Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

99 4.1K 19
Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Tuệ Lớp : Nhật 3 K 37C Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Phạm Thu HươngHÀ NỘI, 12/2002MỤC LỤC Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C Trang Lời nói đầu--------------------------------------------------------------------------- 4Chương I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái----------------------------------- 6I: Tỷ giá hối đoái-------------------------------------------------------------------- 61. Khái niệm------------------------------------------------------------------------ 62. Phương pháp yết tỷ giá-------------------------------------------------------- 73. Phân loại tỷ giá hối đoái------------------------------------------------------- 84. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới- 9II. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoáihoạt động xuất nhập khẩu------141. Nhập khẩu, xuất khẩutỷ giá hối đoái------------------------------------14 1.1.Sự hình thành đường cung tiền tệ---------------------------------------141.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ-----------------------------------------15 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái----------------------------------17 2.1.Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế---------------------------172.2.Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế----------------------------------182.3 Mức chênh lệch lạm phát------------------------------------------------202.4.Sự thay đổi lãi suất trong nước------------------------------------------252.5. Đầu tư nước ngoài, dịch vụ, chuyển tiền------------------------------26------------------------------------------------------------------------------------2.6. Kiểm soát của chính phủ-------------------------------------------------272.7. Một số nhân tố khác------------------------------------------------------293. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu---------303.1 Khi tỷ giá biến động tăng, đồng bản tệ giảm giá----------------------30 3.2 Khi tỷ giá biến động giảm, đồng bản tệ lên giá-----------------------32Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu của việt namtrong thời gian qua-----------------------------------------------------------------34I. Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1989 tới nay-----------34----------------------------------------------------------------------------------------II.Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu trong 2 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C thời gian vừa qua--------------------------------------------------------------------391.Giai đoạn trước 1989-----------------------------------------------------------392.Giai đoạn 1989- 1992----------------------------------------------------------443.Giai đoạn1993- 1996-----------------------------------------------------------504.Giai đoạn 1997-1999-----------------------------------------------------------555.Giai đoạn 2000 đến nay--------------------------------------------------------57III. Các quan điểm về tỷ giá từ góc độ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu----------------------------------------------------------------------------611.Thực tế kinh tế Việt Nam hạn chế sự phát huy vái trò của chính sách tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu--------------------------------------------612.Các quan điểm về tỷ giá--------------------------------------------------------63Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằ nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu---------------------------------68I Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới---------68II.Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu việt nam------------------------------------------------701.Những giải pháp mang tính vĩ mô-------------------------------------------712.Những giảp pháp đối với những doanh nghiệp kinh doanh XNK-------74III. Một số kiến nghị----------------------------------------------------------------851. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô- 852. Kiến nghị đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu---89Kết luận---------------------------------------------------------------------------------------------90Tài liệu tham khảo------------------------------------------------------------------923 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, mà trước hết là những thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai. Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (Nội dung chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như vậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, với bản khoá luận tốt nghiệp này em muốn phác họa bức tranh chung về tình hình tỷ giá hối đoáihoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Và qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này muốn phần nào thể hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu nước ta. Từ đó mạnh dạn đề ra những điểm còn yếu trong chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục và một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại đó cho phù hợp với nhịp độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong tương lai của đất nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.4 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C Tuy nhiên vấn đề tỷ giá hối đoái và tác động củatới nền kinh tế nói chung và tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Việt Nam hiện nay còn là một vấn đề phức tạp và cần được nghiên cứu kỹ càng bởi vậy bản khoá luận tốt nghiệp này chỉ đề cập được một khía cạnh nào đó của vấn đề và không thể không tránh khỏi những điểm khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và bè bạn. Hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này xin cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Phạm Thu Hương đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bản khoá luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại Thương, những người đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt khoá học vừa qua. Hà Nội, tháng 11/ 2002Nguyễn Văn Tuệ5 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C CHƯƠNG ILÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Một điều hiển nhiên là, nếu tỷ giá hối đoái không biến động, mà luôn là một giá trị cố định, thì chẳng ai cần phải bận tâm nghiên cứu. Hơn nữa, nếu tỷ giá không thay đổi, thì các ngân hàng, các công ty và cá nhân không cần phải tốn kém nhiều thời gian quý báu vào việc xử lý các giao dịch, quản trị rủi ro ngoại hối, các chính phủ cũng chẳng cần phải quan tâm tới vấn đề này. Tiếc thay, tỷ giá hối đoái lại là một trong nhưng nhân tố hay biến động nhất, và trong nhiều giai đoạn sự biến động của nó là vô lối và khủng khiếp. Chúng ta có thể nêu ví dụ đối với những đồng tiền được biết đến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là USD và JPY, như sau: vào tháng 12/1978, 1 USD đổi được 195 JPY, đã tăng 36% vào tháng 12/1982 để 1 USD đổi được 265 JPY, và sau đó lại giảm 53% vào tháng 12/1987 để 1 USD đổi được 124 JPY; chỉ tính từ giữa năm 1990 đến đầu năm 1991, tỷ giá của USD đang từ 160 JPY đã giảm xuống còn 135 JPY.v.v. Trong phạm vi một bản khoá luận tốt nghiệp, chương này chúng ta tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái như tỷ giá hối đoái là cái gì? lịch sử hình thành và phát triển của nó ra sao? Những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và khi tỷ giá hối đoái biến động thì nó tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia như thế nào?I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1.Khái niệm. Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hoá mạnh mẽ, vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở thành quy luật tất yếu trong qúa trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng hầu 6 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C hết các quốc gia hay nhóm các quốc gia vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình. Vì vậy, để giải quyết và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, mà trước hết là quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá- dịch vụ và đầu tư giữa các nước hay các nhóm nước với nhau, đồng tiền của các quốc gia vẫn phải được chuyển hoá lẫn cho nhau. Mối tương quan theo đó mà đồng tiền các nước được chuyển đổi cho nhau theo một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện các thanh toán phục vụ cho việc giao dịch, buôn bán, trao đổi và chuyển vốn quốc tế thì được gọi là tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoáigiá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được đo lường bằng những đơn vị tiền tệ khác.Ví dụ: Vào ngày 17/7/2002 tỷ giá bán ra của các ngoại tệ - Đồng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam là 1 EUR =15.596 VND, 1 USD = 15.303VND.2.Phương pháp yết giá. Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau:USD/DEM = 1,4125/35USD/VND = 15.303/503 Trong đó USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị ngoại tệ. Các đồng DEM, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị ngoại và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của đồng tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 15.303 là tỷ giá mua đô là và trả bằng VND, và được gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE). Tỷ giá đứng sau 15.503 là tỷ giá bán đô la và thu VND, gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (OFER RATE). Trên thực tế có nhiều các yết tỷ giá nhưng chủ yếu là hai phương pháp: yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp.2.1. Phương pháp yết giá trực tiếp. Là phương pháp yết tỷ giá sao cho: giá cả một đơn vị ngoại tệ, đóng vai trò làhàng hoá được yết giá một cách trực tiếp thông qua đồng bản tệ.7 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C Ví dụ: USD/VND = 15.303, tức là 1 USD bằng 15.303 VND2.2. Phương pháp yết giá gián tiếp. Là phương pháp yết giá đồng bản tệ bằng khối lượng ngoại tệ, sao cho giá cả của một đơn vị ngoại tệ không được bộc lộ ra bên ngoài, chúng ta không thể biết ngay được giá cả của một đơn vị ngoại tệ.Ví dụ : Tại Luân đôn, tỷ giá được công bố như sau:GBP/DEM = 1,4275/25GBP/FRF = 4,8595/15. Như vậy với cách yết tỉ giá này, người ta chưa biết trực tiếp giá một ngoại tệ như DEM, FRF là bao nhiêu, mà chỉ biết giá ngoại tệ DEM thể hiện trên thị trường London là 1,427 DEM bằng 1 GBP, tức là mới chỉ thể hiện gián tiếp mà thôi.Muốn tìm 1 DEM, ta phải làm phép chia:1 DEM = 1/ 1,4225 = 0,7029 GBP1 DEM = 1/1,475 = 0,7005 GBPDo đó, DEM/GBP = 0,7005/29.2.3 Yết giá trên thực tế. Tuy nhiên trong thực tế cho đến nay chưa có quy định bắt buộc nào quy định một đồng tiền cụ thể của một nước đó phải đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Ngày nay, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, thì trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hầu hết các tỷ giá giao dịch đều được yết với USD và trong đó USD thường đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Mặt khác, nếu xét trên thị trường ngoại hối quốc tế, chỉ có hai đồng tiền quốc tế là hoàn toàn được yết giá trực tiếp đó là SDR và EURO, và trong một chừng mực nhất định thì đồng USD cũng được coi là đồng tiền yết giá trực tiếp. Còn từ góc độ thị trường ngoại hối quốc gia thì các nước Mỹ Anh, Ireland, New Zealand và Úc là dùng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: còn các quốc gia khác đều dùng cách yết tỷ giá ngoại tệ trực tiếp.8 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C Ngoài hai cách yết giá chủ yếu trên chúng ta còn có thể gặp một số cách yết giá khác chẳng hạn như yết giá kiểu Bắc Mỹ, kiểu châu Âu, quy tắc số 1, yết giá theo phương pháp rổ tiền tệ, nhưng do giới hạn trong phạm vi bản khoá luận tốt nghiệp tôi xin phép không trình bày đây, sẽ đề cập đến trong một dịp khác.3. Phân loại tỷ giá hối đoái. Trên thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay cho thấy cùngmột lúc có sự tồn tại đồng thời của nhiều tỷ giá khác nhau. - Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý có tỷ giá chính thức (là tỷ giá được Ngân hàng Trung ương (NHTW) chính thức công bố lấy làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, kinh doanh, thống kê, kế toán.) và tỷ giá thị trường (tỷ giá được hình thành dựa trên các giao dịch thực tế trên thị các trường như: thị trường hối đoái liên ngân hàng, thị trường hối đoái tự do, thị trường tài sản ) - Dựa trên kỹ thuật giao dịch, về cơ bản, có hai loại tỷ giá: Tỷ giá mua/bán ngay (việc trao đổi - mua /bán kéo theo việc thanh toán ngay trên các khoản tiền) và tỷ giá mua/bán kỳ hạn (việc trao đổi - mua/bán không đi cùng với việc thanh toán ngay các khoản tiền mà chúng được thanh toán vào một ngày tương lai xác định nào đó) - Nghiên cứu về sự vận động và tác động của tỷ giá, tỷ giá được thông qua các khái niệm: tỷ giá danh nghĩa (được biểu hiện cụ thể tỷ giá giữa các đồng tiền với nhau, đồng tiền này bằng bao nhiêu đồng tiền kia) và tỷ giá thực (là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền của hàng hoá xuất khẩu so với hàng hoá nhập khẩu) phản ánh sức mua thực tế của mỗi đồng tiền hoặc tỷ giá hữu hiện thực là tỷ giá thực có ảnh hưởng của trọng số ngoại thương. - Căn cứ vào phương pháp chuyển ngoại hốitỷ giá điện hối (là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện tín. Đây chính là tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng) và tỷ giá thư hối (là tỷ giá chuyển ngoại tệ bằng thư)9 Kh óa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C - Tỷ giá xuất khẩu (được tính bằng tỷ số giữa bán buôn xí nghiệp cộng thuế xuất khẩu tính bằng nội tệ và giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện F.O.B tính bằng nội tệ) và tỷ giá nhập khẩu (là tỷ giá được tính bằng tỷ số giữa giá bán hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ và giá cả nhập khẩu theo điều kiện CIF).4. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới Tỷ giá hối đoái đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Có thể nói, quá trình hình thành và phát triển của tỷ giá hối đoái gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế và thương mại thế giới. Cho đến nay, có thể chia lịch sử phát triển của tỷ giá hối đoái thành 3 loại chế độ tỷ giá khác nhau: chế độ tỷ giá hối đoái cố định "bản vị vàng", chế độ tỷ giá cố định "bản vị hối đoái đồng Đô la"(còn gọi là chế độ tỷ giá Bretton Woods), chế độ tỷ giá "thả nổi" hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt.4.1 Chế độ bản vị vàng 1875 - 1944. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thương mại và thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng". Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" có 3 đặc điểm nổi bật: - Một là, chính phủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng tiền trong nước của họ. - Hai là chính phủ mỗi nước duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước ra vàng. - Ba là, các chính phủ cố tuân theo quy tắc gắn liền việc phát hành đồng tiền với lượng dự trữ vàng nhà nước nắm giữ. Những đặc điểm này của chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" tạo nên chế độ tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định. Ví dụ: vào thời gian đó, 1 Đô la tiền giấy của Mỹ có thể quay trở lại Kho bạc Mỹ và được đổi ra gần bằng 1/20 lạng vàng. Cũng như vậy, Kho bạc Anh sẽ đổi 1/4 lạng vàng cho 1 Bảng Anh. Từ đó tỷ giá giữa Bảng Anh và Đô la Mỹ được ấn định mức 5 Đô la bằng 1 Bảng Anh. Chế độ tỷ giá hối đoái 10 [...]... thiệp của nhà nước vào quá trình xuất nhập khẩu Trong điều kiện Việt Nam ảnh hưởng của việc tăng giảm tỷ giá USD/VND chưa thể so sánh với ảnh hưởng của sự biến động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu của một số cặp tỷ giá như USD/JPY, USD/ NDT vì điều kiện thị trường chưa cao, vì chính sách can thiệp bảo hộ sản xuất, vì năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, đặc biệt vì năng lực sản xuất. .. sở xác định tỷ giá Khi các nước sử dụng một hệ thống các công cụ để tác động vào thị trường ngoại hối nhằm đạt được mục tiêu về tỷ giá hối đoái, chính là quá trình điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay II MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIHOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1 Nhập khẩu, xuất khẩutỷ giá hối đoái 1.1 Sự hình thành đường cung tiền tệ Cung ngoại tệ của. .. chuyển sang phía bên phải và tỷ giá hối đoái sẽ tăng và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trị và ngược lại, khi giá cả hàng hoá dịch vụ của một nước giảm, tỷ giá hối đoái sẽ biến đổi theo hướng giảm và làm tăng giá trị đồng tiền của nước đó Hình 10: Tác động của nhân tố mức giá tới tỷ giá hối đoái Trong đó: T giá USD/VND S$2 Trong đó: E1: Là tỷ giá ban đầu E2:$ 1Tỷ giá sau khi mức giá gia tăng D D$2 $2 S$1... lại ảnh hưởng trở lại đến nền kinh tế và điều này tạo nên một mối tổng hoà phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong nền kinh tế 31 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C 3 Ảnh hưởng của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu 3.1 Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng bản tệ giảm giá Khi đồng bản tệ của một nước giảm giá sẽ làm tăng giá nhập khẩu tính bằng đồng bản tệ, giá tăng lên khối lượng nhập khẩu. .. đến giá cả xuất khẩunhập khẩu khẩu, chỉ ảnh hưởng lên tỷ giá khi hàng hoá xuất khẩunhập khẩu là khác nhau Bên cạnh điều kiện thương mại thì lạm phát cũng là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của hàng hoá của một nước với hàng hoá cùng loại hoặc tương tự của nước khác Để giải thích ảnh hưởng của lạm phát, chúng ta vẽ mô tả đường cầu nhập khẩu và đường cung xuất khẩu của. .. hàng năm 2.3.2 Tác động của lạm phát tới tỷ giá hối đoái Chúng ta sử dụng hình 7 để biểu diễn ảnh hưởng của lạm phát đến đường cung và đường cầu tiền tệ và qua đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Ảnh hưởng của lạm phát sẽ khác nhau trong trường hợp lạm phát chỉ xuất hiện nước 24 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tuệ Nhật 3K37C nhập khẩu hay còn xuất hiện cả nước xuất khẩu nữa Bây giờ chúng ta sẽ xem xét... một chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổi mà thường chỉ tồn tại chể độ tỷ giá phối hợp giữa "thả nổi" và "cố định" Đó là chế độ tỷ giá hối đoái "thả nổi có quản lý" hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt- chế độ tỷ giá mà nhiều nước hiện nay đang theo đuổi Đây là, một chế độ tỷ giá trung gian giữa tỷ giá cố định với tỷ giá thả nổi, trong đó tỷ giá hối đoái cần có khả năng phản ánh được những biến động thường... động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ giúp tăng giá đồng tiền nước đó Như vậy, về mặt dài hạn tăng năng suất lao động trong nước tác động trước nhất đến mặt bằng giá cả nội đia và qua đó tác động đến tỷ giá hối đoái Tóm lại, có thể nói sự biến động của tỷ giá hối đoái là kết quả tổng hợp của các mối tác động từ nhiều nhân tố trong nền kinh tế Ngược lại mỗi biến động của tỷ giá hối đoái. .. giảm Tuy khối lượng nhập khẩu giảm, song giá trị nhập khẩu lại có thể tăng Ví dụ: trong trường hợp đường cầu tiền tệ không co giãn có nghĩa là giá hàng hoá nhập khẩu tăng với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ giảm khối lượng nhập khẩu, thì giá trị nhập khẩu sẽ tăng Như vậy, khi đồng tiền giảm giá và đường nhập khẩu không co giãn, thì cán cân thương mại có thể bị ảnh hưởng xấu Đồng thời, đồng tiền giảm giá tuy... lên của lãi suất thực tế, thì tỷ giá sẽ biến đổi theo hướng tăng giá đồng nội tệ và ngược lại Nếu nó lại có nguyên nhân tăng lên của lạm phát dự tính, thì chúng ta sẽ thấy tỷ giá biến đổi theo hướng giảm giá đồng nội tệ 2.5 Đầu tư nước ngoài, dịch vụ, chuyển tiền Xuất nhập khẩu dịch vụ của một nước, như du lịch, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm v.v… ảnh hưởng tới tỷ giá cũng giống như ảnh hưởng của hoạt động . LUẬN TỐT NGHIỆPTên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . đổi của tỷ giá hối đoái và khi tỷ giá hối đoái biến động thì nó tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia như thế nào?I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1.Khái

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:07

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tổng kết kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam từ 1990 đến nay. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 1.

Tổng kết kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam từ 1990 đến nay Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng2:Cỏc mặt hàng xuấtkhẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời gian qua.                                                                                            Đơn vị triệu USD - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 2.

Cỏc mặt hàng xuấtkhẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời gian qua. Đơn vị triệu USD Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3:Cỏc mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của VN trong thời gian qua. Đơn vị triệu USD - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 3.

Cỏc mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của VN trong thời gian qua. Đơn vị triệu USD Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng5- Tỷgiỏ chớnh thức và tỷgiỏ thị trường tự do từ 198 5- 1989 - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 5.

Tỷgiỏ chớnh thức và tỷgiỏ thị trường tự do từ 198 5- 1989 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 7:Tỡnh hỡnh XNK của Việt Nam với Liờn Xụ cũ giai đoạn 1980-1991.                                                                             Đơn vị: Triệu Rup- Đụ la - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 7.

Tỡnh hỡnh XNK của Việt Nam với Liờn Xụ cũ giai đoạn 1980-1991. Đơn vị: Triệu Rup- Đụ la Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng9: Diễn biến tỷgiỏ hối đoỏi và tỷgiỏ XNK bỡnh quõn từ 1991-1995. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 9.

Diễn biến tỷgiỏ hối đoỏi và tỷgiỏ XNK bỡnh quõn từ 1991-1995 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 11: Cỏn cõn thương mại 1993-1996 - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 11.

Cỏn cõn thương mại 1993-1996 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng14: Xuấtnhập khẩu của Việt Nam từ 1997-1999 - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

Bảng 14.

Xuấtnhập khẩu của Việt Nam từ 1997-1999 Xem tại trang 60 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan