Bài tiểu luận cuối khóa môn Kỹ năng tạo lập văn bản

10 21.3K 158
Bài tiểu luận cuối khóa môn Kỹ năng tạo lập văn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vì tài liệu đã đăng lâu nên mình không thể bổ sung thêm flie đính kèm vào bài đăng, nên mọi người có thể xem tham khảo Câu 3 của Bài tiểu luận cuối khóa này, và xem thêm các bài kiểm tra giữa kì của môn Kỹ năng tạo lập văn bản ở link sau: http://123doc.vn/document/2290403-bai-tieu-luan-cuoi-khoa-va-cac-bai-kiem-tra-giua-ki-mon-ky-nang-tao-lap-van-ban.htm Xin được chân thành cám ơn sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người!

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn: Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt Sinh viên : Ngày sinh : Lớp : Mã sinh viên: Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2013 1 LỜI CÁM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khi đã đưa môn học Kĩ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo bộ môn Nguyễn Văn Hiệp đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập trong kì vừa qua. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ giảng dạy nghiêm túc, hiệu quả; đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Kĩ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là môn học thú vị và bổ ích trong chương trình giảng dạy của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Tuy nhiên, vì số đơn vị học trình quá ít, thời gian học tập trên lớp không nhiều nên mặc dù đã hết nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn trình độ hiểu biết và kĩ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Bài Tiểu luận cuối khóa của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chuẩn xác, kính mong thầy giáo bộ môn xem xét và góp ý giúp Bài Tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014. Sinh viên 2 Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về môn học Kỹ năng tạo lập văn bản. Theo anh/chị, sinh viên cần tiếp thu những gì để có thể phát huy được tốt nhất kỹ năng tạo lập văn bản trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp Đại học? 1. Hiểu biết về môn học Kỹ năng tạo lập văn bản: Máy tính từ lâu đã trở thành một công cụ trợ thủ đắc lực trong công việc với nhiều người. Đối với các bạn sinh viên thì nhiều người đã được tiếp xúc với máy tính từ khi còn là học sinh ở gia đình hay trong các giờ học về tin học ở trường trung học hay trường phổ thông; việc soạn thảo một văn bản hay sử dụng các công cụ trong ứng dụng Microsoft Office Word không còn có gì là xa lạ. Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hẳn hầu như sẽ có rất ít sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu này. Hiểu được những hạn chế còn tồn tại đó, môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt đã được soạn thảo giáo trình, đưa vào giảng dạy trong Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng và các trường Đại học khác nói riêng, nhằm giúp sinh viên có thể hoàn thiện được kỹ năng này, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. a) Nội dung môn học: Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt qua quy trình từng bước cụ thể. Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản, tập trung vào những văn bản thường gặp trong đời sống và kinh doanh như đơn từ, báo cáo, báo và tạp chí . Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc, kỹ năng soạn thảo một văn bản, giúp chúng ta soạn thảo một văn bản đúng về cả hình thức lẫn nội dung. Khi đã nắm rõ các quy tắc này rồi, chúng ta sẽ hạn chế được tối đa các lỗi gặp phải khi soạn thảo một văn bản, thậm chí là không gặp bất kì trở ngại nào. b) Mục tiêu của môn học: Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt cung cấp kiến thức để sinh viên có thể: • Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách sáng rõ, lưu loát, thuyết phục trong cuộc sống cũng như trong công việc • Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ. 2. Để phát huy tốt kỹ năng tạo lập văn bản trong quá trình học tập và sau khi 3 tốt nghiệp Đại học: Sinh viên cần tuân thủ phương thức tiến hành môn học và đặt ra mục tiêu kết quả đạt được sau khi học môn học này như sau: a) Phương thức tiến hành môn học Mỗi buổi học đều có một lượng bài tập nhất định để làm rõ những khái niệm mới và giúp sinh viên vận dụng khái niệm đó để tự mình tạo lập văn bản. • Giờ lý thuyết và bài tập: có thể theo một trong hai quy trình sau: + Sinh viên nhận diện và xác định cấu trúc nền trong đoạn văn hay văn bản mẫu, tự khái quát hóa thành quy tắc chung dưới sự hướng dẫn của giảng viên. + Giảng viên giới thiệu khái niệm hoặc nguyên tắc chung, sinh viên áp dụng để phân tích và đánh giá từng văn bản cụ thể. • Giờ thực hành: chủ yếu làm việc tại lớp + Làm việc cá nhân: Sinh viên làm bài tập riêng và chuyển cho nhau để biên tập, phân tích và sửa chữa. + Làm việc nhóm: từng nhóm thực tập soạn thảo, sau đó cử ra đại diện để trình bày và các nhóm khác góp ý. • Giờ tự học: đọc sách tham khảo; ứng dụng các khái niệm và nguyên tắc đã học để phân tích và đánh giá các văn bản trong đời sống. Trang thiết bị: để tạo điều kiện làm việc nhóm hiệu quả, phòng học cần có máy projector, cần bàn ghế rời để có thể xếp lại thành nhóm nhỏ. b) Kết quả đạt được sau khi học môn này Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể làm được những việc sau đây: • Hạn chế tối đa lỗi chính tả, ngữ pháp và phong cách khi viết, nhận ra và sửa được lỗi chính tả, ngữ pháp và phong cách trong một văn bản bất kỳ. • Nắm bắt được luận điểm chính và phân tích được cách lập luận trong một văn bản bất kỳ. Nêu được nguyên nhân tại sao một văn bản chưa thực hiện được nhiệm vụ truyền tải thông tin và thuyết phục người đọc, chỉ ra được phương án biên tập, liên hệ được với các tình huống cụ thể trong cuộc sống. • Có ý thức tổ chức chủ đề và cấu trúc văn bản trước và trong khi viết. • Ghi nhớ những nguyên tắc và yêu cầu cụ thể đối với một số dạng văn bản thường dùng 4 (đơn, email, báo cáo…) và biết cách tạo lập văn bản một cách hiệu quả, lưu loát. Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường. Trình bày thể thức và kĩ thuật trình bày nội dung văn bản hành chính? 1. Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường: a) Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Gồm: • Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; • Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; • Lệnh, Nghị quyết của Chủ tịch nước; • Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; • Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; • Thông tư của Tòa/VKSND; Thông tư của Bộ/Cơ quan ngang bộ; • Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước; • Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; • Thông tư liên tịch; • Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND. b) Văn bản hành chính: Bao gồm: • Văn bản hành chính cá biệt (NQ, QĐ, CT): là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức được ban hành trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của tổ chức, cơ quan nhằm giải quyết các công việc cụ thể. • Văn bản hành chính thông thường: là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết 5 các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức (có 2 loại: Công vănVăn bản có tên loại). c) Phân biệt: • Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự chung, đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng hay nhóm đối tượng cụ thể, được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống kho có sự kiện pháp lý xảy ra, được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc chức danh nhà nước) theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. • Văn bản hành chính: là những văn bản do các cơ quan, tổ chức ban hành nhưng không đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật kể trên, phạm vi áp dụng hẹp, thời gian ngắn, áp dụng cho một hoặc nhóm đối tượng cụ thể. 2. Thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung văn bản hành chính: a) Thể thức văn bản hành chính: • Phần mở đầu: • Quốc hiệu; tên cơ quan ban hành; số, kí hiệu văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành, tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản. • Đối với văn bản ban hành kèm theo một hình thức văn bản khác như quy chế, quy định,điều lệ, danh mục và các văn bản tương tự khác, thì phần mở đầu của văn bản được ban hành kèm theo bao gồm Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành, tên văn bản. Dưới tên văn bản được ban hành kèm theo phải ghi rõ tên, số kí hiệu, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản ban hành kèm theo. • Phần nội dung: • Là toàn bộ nội dung văn bản (thường có 3 phần: phần mở đầu, phần thân văn bản và phần kết văn bản). • Phần kết thúc: • Gồm chức vụ, họ tên và chữ của người ký; dấu cơ quan ban hành văn bản; nơi nhận văn bản. • Đối với văn bản ban hành kèm theo một hình thức văn bản khác, thì phần kết thúc của văn bản được ban hành kèm theo gồm chức vụ, họ tên và chữ của người ký; dấu của cơ quan ban hành văn bản. b) Kỹ thuật trình bày nội dung văn bản hành chính: 6 - Trình bày bố cục văn bản - Trình bày cỡ chữ - Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản - Sử dụng từ ngữ đúng chức năng - Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa - Sử dụng câu văn trong văn bản - Sử dụng dấu câu trong văn bản - Trình bày số trong văn bản - Trình bày đơn vị đo lường - Trình bày thời hạn, thời điểm - Trình bày các nội dung sửa đổi, bổ sung - Trình bày điều khoản chuyển tiếp - Trình bày hiệu lực thi hành - Kỹ thuật viện dẫn văn bản - Trình bày cỡ chữ và định dạng: + Chữ in thường (được dàn đều cả hai lề), kiểu chữ đứng; + Cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bản phải cùng một cỡ chữ); + Khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải lùi vào từ 1 default tab; + Khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; + Khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chịn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; + Khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 line). c) Phải soạn thảo văn bản đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản vì: • Đảm bảo tính chuẩn mực của văn bản ở các hình thức và nội dung: thể thức là những quy định chung về cách trình bày bố cục văn bản áp dụng cho tất cả văn bản 7 hành chính. Vì vậy việc tuân thủ theo thể thức là bắt buộc, ngoài ra khi tuân thủ đúng thể thức lại có tác động đến tính chuẩn mực của văn bản ở cả hình thức và nội dung; • Đảm bảo tính pháp lý của văn bản: việc tuân thủ thể thức sẽ góp phần khẳng định giá trị pháp lý và tính hiệu lực của văn bản đã được ban hành; • Đảm bảo sự trang trọng, nghiêm túc: một văn bản bắt buộc được soạn thảo và được chứng thực theo đúng hình thức quy phạm, theo đúng mẫu nhất định. Các từ ngữ được dùng trong văn bản phải lịch sự, lễ độ. Sự lịch sự, lễ độ cũng tạo ra sự trang trọng, nghiêm túc… • Việc soạn thảo văn bản đúng thể thức cũng thể hiện năng lực và trình độ quản lý của người soạn thảo và cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Câu 3: Nhân dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 vừa qua và chào mừng năm học mới, Công ty Cổ phần Giầy D10QT2 chuyên sản xuất và kinh doanh giầy đã tổ chức đợt khuyến mãi kéo dài 5 ngày (từ ngày 8/4/2013 đến hết ngày 12/4/2013) tại tất cả các điểm bán hàng của Công ty, bao gồm hệ thống cửa hàng, đại lý, siêu thị,… Khi đợt khuyến mãi kết thúc, Giám đốc Công ty yêu cầu phòng Kinh doanh phải có báo cáo cụ thể. Anh (Chị) hãy giúp Trưởng phòng Nguyễn Văn X viết báo cáo để phản ánh hoạt động vừa qua? (File kèm theo) 8 9 10 . anh/chị về môn học Kỹ năng tạo lập văn bản. Theo anh/chị, sinh viên cần tiếp thu những gì để có thể phát huy được tốt nhất kỹ năng tạo lập văn bản trong. VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn: Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt Sinh viên : Ngày sinh

Ngày đăng: 20/09/2013, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan