kiện Anh – An-ba-ni (1949) về eo biển Corfou. Tàu chiến Anh đi qua eo biển Corfou bị nổ mìn của Anbani. Anh thắng kiện. Toà án pháp lý quốc tế công nhận “nguyên tắc tự do thông thương hàng hải nghĩa vụ của mọi quốc gia không được sử dụng lãnh thổ của mình nhằm mục đích chống lại quyền của các quốc gia khác” (quyền qua lại không gây hại). - Vụ kiện Anh - Na Uy năm 1951. Tàu thuyền Anh thường vào vùng biển Na uy đánh bắt cá gây xô xát. Na uy thắng kiện. Toà án pháp lý quốc tế công nhận nguyên tắc đường cơ sở thẳng do Na Uy đề xướng. Liên hiệp quốc đã tổ chức nhiều hội nghị pháp điển hoá luật biển: - Hội nghị La-hay năm 1930: công nhận các quốc gia có lãnh hải rộng ít nhất 3 hải lý một vùng tiếp giáp lãnh hải. - Hội nghị tại Giơ-ne-vơ năm 1958 cho ra đời 4 công ước. - Hội nghị tại Giơ-ne-vơ năm 1960 không đạt được kết quả nào. - Hội nghị tại Niu Oóc năm 1982 (sau 9 năm tranh luận) cho ra đời bản Công ước được thông qua bởi 117 quốc gia thực thể (trong đó có Việt Nam là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước). Mỹ số đông các nước công nghiệp phát triển không do không tán thành phần XI của Công ước. Ngày 29/7/1994, theo sáng kiến của Tổng thư Liên hiệp quốc, một thoả thuận cho phép thay đổi phần XI. Công ước có hiệu lực từ 16/11/1994. Đây được xem là bản Hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế. Việt Nam hiện có khoảng 30 văn kiện pháp lý điều chỉnh trực tiếp các quan hệ pháp luật về biển. 2- Các vùng biển chế độ pháp lý của chúng Theo Công ước năm 1982, biển được chia thành các vùng để xác định thẩm quyền của các quốc gia như sau: - Vùng nước nội thuỷ: là các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải chạy dọc theo bờ biển. Nó bao gồm hồ, cửa sông, vịnh, cảng biển, vùng đậu tàu. Tại đây, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt so với trên lãnh thổ đất liền, vì các chủ thể thường là những con tàu, đó là những tổ chức có yếu tố nước ngoài. Có 2 cách tính đường cơ sở: đường cơ sở thông thường (tính theo mực nước biển lúc thuỷ triều thấp nhất) đường cơ sở thẳng (là đường nối một số điểm thích hợp dọc bờ biển với điều kiện bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm, có chuỗi đảo chạy dọc bờ đường này chạy theo xu hướng chung của bờ biển). - Vùng lãnh hải: là vùng nước từ đường cơ sở mở rộng ra hướng biển đến một khoảng cách nhất định không quá 12 hải lý (1 hải lý = 1852 mét). Đối với Việt Nam là 12 hải lý. Đây là vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, tuy nhiên, tàu thuyền các quốc gia khác có quyền đi qua không gây hại mà không cần xin phép trước (không gây hại là không làm gì ảnh hưởng đe doạ đến hoà bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển). - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài lãnh hải tiếp liền với lãnh hải. Phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (đối với Việt Nam là 24 hải lý). Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài. Đó là quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa những vi phạm pháp luật, quy định hải quan, thuế khoá, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình; trừng trị những vi phạm pháp luật những quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình. - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển nằm ngoài lãnh hải tiếp liền lãnh hải, rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở (đối với Việt Nam là 200 hải lý), đặt dưới một chế độ pháp lý riêng. Theo đó, các quyền quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Tại điểm 3 Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 có nêu: “vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam; có quyền thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có thẩm quyền về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam”. - Thềm lục địa: bao gồm đáy biển lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một quốc gia, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó mở rộng tới khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc nếu bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra ngoài giới hạn đó thì có thể kéo tới bờ ngoài của rìa lục địa được xác định theo các quy định của Công ước. - Biển cả: tiếp liền với vùng đặc quyền kinh tế. - Vùng di sản chung của loài người: bao gồm đáy biển lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài ranh giới bên ngoài của thềm lục địa. III- KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 1- Tổng quan về kinh tế biển Khái niệm kinh tế biển được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng có ba lĩnh vực rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác nguồn tài nguyên của biển du lịch, viễn thông. Sự phát triển kinh tế của đất nước có biển phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, mức độ khai thác ba lợi ích chủ yếu nêu trên. 1.1- Về vận tải biển: Đây là lợi ích mà biển mang lại cho con người vô cùng lớn lao. Vận tải biển đưa hàng hoá, con người đi khắp thế giới. Trên thế giới có 80% lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Giao thông biển nối liền nhiều quốc gia nhất có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia ngày càng có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác. Vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ làm cảng mua sắm phương tiện vận tải. Phát triển cảng biển cùng với ngành đóng tàu các dịch vụ hàng hải có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế biển. 1.2- Về khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển: Biển là tiềm năng vô tận mà con người chưa thể đánh giá đầy đủ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người mới có khả năng khai thác một phần tiềm năng biển, từ việc tiếp tục khai thác thuỷ sản đến việc khai thác dầu khí. Tuy nhiên, con người cũng là yếu tố tác động làm suy thoái tiềm năng của biển. Các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược khai thác biển bao quát những vấn đề cơ bản để quản lý, khai thác biển một cách có hiệu quả. Trong đó có chiến lược tìm kiếm, bảo vệ khai thác nguồn lợi biển ven bờ, chiến lược ngành nghề, chiến lược an ninh, chiến lược bảo vệ làm giàu môi trường biển, chiến lược khoa học-công nghệ biển, chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, chiến lược hợp tác khu vực quốc tế, chiến lược quản lý thống nhất biển quốc gia. 1.3- Về phát triển du lịch biển các dịch vụ biển: Phát triển du lịch biển các dịch vụ biển đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia có biển. Với các hình thức tham quan phong cảnh biển, bãi tắm biển, du lịch sinh thái ven biển, đảo, cảnh quan văn hoá, thể thao, kết hợp với vui chơi nghỉ dưỡng . Nhiều quốc gia có biển đã phát huy được lợi thế của biển, đưa nền kinh tế phát triển mạnh như: Nhật Bản, Xingapo, Anh, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch . Ba lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu trên còn kéo theo sự phát triển của một số ngành kinh tế khác như: công nghiệp đóng tàu, dịch vụ thông tin, viễn thông trên biển, nghiên cứu khoa học về biển . 2- Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam 2.1- Thành tựu chủ yếu: - Các ngành địa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chấp hành Chỉ thị số 399 của Thủ tướng Chính phủ, các ngành, địa phương đã tiến hành quy hoạch, trong đó rõ nhất là quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010, các quy hoạch chuyên ngành thuỷ sản (khai thác xa bờ, nuôi tôm hải sản ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở bán đảo Cà Mau, quy hoạch thông tin cứu nạn ngành thuỷ sản .); Chiến lược phát triển ngành dầu khí; quy hoạch phát triển ngành tàu thuỷ; các quy hoạch về phát triển cảng, tìm kiếm cứu nạn . Đến nay, các tỉnh ven biển đều có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực về biển. Ngoài ra, đã tiến hành một số quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế biển như quy hoạch phát triển các đảo Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo; quy hoạch phát triển một số khu kinh tế ven biển như Vân Phong, Cam Ranh, Chân Mây, Chu Lai, Nhơn Hội . Quy mô kinh tế biển vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn . Năm 2000, GDP của kinh tế biển vùng ven biển đạt khoảng hơn 208.000 tỷ đồng, chiếm 47% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế biển chiếm 94.000 tỷ đồng. Năm 2005, GDP của kinh tế biển vùng ven biển đạt trên 400.000 tỷ đồng, chiếm hơn 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế biển là 184.000 tỷ đồng, chiếm gần 22% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm 98%, trong đó, khai thác dầu khí chiếm 64%, hải sản 14%, vận tải biển dịch vụ cảng biển 11%, du lịch biển trên 9%. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thuỷ sản, hải sản, thông tin liên lạc . bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm 2% kinh tế biển, song tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn. Nhiều ngành kinh tế biển phát triển phát triển mạnh so với thời điểm trước năm 1993 (năm có Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển). Ví dụ, năm 2005 ngành dầu khí đã khai thác 18,6 triệu tấn dầu thô 6,6 tỷ m 3 khí. Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1,8 triệu tấn. Về số tàu thuyền khai thác thuỷ sản, năm 1981 cả nước có 29.584 tàu gắn máy, năm 2005, tổng số thuyền máy là 9.080 chiếc với tổng công suất 5.320 CV. Ngành du lịch biển cũng phát triển mạnh, hàng năm thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế trong cả nước, đạt tốc độ tăng bình quân gần 13%/năm. Vùng biển ven biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ. Năm 2005, ngành dầu khí đã đóng góp trên 7 tỷ USD, tăng hơn năm 2004 gần 1,33 tỷ USD; nộp ngân sách nhà nước trên 50.000 tỷ đồng, tăng 1.850 tỷ đồng so với năm 2004. Hải sản xuất khẩu chính ngạch (gồm cả hải sản đánh bắt nuôi trồng) đạt hơn 2,6 tỷ USD. Các ngành khác như vận tải biển, đóng sửa chữa tàu biển, xuất khẩu thuyền viên . đã đóng góp lớn cho sự phát triển chung của đất nước. Công tác điều tra cơ bản quản lý tài nguyên, môi trường biển đã được quan tâm tốt hơn. Hiện nay, các kết quả điều tra, nghiên cứu về biển đã cung cấp được sự hiểu biết khái quát các đặc trưng về điều kiện tự nhiên chủ yếu của biển. Hệ thống pháp luật, các quy phạm về công tác điều tra tài nguyên, quản lý môi trường biển đã được xây dựng. Trong quá trình phát triển kinh tế mở, bước đầu đã hình thành các trung tâm phát triển để ra biển. Đến nay, trên các vùng biển đã có các trung tâm kinh tế biển như các thành phố Hạ Long, Hải Phòng, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc . Đây là những khu vực đã có sự phát triển tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá, công nghiệp gắn với cảng, cảng biển vận tải biển, du lịch biển, nghiên cứu khoa học về biển . Đã có bước phát triển mới ở một số hải đảo. Hiện nay, ở những đảo có điều kiện phát triển đều có dân cư, kết cấu hạ tầng đều được nâng cấp rõ rệt, nhờ nguồn vốn Biển Đông - hải đảo (hình thành hệ thống giao thông trên đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, các đảo xa bờ có máy phát điện, một số đảo sử dụng điện mặt trời, trên các đảo đã có xây dựng các cơ sở cung cấp nước ngọt). Vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt, nhiều đảo đã phát triển mạnh nghề cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch, bảo vệ phát triển rừng . Tương lai có nhiều đảo như Vân Đồn, Cát Hải, Côn Đảo, Phú Quốc . sẽ phát triển thành những trung tâm để ra biển. Công tác đối ngoại đã đạt được một số kết quả quan trọng. Cho đến nay, ta đã một số thoả thuận trên biển với các nước láng giềng: Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (1982), Hiệp định về phân định ranh giới biển Việt Nam - Thái Lan (1997), Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam Trung Quốc (2004) Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - In-đô-nê-xi-a (2003). Ngoài ra, ta cũng mở diễn đàn trao đổi về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa với Phi-lip-pin, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a (1995), tham gia kết các văn kiện mang tính khu vực về Biển Đông, triển khai một số dự án hợp tác song phương đa phương với các nước liên quan, trong đó có dự án nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Phi-lip-pin. Quốc phòng, an ninh trên biển được bảo đảm. Đã đàm phán giải quyết phân định ranh giới về biển giữa nước ta với một số nước có biển trong khu vực; các lực lượng an ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quản lý chủ quyền trên biển, tiềm lực quốc phòng trên biển được tăng cường đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 2.2- Những mặt hạn chế: Chậm nghiên cứu xây dựng chiến lược biển nên các ngành, địa phương còn thiếu căn cứ để quy hoạch triển khai đầu tư. Cả một thời gian dài chưa có chiến lược tổng thể phát triển kinh tế biển vùng ven biển, mới có một số quy hoạch từng ngành liên quan đến kinh tế biển. Năm 1997, Bộ Kế hoạch Đầu tư có tổ chức triển khai nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển các hải đảo Việt Nam đến năm 2010” song chưa được Chính Phủ phê duyệt. Tuy các tỉnh ven biển đều có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, song các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển chưa được thiết kế cụ thể thiếu tính hệ thống ở tầm quốc gia. Hệ quả là, sự phát triển trong những năm vừa qua còn diễn ra một cách tự phát, manh mún, tác động xấu đến tính bền vững của vùng biển ven biển nước ta. Kinh tế biển vùng ven biển Việt Nam phát triển chậm, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý đang ở trình độ thấp, mới phát triển ở vùng biển quốc gia, chưa quan tâm chú ý đúng mức tới việc khai thác vùng biển quốc tế vì chưa chuẩn bị điều kiện để vươn ra khơi xa ra vùng biển quốc tế. Nhìn chung, trình độ kỹ thuật của các ngành kinh tế biển của nước ta còn thấp, hầu hết các ngành nghề mới được trang bị kỹ thuật, công nghệ thông thường lạc hậu xa so với những nước đã có kinh tế biển phát triển. Nhiều lĩnh vực quan trọng phát triển chậm (rõ nhất là công nghiệp hoá dầu, kinh tế hàng hải, du lịch biển). Hiện nay, về cơ bản Việt Nam chỉ mới khai thác nguồn lợi trong vùng biển quốc gia, cơ sở hạ tầng yếu. Quy mô kinh tế biển vùng ven biển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của nước ta. Về giá trị tuyệt đối, quy mô kinh tế biển Việt Nam năm 2005 đạt khoảng 184.000 tỷ đồng (tương đương 12 tỷ USD), Nhật Bản là 468,5 USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển hải đảo còn yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh kinh tế biển. Đầu tư cơ sở vật chất không đồng bộ, trình độ các ngành dịch vụ hậu cần biển còn yếu, xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu. Chưa khai thác, sử dụng tốt tiềm năng vùng ven biển cho phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu ngành nghề phương thức khai thác kinh tế biển vùng ven biển nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ tự phát. Do trình độ kỹ thuật khai thác biển còn thấp, phương tiện khai thác chủ yếu là thô sơ, lạc hậu, nên chỉ mới tập trung hoạt động gần bờ. Nuôi trồng hải sản năng suất còn thấp. Những ngành nghề kinh tế biển gắn với công nghệ hiện đại (như năng lượng sóng thuỷ triều, dược liệu biển, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hoá chất .) chưa được nghiên cứu phát triển. Nhiều sản phẩm kinh tế biển kém sức cạnh tranh, rõ nhất là vận tải biển, nhiều sản phẩm hải sản chất lượng chưa cao. Tỷ lệ khách du lịch quốc tế trở lại lần thứ hai còn thấp. Khoa học - công nghệ biển còn yếu. Tiềm năng khoa học - công nghệ về biển chưa được xây dựng đủ mức, đủ tầm. Công tác nghiên cứu khoa học biển chưa có quy hoạch thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chất lượng về nghiên cứu khoa học còn ở mức độ thấp, chưa đủ cơ sở làm căn cứ xác định chiến lược phát triển dài hạn điều chỉnh, bổ sung các chính sách phát triển đối với kinh tế biển. Việc nghiên cứu cơ bản về dự báo biến động các quá trình khí tượng thuỷ văn, động lực, địa chất, môi trường biển, nguồn lợi thuỷ sản .chỉ mới bắt đầu, chưa tạo đủ cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển, đặc biệt là những nghiên cứu về khoáng sản, xây dựng công trình biển. Chưa có sự nghiên cứu về phát triển các ngành nghề biển tương lai có giá trị kinh tế cao. Việc bảo tồn biển đã được chú ý nhưng còn nhiều bất cập. Điều tra cơ bản còn thiếu, rời rạc, phân tán. Môi trường biển vùng ven biển ở nhiều nơi bị ô nhiễm, đặc biệt ở các vùng biển tập trung phát triển công nghiệp, vận tải biển, công nghiệp ven bờ, nuôi hải sản công nghiệp . Một số khu vực có kinh tế phát triển đang có tình trạng ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững (như Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu .). Hiện tượng đánh bắt hải sản bằng chất nổ, bằng điện vẫn xảy ra. Công tác đối ngoại còn nhiều vấn đề cần giải quyết với các nước liên quan đến biển Đông như với Trung Quốc, Phi-lip-pin, Malayxia về chủ quyền chế độ pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa Trường Sa; phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc, ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ phía bắc biển Đông, phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam - In-đô-nê-xi-a; các vấn đề kinh tế - kỹ thuật khác như vùng thông báo bay, vùng trách nhiệm thông tin hoạt động tìm kiếm cứu nạn . Nguyên nhân của những yếu kém trên, trước hết là do nhận thức của các cấp, các ngành nhân dân về vị trí, vai trò của biển chưa thật đầy đủ, nên chưa tích cực tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến biển; các cơ quan quản lý nhà nước về biển chưa làm tốt vai trò của mình, nhất là xây dựng chiến lược hoạch định chính sách; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng biển phát triển ngành nghề biển còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu; hợp tác quốc tế về biển còn nhiều hạn chế, trong khi tranh chấp giữa các nước ở biển Đông còn phức tạp. IV- CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM Chiến lược biển Việt Nam được trình bày tại Nghị quyết số 09 ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khoá X). Nội dung chính của Nghị quyết số 09: 1- Quan điểm chỉ đạo Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa. Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 2- Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể: Xây dựng phát triển toàn diện các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản phẩm từ biển phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển. 3- Định hướng phát triển 3.1- Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển bảo vệ môi trường biển; phát triển khoa học – công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc các tuyến vận tải cao tốc trên biển. Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh trên biển, khả năng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn phòng, chống thiên tai. Nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo những người hoạt động ven biển. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước quan hệ quốc tế về biển, đảo. [...]... ven biển đường cao tốc Bắc – Nam trên biển Xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước ngọt đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế biển phục vụ sinh hoạt của dân cư ven biển, trên biển các đảo Xây dựng hệ thống thông tin, quan sát biển, hình thành hệ thống nghiên cứu dự báo về biển (có trọng tâm, trọng điểm theo lĩnh vực theo vùng) 3.7- Định hướng chiến lược các vùng biển: a) Vùng biển và. .. trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển Ý thức về biển phải được thể hiện đầy đủ trong chính sách phát triển của những ngành có liên quan các địa phương có biển. .. lĩnh vực đối ngoại về biển theo luật pháp thông lệ quốc tế, có tính tới các quan hệ với các nước trong khu vực, đồng thời tranh thủ các diễn đàn quốc tế để củng cố vị thế của Việt Nam về biển, ranh giới biển của quốc gia Mở rộng hợp tác quốc tế tăng cường công tác ngoại giao, đặc biệt với các nước lân cận biển Đông những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ mạnh về biển để bảo vệ chủ... chóng nâng cao tiềm lực khoa học – công nghệ cho nghiên cứu khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước 3.5- Định hướng bảo vệ môi trường biển ven biển, phòng, chống thiên tai: Hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm suy thoái môi trường biển; bảo vệ phát triển bền vững các hệ sinh thái biển ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội,... trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc - Phát triển kinh tế biển gắn liền với quản lý vùng trời, bảo vệ biển đảo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân - Xây dựng lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân các thành phần kinh tế sản xuất khai thác tài nguyên biển - Sớm... quản lý khai thác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo Ban hành cơ chế, chính sách bảo đảm cho sự phát triển nhanh, bền vững các lĩnh vực liên quan đến biển vùng ven biển, đặc biệt là bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ biển, đảo ở vùng biển xa bờ có giá trị chiến lược về kinh tế quốc phòng, an ninh 4.6- Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp cơ chế, chính... tế biển mạnh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất gắn với bảo vệ môi trường biển, phát triển hệ thống cảng biển gắn với hệ thống giao thông ven biển; có chính sách xây dựng nhà ở kiên cố cho nhân dân vùng ven biển chính sách khuyến khích đánh bắt khơi xa, nuôi trồng thuỷ sản trên biển, vận tải biển 4.7- Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và. .. cán bộ khoa học quản lý ra công tác tại các đảo vùng ven biển Khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành, nghề về biển (đại học, cao đẳng, dạy nghề) ở các thành phố biển Đồng thời với việc phát triển nhân lực biển phải coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội vùng ven biển, đặc biệt chú ý đến đời sống đảm bảo an toàn tính mạng của những người hoạt động trên biển, đảo nhân dân ở... ven biển Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch c) Vùng biển ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh): Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển của vùng Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51 d) Vùng biển ven biển Tây Nam. .. vệ vững chắc chủ quyền an ninh trên biển: Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc Xây dựng phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế biển Thực hiện dân sự hoá trên biển, đảo gắn với tổ chức . VAI TRÒ CỦA BIỂN THẾ KỶ 21 VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM --------- I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN BIỂN 1- Vị trí địa lý kinh tế và địa. trị của biển Việt Nam Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km 2 . Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và

Ngày đăng: 27/09/2013, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan