Cẩm nang trò chơi

53 556 1
Cẩm nang trò chơi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TRÒ CHƠI GIAO LƯU: 1. Dính chùm: Số người: Từ 15-20 người hoặc hơn. Địa điểm: Lý tưởng là ngoài sân Mục tiêu: Tạo bầu khí thân thiện, bớt dần sự xa lạ, dè dặt. Tập tác phong nhanh nhẹn. Cách chơi: QT: Gọi lớn “ Dính chùm! Dính chùm” TDV: Trả lời “Chùm mấy! Chùm mấy” QT: Đáp lại “Chùm 5! Chùm 5” - Tất cả chia nhau kết lại thành từng nhóm 5 người. Ai không có nhóm hoặc nhóm dư hoặc thiếu người thì bị loại ra ngoài. - Quản trò có thể hô khó hơn như “chùm 3-4 chân” nghĩa là chùm 3 người nhưng chỉ được đứng 4 chân.  Ở trò chơi này chúng ta có thể đổi cách gọi sang “Đoàn kết”,… thay vì hô dính chùm. 2. Bão thổi: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Lý tưởng là ngoài sân Mục tiêu: Tạo sự thân thiện và quan tâm tới nhau. Giúp mọi người nhanh nhẹn, tự tin hơn. Cách chơi: QT: Gọi lớn “ Bão thổi! Bão thổi” TDV: Trả lời “Thổi ai! Thổi ai” QT: Đáp lại “Thổi những người mặc áo trắng” (hoặc bất cứ một đặc điểm nào đó như quần đen, đeo kính,…) - Các TDV được thổi (người có đặc điểm như QT đề cập) sẽ chạy đổi chỗ cho nhau. Ai có đặc điểm trên mà không đổi chỗ thì coi như phạm luật. Cùng lúc, QT chạy vào một chỗ, ai không có chỗ sẽ ra ngoài làm QT mới. Trò chơi tiếp tục.  QT có thể không cần di chuyển để bắt những ai không đổi chỗ, hoặc đổi chỗ chậm. 3. Trò chơi lễ phép: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Lý tưởng là ngoài sân Mục tiêu: Tập trung chú ý, phản xạ nhanh. Giáo dục lễ phép. Cách chơi: TDV đứng thành vòng tròn, QT sẽ hướng dẫn trò chơi: - Chào ông: TDV 2 tay chắp lại, cúi đầu. - Chào thầy: TDV khoanh tay, cúi đầu. - Chào cô: tay trái đưa ra sau lưng, tay phải giang ra như mời ngồi. - Chào Sạc-Lô: hai tay nắm vào quần và giang chân ra theo dáng đứng của Sạc-lô. Khi QT nói chào ai thì mọi người phải chào đúng như đã hướng dẫn. QT sẽ nhắc TDV phải làm theo những gì QT nói, không làm theo những gì QT làm. QT sẽ làm sai các động tác, và nếu ai làm sai theo QT thì sẽ bị loại. 4. Xíp xáp: Số lượng: từ 15-20 người. Địa điểm: Ngoài trời hoặc trong phòng rộng. Mục tiêu: Làm quen, tạo sự thân thiện và quan tâm tới nhau. Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, QT ở giữa. QT: “XÍP” (tất cả quay nhìn và nói tên người bên trái mình) QT: “XÁP” (tất cả quay nhìn và nói tên người bên phải mình) -Khi QT hô “Xíp, xáp” thì mọi người đổi chỗ lộn xộn và trò chơi lại được tiếp tục. 5. Viết chữ: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân Mục tiêu: Tạo bầu khí vui, phấn khởi, giúp mọi người thoải mái, gúp dẫn nhập vào đề tài muốn trao đổi. Cách chơi: QT sẽ mời tất cả TDV cùng chơi với hình thức dùng 2 tay để viết chữ trên không như: chữ H (2 tay giơ lên viết chữ H) tiếp tục viết chữ I-V – A –I-D-S. tương tự QT có thể yêu cầu TDV dùng đầu, chân, cả người để viết lại các chữ trên. 6. Trò chơi đánh nhịp gọi tên: Số lượng: Tối đa 25 người. Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân Mục tiêu: Tạo mối liên hệ thân mật khi gọi tên. Tập trung lắng nghe, bình tĩnh để phản ứng. Cách chơi: Ngồi thành vòng tròn, vỗ 2 tay vào đầu gối (đếm 1), vỗ tay một cái (đếm 2), búng ngón tay phải (đếm 3), rồi búng tay trái, từng người n1i tên mình theo nhịp búng tay. Lưu ý: nói tên với 2 âm (gồm chữ lót và tên Ví dụ: Hoàng Sơn, Quốc Dũng,…) trong khi nhóm vỗ đều nhịp, mọi người xưng tên theo vòng tròn. Có thể phát triển thành trò chơi điện thoại, thay vì chỉ xưng tên mình thì gọi tên mình và một người bạn nào đó trong vòng tròn theo nhịp “Alô, alô, Dũng gọi Sỹ”, người được gọi tiếp tục gọi tên mình và một người khác. 7. Thư kỷ niệm: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân Mục tiêu: Giúp tìm hiểu xu hướng của mỗi người, tạo sự thân mật và mỗi người sẽ có một lá thư mang đầy đủ bút tích của mọi người. Cách chơi: Mỗi người một tờ giầy nhỏ và một cây bút. Tất cả ngồi vào vòng tròn và viết vào tờ giấy vài chữ tuỳ ý thích, sau đó truyền sang cho người khác. Người bên cạnh nhận giấy rồi viết tiếp vào đó cho liên ý với câu đã viết trong tờ giấy vừa nhận. Tiếp tục cho đến khi nhưng tờ giấy trở lại người chủ của mình. Đọc thư lên cho mọi người cùng thưởng thức tác phẩm chung này. 8. Trò chơi chào hỏ. Số lượng: Tối đa 20 người. Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân Mục tiêu: Làm quen, tạo mối liên hệ thân mật. Cách chơi: Đi tự do trong phòng, đếm từ 1 đến 4, vỗ bàn tay của mình vào đôi bàn tay của người bạn mà mình vừa gặp và 2 người cùng la lên “xin chào”, rồi lại tiếp tục. Có thể vẫn đi 4 bước, gặp nhau, luồn tay qua đầu gối bắt tay nhau hoặc khoèo chân nhau thì càng thú vị, xóa đi sự ngăn cách. 9. Tìm bạn: Số người: Từ 15-20 người hoặc hơn. Địa điểm: Trong phòng lớn. Mục tiêu: Tạo bầu khí thân thiện, cảm nhận được sự xum họp và chia tay. Cách chơi: TDV đứng vòng tròn, đếm số 1-2,1-2 cho đến hết vòng, số 1-2 sẽ là một cặp. QT giới thiệu trò chơi và đề nghị mọi người sẽ thực hiện theo khẩu lệnh. Ví dụ: - QT: Tay chạm tay (từng cặp sẽ nắm tay nhau). - QT: Tay chạm chân (từng cặp, tay người này nắm chân người kia) - QT: Tìm bạn mới (tất cả TDV sẽ chạy đi tìm một bạn klhác. Ai không tìm được sẽ trở thành QT)  QT có thể dùng nhiều hình thức như: đầu chạm đầu, lưng chạm lưng, ) 10. Tìm lại một nửa của mình: Số lượng: Tối đa 20 người. Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân Mục tiêu: Tạo tình bạn, giới thiệu lẫn nhau. Cách chơi: Mỗi người viết tên mình tên một tờ giấy nhỏ và đưa lại cho QT. QT để lộn xộn tất cả các tờ giấy rồi phát lại cho bất kỳ người nào, mỗi người một tấm. Mỗi người đưa bảng tên đã nhận được ra trước mặt, vừa đi vừa tìm người nào mang tên của mình, kết bạn thành từng đôi (trong lúc đi tìm mọi người có thể vừa đi vừa hát một bài hát quen thuộc) Trò chơi kết thúc khi chấm dứt bài hát, và mỗi người đã có bạn. Sau khi tìm ra bạn mới, QT nên để ra vài phút cho từng cặp giới thiệu lẫn nhau. - Trò chơi sẽ thú vị và khó hơn nếu QT cho cắt hình những trái tim(hoặc bắng2 những giấy màu khác nhau), sau đó cắt chúng ra làm hai với những kích cỡ và đường cắt khác nhau và trộn lẫn lên sau đó phát cho mọi người. Tự mỗi người phải đi tìm một nửa trái tim còn lại.  Có thể đổi trò chơi bằng cách viết từng cặp thú lên những mẩu giấy nhỏ, sau đó phát cho mỗi người và mọi người sẽ dùng tiếng kêu hoặc hành động của những con thú đó để đi tìm nhau và ghép thành từng cặp. 11. Kết thân: Số lượng: Tối đa 20 người. Địa điểm: Phòng rộng. Mục tiêu: Tạo bầu khí thân thiện, giới thiệu lẫn nhau. Cách chơi: Tất cả ngồi thành vòng tròn và mỗi người tự giới thiệu tên mình. - QT: “Kết thân! Kết thân” - TDV: “Thân ai! Thân ai” - QT: “Thân Hoa! Thân Hoa” Người vừa được kêu lại tiếp tục hô “Kết thân! Kết thân”, và đáp lại tên người khác cho đến khi mọi người được kết thân.  Tương tự có thể thay thế “kết thân” bằng “bắn tên” hoặc trò chơi thú vị và khó hơn như: QT nói: “Tôi thương, tôi thương” mọi người đáp: “Thương ai, thương ai”-> QT: “Thương Nga nhí nhảnh”. Nghĩa là tên người được gọi phải gắn với một biệt hiệu để dễ nhớ, nhưng biệt hiệu ấy phải lấy chữ đầu của tên. Ví dụ: Thanh thánh thót, Dũng dại dột, … nguời được gọi tên lại gọi tên của người khác sao cho mọi người đều được gọi tên. II. TRÒ CHƠI ĐỘNG 1. Đăng ký tạm trú: Số lượng: Lý tưởng 12 người. Địa điểm: ngoài sân Mục tiêu: Phản xạ nhanh. Cách chơi: Tất cả vừa đi vòng tròn quanh chiếc dép vừa hát một bài quen thuộc. Bất ngờ QT hô: “Đăng ký”. TDV: “Tạm trú” rồi nhanh chân chạy vào ngồi trên một chiếc dép. Ai không có dép sẽ bị loại. Tiếp tục bớt đi một chiếc dép cho tới khi chỉ còn 5-6 người có nhà ở. Nhưng người may mắn này lại mở rộng vòng tay đón những người kia vào nhà mình bằng một bài hát: “Cái nhà là nhà của ta, xin đón anh em vào chung. Sống chung trong tình thương mến, vui chung thân thiết vô cùng”.  Nếu ở trong phòng, có thể thay thế dép bằng ghế ngồi và dùng tiếng nhạc hoà tấu cho mọi người di chuyển theo sẽ sinh động hơn. Khi QT cho ngưng tiếng nhạc thì mọi người phải ngồi vào ghế ngay. 2. Ta là vua: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Phản xạ nhanh và đúng. Cách chơi: QT chỉ thật nhanh vào một người bất kỳ trong vòng tròn. Ngừơi được chỉ đưa cao hai tay lên và hô to: “Ta là vua!” Hai người 2 bên phải quỳ một chân, chắp 2 tay và đáp: “Muôn tâu bệ hạ”. Cứ thế tiếp tục. Ai làm chậm hoặc sai thì bị loại phải ngồi xuống.  Trò chơi có thể thay đổi theo cách sau: Khi người nào nói “Ta là vua”, thì 2 người 2 bên phải chắp tay và đáp: “Muôn tâu bệ hạ” nhưng luôn luôn phải thấp hơn bệ hạ một cái đầu. Nếu QT đứng giữa vòng tròn và hô: “Ta là vua” thì tất cả TDV phải đáp “muôn tâu bệ hạ” và thấp hơn QT một cái đầu. Do đó khi QT ngồi nói thì mọi người nằm xuống để trả lời. 3. Những con vật bay: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Phản xạ nhanh , tập trung lắng nghe. Cách chơi: QT vừa hô to vừa làm động tác, mọi TDV cũng hô theo, nhưng chỉ làm những động tác thích hợp với lời hô mà thôi. -QT: “Chim bay” (nhảy lên và đưa 2 tay lên như bay) -TDV: “Chim bay” (nhảy lên và đưa 2 tay lên như bay) QT có thể hô các loài vật bay như “ong bay”, “buớm bay”,… Thình lình QT hô con vật gì mà không bay được như “mèo bay”, “cho bay” đồng thời giơ tay và nhảy lên, ai bắt chước nhảy theo QT sẽ được mời vô trong vòng tròn.  Chú ý: Chỉ giới hạn các loài động vật, vì có một số vật tự nó không bay, nhưng nhờ tác nhân khác mà nó bay được như giấy, đĩa, … nếu không trò chơi sẽ dễ xảy ra lộn xộn. 4. Mèo bắt chuột: Số lượng: Từ 20 đến 30 người. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Luyện sự chú ý, nhanh nhẹn. Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, nắnm tay nhau giang rộng lên cao qua đầu. 1 người được chọn làm mèo, một người làm chuột, đứng cách xa nhau. Nghe hiệu lệnh, mèo đuổi theo chuột và bắt. Chuột và mèo luồn lách qua hết người này đến người khác để bắt nhau. Bất ngờ khi nghe một tiếng còi dài hoặc tiếng hô của QT thì mèo trở thành chuột, chuột trở thành mèo. Ai bị bắt là thua. 5. Cầu thủ ra sân: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Luyện sự chú ý, nhanh nhẹn. Cách chơi: - QT: “Cầu thủ ra sân” (chạy tại chỗ) - TDV: nói và làm theo “Cầu thủ ra sân” (chạy tại chỗ) - QT: “Banh lăn, banh lăn” (Chạy tại chỗ) - TDV: nói và làm theo: “Banh lăn, banh lăn” (Chạy tại chỗ) - QT: “sút” (chân ở tư thế vừa sút banh) - TDV: “Dzô” Nếu QT hô “sút” nhưng chân không đá theo mà TDV hô “Dzô” xem như người đó phạm luật. 6. Rết thiếu chân: Số lượng: 30 người. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Luyện sức tài khéo, thăng bằng và tinh thần đồng đội. Cách chơi: Chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm xếp thành hàng dọc và sẽ đi tới đích. Mỗi người co chân trái lên, tay phải đặt lên vai người trước mặt và tay trái nắm chân trái người trước. Người đứng đầu không bám vai ai và người cuối co chân mà không ai nắm. Nghe hiệu lệnh, các đội nhảy cò cò đến đầu sân bên kia. Nhóm nào đến trước mà không bị đứt quãng nhóm đó sẽ thắng. 7. Dựng tượng: Số lượng: Không giới hạn. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Luyện sự chú ý, thành thật. Cách chơi: Chia thành 2 hoặc 4 nhóm, mỗi nhóm đứng ở một đầu sân, khi nghe hiệu còi “tè”, các nhóm sẽ chạy sang đầu sân bên kia. Trong khi chạy, nghe thấy hiệu còi “tích”, thì ai nấy phải đứng bất động tại chỗ như pho tượng. Ai nhúc nhích và cười sẽ bị loại. Ai tới đích trước là thắng cuộc.  Có thể thay tiếng còi bằng khẩu lệnh: chạy, dừng. 8. Những trò chơi với bao cao su: Số lượng: 10 người. Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Giúp TDV làm quen với bao cao su. Rèn luyện tinh thần đồng đội, khéo léo. Cách chơi: Chia TDV thành hai đội, mỗi đội cử ra những người “ưu tú” để thi thổi bao cao su xem ai thổi nhanh, lớn, không bể sẽ thắng. - Đạp bao cao su: mỗi đội cử ra 5 người (không mang giày dép) dùng sợi thun đeo bao cao su đã được thổi vào chân, và chờ hiệu lệnh của quản trò thì đạp bao cao su của đội bạn. Nếu ai bị bể bao cao su (BCS) thì kể như thua, phải ra khỏi vòng không được đạp BCS của người khác. Trò chơi tiếp tục cho tới khi có đội thắng cuộc. - Chuyền BCS: hai đội xếp hàng học bằng nhau, khi có hiệu lệnh của QT thì người ở đầu hàng sẽ chuyền BCS mà mình đang kẹp ở cổ cho bạn phía sau; tuyệt đối không được dùng tay, nếu dùng tay hoặc rớt BCS thì kể như đội đó thua. Đội nào chuyền đến người cuối cùng trước thì đội đó thắng. - Sử dụng BCS nhanh nhất: mỗi đội cử ra 2 cắp (4 người), các cặp đứng cách nhau một mét, một người bịt mắt còn người kia thì giơ hai ngón tay lên (nếu có trái chuối nhựa thì càng tốt) nhưng không được di chuyển tay và nhắc nhở bạn. Khi có hiệu lệnh của QT thì những người bịt mắt có nhiệm vụ tiếp cận bạn mịnh và mang BCS đúng cách. Không ai bên ngoài được nói hay nhắc. Cặp nào nhanh nhất và đúng cách thì cặp đó thắng cuộc. - Đội khiêu vũ du toàn: 2 đội, mỗi đội cử ra 3 cặp. Các cặp sẽ để BCS đã được thổi lớn ở giữa mình. Khi có hiệu lệnh, nhạc sẽ mở lớn lên. Mọi người sẽ nhảy và làm sao tìm cách làm bể hoặc rớt BCS của đội bạn. Cặp nào rớt hoặc bể BCS [...]...kể như thua, phải ra ngoài Trò chơi tiếp tục cho tới khi có đội thắng cuộc  Lưu ý: có thể chơi kết hợp cùng bong bóng 9 Dọn nhà: Số lượng: 20-30 người Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Luyện trí nhớ, chú ý, nhanh nhẹn On lại địa lý nước ta Cách chơi: Tất cả đứng vòng tròn, mỗingười sẽ chọn cho mình một tên tình thành trong nước Việt Nam, và vẽ quanh mình một vòng tròn tượng trưng nhà ở Vị trí tỉnh... hiệp 11 Trò chơi “seven up”: Số lượng: Lý tưởng 24 người Địa điểm: Phòng rộng Mục tiêu: Tạo sự tập trung, quyết định nhanh, chính xác Cách chơi: Đứng vòng tròn, từng người đếm từ 1 đến 7 người đếm số đưa bàn tay ôm ngang ngực, hướng ngón tay chỉ về bên nào thì người kế tiếp hướng đó phải đếm Đến 7, ai đếm thì phải để tay lên đầu, hướng bàn tay về ai thì người đó đếm tiếp trở lại từ 1 12 Trò chơi xếp... Cách chơi: TDV đứng vòng tròn QT: “Ai là nam đứng một bên, ai là nữ đứng một bên” (sau khi nghe QT hô, TDV sẽ chạy thật nhanh sang vị trí của mình) Tương tự QT có thể dùng nhiều mệnh lệnh khác như: - “Ai trên 18 tuổi đứng một bên, ai dưới 18 tuổi đứng một bên.” … III TRÒ CHƠI TĨNH 1.Tín hiệu: Số lượng: Không giới hạn Địa điểm: Ngoài sân Mục tiêu: Phát huy trí tưởng tượng, hiểu ngôn ngữ của nhau Cách chơi: ... thính giác Cách chơi: TDV đứng hoặc ngồi thành vòng tròn QT mời 2 người tình nguyện ra chơi, 2 người này được bịt mặt bằng khăn Khi nghe hiệu lệnh , người thứ I đi đến chỗ nào thì chỗ ấy vỗ tay, người này tìm cách tránh người thứ 2 Còn người thứ 2 nghe ti61ng vỗ tay ở đâu thì chạy lại chỗ đó để bắt cho được người thứ I Khi người sau bắt được người trước, QT mời 2 người khác ra và trò chơi tiếp tục 27... nhanh Cách chơi: Tất cả ngồi thành vòng tròn Mời một người ra ngoài, sau đó sẽ chọn một người trong vòng tròn làm nhạc trưởng Nhóm cất bài hát quen thuộc, trong khi hát nhạc trưởng sẽ làm cử chỉ minh hoạ: vỗ tay, vỗ đùi, … mọi người sẽ chú ý nhạc trưởng và làm theo Khi nhạc trưởng thay đổi cử điệu thì mọi người cũng phải thay đổi theo ngay Trong khi nhóm đang hát, người bên ngoài sẽ vào vòng tròn và... hoặc phòng rộng Mục tiêu: Luyện sự chú ý, phản ứng nhanh Cách chơi: TDV đứng thành vòng tròn, 2 tay đan vào nhau TDV sẽ nói và làm theo QT - QT: Thiên (đưa tay lên trời) - QT: Địa (chỉ tay xuống đất) - QT: Tả (đưa tay ang trái) - QT: Hữu ( đưa tay sang phải) - QT: Nhắm (đưa tay lên mắt) - QT: Bắn (duỗi thẳng tay ra phía trước) - TDV: Đùng  Trò chơi tiếp tục trở lại từ đầu, nhưng TDV làm theo lời QT chứ... Cách chơi: Tất cả ngồi vòng tròn QT sẽ làm vịt, đi chung quanh vòng tròn Mỗi bước chân của vịt chạm đất, mọi người sẽ hô “cạp” Bước chân nhanh chậm tuỳ QT Khi chân vịt chưa chạm đất mà người nào hô “cạp” thì bị loại ra khỏi vòng tròn 25 Phòng chống HIV/AIDS: Số lượng: Không giới hạn Địa điểm: Phòng rộng Mục tiêu: Phản Giúp TDV hiểu rõ hơn về tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS Cách chơi: QT tuỳ theo số người... và càng lúc càng làm với tốc độ nhanh hơn Hoặc “Đứng ngồi khum, đứng ngồi khum, đứng khum khum ngồi khum, đứng khum khum ngồi khum” 18 Trò chơi “cá sấu dưới sông”: Số lượng: Không giới hạn Địa điểm: Ngoài sân hoặc phòng rộng Mục tiêu: vận động nhanh nhẹn, mạnh dạn Cách chơi: Xếp ghế 2 bên, chừa một khoảng trống khá rộng ở giữa, hoặc vạch phấn phân 2 bờ Một người “bị bắt” đứng ở giữa “ dưới sông”, nhưng... tập trung chú ý Cách chơi: Mọi người hô và làm theo QT QT: Gieo hạt (tay phải đưa từ bụng ra phía trước như đang gieo hạt) Nảy mầm (bàn tay phải xoè ra và đưa lên cao Ra một nụ (Tay phải giơ ra và chụm các ngón tay lại) Nở hoa (từ từ xoè các ngón tay ra) 23 Thầy bói mù: Số lượng:15-20 người Địa điểm: Trong phòng Mục tiêu: Tạo sự quan tâm đến nhau Cách chơi: TDV đứng thành vòng tròn nắm tay nhau Một... Mục tiêu: Luyện sự chú ý, phản ứng nhanh Cách chơi: Từng 3 người một, 2 người nắm tay nhàu làm lồng, 1 người ở trong làm chim Những người không có đội thì ở giữa vòng tròn làm chim không có lồng QT: “Chim đổi lồng” Tất cả chim trong lồng đều phải ra khỏi lồng đi tìm lồng khác để trú ngụ Trong khi đó những con chim ở ngoài thì bay vào một lồng trống Cuộc chơi liên tục và nhanh để thêm hào hứng, linh . ra ngoài làm QT mới. Trò chơi tiếp tục.  QT có thể không cần di chuyển để bắt những ai không đổi chỗ, hoặc đổi chỗ chậm. 3. Trò chơi lễ phép: Số lượng:. trung chú ý, phản xạ nhanh. Giáo dục lễ phép. Cách chơi: TDV đứng thành vòng tròn, QT sẽ hướng dẫn trò chơi: - Chào ông: TDV 2 tay chắp lại, cúi đầu. - Chào

Ngày đăng: 25/09/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan