Công tác BDHSG o THPT Cam Lộ

3 247 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Công tác BDHSG o THPT Cam Lộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT CAM LỘ Hồ Đắc Vinh – GV Vật lí – Trường THPT Cam Lộ Trong lịch sử nước nhà, thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông đã xác định rằng: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Ngày nay, Đảng ta vẫn quan niệm như vậy và rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có những chủ trương về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG). Đó là tiếp tục chú trọng xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn: các trường chuyên có thể xây dựng chương trình riêng phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, vận dụng tốt cách dạy học phân hoá vào bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thơi khuyến khích và tôn vinh các học sinh xuất sắc đạt thành tích cao. Trường THPT Cam Lộ coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định được vị trí của mình trong nhóm các trường THPT không chuyên, tạo ra khí thế hăng say trong học và khát vọng chinh phục tri thức. Điều này được thể hiện qua việc khổ học của người học trò, khổ dạy của thầy giáo và khổ chăm của người quản lí. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để cho mọi GV và HS vươn tới đỉnh cao tri thức. Điều đó đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong năm học vừa qua như đã thể hiện trong báo cáo của đồng chí Hiệu trưởng. Tuy nhiên, bồi dưỡng HSG là công việc đầy khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường ta hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả so với các trường lớn trong tỉnh. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như: * Về phía HS: chất lượng đầu vào thấp, các em lại phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian từ bồi dưỡng chưa được nhiều, quyết tâm đạt giải của các em lại chưa cao vì khoảng cách giữa nội dung đề thi HSG và đề thi Đại học còn quá xa. Do đó, một số em còn không yên tâm khi được chọn theo học một số lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt đối với các môn xã hội như văn, sử, địa, HSG không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. * Về phía giáo viên: GV dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác nên quỹ thời gian dành cho công tác bồi dưỡng rất hạn hẹp. Hơn nữa, vì không phải là trường chuyên nên không có chương trình dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu riêng cho mình. Xuất phát từ những tồn tại trên kết hợp với thực tiễn bồi dưỡng HSG trong năm qua, tôi thiết nghĩ chúng ta cần tập trung một số nội dung sau: 1. Công tác xây dựng kế hoạch và chương trình Trang 1 Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, GV trực tiếp dạy bồi dưỡng cần phải xây dựng chương trình và viết tài liệu cho phù hợp với thời lượng dạy của mình. Việc xây dựng chương trình là việc làm rất quan trọng đòi hỏi GV phải có kiến thức vững chắc về chuyên môn mình phụ trách. Do đó, để xây dựng chương trình, GV cần phải nghiên cứu nhiều tài liệu và tổng hợp kiến thức của mình để sao cho xây dựng được chương trình phù hợp với mục tiêu của môn học trong kì thi HSG, phù hợp với quỹ thời gian hạn hẹp cũng như phòng học thiếu thốn của nhà trường. Với chương trình đã xây dựng, việc sưu tầm và tìm tài liệu để giới thiệu cho HS cũng không kém phần quan trọng. GV chỉ cung cấp cho HS chìa khóa để các em tự bước vào thư viện. 2. Công tác tuyển chọn HSG Trước hết về quan niệm HSG Nhiều nước quan niệm rằng: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết. Cụ thể hơn có thể hiểu HSG là những HS có khả năng tư duy độc lập, khả năng tự học, sáng tạo, có niềm say mê, yêu thích bộ môn; tích cực vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi kiến thức mới. Vậy làm thế nào để chọn được HSG? Trước hết chúng ta cần phân loại học sinh, có thể phân thành hai nhóm HS: * Nhóm HS năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ do giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Ví dụ bộ môn toán, lý các học sinh này đôi khi có những cách giải lạ, độc đáo hoặc thỉnh thoảng đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ trước được; * HS say mê môn học, các HS này có thể chưa thật giỏi nhưng vì say mê, yêu thích bộ môn nên dễ trở thành học sinh giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng từ những giáo viên giỏi. Đối với một số bộ môn cần nhiều đến trí nhớ (sử, địa, ngoại ngữ…) cũng dễ trở nên giỏi nếu chọn được học sinh cần cù và qua sự bồi dưỡng của những giáo viên giỏi và giàu kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để phát hiện và chọn HSG Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau: thứ nhất là căn cứ vào các thành tích đã đạt các năm học trước; thứ hai: căn cứ vào đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp; căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG cấp trường; Ngoài ra GV cần xem những bài kiểm tra đầu tiên của học sinh (đặc biệt là học sinh lớp 10), bên cạnh đó việc đặt câu hỏi trong quá trình tổ chức dạy học cũng có tác dụng tích cực việc phát hiện nhân tố mới. Công việc này đòi hỏi GV phải quan sát trong suốt quá trình dạy học của một giai đoạn nhất định. 3. Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG Về đội ngũ giáo viên, có thể nói đây là nhân tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG. Điều này dễ nhận thấy các môn thể thao. đâu có huấn luyện viên giỏi, võ sư giỏi, đó thường có những đệ tử giỏi. Việc bồi dưỡng HSG cũng không nằm ngoài quy Trang 2 luật đó. Điều này còn được cha ông ta đã đúc rút ra từ trước là: "không thầy đố mày làm nên". Việc chọn được HS đã là một quá trình nhưng nếu phương pháp dạy của GV không thu hút được niềm say mê cũng như không phát huy được những kiến thức vốn có của HS thì rất khó để duy trì sĩ số lớp học bồi dưỡng. Có câu đánh giá về công tác bồi dưỡng HSG mà tôi thấy khá hóm hỉnh và có lý là: dạy trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tồi, dạy trúng đề mà học sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt mới là dạy giỏi. Theo kinh nghiệm của tôi: Để hướng dẫn HS giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, GV cần phải hướng dẫn cho HS từ kiến thức cơ bản rồi đến nâng cao. Mặt khác, vì thời gian dành cho dạy bồi là không nhiều, HS các khối lớp khác nhau lại học chung một chương trình thế nên dạy học phân hóa cần được ưu tiên hàng đầu. Nên tránh suy nghĩ là HSG nên GV bỏ qua những bài tập cơ bản và cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. Cuối cùng để công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: - Về công tác tuyển chọn HS: chọn đúng đối tượng, số lượng phù hợp và bố trí lớp học riêng biệt cho học sinh lớp 11 học trước kiến thức nên để bắt kịp với những HS lớp 12 rồi cho học chung. Nghĩa là, tách nhóm HS 11 học trước rồi sau đó nhập lại rồi bắt đầu bồi chung. - Xây dựng chương trình dạy HSG rõ ràng, hỗ trợ kinh phí cho GV viết tài liệu BDHSG, đây là tiền đề để thế hệ trẻ kế thừa những kinh nghiệm của những người đi trước. - BGH cần nhắc trong phân công GV dạy bồi dưỡng và định mức tiết dạy bồi dưỡng: điều chỉnh lại hệ số quy đổi từ 1,5 lên 2,0. Vì như hiện nay thì các GV trực tiếp dạy bồi phải thực hiện hai công việc là vừa hoàn thành nhiệm vụ như các GV khác và chịu trách nhiệm thêm về công tác dạy HSG trong khi đó phải dạy trong ngày chủ nhật. Trang 3 . CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CAM LỘ Hồ Đắc Vinh – GV Vật lí – Trường THPT Cam Lộ Trong lịch sử nước nhà, thời. học phân hoá v o bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thơi khuyến khích và tôn vinh các học sinh xuất sắc đạt thành tích cao. Trường THPT Cam Lộ coi công tác bồi

Ngày đăng: 26/09/2013, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan