Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.doc

12 672 3
Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt NamNguyễn Thanh HưngNguyễn Thị Thanh ThuỷTrong hai số 18 và 19, Tạp chí Thương mại đã giới thiệu tổng quan về tám nhóm biện pháp phi thuế quan mà các nước khác có thể áp dụng để cản trở hàng xuất khẩu của ta. Nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách thương mại có thêm thông tin để đối phó với tình huống hàng xuất khẩu của ta bị nước khác áp dụng các biện pháp thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài viết về thuế chống bán phá giá, một biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm này và có nguy cơ áp dụng ngày càng nhiều đối với hàng xuất khẩu của ta.Như chúng ta đã thấy các nước luôn luôn dựng lên nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù những biện pháp này rất đa dạng nhưng có thể chia ra tám nhóm lớn. Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày càng mạnh mẽ, các nước buộc phải cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế thuộc nhóm hạn chế định lượng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng bù lại, các nước ngày càng sử dụng nhiều hơn ba biện pháp hạn chế nhập khẩu thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, đó là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Sau khi Vòng đàm phán Uruguay chấm dứt với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995, các qui định liên quan tới việc áp dụng ba biện pháp này trở nên khá chặt chẽ. Tuy nhiên xu hướng từ năm 1995 đến nay cho thấy biện pháp chống bán phá giá đã được sử dụng một cách thái quá và dường như đã trở thành một công cụ bảo hộ quan trọng cho nhiều nước.Trong vài năm qua hàng xuất khẩu của ta bị các nước khác điều tra chống bán phá giá ngày càng nhiều. Trước khi đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng này chúng tôi xin giới thiệu bối cảnh chung của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới cũng như đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO là nền tảng pháp lý cho mọi cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan nên chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội chung chính của hiệp định. Tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại một số nước nhập khẩu lớn, có truyền thống áp dụng biện pháp này và có vai trò lớn trong việc xây dựng các qui định liên quan trong WTO. Chúng tôi cũng phân tích và đánh giá về khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với biện pháp chống bán phá giá của các đối tác thương mại. Cuối cùng, để góp phần vào mục tiêu lớn hiện nay của chúng ta là mở rộng thị trường và hỗ trợ xuất khẩu, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp thêm thông tin cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cân nhắc trong hoạt động thực tiễn của mình.Tình hình áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới từ năm 1995 đến nayTừ năm 1995 đến cuối năm 2001, trên thế giới đã có tất cả 1845 cuộc điều tra về chống bán phá giá với 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 57% tổng số cuộc điều tra). Như vậy, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các mặt hàng thường bị áp dụng thuế chống bán phá giá là sản phẩm dệt may, giầy dép, kim loại và một số sản phẩm công nghiệp cơ khí.Trong khuôn khổ của WTO, nhiều khi nước áp dụng thuế chống bán phá giá bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi, đôi khi dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra nhiều mâu thuẫn và ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình. Những năm gần đây các nước đang phát triển ngày càng chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thống kê liên quan tới số vụ điều tra và số lần áp dụng thuế chống bán phá giá dưới đây cho ta thấy rõ điều này.Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước phát triển Kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành 899 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 502 lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá.1 Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 32 nước phát triển lại là đối tượng của 745 cuộc điều tra chống bán phá giá và 430 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. Trong số các nước phát triển, Hoa Kỳ và EU luôn đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, nhưng cũng không tránh khỏi là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước khác. Hoa Kỳ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. EU cũng gần tương đương Hoa Kỳ với 246 cuộc điều tra, 153 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và 162 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Hàn Quốc đã 28 lần áp dụng thuế chống phá giá và 70 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Nhật Bản thì tương đối đặc biệt khi chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá có 1 lần nhưng 60 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước đang phát triển Trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, có 23 nước đang phát triển đã tiến hành 946 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 564 lần áp dụng thuế chống bán phá giá.Cũng trong thời gian đó, hàng hóa xuất khẩu của 60 nước đang phát triển là đối tượng của 1100 cuộc điều tra chống bán phá giá và 736 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. Ấn Độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Nước này đã tiến hành 248 cuộc điều tra chống bán phá giá và 155 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và chỉ 38 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Achentina và Braxin đã áp dụng thuế chống phá giá 97 lần và 51 lần trong khi chỉ bị áp dụng thuế chống bán phá giá tương ứng là 7 và 45 lần. Trung Quốc thì tương đối đặc biệt khi chưa áp dụng thuế chống bán phá giá lần nào nhưng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tới 178 lần. Đây có thể được coi là quốc gia "đi đầu" trong việc bán phá giá hàng hóa sang các nước khác. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc hiện đang phải chịu một bất lợi lớn là nhiều nước phát triển chưa coi nền kinh tế Trung quốc là kinh tế thị trường, do đó hàng xuất khẩu của nước này hay bị coi là bán phá giá, mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy.Tình hình hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giáHơn một thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh. Theo thông tin chúng tôi có được thì tính đến hết tháng 6 năm 2002 chúng ta đã gặp phải các vụ điều tra chống bán phá giá như sau:Năm Nước Mặt hàng Tiến trình điều tra1 1994 Colombia Gạo Không đánh thuế vì mặc dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa của Colombia.2 1998 EU Mì chính Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 16,8%.3 1998 EU Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.4 2000 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 0,09 Euro/chiếc.5 2001 Canada Tỏi Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 1,48 dollar Canada/Kg.6 2002 Canada Giày không Bắt đầu điều tra từ 4/20022 thấm nước7 2002 EU Bật lửa Bắt đầu điều tra từ 6/20028 2002 Mỹ Cá da trơn Bắt đầu điều tra từ 7/2002Cho đến hết năm 2001, trong tổng số năm vụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị nước khác điều tra bán phá giá thì ba vụ bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên tác hại của ba vụ này đối với sản xuấtđời sống của người lao động chưa lớn nên dư luận chưa quan tâm nhiều.Tình hình rõ ràng đã trở nên nghiêm trọng khi Hiệp hội nuôi cá da trơn Hoa Kỳ chính thức nộp đơn tới các cơ quan chức năng yêu cầu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam. Khác với những vụ trước, nếu Việt Nam thất bại trong vụ này thì cuộc sống của hàng vạn nông dân nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, điều này có thể tạo ra một tiền lệ xấu cho các nước khác điều tra phá giá với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản khác của ta.Giới thiệu về hiệp định chống bán phá giá của WTO Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO (gọi tắt là Hiệp định) quy định rất chi tiết về việc xác định hành vi bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá. Hiệp định là cơ sở chung nhất cho mọi luật quốc gia liên quan tới chống bán phá giá. Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giáTheo Hiệp định, nếu nhà sản xuất hay xuất khẩu bán phá giá sản phẩm của mình và việc bán phá giá này gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Vậy thế nào là bán phá giá? Một công ty bị coi là bán phá giá một sản phẩm nếu công ty này xuất khẩu sản phẩm với giá thấp hơn giá bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường. Biên độ phá giá sẽ được tính toán dựa trên cơ sở so sánh một cách công bằng giữa giá xuất khẩugiá trị thông thường. Giá xuất khẩu thường được hiểu là giá ghi trong hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu việc xác định biên độ phá giá trên cơ sở chênh lệch giữa giá xuất khẩugiá trị thông thường là không phù hợp do giá bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu không trong điều kiện thương mại thông thường hay khối lượng hàng bán ra trên thị trường nước xuất khẩu không đáng kể, Hiệp định sẽ cho phép xác định biên độ phá giá bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá so sánh của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc giá thành. Giá thành bao gồm chi phí sản xuất cộng với các chi phí hợp lý khác như chi phí hành chính, chi phí bán hàng và tiền lãi hợp lý. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá với sự thiệt hại của ngành sản xuất trong nướcKhi điều tra ảnh hưởng của việc bán phá giá tới ngành sản xuất trong nước cần xem xét tất cả các yếu tố liên quan về năng suất, thị phần, biên độ phá giá, giá nội địa, sự suy giảm doanh số bán hàng, số lượng hàng tồn kho, sản lượng, thất nghiệp, lương, tác động tiêu cực đến luồng tiền, huy động năng lực, lợi nhuận, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, đầu tư, huy động vốn và tốc độ tăng trưởng.Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng trên cơ sở qua điều tra khẳng định được lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá tăng lên đáng kể và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.Thủ tục điều tra chống bán phá giáKhởi kiện của nguyên đơn: Trừ trường hợp ngoại lệ, các cuộc điều tra về phá giá chỉ được tiến hành dựa trên đơn kiện của đại diện ngành sản xuất trong nước. Trong đó, các nhà sản xuất ủng hộ việc nộp đơn phải có sản lượng sản xuất lớn hơn sản lượng của những nhà sản xuất phản đối đơn và sản lượng của những nhà sản xuất ủng hộ đơn phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành đó.3 Giới hạn tối thiểu: Cuộc điều tra bán phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu hoặc kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bị nghi ngờ bán phá giá thấp hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng đó. Thu thập thông tin: Cơ quan điều tra sẽ đề nghị các bên quan tâm đến cuộc điều tra phá giá cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra. Thời hạn trả lời câu hỏi điều tra thông thường là 30 ngày và có thể được gia hạn thêm nếu cần thiết.Biện pháp tạm thờiBiện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới các hình thức thuế, đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến hoặc cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường, mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ áp dụng. Biện pháp này chỉ được áp dụng sau khi bắt đầu điều tra ít nhất là 60 ngày và kéo dài trong không quá 4 tháng (hoặc 6 tháng trong trường hợp cần thiết).Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến. Ngoài ra cơ quan này phải có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại do việc bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất trong nước cũng như đưa ra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra.Cam kết giáViệc điều tra có thể kết thúc nếu nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng bán phá giá và được cơ quan điều tra của nước nhập khẩu nhất trí. Mức giá tăng lên có thể nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như mức tăng như vậy đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.Trong trường hợp cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn có thể tiếp tục nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và được cơ quan điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu kết luận trên rút ra sau khi cam kết giá đã được chấp nhận thì cam kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý.Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giáViệc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định.Đối với mỗi sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá.Mức thuế chống bán phá giá không bao giờ được cao hơn biên độ phá giá.Rà soátSau khi áp dụng thuế chống bán phá giá một thời gian, cơ quan chức năng sẽ tiến hành rà soát xem có tiếp tục đánh thuế chống bán phá giá hay không và nếu tiếp tục thì mức thuế là bao nhiêu. Cơ quan chức năng sẽ quyết định ngừng đánh thuế nếu, sau khi rà soát, xác định được rằng không cần thiết tiếp tục đánh thuế nữa.Uỷ ban chống bán phá giáUỷ ban chống bán phá giá của WTO bao gồm đại diện của các thành viên có chức năng giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ trong Hiệp định về Chống bán phá giá và cung cấp thông tin cho các thành viên. Các thành viên sẽ phải thông báo cho Uỷ ban này ngay khi họ áp dụng bất kỳ biện pháp chống bán phá giá nào. Ngoài ra, các thành viên sẽ trình lên Uỷ ban mọi thủ tục pháp luật liên quan đến điều tra phá giá và báo cáo 6 tháng một lần về tình hình áp dụng biện pháp chống bán phá giá của nước mình.4 Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước Tìm hiểu về các qui định pháp lý liên quan tới thuế chống bán phá giá và tổ chức bộ máy thực thi của một số nước hay áp dụng thuế này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta có thể đối phó hiệu quả với tình huống hàng xuất khẩu của ta bị các nước đó nói riêng cũng như các nước nhập khẩu nói chung tiến hành điều tra bán phá giá. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở Hoa kỳ Qui định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ hoàn toàn tuân thủ Hiệp định Chống bán phá giá của WTO. Về cơ chế điều tra, Hoa Kỳ quy định Bộ Thương mại (DOC) chịu trách nhiệm tiến hành điều tra phá giá và tính biên độ phá giá. Còn Hội đồng Thương mại Quốc tế (ITC) là một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.Sau khi DOC kết luận chính thức là có phá giá thì ITC sẽ ra quyết định đánh thuế chống bán phá giá. Hàng năm DOC sẽ tiến hành rà soát lại biên độ phá giá để điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá.Việc phân chia chức năng điều tra cho hai cơ quan độc lập có ưu điểm là bảo đảm tính khách quan trong việc ra quyết định đánh thuế chống bán phá giá nhưng lại tốn rất nhiều nhân lực.Hoa Kỳ qui định mức thuế chống bán phá giá bằng đúng biên độ phá giá và đánh thuế theo nguyên tắc hồi tố, nghĩa là sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá được một năm, nếu giá xuất khẩu tăng lên thì nhà nhập khẩu có thể đề nghị tính lại biên độ phá giá và sẽ được hoàn lại khoản tiền chênh lệch giữa khoản thuế đã nộp năm trước với biên độ phá giá vừa tính lại. Đồng thời, mức thuế chống bán phá giá từ năm thứ hai sẽ được giảm xuống bằng biên độ phá giá mới. Tương tự như vậy, đến năm tiếp theo nhà nhập khẩu cũng có thể được hoàn thuế nếu giá xuất khẩu tiếp tục tăng. Cách thu thuế và hoàn thuế như vậy đảm bảo nhà nhập khẩu không phải nộp thuế vượt quá biên độ phá giá, nhưng thực hiện lại phức tạp, mỗi năm có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá giá khác nhau.Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ thường tập trung vào mặt hàng chính là sắt thép. Trong số 65 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998 có đến 39 cuộc (chiếm 60%) về sản phẩm sắt thép nhưng chỉ chú trọng vào một số chủng loại thép carbon cán nóng và cán mỏng. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở CanadaCơ chế chống bán phá giá của Canada cũng tương tự như của Hoa Kỳ. Điều tra phá giá và điều tra thiệt hại do hai cơ quan độc lập tiến hành. Cục Hải quan và Thuế (CCRA) chịu trách nhiệm điều tra phá giá và tính biên độ phá giá. Tòa án Thương mại quốc tế của Canada (CITT) là một cơ quan có chức năng gần như một tòa hành chính chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại. Nếu CITT kết luận là việc bán phá giá hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc sắp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì CCRA sẽ quyết định đánh thuế chống bán phá giá.Canada xác định mức thuế bằng cách so sánh giá trị thông thường “ước tính” dựa trên các dữ liệu của giai đoạn trước với giá xuất khẩu thực tế, và áp dụng thuế chống bán phá giá theo từng giao dịch. Với cách đánh thuế trên cơ sở từng giao dịch, người nhập khẩu chỉ trả thuế nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường thực tế hoặc ước tính.Theo luật của Canada, thuế chống bán phá giá có thể được đánh thấp hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để triệt tiêu thiệt hại nhằm tránh bảo hộ sản xuất trong nước quá mức cần thiết. CITT sẽ xác định mức thuế cần thiết đủ để triệt tiêu thiệt hại.Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá được một năm, CCRA sẽ tiến hành rà soát để tính lại giá trị thông thường, giá xuất khẩu nhằm điều chỉnh lại biên độ phá giá. Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải cung cấp các thông tin cần thiết để CCRA tính lại biên độ phá giá. Canada áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một mặt hàng nhập khẩu trong thời hạn 5 năm trừ trường hợp CITT cho rằng cần kéo dài thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá thì mới đủ khắc phục thiệt hại.Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở EU5 Ủy ban châu Âu có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá giá, quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành đồng thời điều tra phá giá và thiệt hại, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận cam kết giá bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức. ủy ban còn có quyền kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn sửa đổi Qui chế chống bán phá giában hành các luật mới về thương mại. Cơ chế tổ chức một cơ quan điều tra như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực.Một điểm đặc trưng của cơ chế đánh thuế chống bán phá giá của EU là nguyên tắc đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá, nghĩa là trong mọi trường hợp, thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ phá giá và thậm chí sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại. EU ấn định một mức thuế chống bán phá giá trong suốt thời gian áp dụng (thường là 5 năm). Nếu sau một năm nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế với lý do giá xuất khẩu tăng lên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại biên độ phá giá và hoàn lại số tiền chênh lệch giữa khoản tiền đã thu và biên độ phá giá mới. Nhưng sau đó mức thuế chống bán phá giá cũ vẫn được áp dụng. Cách thu thuế như vậy đơn giản hơn đối với cơ quan thuế nhưng lại làm cho nhà nhập khẩu bị chiếm dụng vốn lâu.Đánh giá về khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp bán phá giáĐối phó với biện pháp chống bán phá giá của các đối tác thương mại thường rất khó khăn, phức tạp. Trong những trường hợp gặp phải các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, có kinh nghiệm trong thương mại quốc tế và có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và cộng đồng doanh nghiệp, thì cơ hội thắng cuộc một cách chủ động không cao mà nhiều khi phụ thuộc vào chính sự cân bằng quyền lợi của các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ đối tác đó. Vai trò của ta trong những trường hợp này đôi khi chỉ là hậu thuẫn cho những nhóm bị thiệt hại do các biện pháp chống bán phá giá gây ra mà thôi.Để có thể đánh giá khách quan những khó khăn của ta trong các tranh chấp liên quan tới bán phá giá, trước hết ta cần xem xét tiến trình chung của mỗi vụ tranh chấp ở nước nhập khẩu và nước xuất khẩuCác hoạt động tại nước nhập khẩuTại nước nhập khẩu, khi các nhà sản xuất một mặt hàng nào đó thấy lo ngại trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu tương tự do giá nhập khẩu ngày càng thấp, kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng hoặc cả hai nhân tố đó, họ có thể có những hành động cụ thể để lên tiếng về tình hình khó khăn của họ theo các kênh thông tin chính thức hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp đó họ có thể liên kết lại để thu thập các thông tin cần thiết về hàng nhập khẩu mà họ phải cạnh tranh đồng thời vận động các chính khách, các quan chức chính phủ ủng hộ việc tiến hành điều tra phá giá, đặc biệt là hậu thuẫn việc khẳng định họ đã bị thiệt hại do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. Sau đó, các nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ nộp đơn yêu cầu điều tra phá giá, chính thức buộc chính phủ của họ phải giải quyết yêu cầu theo luật định.Khi nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn dựa trên ba tiêu chí chủ yếu là đơn có đại diện cho ngành không, các nhà sản xuất ủng hộ đơn có lớn hơn các nhà sản xuất phản đối đơn không và sản phẩm của ngành có phải là sản phẩm tương tự với mặt hàng nhập khẩu đang bị coi là bán phá giá hay không. Ngoài ra, cơ quan này cũng xem xét xem biên độ phá giá có cao hơn 2% giá xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu có cao hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó hay không.Khi cơ quan có thẩm quyền cho rằng đơn đã hợp lệ, họ sẽ tiến hành điều tra sơ bộ về phá giá và thiệt hại. Trong giai đoạn này họ có thể nghe quan điểm của các bên liên quan trong nước cũng như của các nhà xuất khẩu hoặc đại diện chính phủ của nước xuất khẩu. Cơ quan điều tra có thể gửi phiếu điều tra tới các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hay cả nhà sản xuất ở nước xuất khẩu để thu thập các thông tin cần thiết cho việc điều tra.Trong trường hợp có những bằng chứng sơ bộ cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá và điều này dẫn tới thiệt hại vật chất của ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra có thể đề xuất áp dụng các biện pháp tạm thời như đặt cọc hay thu thuế tạm thời. Nếu các nhà xuất khẩu tự nguyện đưa ra đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu hay ngừng việc bán phá giá thì bên nhập khẩu cũng phải cân nhắc xem có chấp nhận hay không. Ngay cả trong trường hợp chấp nhận biện pháp cam kết giá, cơ quan điều tra vẫn có thể tiếp tục điều tra phá giá và thiệt hại.6 Giai đoạn nhạy cảm nhất là giai đoạn cơ quan điều tra cân nhắc quyết định cuối cùng áp dụng hoặc không áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp quyết định cuối cùng là áp dụng thì đi kèm với nó là thuế suất thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, công việc của cơ quan điều tra không chấm dứt ngay sau khi đưa ra quyết định cuối cùng. Những công việc liên quan sau đó như truy thu thuế, rà soát việc áp dụng và đối xử với những nhà xuất khẩu không được điều tra phá giá cũng gây ảnh hưởng lớn tới nhà xuất khẩu.Các hoạt động tại nước xuất khẩuToàn bộ các hoạt động tại nước xuất khẩu liên quan tới mỗi tranh chấp bán phá giá gắn chặt với từng hoạt động tại nước nhập khẩu với mục tiêu rõ ràng là làm sao để cơ quan điều tra của nước nhập khẩu không đưa ra bất kỳ một quyết định nào không có lợi cho mình. Nước xuất khẩu sẽ phải vận động các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu không nộp đơn, hoặc nếu đơn đã nộp thì vận động cơ quan có thẩm quyền không điều tra phá giá và thiệt hại. Sau đó, nếu vụ việc vẫn tiếp diễn thì nước xuất khẩu phải tiếp tục vận động cơ quan điều tra không áp dụng các biện pháp tạm thời cũng như phải cân nhắc có đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu hoặc ngừng bán phá giá hay không. Nếu tất cả các cố gắng trên không đạt kết quả mong đợi thì nước xuất khẩu phải vận động cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc làm sao để thuế suất là thấp nhất, v.v .Các hoạt động trên rất phức tạp và có thể diễn ra đồng thời chứ không nhất thiết phải tiến hành tuần tự. Trong quá trình vận động, nước xuất khẩu phải tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng và của các nhà sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu là đầu vào tại nước nhập khẩu.Thông thường thì tranh chấp liên quan tới bán phá giá chỉ thuần tuý mang tính thương mại, nhưng đôi khi ẩn đằng sau lại là các vấn đề có tính chính trị nhạy cảm tại nước nhập khẩu cũng như giữa nước nhập khẩu với nước xuất khẩu. Tại nước nhập khẩu việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ động chạm trực tiếp tới lợi ích vật chất của hai nhóm lợi ích căn bản là những nhà sản xuất mặt hàng tương tự và những người tiêu dùng mặt hàng đó, trong số này phải kể tới những nhà sản xuất sử dụng mặt hàng này như đầu vào cho quá trình sản xuất của họ.Mặc dù lợi ích chung của toàn xã hội có thể bị giảm nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhưng thông thường do sức mạnh chính trị của các nhà sản xuất cao hơn của nhóm còn lại nên cơ quan có thẩm quyền vẫn đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Chính vì vậy trong một số tranh chấp dù cho nước xuất khẩu rất tích cực vận động nhưng do bối cảnh chính trị ở nước nhập khẩu mà kết quả cuối cùng vẫn khó có thể thay đổi.Tuy nhiên, nước xuất khẩu luôn luôn cần sử dụng sức mạnh tổng hợp để gây áp lực và thuyết phục cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu có quyết định có lợi nhất cho mình. Bên cạnh sự phối hợp của các cơ quan liên quan tới thương mại, các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang là đối tượng điều tra, sự tham gia tích cực của các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao, đôi khi cả cấp nguyên thủ quốc gia rất cần thiết cho sự vận động thành công. Những khó khăn chủ yếu của Việt Nam khi phải đối phó với tranh chấp phá giáViệt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn dù trong tình huống phải đương đầu với việc hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra chống bán phá giá hay khi ta chủ động điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Khó khăn lớn nhất là chúng ta hầu như chưa biết gì về luật thương mại quốc tế liên quan tới bán phá giá. Hầu hết tất cả các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm về vấn đề này còn thiếu kiến thức về các khía cạnh kinh tế của hiện tượng bán phá giá và luật quốc tế điều chỉnh hành vi này. Cho đến nay, Việt Nam chưa lần nào điều tra bán phá giá. Kinh nghiệm đối phó với hàng xuất khẩu của ta bị điều tra phá giá còn ít. Hơn thế nữa, giới nghiên cứu khoa học cũng chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề bán phá giá. Hệ thống đào tạo về luật và thương mại chưa có chương trình và đội ngũ giảng dạy về bán phá giá. Trong bối cảnh như vậy nên chúng ta cũng không có luật sư hay nhà tư vấn nào có kiến thức đầy đủ hay có kinh nghiệm phong phú về bán phá giá cả. Trong khi đó, để đối phó thành công ở mỗi vụ tranh chấp về bán phá giá, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bên liên quan là yêu cầu sống còn. Chẳng hạn, phải có một cơ quan đầu mối về các tranh chấp liên quan tới bán phá giá. Cơ quan này phải cộng tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan và phối hợp hành động với các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, hội bảo vệ người tiêu dùng, v.v . Mặc dù chúng ta đang cải cách nền hành chính quốc gia, chính phủ nhiệm kỳ mới vừa được thành lập nhưng rõ 7 ràng là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa thích hợp để giải quyết tranh chấp bán phá giá. Đó là chưa tính tới sự liên kết lỏng lẻo và có phần yếu kém của các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu. Vì thế bên cạnh khó khăn lớn nhất về thiếu kiến thức và kinh nghiệm thì sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan hữu quan đang trở thành một cản trở lớn. Khó khăn lớn thứ ba là hệ thống pháp luật về kinh tế – thương mại của Việt Nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được hai thập kỷ. Mặc dù hệ thống pháp luật về kinh tế – thương mại của chúng ta đã được xây dựng mới, bổ sung và sửa đổi liên tục nhưng rõ ràng là trong một giai đoạn ngắn như vậy hệ thống pháp luật của chúng ta chưa thể đầy đủ và phù hợp với luật thương mại quốc tế ngay được. Trong lĩnh vực chống bán phá giá, chúng ta chưa có luật để đối phó với hàng nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá cũng như những qui định cần thiết để đối phó với việc hàng xuất khẩu của chúng ta bị các đối tác thương mại khác áp dụng biện pháp này.Khi đối phó với biện pháp chống phá giá thì ngoài luật về chống bán phá giá chúng ta còn cần hoàn chỉnh các luật liên quan khác cho phù hợp với chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, điều tra xác định biên độ phá giá là vấn đề rất phức tạp về kỹ thuật, những quy định về kế toán có tầm quan trọng lớn trong việc tính toán cụ thể chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, v.v . Nếu không có hệ thống kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế thì rất khó có thể điều tra và đưa ra kết luận thích hợp được.Trong việc đối phó với biện pháp chống bán phá giá cũng cần cải tổ hệ thống toà án. Nhà nhập khẩu có thể kiện ra toà các quyết định liên quan tới biện pháp chống phá giá của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Trong trường hợp ta chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì hệ thống toà án của ta có lẽ chưa đủ điều kiện để giải quyết khiếu kiện kiểu này, còn trong trường hợp ta phải đối phó với biện pháp chống phá giá của các đối tác khác thì chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm sử dụng cơ chế kiện ra toà chống lại quyết định của các cơ quan hành chính có thẩm quyền của họ.Trên thực tế chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chúng ta có thể gây áp lực chính trị với họ. Nhưng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, v.v . của chúng ta hiện nay, chúng ta cần thấy rõ áp lực của chúng ta không đủ mạnh. Ngược lại, trong trường hợp chúng ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp này với hàng nhập khẩu thì có thể dự đoán rằng một số nước có thể dùng sức mạnh chính trị để ép chúng ta nhân nhượng họ, chẳng hạn họ có thể dùng những lá bài như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn qui chế đối xử tối huệ quốc (MFN) v.v . để đem ra mặc cả với ta.Trong việc áp dụng hay đối phó với biện pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng không thể không tính đến nhiều chi phí cần thiết. Thật vậy, nhiều khi chúng ta cần phải cử các nhóm công tác ra nước ngoài để điều tra, thu thập các thông tin cần thiết, hoặc phải tham dự các cuộc gặp với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để giải trình, cung cấp thông tin hoặc thuyết phục họ chấm dứt điều tra, chấp nhận biện pháp cam kết giá hay áp dụng mức thuế chống bán phá giá ở mức càng thấp càng tốt.Một khó khăn khác là cho tới nay và vài năm tới chúng ta chỉ có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá trong khuôn khổ các hiệp định thương mại song phương. Đặc điểm chung của các hiệp định này là không có quy định đầy đủ về giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc không có cơ chế hoặc cơ quan chức năng riêng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá một cách có hiệu quả. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá.Cuối cùng không thể không lưu ý đến thực tế là một số nước chưa công nhận nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường (KTTT). Cần phải nhìn nhận vấn đề này từ hai khía cạnh. Thứ nhất, không có những tiêu chí rõ ràng khách quan để phân biệt đâu là nền KTTT và đâu là nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc thừa nhận một nền kinh tế là nền kinh tế thị trường hay không nhiều khi phụ thuộc vào đánh giá mang tính chủ quan của từng đối tác thương mại và việc đánh giá này có thể chịu ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị. Thứ hai, chúng ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cho đến nay ta cũng chưa có đánh giá tổng kết nào về nền kinh tế của ta đang ở đâu trong quá trình này. Nếu trong quá trình điều tra bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam mà đối tác chưa công nhận nền kinh tế nước ta là nền KTTT thì chúng ta sẽ gặp bất lợi trong việc chứng minh chúng ta không bán phá giá hoặc bán phá giá với biên độ thấp.8 Đề xuất một số giải phápNhư các phần trên đã trình bày, song song với tiến trình tự do hoá thương mại trên qui mô toàn cầu, biện pháp chống bán phá giá ngày càng bị lợi dụng như một hàng rào phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước.Chúng ta đã nhận thấy nguy cơ này ngày một rõ hơn và do đó cần phải hành động một cách mau lẹ để đối phó với tình hình. Trong từng vụ việc đơn lẻ thì các công việc cần phải tiến hành có thể theo trình tự chung là vận động bằng nhiều con đường để các doanh nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không nộp đơn. Khi đơn đã nộp thì cần vận động cơ quan có thẩm quyền không tiến hành điều tra với nhiều lý do như có bằng chứng hiển nhiên không có phá giá hoặc không có thiệt hại, hoặc phá giá ở mức de minimis tức là biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu, hoặc tỷ lệ nhập khẩu từ Việt Nam có thể bỏ qua tức là chiếm dưới 3% tổng nhập khẩu mặt hàng đó.Khi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu vẫn tiếp tục điều tra thì ta lại tích cực vận động họ không áp dụng biện pháp tạm thời, chẳng hạn với lý do hàng nhập khẩu chưa gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp ta thấy khả năng đối tác sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá một cách chính thức là khó tránh khỏi thì cần vận động để mức thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt, chẳng hạn vận động những nhà sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu như là nguyên liệu đầu vào và người tiêu dùng cuối cùng hàng nhập khẩu gây sức ép với cơ quan thẩm quyền áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá.Nếu chúng ta kết hợp thêm vận động chính trị hoặc có những đề xuất thương mại có giá trị cao thì sẽ tác động lớn tới quá trình điều tra và ra quyết định liên quan tới chống bán phá giá của đối tác.Nguyên tắc chung thì như vậy nhưng trên thực tế vận động, thuyết phục, gây sức ép với chính phủ của nước nhập khẩu không đơn giản đặc biệt là trong bối cảnh kiến thức, kinh nghiệm của ta trong vấn đề này hầu như chưa có gì và nền kinh tế của ta chưa được nhiều đối tác chấp nhận là nền kinh tế thị trường. Việt Nam cũng chưa phải là thành viên WTO để có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả của tổ chức thương mại toàn cầu này.Trong bối cảnh như vậy, trên cơ sở tổng hợp tình hình đối phó với biện pháp bán phá giá trên thế giới từ năm 1995 tới năm 2001, chúng tôi xin nêu một số giải pháp mang tính tình thế trong một hai năm tới để hạn chế phần nào thiệt hại và tránh bị sa lầy trong các tranh chấp về bán phá giá. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ chúng ta phải có hành động cụ thể để đối phó với biện pháp này trong dài hạn. Những hành động này có thể tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế xã hội. Ngắn hạnPhần trên đã trình bày các hoạt động cần triển khai để đối phó với mỗi vụ tranh chấp phá giá cụ thể. Trong giai đoạn trước mắt chúng ta cần chú trọng tới một số biện pháp tương đối đơn giản. Thứ nhất, chúng ta cần chỉ ra đơn có hợp lệ hay không dựa trên hai khái niệm là sản phẩm tương tự và ngành sản xuất trong nước.Thứ hai, trong một số tranh chấp bán phá giá chúng ta nên cân nhắc tới lợi ích vật chất hơn là theo đuổi mục tiêu “ta đúng, đối tác sai”. Nói cách khác, dù cho ta biết chắc là ta không bán phá giá một sản phẩm nào đó, nhưng nếu thấy khả năng thắng lợi trong vụ kiện không cao và tốn kém, khi đó ta nên đưa ra nhân nhượng để đỡ bị thiệt, đối tác cũng dung hoà được quyền lợi kinh tế và chính trị trong nội bộ nước họ. Biện pháp nhân nhượng được luật phá giá của WTO cho phép là cam kết giá. Trong quá trình điều tra, nước xuất khẩu có thể tự nguyện cam kết tăng giá xuất khẩu. Nếu nước nhập khẩu chấp nhận đề xuất này thì quá trình điều tra chấm dứt trừ khi nước xuất khẩu vẫn yêu cầu tiếp tục điều tra. Cam kết tăng giá xuất khẩu là một biện pháp khá đơn giản, đỡ tốn chi phí theo đuổi tranh chấp. Một ưu điểm rõ ràng là nhà xuất khẩu được hưởng phần lớn chênh lệch giữa giá bán tại nước nhập khẩu trước và sau khi khi tăng giá xuất khẩu. Trong khi đó, nếu bị áp dụng thuế chống bán phá giá thì có thể thấy rằng giá bán tại nước nhập khẩu tăng lên nhưng nhà xuất khẩu không được lợi gì cả. Hơn nữa, sau khi bị đánh thuế chống bán phá giá, nhà xuất khẩu sẽ dần dần phải tăng giá để không bị coi là bán phá giá nữa. Trong khi chờ đợi cơ quan rà soát kiểm tra để dỡ bỏ thuế chống bán phá giá, giá hàng xuất khẩu sẽ bị tăng vọt do 9 thuế chống bán phá giá vẫn tiếp tục đánh vào hàng hóa đã được nâng giá. Điều này dẫn đến sụ ngưng trệ xuất khẩu và ảnh hưởng lớn tới sản xuất mặt hàng đó tại nước xuất khẩu.Thực tế cho thấy đã có nhiều nước tự nguyện đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu để giải quyết tranh chấp về bán phá giá. Do không có thống kê về việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của các nước chưa phải là thành viên WTO nên ta hãy nghiên cứu tình hình trong WTO. Điều này cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích do các nước chưa phải là thành viên WTO hầu như chưa áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, thậm chí còn chưa có luật trong nước về biện pháp này. Trong khi đó thống kê của WTO tính cả biện pháp của thành viên với các nước chưa phải là thành viên. Có thể thấy rằng một số thành viên WTO coi đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu là một giải pháp chấp nhận được. Thật vậy, thống kê cho thấy từ năm 1995 đến hết 2001 các thành viên WTO đã tiến hành 1845 vụ điều tra bán phá giá, áp dụng thuế chống bán phá giá 1066 lần. Cũng trong thời gian đó các thành viên đã 992 lần áp dụng biện pháp tạm thời. Điều đó có nghĩa là khi đã bị áp dụng biện pháp tạm thời thì khả năng tiếp tục bị áp dụng thuế chống bán phá giá một cách chính thức sẽ rất cao. Để tránh bị áp dụng biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá, nhiều nước đã đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu. Không có số liệu thống kê trong những năm 1995 - 2001 các nước đã đưa ra bao nhiêu đề xuất cam kết giá, nhưng các thành viên WTO đã chấp nhận cả thảy 108 đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu của các nước bị điều tra bán phá giá. Như các phần trên đã trình bày, nếu đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu của nước xuất khẩu được nước nhập khẩu chấp nhận thì nói chung vụ điều tra sẽ chấm dứt và nước nhập khẩu sẽ không áp dụng thuế chống bán phá giá nữa. Giải quyết tranh chấp về phá giá theo cách này cũng tương tự như biện pháp hoà giải trong các vụ kiện ra toà và hai bên cùng có lợi.Tỷ lệ giữa số vụ kết thúc bằng cam kết tăng giá xuất khẩu, số vụ kết thúc với việc áp dụng thuế chống bán phá giá và tổng số vụ điều tra phá giá là 108 : 1066 : 1865 hay xấp xỉ là 1 : 10 : 17.Về tổng thể có thể thấy rằng đề xuất cam kết giá là một biện pháp đối phó chủ động của nước xuất khẩu trong các tranh chấp về bán phá giá. Tuy nhiên, không phải mọi đề xuất cam kết giá đưa ra đều được nước nhập khẩu chấp nhận. Ví dụ như tháng 7/2002 Cục Hải quan Australia đã kết thúc điều tra bán phá giá đối với mặt hàng thép cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nam Phi và Thái Lan. Cuộc điều tra kết luận rằng mặt hàng thép cán nóng đã bị bán phá giá vào Australia và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép của nước này. Cục Hải quan đã đề nghị công bố trên toàn quốc về thuế chống bán phá giá mà nước này sẽ áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Hàn quốc, Nam phi và Thái lan kể từ ngày 15/04/2002. Đồng thời, Australia đã tuyên bố không chấp nhận đề xuất cam kết giá do một số nhà xuất khẩu Hàn Quốc và Thái Lan đưa ra.Do đó các nước cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau trước khi tự nguyện đề xuất đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu. Những nước nhập khẩu chấp nhận cam kết giáTrong giai đoạn nghiên cứu 11 thành viên WTO từng chấp nhận đề xuất cam kết giá là EU (46 lần), Korea (14 lần), Australia (13 lần), Hoa Kỳ (10 lần), Argentina (10 lần), Canada (4 lần), Mexico (4 lần), Brazil (3 lần), Colombia (2 lần), Nicaragua (1 lần), và Ba Lan (1 lần). Thứ nhất, có những nước nhập khẩu tương đối “ưa dùng” trong khi có nước khác lại không “mặn mà” với giải pháp này. Điển hình là trong giai đoạn nghiên cứu1, EU chấp nhận cam kết giá 46 lần, áp dụng thuế chống bán phá giá 164 lần và tiến hành điều tra bán phá giá 242 vụ, tỷ lệ tương ứng là 1 : 3,6 : 5,3. Trong khi đó, Hoa Kỳ chấp nhận cam kết giá 10 lần, áp dụng thuế chống bán phá giá 149 lần và tiến hành điều tra bán phá giá 231 vụ, tỷ lệ tương ứng là 1 : 15 : 23. Nói cách khác, nếu chúng ta dự định đề xuất cam kết tăng giá để giải quyết tranh chấp về bán phá giá thì EU dễ dàng chấp nhận hơn Hoa Kỳ tới 4 lần. Năm 2001, Hoa Kỳ tiến hành điều tra phá giá 77 vụ nhưng không chấp nhận bất cứ vụ cam kết giá nào. Tương phản với trường hợp của Hoa Kỳ, Hàn Quốc rất ưa chuộng giải quyết tranh chấp bán phá giá bằng biện pháp cam kết giá. Thật vậy, các con số của Hàn Quốc là 14 : 17 : 37 hay tỷ lệ tương ứng là 1 : 1,2 : 2,6, hay nói cách khác là số vụ tranh chấp được giải quyết theo con đường chấp nhận cam kết giá gần tương đương với con đường áp dụng thuế chống bán phá giá.Thứ hai, các nước phát triển hay tiến hành điều tra phá giá nhất lại thường chỉ chấp nhận đề xuất cam kết giá với các sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn, trong giai đoạn nghiên cứu EU chỉ chấp nhận cam kết giá cho mặt hàng phi công nghiệp duy nhất là cá hồi nhập từ Na Uy, Hoa Kỳ cũng chỉ chấp nhận cam kết giá 1 Từ 30/06/1994 đến 01/07/200110 [...]... năm 2001 có 8 vụ kiện về bán phá giá thì Hoa Kỳ bị kiện tới 3 vụ Chúng ta cũng cần sớm ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá Đây vừa là công cụ pháp lý bắt buộc phải có để đối phó với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam, vừa là vũ khí tốt giúp cho đàm phán với các nước khác theo kiểu “nếu anh điều tra phá giá với hàng của tôi thì tôi cũng sẽ điều tra phá giá với hàng của anh” Nếu chúng ta... 2001, trong số 4 vụ điều tra bán phá giá đã có kết luận thì có tới 3 vụ hàng xuất khẩu của ta bị áp dụng thuế chống bán phá giá Dài hạn Thực tế cho thấy đối phó với các vụ tranh chấp bán phá giá rất phức tạp, nhất là khi chúng ta ở thế bị động vì hàng xuất khẩu của ta bị nước khác điều tra bán phá giá Khi gặp tình huống đó, chúng ta phải tiến hành đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiệt... thuế chống bán phá giá là rất cao một khi bị điều tra Tiêu biểu là trường hợp của Nga và Ucraina Trong giai đoạn nghiên cứu, hầu hết các cuộc điều tra phá giá đối với hàng xuất khẩu của hai nước này đều dẫn đến áp dụng thuế chống bán phá giá trừ khi các nước này đưa ra cam kết giá và được chấp nhận Đây là lý do giải thích vì sao các nước chưa phải là thành viên WTO rất “ưa” dùng biện pháp cam kết giá Việt. .. 12 công ty Ngoài ra, với các vụ cam kết giá vẫn đang còn hiệu lực, EU cũng chấp nhận thêm đề xuất cam kết nâng giá của 16 nhà xuất khẩu mới Đó là 7 công ty xuất khẩu cá hồi của Na Uy, 6 công ty xuất khẩu gỗ tấm của Ba Lan, và 3 công ty xuất khẩu ống thép và mối nối bằng thép của Nga Đáng lưu ý là trong giai đoạn này các nước đang đàm phán gia nhập WTO sử dụng biện pháp cam kết giá để giải quyết tranh... tranh chấp liên quan tới bán phá giá thì chúng ta không thể không đẩy mạnh tuyên truyền về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và các luật chống bán phá giá của các đối tác thương mại khác Hơn thế nữa, các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học về luật và thương mại của chúng ta cũng cần nhanh chóng quan tâm và đầu tư nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan tới bán phá giá Nếu không, chúng ta... nhận đề xuất cam kết giá nhiều nhất là EU (14 lần), Ba Lan (9 lần), Hoa Kỳ (8 lần), Ucraina (7 lần), Brazil (6 lần), Nam Phi (6 lần), Nga (6 lần) và Mexico (5 lần) Để thấy được tình hình “ưa” đưa ra đề xuất cam kết giá của một số nước khi bị điều tra chống bán phá giá, ta sẽ phân tích tỷ lệ giữa số lần các nước này được nước nhập khẩu chấp nhận cam kết giá với số lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá và... nhiều Chúng tôi không có thống kê về số lần các nước này chủ động đưa ra đề xuất về cam kết tăng giá xuất khẩu để giải quyết tranh chấp bán phá giá nên không thể vẽ ra bức tranh toàn cảnh được Nhưng dựa trên thống kê chính thức của WTO về số lần các đề xuất như vậy được nước nhập khẩu chấp nhận cũng cho thấy những nước chưa phải là thành viên WTO “ưa” sử dụng biện pháp này Thật vậy, trong giai đoạn...cho mặt hàng phi công nghiệp duy nhất là cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico Mặt hàng dễ được chấp nhận cam kết giá hơn cả là các sản phẩm kim loại Những nước xuất khẩu tự nguyện cam kết giá Cũng trong giai đoạn 1995 - 2001 tổng số nước là thành viên cũng như chưa phải là thành viên WTO tự nguyện cam kết tăng giá xuất khẩu để giải quyết tranh chấp bán phá giá và được nước điều tra chấp... khẩu ít chấp nhận cam kết giá của các nước khác thì khi là nước xuất khẩu lại hay sử dụng biện pháp này Ngược lại, trong khi EU ít khi đưa ra đề xuất cam kết giá khi bị điều tra bán phá giá thì lại dễ chấp nhận cam kết giá của các nước khác Thật vậy, chỉ riêng trong năm 2000, EU đã chấp nhận đề xuất cam kết giá của 25 công ty trong 5 vụ việc mới Vụ thứ nhất là sắt và thép phi hợp kim cán mỏng nhập từ... trong đó có biện pháp cam kết tăng giá xuất khẩu Tuy nhiên, về dài hạn chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam Chúng ta cũng cần chủ động đẩy mạnh quá trình đàm phán gia nhập WTO vì chỉ khi trở thành thành viên tổ chức thương mại toàn cầu này chúng ta mới tránh được sự phân biệt đối xử . chung của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới cũng như đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO. nhập khẩu bị chiếm dụng vốn lâu.Đánh giá về khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp bán phá giá ối phó với biện pháp chống bán phá giá của

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan