kiẻm tra 1 tiết môn sinh học 9

5 2.3K 13
kiẻm tra 1 tiết môn sinh học 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC LỚP 9 I/Mục tiêu: -Kiểm tra học sinh biết hiểu về các quy luật của Men đen, những diễn biến của nhiễm sắc thể qua chu kì của tế bào, sự di truyền liên kết. Cấu trúc và chức năng của AND, ARN, protein, mối quan hệ gen  … tính trạng -Từ đó học sinh vận dụng viết được sơ đồ lai, so sánh được quá trình tổng hợp ARN và tự nhân đôi của ADN cũng như những điểm giống nhau giữa ADN, ARN và protein về cấu tạo và chức năng II/Thiết lập ma trận 2 chiều: KIẾN THỨC CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ Cộng Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương I: Các thí nghiệm của Men đen 2 (1,0) 1 (0,5) 1 (1,5) 4 (3,0) Chương II: Nhiễm sắc thể 3 (1,5) 2 (1,0) 1 (0,5) 6 (3,0) Chương III: ADN và GEN 1 (0,5) 1 (1,0) 1 (2,5) 3 (4,0) Cộng 6 (3,0) 4 (2,5) 1 (0,5) 2 (4,0) 13 (10) Họ và tên ………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT (Năm học 08 – 09) Lớp 9/……… MÔN: SINH HỌC (Đề 1) A/Trắc nghiệm: (6đ) I/ Hãy chọn câu trả lời A,B,C hoặc D mà em cho là đúng 1/Thế nào là giống thuần chủng ? A Là giống có một số cặp gen dị hợp trội và đồng hợp lặn B Giống có các thế hệ con cháu sinh ra khác với cha mẹ tổ tiên C Giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước D Giống có kiểu hình trội 2/Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? A Để nâng cao hiệu quả lai . B Để tìm ra các thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn . C Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng lặn .D Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. 3/Ở người, gen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với gen a quy định tóc thẳng. Bố và mẹ có kiểu gen và kiểu hình nào để con sinh ra có người tóc xoăn, có người tóc thẳng: A Mẹ tóc xoăn (AA) X Cha tóc thẳng (aa) B Mẹ tóc xoăn (Aa) X Cha tóc xoăn (Aa) C Mẹ tóc xoăn (Aa) X Cha tóc xoăn (AA) D Mẹ tóc thẳng (aa) X Cha tóc xoăn (AA) 4/Ở đậu hà lan 2n = 14, một tế bào đậu hà lan đang ở kỳ sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu ? A 7 B 14 C 24 D 28 5/Cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính ? A. Nguyên phân B.Giảm phân C.Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh D.Nguyên phân và giảm phân 6/ Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? A Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con B Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con C Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con D Sự phân li đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con 7/ Trong chu kỳ tế bào, kỳ nào chiếm thời gian nhiều nhất ? A Kỳ đầu B Kỳ trung gian C Kỳ giữa D Kỳ cuối 8/Sự kiện chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân: A Có sự tiếp hợp và bắt chéo giữa các NST tương đồng B NST tự nhân đôi 2 lần C Các NST đơn phân li độc lập với nhau D Có hình thành thoi phân bào 9/Khi giảm phân, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu DdTt (di truyền độc lập) sẽ cho ra số tổ hợp NST trong các giao tử là A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 II/Hãy điền các nuclêôtit: A, U, T, G, X để viết đầy đủ cấu trúc của một đoạn ADN sau – A – T – G – G – X – T – A – G – T – X – – T – . – X – X– . –A – .– .– A – G – III/ Chọn các từ, cụm từ trong ngoặc( ARN, axit amin, nhân, sắp xếp) điền vào chỗ trống ( )để hoàn thiện các câu sau: mARN sau khi được tạo thành rời khỏi ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi mà thực chất là xác định trật tự . của các axit amin. Điều đó cho thấy giữa ARN và protein có mối quan hệ mật thiết với nhau B/Tự luận: (4Đ) 1/Ở lúa, tính trạng hạt gạo đục trội hoàn toàn so với tính trạng hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong, viết sơ đồ lai và xác định kết quả thu được ở F 1 và F 2 2/So sánh quá trình tổng hợp ARN và quá trình nhân đôi ADN Bài làm Họ và tên ………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT (Năm học 08 – 09) Lớp 9/……… MÔN: SINH HỌC (Đề 2) A/Trắc nghiệm: (6đ) I/ Hãy chọn câu trả lời A,B,C hoặc D mà em cho là đúng 1/Kiểu hình là gì? A Là những đặc điểm hình thái được biểu hiện B Bao gồm những đặc điểm cấu tạo của cơ thể C Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể D Là đặc điểm biểu hiện bên ngoài của cơ thể 2/Lai phân tích được tiến hành như thế nào ? A Cho các cơ thể có kiểu hình trội lai với nhau B Cho các cơ thể có kiểu hình trội lai với cơ thể có kiểu hình lặn C Cho cơ thể có kiểu gen đồng hợp trội lai với cơ thể có kiểu gen dị hợp trội D Cho lai giữa giống không thuần chủng với giống thuần chủng 3/Ở cà chua, gen D quy định quả đỏ, gen d quy định quả vàng, theo dõi sự di truyền màu sắc quả cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Qủa đỏ x quả đỏ  F 1 : 75% quả đỏ ; 25% quả vàng A. P: AA x AA B. P: AA x Aa C. P: Aa x Aa D. P: AA x aa 4/Ở ngô, 2n = 20, một tế bào ngô ở kỳ sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu ? A 10 B 20 C 40 D 80 5/ Ở các loài giao phối, cơ chế nào đảm bảo bộ NST của loài duy trì ổn định qua các thế hệ ? A. Nguyên phân B.Giảm phân C. Thụ tinh D.Nguyên phân và giảm phân và thụ tinh 6/ Ý nghĩa của thụ tinh là gì? A Nhờ thụ tinh mới duy trì nòi giống B Sự tổ hợp bộ NST đơn bội của 2 giao tử C Sự kết hợp chất nhân của 2 giao tử tạo thành hợp tử D Sự kết hợp giữa các bộ NST đơn bội trong giao tử để tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội cho loài, tạo ra các biến dị tổ hợp 7/Sự kiện chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân: A Có sự tự nhân đôi của NST B Các NST kép phân li độc lập với nhau C Sự phân chia nhân và phân chia chất tế bào . D Các NST tự nhân đôi 2 lần 8/ Vị trí của NST dính trên sợi tơ vô sắc của thoi phân bào là: A Crômatit B Eo thứ 2 C Tâm động D Nhân con 9/Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu DdTt (di truyền độc lập) sẽ cho ra số tổ hợp NST trong hợp tử là : A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 II/Hãy điền các nuclêôtit: A, U, T, G, X để viết đầy đủ cấu trúc của một đoạn ADN sau – G – T – A – X – X – T – G – X – A – G – – . – A – . – G – G – . – X – . –T – X – III/ Chọn các từ, cụm từ trong ngoặc( Protein, cấu trúc, đa dạng, axit amin) điền vào chỗ trống ( )để hoàn thiện các câu sau: Sự sắp xếp của 20 loại . đã taọ nên tính Mỗi phân tử protein không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các axit amin mà còn do không gian, số chuỗi axit amin B/Tự luận: (4Đ) 1/ Cho hai giống cá kiến mắt đen thuần chủng và mắt đỏ giao phối với nhau, được F 1 toàn cá kiến mắt đen . Khi cho cá F 1 giao phối với nhau, viết sơ đồ lai, cho biết tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F 2 2/Nêu những điểm giống nhau giữa AND, ARN và protein về cấu tạo và chức năng Bài làm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC LỚP 9 Đề 1:A/Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C D B D A C B A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II/ – A – T – G – G – X – T – A – G – T – X – – T – A – X – X– G –A –T – X– A – G – (0,5đ) III/Các cụm từ điền theo thứ tự các chỗ trống: Nhân, axit amin, sắp xếp (1đ) B/Tự luận: 1/(1,5đ)Gen A quy định hạt gạo đục, gen a quy định hạt gạo trong Kiểu gen của lúa hạt gạo đục thuần chủng AA. Kiểu gen của lúa hạt gạo trong thuần chủng aa . P: AA x aa Aa x Aa G A a G: A, a A, a F 1 Aa F 2 :AA, 2Aa,aa F 1 có tỉ lệ kiểu hình: 100% hạt đục, kiểu gen Aa 100% F 2 có tỉ lệ kiểu hình: ¾ hạt đục, ¼ hạt trong . Tỉ lệ kiểu gen ¼ AA, 2/4 Aa , ¼ aa 2/a/Những điểm giống nhau (mỗi ý 0,25đ) -Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN dưới tác dụng của enzim -Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian lúc NST chưa xoắn -Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN -Trường nội bào với các Nu trên mạch ADN b/Những điểm khác nhau (mỗi ý 0,25đ) Qúa trình tổng hợp ARN Qúa trình nhân đôi ADN -Xảy ra trên 1 đoạn của ADN -Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn -Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời ADN ra chất tế bào - Xảy ra trên toàn bộ phân tử ADN -Cả 2 mạch ADN làm mạch khuôn -Một mạch ADN mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp thành phân tử ADN Đề 2: A/Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C B C C D D B C D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II/ – G – T – A – X – X – T – G – X – A – G – – X– A – T – G – G – A – X – G – T – X – (0,5đ) III/Các cụm từ điền theo thứ tự các chỗ trống: Axit amin, đa dạng, cấu trúc (1đ) B/Tự luận: 1/ (1,5đ)Gọi A gen quy định tính trạng cá kiến mắt đen, gọi a quy định tính trạng cá kiến mắt đỏ Kiểu gen cá mắt đen thuần chủng AA. Kiểu gen cá mắt đỏ thuần chủng aa . P: AA x aa Aa x Aa G A a G: A, a A, a F 1 Aa F 2 : AA, 2Aa, aa Tỉ lệ kiểu hình F 2 : ¾ mắt đen , ¼ mắt đỏ . Kiểu gen F 2 ¼ AA , 2/4 Aa , ¼ aa 2/Những điểm giống nhau giữa AND, ARN và protein về cấu tạo và chức năng a/Cấu tạo: Đều được xếp vào nhóm đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào -Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử do nhiều đơn phân hợp lại -Giữa các đơn phân đều có các liên kết hóa học nối lại với nhau tạo thành mạch hay chuỗi -Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần số lượng và trật tự của các đơn phân -Đều có dạng cấu trúc khác nhau trong không gian -Cấu tạo đều được quy định bởi thông tin nằm trong phân tử ADN -b/Chức năng: Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử . Cộng 6 (3,0) 4 (2,5) 1 (0,5) 2 (4,0) 13 (10 ) Họ và tên ………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT (Năm học 08 – 09) Lớp 9/ ……… MÔN: SINH HỌC (Đề 1) A/Trắc nghiệm: (6đ). của Men đen 2 (1, 0) 1 (0,5) 1 (1, 5) 4 (3,0) Chương II: Nhiễm sắc thể 3 (1, 5) 2 (1, 0) 1 (0,5) 6 (3,0) Chương III: ADN và GEN 1 (0,5) 1 (1, 0) 1 (2,5) 3 (4,0)

Ngày đăng: 27/09/2013, 06:10

Hình ảnh liên quan

F2 có tỉ lệ kiểu hình: ¾ hạt đục, ¼ hạt trong. Tỉ lệ kiểu gen ¼ AA, 2/4 Aa, ¼ aa 2/a/Những điểm giống nhau (mỗi ý 0,25đ) - kiẻm tra 1 tiết môn sinh học 9

2.

có tỉ lệ kiểu hình: ¾ hạt đục, ¼ hạt trong. Tỉ lệ kiểu gen ¼ AA, 2/4 Aa, ¼ aa 2/a/Những điểm giống nhau (mỗi ý 0,25đ) Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan