Các nguyên tắc triết học

26 1.9K 4
Các nguyên tắc triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nguyên tắc triết học

Chương 3NHỮNG QUY LUẬT VÀ HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNGI. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNGVới tư cách là phép biện chứng của tư duy, lôgích biện chứng nghiên cứu các quy luật cơ bản (ba quy luật biện chứng), các quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù) và cả những quy luật đặc thù của nhận thức (mối liên hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, mối liên hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cảm tính và lý tính, v.v.)… Để không trùng lắp nội dung (không như thế không được) chúng ta sẽ xem xét sơ lược ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật tác động trong tư duy (nhận thức), chứ không khảo sát chi tiết về chúng như trong phép biện chứng duy vật.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lậpTrong phép biện chứng duy vật, sau khi làm sáng rõ nội hàm của các phạm trù có liên quan thì nội dung quy luật này có thể được phát biểu như sau: Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng (cả vật chất lẫn tinh thần – hình tượng, tư tưởng) đều có liên hệ lẫn nhau và không ngừng vận động, phát triển. Sự vận động và phát triển của chúng là do các mâu thuẫn biện chứng gây ra. Các mâu thuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bản thân mỗi mâu thuẫn đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành, hiện hữu và giải quyết. Các giai đoạn này được thể hiện bằng: sự xuất hiện, sự thống nhất – đấu tranh và sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn cũ được giải quyết, cái cũ mất đi, cái mới ra đời với những mâu thuẫn mới xuất hiện hay thay đổi quy mô, vai trò tác động của các mâu thuẫn cũ.Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Phát triển xảy ra trong thế giới vật chất luôn mang tính tự thân.Tư duy cũng như hiện thực khách quan mà nó phản ánh đều vận động và phát triển theo quy luật này. Sự phát triển tri thức của nhân loại luôn gắn liền với quá trình khắc phục những mâu thuẫn xuất hiện giữa chủ thể tư duy có cá tính và năng lực nhận thức hữu hạn với khách thể tư duy vô cùng phức tạp và luôn biến động, thay đổi. Mỗi bậc thang trong tiến trình nhận thức, mỗi bước hoàn thiện tri thức thực chất chỉ là việc giải quyết những mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể tư duy.Nhận thức là một quá trình đầy mâu thuẫn, trong đó, mâu thuẫn giữa năng lực vô hạn của loài người trong việc nhận thức thế giới xung quanh và khả năng hữu hạn của con người sống trong một giai đoạn lòch sử nhất đònh nhận thức hoàn toàn đầy đủ thế giới đó là mâu thuẫn cơ bản. Nó là động lực, nguồn gốc chính của sự phát triển nhận thức.Các nhà siêu hình phủ nhận tư duy có mâu thuẫn, vì theo họ, chỗ nào có mâu thuẫn có nghóa là chỗ đó có sự không nhất quán. Nhưng mâu thuẫn mà chúng ta bàn đến không phải là mâu thuẫn lôgích mà là mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng chẳng những không phá vỡ tính nhất quán của tiến trình nhận thức, không làm cho những hình thức tư duy như khái niệm, phán đoán… phản ánh sai lệch hiện thực, mà ngược lại, chúng còn làm cho sự phản ánh hiện thực đó chính xác và sâu sắc hơn.Sự ra đời và phát triển môn hình học là một ví dụ khá điển hình. Chúng ta biết rõ là Ơclít đã xây dựng môn hình học mang tên mình và trải qua nhiều thế kỷ người cho rằng đó là lý thuyết hoàn 1 hảo về mặt kết cấu và suy luận lôgích. Sự thật, hình học Ơclít chỉ có được tính hoàn hảo về mặt cấu trúc lôgích và suy luận nếu tiền đề thứ 5 của nó1 được chấp nhận như một công lý, tức không cần phải chứng minh.N.I.Lôbachevxki cho rằng, không chỉ riêng môn hình học mà mọi khoa học thật sự không được xuất phát từ những tiền đề mập mờ như tiền đề thứ 5 trong hệ thống Ơclít chẳng hạn. Ông cho rằng trong các điều kiện vật lý tương ứng của không gian, tiền đề thứ 5 đó sẽ không đúng và phải thay nó bằng mệnh đề đối lập2. Chính từ ý tưởng táo bạo này mà N.I.Lôbachevki sáng tạo ra môn hình học mới – hình học Phi Ơclít; trong đó, hình học Ơclít chỉ là một trường hợp riêng của nó mà thôi – ứng với độ cong của không gian bằng không. Hình học Ơclít chỉ đúng khi áp dụng cho không gian hạn hẹp chung quanh Trái đất; nhưng nó không còn đúng với không gian vũ trụ hay không gian bên trong nguyên tử.Không chỉ trong hình học mà cả trong cơ học, vật lý học, sinh học v.v. cũng đã diễn ra tình hình tương tự. Sự “xung đột” giữa lý thuyết hạt và lý thuyết sóng trong việc tìm hiểu bản chất của ánh sáng nói riêng, bản chất của các khách thể vi mô nói chung đã đưa đến sự ra đời của vật lý hiện đại, khẳng đònh không chỉ ánh sáng mà mọi khách thể vi mô đều mang bản tính sóng – hạt. Sự “xung đột” giữa thuyết tiến hóa Đácuyn và di truyền học đã làm xuất hiện lý thuyết tiến hoá tổng hợp, sinh học phân tử… Như vậy, sự xuất hiện và giải quyết những mâu thuẫn biện chứng giữa lý thuyết cũ và các tài liệu mới, hay giữa các lý thuyết đối lập nhau sẽ đưa đến những phát minh mới, cho phép nhận thức khoa học làm sáng tỏ các cấp độ bản chất sâu bên trong của thế giới vật chất, đưa nhân loại tiến gần chân lý tuyệt đối.Mâu thuẫn biện chứng cũng là nguồn gốc, động lực của mọi sự phát triển trong tư duy, nhận thức. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là quy luật của tồn tại mà nó còn là quy luật cơ bản của tư duy nhận thức con người, tức nó là quy luật phổ biến.2. Quy luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lạiTrong phép biện chứng duy vật, sau khi làm sáng rõ nội hàm của các phạm trù có liên quan thì nội dung quy luật này có thể được phát biểu như sau: Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng (vật chất lẫn tinh thần – hình tượng, tư tưởng) đều có liên hệ lẫn nhau và không ngừng vận động, phát triển. Chúng được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa chất và lượng.Quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi về lượng một cách liên tục, tiệm tiến, thậm chí, có thể đảo ngược được. Nếu sự thay đổi về lượng chỉ xảy ra trong giới hạn của độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đổi căn bản. Nhưng nếu sự thay đổi về lượng xảy ra vượt quá giới hạn của độ, vượt quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy sẽ xảy ra.Bước nhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. Nó làm cho sự thay đổi về chất diễn ra một cách gián đoạn, đột biến, thường là không thể đảo ngược được. Bước nhảy làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời với một chất mới. Chất mới gây ra những thay đổi về lượng; làm thay đổi quy mô, trình độ tồn tại, cũng như tốc độ, nhòp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất, và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi về lượng nói lên phương thức vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Phát triển vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn .Sự phát triển tri thức của nhân loại, sự vận động tư duy của nhà khoa học bắt đầu từ việc sưu tập, quy tụ các tài liệu rồi “sơ chế” lôgích các sự kiện, cho đến việc xây dựng những hệ thống tri thức, đưa ra 1 Tiền đề này khẳng đònh: Trên mặt phẳng, qua một điểm bên ngoài một đường thẳng chỉ có thể kẻ một và chỉ một đường thẳng song song với một đường thẳng đó mà thôi.2 Mệnh đề này khẳng đònh: Qua một điểm bên ngoài một đường thẳng có thể kẻ ít nhất là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó.2 những phát minh mới… đều tuân thủ theo quy luật này. Mỗi phát minh khoa học thực chất là một bước nhảy về chất trong tư duy. Nó không phải là kết quả của sự may rủi ngẫu nhiên mà là sản phẩm tất yếu của một quá trình tích lũy lâu dài, nghiền ngẫm suy tư những dữ liệu kinh nghiệm, những tri thức “vụn vặt” từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ cá tính sáng tạo mà nhà khoa học dễ dàng vượt lên “đống” tri thức đó để dũng cảm đưa ra những giả thuyết mới độc đáo, “điên rồ” và kiên quyết bảo vệ chúng… Nói vắn tắt, sự tiến hóa của tri thức khoa học sớm muộn gì cũng mang lại những cuộc cách mạng trong khoa học với những phát minh lớn, có thể mở ra một thời đại khoa học mới. Những tích luỹ kinh nghiệm, hiểu biết trong nhiều năm quan sát tự nhiên đã đưa Đácuyn đến thuyết tiến hóa, làm sụp đổ quan niệm về tính bất biến của các loài được các thế lực thần quyền bợ đỡ. Tư duy biện chứng của con người luôn mềm dẻo, linh động; trong dòng chảy của tư tưởng nhân loại, nó là sự thống nhất giữa sự ngưng động và sự biến động, giữa những cái xác đònh và cái không xác đònh… Khi tư duy phản ánh hiện thực ở những chiều sâu bản chất thì những thay đổi cơ bản của tư duy, – thay đổi về chất của những hình tượng, tư tưởng tinh thần, – cho phép xác đònh những thông số (lượng) nhất đònh, quy đònh những tài liệu kinh nghiệm và giới hạn tri thức trong một phạm vi cho phép. Nhưng những biến động xảy ra trong nghiên cứu khoa học xuất phát từ thực tiễn, từ bản thân quá trình nhận thức lại phá vỡ những quy đònh, phạm vi đó tạo nên những xung động lớn để tư duy thâm nhập vào những cấp độ sâu hơn, phản ánh những cấp độ bản chất bên trong của hiện thực. Vì vậy, những thời kỳ khủng hoảng của khoa học đã tạo ra những bước nhảy lớn của tư duy lý luận. Tư duy lý luận của nhân loại nói chung, tư duy của nhà khoa học cá biệt nói riêng, luôn diễn ra một cách biện chứng theo quy luật chuyển hóa lẫn nhau giữa lượng và chất. Khi xây dựng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, D.I.Menđêlêép thấy rằng, các nguyên tố hóa học đều có nguyên tử lượng nhất đònh, hay nói cách khác, nguyên tử lượng là cái đặc thù cho mọi nguyên tố. Từ đây, ông giả đònh rằng, nguyên tử lượng quyết đònh bản chất và đồng thời chi phối những thuộc tính khác của các nguyên tố hóa học. Dựa theo ý tưởng biện chứng này ông sắp xếp các nguyên tố hóa học khác nhau theo thứ tự nguyên tử lượng tăng dần, và ông nhận thấy nhiều tính chất của chúng lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Điều đó nói lên tính chất của các nguyên tố hóa học phụ thuộc vào nguyên tử lượng của chúng. Sau khi tìm thấy đặc trưng chung về lượng, ông xuất phát từ đó để giải thích những đặc trưng về chất cho từng nhóm nguyên tố hóa học riêng biệt, cũng như những đặc trưng đặc thù cho những nguyên tử của cùng một nguyên tố (đồng vò).D.I.Menđêlêép không chỉ phân nhóm các nguyên tố hóa học theo những mối liên hệ qua lại giữa đặc trưng về chất và lượng của chúng đối với tất cả những nguyên tố biết được bấy giờ thành một hệ thống cân đối, mà ông còn dự đoán được một số nguyên tố mới thuộc những nhóm có chất nhất đònh và có lượng quy đònh trong một giới hạn (độ) nào đó. Sau này khoa học đã phát hiện ra các nguyên tố giả đònh đó của ông. Khi nói về trường hợp này, ngghen nhận xét: “Nhờ áp dụng – một cách không có ý thức – quy luật của Hêghen về sự chuyển hóa lượng thành chất, Menđêlêép đã hoàn thành một kỳ công khoa học có thể tự hào đứng ngang hàng với kỳ công của Lơvêriê khi ông tính ra quỹ đạo của hành tinh Hải vương mà người ta chưa biết”3.Các nhà vật lý đã phát hiện ra các hằng số vật lý, ví dụ như: c - vận tốc ánh sáng, ħ - hằng số Planc…. Các hằng số này là những điểm nút trong sự biến đổi tự nhiên, tức sự thay đổi của những đại lượng khác vượt qua chúng sẽ tạo ra những hệ thống lý thuyết vật lý khác hay đối lập nhau. Vì vậy, cơ học Niutơn chỉ đúng trong trường hợp nó được sử dụng để mô tả hành vi của các khách thể chuyển động với vận tốc rất nhỏ so với vận tốc của ánh sáng; còn đối với các khách thể chuyển động với vận tốc xắp xỉ vận tốc ánh sáng thì phải vận dụng đến thuyết tương đối Anhxtanh. Tương tự, hằng số Plăng là một đại lượng có giá trò rất nhỏ (bậc 10ħ-27), nếu chúng ta có thể bỏ qua giá trò đó, tức coi ħ = 0 thì năng lượng mang tính liên tục, khi đó vật lý học cổ điển có giá trò; nhưng nếu dù nhỏ nhưngħ không thể bỏ qua thì năng lượng mang tính gián đoạn, khi đó vật lý học cổ điển không còn có giá trò nữa mà, để mô tả đúng những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, phải sử dụng vật lý lượng tử. 3 C.Mác & Ph.ngghen, Toàn tập, T.20, NXB Chính trò Quốc gia, HN, 1994, tr. 517.3 Vậy là, quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại đã chi phối tư duy của nhà khoa học trong quá trình khám phá bí mật của thế giới, tác động đến sự hình thành, phát triển và thay đổi của các lý thuyết khoa học. 3. Quy luật phủ đònh cái phủ đònhTrong phép biện chứng duy vật, sau khi làm sáng rõ nội hàm của các phạm trù có liên quan thì nội dung quy luật này có thể được phát biểu như sau: Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng (cả vật chất lẫn tinh thần – hình tượng, tư tưởng) đều có liên hệ lẫn nhau và không ngừng vận động và phát triển. Phát triển là một chuỗi các hành động phủ đònh biện chứng. Qua một số lần phủ đònh biện chứng, xuất hiện phủ đònh của phủ đònh. Phủ đònh biện chứng có liên hệ mật thiết với việc giải quyết mâu thuẫn và bước nhảy về chất xảy ra bên trong sự vật, hiện tượng. Nó là vòng khâu liên hệ giữa cái mới với cái cũ. Cái mới (cái được khẳng đònh) ra đời trên cơ sở loại bỏ những yếu tố, thuộc tính tiêu cực, đồng thời, lưu giữ và cải tạo những yếu tố, thuộc tính tích cực của cái cũ (cái bò phủ đònh). Phủ đònh biện chứng mang tính khách quan – nội tại và kế thừa – tiến lên. Phủ đònh của phủ đònh xác lập lại cái cũ (khẳng đònh lại cái đã bò phủ đònh) ở một trình độ cao hơn. Phủ đònh của phủ đònh mang tính khách quan – nội tại, tính kế thừa – tiến lên và tính chu kỳ hở. Phủ đònh của phủ đònh vạch ra khuynh hướng vận động và phát triển xoắn ốc tiến lên của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.Tư duy của con người cũng vận động và phát triển theo quy luật phủ đònh cái phủ đònh. Tiến trình phát triển của nhận thức khoa học là một chuỗi vô tận các hành động phủ đònh biện chứng những luận điểm, lý thuyết đã được thừa nhận, để đưa đến sự ra đời những luận điểm, lý thuyết mới phản ánh chính xác hơn hiện thực được nghiên cứu. Đây không phải là sự phủ đònh sạch trơn, không phải là sự hoài nghi mà là sự phủ đònh từng phần (cục bộ) của lý thuyết cũ, làm cho nó chính xác hơn, hay hiệu chỉnh, bổ sung chúng bằng những luận điểm, lý thuyết mới vừa được đúc kết từ kinh nghiệm, từ kho tàng tri thức nhân loại.Sự phủ đònh biện chứng như thế rất xa lạ đối với lôgích hình thức. Đối với lôgích hình thức “đúng”, “sai” loại trừ, cô lập nhau. Trong lôgích biện chứng, do tiến trình nhận thức mang tính chất lòch sử – cụ thể nên “đúng” và “sai” chuyển hóa lẫn nhau, chúng chỉ mang ý nghóa tương đối. Trong một lý thuyết khoa học nếu có một số luận điểm riêng rẽ nào đó chưa chính xác (hay sai lầm) thì lý thuyết khoa học đó vẫn còn có được tính chân lý tương đối. Những luận điểm chưa chính xác (hay sai lầm) sẽ được thay bằng các luận điểm chính xác hơn, phản ánh hiện thực đầy đủ và sâu sắc hơn. Sự phủ đònh lý thuyết của một giai đoạn nhận thức trước đó chính là sự hoàn thiện nó ở giai đoạn nhận thức sau; điều này làm cho khoa học tiến bộ thêm một bước, nhận thức tiến gần thêm chân lý tuyệt đối. Như vậy, sự phát triển của nhận thức chỉ có thể có được trên cơ sở kế thừa toàn bộ nhận thức của nhân loại trước đó. Không biết khai thác hành trang trong kho tàng tri thức nhân loại thì nhà khoa học không thể thúc đẩy khoa học tiến thêm một bước nào cả. Mọi sự phát triển của nhận thức đều mang tính kế thừa.Giống như xu thế phát triển trong tự nhiên và xã hội, xu hướng phát triển của nhận thức cũng theo đường xoắn ốc. Nhận thức dường như quay về những luận điểm, lý thuyết trước đây bò phủ đònh; nhưng đó là sự quay về những luận điểm, lý thuyết cũ ở một trình độ cao hơn, được bổ sung bằng nhiều tri thức mới. Luận điểm, lý thuyết mới đó cụ thể hơn, chính xác hơn, phản ánh hiện thực rộng hơn, sâu hơn.Trong một chu kỳ của quá trình nhận thức vô tận, nhận thức bao giờ cũng bắt đầu từ trực quan sinh động, từ sự xem xét khảo sát đối tượng một cách cảm tính. Sự nghiên cứu tiếp theo là phân tích đối tượng thành các thành tố (mặt, khía cạnh, tính chất, xu hướng .) và nghiên cứu chúng một cách tương đối độc lập, riêng rẽ. Đây là sự phủ đònh lần đầu tiên của nhận thức. Khi những thành tố đó đã được hiểu ít nhiều, nhà nghiên cứu phủ đònh tiếp mức độ nhận thức ấy – phủ đònh cái phủ đònh; nhận 4 thức dường như quay về với trình độ xuất phát ban đầu, tuy nhiên, đó là sự quay về ở một trình độ cao hơn. Đối tượng bây giờ được tái hiện lại trong tính chỉnh thể, chứ không phải là tổng thể hời hợt ban đầu… Trong quá trình nhận thức biện chứng, hai mức độ nhận thức ấy diễn ra rất phức tạp và thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật phủ đònh của phủ đònh tác động trong nhận thức khoa học được các nhà tư tưởng Phương Tây tiếp cận thông qua các lý luận của mình về sự phát triển của khoa học, về tiến trình tăng trưởng của tri thức nhân loại. Năm 1913, khi tìm hiểu mối liên hệ giữa vật lý cổ điển và vật lý mới – vật lý phi cổ điển (cơ học lượng tử, thuyết tương đối Anhxtanh), N.Bo đã nêu ra nguyên lý tương ứng. Theo nguyên lý này thì sự xuất hiện của lý thuyết mới không có nghóa là lý thuyết cũ bò loại bỏ như một cái gì sai trái, mà lý thuyết cũ được đưa vào lý thuyết mới như một trường hợp riêng với những điều kiện nhất đònh và giữ nguyên giá trò của nó trong điều kiện đó. Nguyên lý tương ứng đòi hỏi phải chú ý đến cả sự khác biệt lẫn mối liên hệ giữa lý thuyết mới và lý thuyết cũ nhằm làm rõ nội dung của lý thuyết cũ trong lý thuyết mới.Quá trình hình thành và phát triển của các lý thuyết khoa học cơ bản gắn liền với quá trình hình thành và phát triển các bức tranh khoa học về thế giới, mà trước hết là bức tranh vật lý học. Quá trình này xảy ra theo sự chi phối của các quy luật biện chứng. Mỗi bức tranh khoa học vừa có tính đặc thù vừa có tính tổng quát. Những quan niệm nền tảng phản ánh một giai đoạn nhận thức nhất đònh của khoa học được trừu tượng và lý tưởng hóa trong từng bức tranh cụ thể tạo nên tính đặc thù của nó; và giai đoạn nhận thức tiếp theo của khoa học sẽ làm cho chúng sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong mỗi bức tranh còn có một số quan niệm khác phản ánh tính biện chứng tổng quát của thực tại được giai đoạn nhận thức đó phát hiện ra, mà sang các giai đoạn nhận thức tiếp theo, nội dung của chúng có những thay đổi nhỏ theo hướng chính xác hơn trong từng bức tranh cụ thể. Vì vậy, sự phát triển của bức tranh khoa học vừa mang tính gián đoạn, tức thay đổi về chất, vừa mang tính liên tục, tức thay đổi về lượng, trong tiến trình phát triển chung của nhận thức khoa học. Điều này thể hiện rất rõ trong vật lý học. Lòch sử vật lý học luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mỗi bức tranh cụ thể. Quá trình này trải qua các giai đoạn sau:Giai đoạn hình thành: Đầu tiên, trong vật lý học diễn ra quá trình tổng hợp tài liệu kinh nghiệm dựa theo những ý tưởng triết học tương ứng làm xuất hiện những quan niệm cơ sở của bức tranh vật lý học đầu tiên. Sau đó, sử dụng các công cụ toán học phù hợp để xử lý những tài liệu kinh nghiệm theo tinh thần của những quan niệm cơ sở của bức tranh, nhằm tiến tới xây dựng một lý thuyết cơ bản - cơ sở cho các lý thuyết khác được xây dựng trong khuôn khổ bức tranh đó. Giai đoạn củng cố và mở rộng: Để bức tranh bao quát mọi hiện tượng vật lý khả dóù, nghóa là mọi hiện tượng vật lý có thể xảy ra đều có một vò trí hợp lý trong bức tranh, cần phải củng cố và mở rộng bức tranh thông qua việc xây dựng những quan niệm, lý thuyết mới mang tính ứng dụng. Đây là giai đoạn vật lý học phát triển bình thường nên mọi cái bất thường đều được nhanh chóng khắc phục. Giai đoạn khủng hoảng: Quá trình mở rộng của bức tranh bò chặn lại bởi những tài liệu bất thường xuất hiện. Chúng xung đột với các quan niệm và lý thuyết cơ bản của bức tranh. Xung đột trở thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được nỗ lực giải quyết bằng cách dựa trên nền tảng của bức tranh hiện tồn đưa ra các giả thuyết mới để lý giải các tài liệu đó. Tuy nhiên, các giả thuyết này ngày càng tỏ ra giả tạo và tự mâu thuẫn. Những khó khăn lớn về mặt phương pháp luận xuất hiện làm cho vật lý học rơi vào khủng hoảng. Nếu các nhà vật lý không chòu từ bỏ phương pháp luận cũ để trang bò cho mình phương pháp luận mới, thì mọi nỗ lực thoát khỏi tình thế này chỉ làm sinh ra các giả thuyết hình thức, làm xuất hiện chủ nghóa duy tâm trong vật lý học. Giai đoạn sụp đổ bức tranh cũ và hình thành bức tranh mới: Vật lý học chỉ thoát khỏi khủng hoảng khi xảy ra một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc các quan niệm cũ không phù hợp với nhận thức mới, và xây dựng các quan niệm mới trên cơ sở cải tạo triệt để các quan niệm cũ. Muốn vậy, cần 5 tìm kiếm những ý tưởng triết học “điên rồ”, cho phép lý giải các tài liệu bất thường một cách không bình thường theo tinh thần của bức tranh cũ, nhưng lại bình thường theo tinh thần của bức tranh mới. Một bức tranh mới cùng với một lý thuyết mới cơ bản, tổng quát, chính xác hơn sẽ ra đời thay thế cho bức tranh cũ đang sụp đổ cùng lý thuyết cơ bản của nó đang bộc lộ tính chật hẹp và kém chính xác.Dù mỗi bức tranh vật lý học bao giờ cũng gắn liền với một lý thuyết cơ bản, nhưng “số phận” của bức tranh không giống “số phận” của lý thuyết cơ bản tạo nên bức tranh đó. Mọi cuộc cách mạng trong khoa học bao giờ cũng làm sụp đổ bức tranh cũ và ra đời bức tranh mới, đồng thời làm cho lý luận khoa học ngày càng được tinh xác thêm. Nghóa là làm sụp đổ một hệ thống các quan niệm cũ đã được trừu tượng và lý tưởng hóa, chứ không phải làm sụp đổ lý thuyết cơ bản của bức tranh đã được thực tiễn khoa học xác chứng. Cách mạng khoa học sẽ xác đònh lại phạm vi áp dụng đúng đắn cho lý thuyết khoa học đã được thực tiễn khoa học xác chứng. Như vậy, sự phát triển của lý thuyết tuân theo nguyên tắc biện chứng là kế thừa các chân lý khách quan.Dựa trên việc xem xét khía cạnh lôgích và nhận thức của những quy luật cơ bản của lôgích biện chứng và của lôgích hình thức4, chúng ta có thể rút ra nhận đònh về mối tương quan giữa chúng:Một là: Dù những quy luật cơ bản của lôgích hình thức đảm bảo tư duy được xảy một cách xác đònh, nhất quán, liên tục, phi mâu thuẫn lôgích và có cơ sở đầy đủ, nhưng chúng chỉ có ý nghóa cục bộ mà không bao quát toàn bộ tiến trình nhận thức đối với mọi đối tượng bất kỳ. Trong khi đó, các quy luật cơ bản của lôgích biện chứng thì bao quát toàn bộ tiến trình nhận thức đối với mọi đối tượng bất kỳ, đặc biệt là nhận thức khoa học hiện đại, đồng thời chúng cũng là các quy luật của tồn tại – quy luật chi phối mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế giới.Hai là: Sự xuất hiện của lôgích biện chứng không có nghóa là sự cáo chung của lôgích hình thức truyền thống cùng các nguyên tắc cơ bản của nó. Như chúng ta đã thấy lôgích hình thức nói chung, các quy luật, quy tắc cơ bản của nó vẫn còn giữ nguyên giá trò ở những trường hợp đặc biệt của tư duy lôgích; và trong phạm vi áp dụng của mình, những thao tác của tư tưởng dựa trên cơ sở của lôgích hình thức vẫn tỏ ra hữu hiệu, đem lại những kết quả nhận thức đáng tin cậy cho khoa học. Kết quả mà lôgích hình thức đã và đang đem lại cho kho tàng tri thức nhân loại nói lên rằng, lôgích hình thức cùng các quy luật, quy tắc cơ bản của nó không phải là sự hư cấu chủ quan của trí tuệ con người, mà trong chừng mực nào đó, chúng có liên quan đến hiện thực.Ba là: Mâu thuẫn mà lôgích hình thức loại khỏi tư duy và mâu thuẫn mà lôgích biện chứng thừa nhận tồn tại trong quá trình tư duy là hoàn toàn khác nhau cả về nguồn gốc lẫn về chức năng, dù trên ngôn từ chúng được diễn đạt như nhau. Trong nhận thức khoa học hiện đại, nhiều nghòch lý, mâu thuẫn cần được phân tích kỹ và trình bày dưới dạng phi mâu thuẫn về mặt lôgích. Nếu không có bộ máy lôgích hình thức thì lôgích biện chứng cũng gặp nhiều khó khăn. Sự phối hợp hai nhóm quy luật của hai loại lôgích này dưới sự “chủ đạo” của lôgích biện chứng là cơ sở lôgích tốt nhất để khám phá những bí ẩn của thực tại và tái hiện chúng thông qua các hình thức cơ bản của tư duy.Chương 4NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG Nhu cầu đào sâu nhận thức khoa học và đẩy mạnh hoạt động thực tiễn cách mạng không cho phép dừng lại ở việc xây dựng phép biện chứng duy vật, – do C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin tiến hành từ quá trình cải tạo triệt để di sản đồ sộ và đầy giá trò của nền triết học cổ điển Đức, – mà nó đòi hỏi phải tiếp tục phát triển phép biện chứng duy vật theo các chức năng lôgích học, phương pháp luận, nhận thức luận, v.v . Trong tình hình đó, lôgích biện chứng – khoa học về phép biện chứng của 4 Xem Phụ chương 1 “Vai trò của các quy luật cơ bản của tư duy lôgích trong tư duy biện chứng”6 tư duy và về tư duy biện chứng đã ra đời nhằm thỏa mãn những nhu cầu cho hoạt động nhận thức khoa học hiện đại và hoạt động thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới.Nghiên cứu phép biện chứng với tư cách là lôgích học có nghóa là nghiên cứu những chức năng lôgích của phép biện chứng duy vật để xây dựng lôgích biện chứng.Để nghiên cứu chức năng lôgích của phép biện chứng duy vật, chúng ta không nên dừng lại trong giới hạn của phép biện chứng của tư duy, tức chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các nguyên lý, quy luật và phạm trù mang tính phổ biến của tư duy, mà chúng ta cần phải mở rộng việc nghiên cứu của mình sang các phương thức vận hành của tư duy lý luận khoa học hiện đại – tư duy biện chứng. Nghiên cứu tư duy biện chứng là nghiên cứu phương thức tái hiện khách thể biện chứng trong đầu óc của chủ thể tư duy năng động sáng tạo. Điều này nói lên sự khác biệt cơ bản giữa lôgích biện chứng, – khoa học về trình độ của tư duy lý luận dành cho nhận thức khoa học hiện đại và cải tạo thực tiễn cách mạng, – với khía cạnh lôgích trong phép biện chứng duy vật. Đây chính là tính đặc thù của lôgích biện chứng – một bộ phận vừa bò ràng buộc với phép biện chứng duy vật vừa thoát ra khỏi phép biện chứng duy vật. Tư duy biện chứng không phải là sự tái hiện giản đơn và trừu tượng hiện thực, – với tính cách là một hệ thống phức tạp các sự vật, hiện tượng có liên hệ với nhau và không ngừng vận động, phát triển, – mà nó chính là quá trình sáng tạo lại hiện thực nhằm phát hiện các cấp độ bản chất của hiện thực đó. Lôgích biện chứng nghiên cứu tư duy biện chứng không chỉ đơn thuần là một sản phẩm cao cấp của quá trình nhận thức (tư duy) mà trước hết phải là một công cụ hiệu quả của quá trình nhận thức hướng đến nắm bắt các cấp độ bản chất của hiện thực, tức của sự vật, hiện tượng phức tạp có liên hệ lẫn nhau và luôn vận động, phát triển – khách thể biện chứng.Để đạt được những tri thức mới nói về những cấp độ bản chất của những khách thể biện chứng cần thiết phải sử dụng những tri thức phản ánh những cấp độ tương ứng như thế về thế giới vật chất. Những tri thức như thế được cô động lại trong các tư tưởng của phép biện chứng duy vật – phép biện chứng với tính cách là một hệ thống các tri thức chung nhất về thế giới được khái quát từ mọi thành tựu của khoa học nói riêng, văn hóa nhân loại nói chung. Trong lónh vực tư duy, hệ thống tri thức như thế thể hiện dưới dạng phép biện chứng của tư duy, tức thể hiện dưới dạng một hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chung nhất của tư duy với tính cách là một chỉnh thể tinh thần sống động.Lôgích biện chứng nghiên cứu những nguyên tắc mà chủ thể tư duy sử dụng vào quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn. Những nguyên tắc này không phải là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng nhưng chúng không cô lập với phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng dựa trên các nguyên lý, quy luật, phạm trù quan trọng của phép biện chứng duy vật có tính đến sự hiện diện của chủ thể tư duy. A.Séptulin viết: “Nguyên tắc của phương pháp nhận thức biện chứng (và của lôgích biện chứng) là một số luận điểm được xây dựng trên cơ sở một hình thái phổ biến nào đó của tồn tại hay trên cơ sở tính quy luật biện chứng, và bao hàm những yêu cầu nhất đònh đối với chủ thể tư duy, đònh hướng chủ thể trong hoạt động nhận thức. Khái niệm nguyên tắc liên hệ hữu cơ với khái niệm quy luật của khoa học, và giữa chúng có nhiều điểm chung. Nguyên tắc và quy luật, thực chất cùng phản ánh một mảng hiện thực, nhưng phản ánh dưới những hình thức khác nhau: quy luật – dưới dạng một hình ảnh (một hiểu biết đúng đắn), còn nguyên tắc – dưới dạng một yêu cầu nhất đònh (chuẩn mực điều tiết). Sự khác nhau giữa nguyên tắc và quy luật là ở chỗ nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở không phải của một mà của vài quy luật, và cũng có thể trên cơ sở của một hình thái phổ biến nào đó của tồn tại, hay trên cơ sở một thuộc tính nào đó của tạo thể vật chất”5.Tóm lại, nguyên tắc của lôgích biện chứng là những yêu cầu nền tảng của tư duy biện chứng, được thiết lập dựa trên cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật, nhằm đònh hướng hoạt động nhận thức đúng đắn và điều phối hoạt động thực tiễn hiệu quả của con người. 5 A.Séptulin, Phương pháp nhận thức biện chứng, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, tr.89.7 Các quy luật, quy tắc của lôgích hình thức cũng đưa ra những yêu cầu đối với chủ thể tư duy, và bản thân chúng cũng diễn đạt một khía cạnh hay một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Ví dụ, quy luật đồng nhất diễn tả sự ổn đònh, đứng im tương đối của đối tượng tư tưởng tồn tại trong hiện thực. Quy luật phi mâu thuẫn và luật loại trừ thứ ba phản ánh sự không dung hợp lẫn nhau của một số khía cạnh, tính chất của đối tượng tư tưởng. Quy luật lý do đầy đủ phản ánh các cơ sở dẫn tới sự ổn đònh, đứng im tương đối của đối tượng tư tưởng, sự tác động của luật nhân quả… tồn tại trong hiện thực.Nếu các nguyên tắc của lôgích hình thức thực chất chỉ là những mối liên hệ tư tưởng trong lập luận phản ánh một số mối liên hệ nhất đònh trong hiện thực khách quan, thì những nguyên tắc của lôgích biện chứng phản ánh những mối liên hệ, những khía cạnh phổ biến của hiện thực như tính thay đổi, tính phát triển, tính mâu thuẫn, sự chuyển hóa, v.v .Mặc dù các nhà triết học chưa thống nhất với nhau về số lượng và tên gọi cụ thể của những nguyên tắc lôgích biện chứng, nhưng nói chung, họ khá thống nhất ở những yêu cầu cơ bản của tư duy biện chứng. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của lôgích biện chứng.1. Nguyên tắc khách quan trong xem xétNguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới6. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này có thể tóm tắt như sau: Khi nhận thức khách thể (đối tượng), – sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện lại nó trong chính nó mà không được phép thêm bớt tùy tiện chủ quan.Vật chất là cái có trước so với tư duy. Vật chất tồn tại vónh cửu, và ở một giai đoạn phát triển nhất đònh của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức, khi nghiên cứu đối tượng chúng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng, mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của chính nó; không được “bắt” đối tượng tuân theo tư duy, mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng; không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “lôgích” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng – cái lôgích phát triển của chính đối tượng đó. Khi bàn về yêu cầu này, Ph.Ăngghen đã viết: “…các nguyên lý không phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu mà là kết quả cuối cùng của nó; những nguyên lý ấy không phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và vào lòch sử loài người, mà được trừu tượng hóa từ giới tự nhiên và vào lòch sử loài người; không phải giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với các nguyên lý, mà trái lại các nguyên lý chỉ đúng trong chừng mực chúng phù hợp với giới tự nhiên và lòch sử”7. Việc tuân thủ nguyên tắc khách quan trong xem xét đã được V.I.Lênin chỉ rõ: “…tính khách quan của sự xem xét (không phải thí dụ, không phải dài dòng, mà bản thân sự vật tự nó)”8.Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng với tính cách là vật tự nó được gói ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “Nghệ thuật” chinh phục như thế không thể không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn. Làm thế nào để biết chắc chắn những suy nghó của chúng ta về sự vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Vấn đề càng trở nên nan giải hơn khi con người chuyển đối tượng nhận thức của mình từ lónh vực vó mô sang siêu vó mô - vũ trụ hay vi mô - thế giới của các (dưới) hạt cơ bản, nghóa là từ lónh vực cho phép sử dụng trực tiếp giác quan sang lónh vực sử dụng gián 6 Nguyên lý này có nội dung như sau: 1) Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vónh viễn, vô hạn, vô tận; trong nó không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau. 2) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau; chúng là những dạng thể cụ thể có một mức độ kết cấu - tổ chức nhất đònh của vật chất, chòu sự chi phối của các quy luật khách quan. 3) Ý thức hay đời sống tinh thần, tư duy của CN chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có kết cấu - tổ chức cao – vật chất xã hội và bộ óc của CN. Thế giới vật chất thống nhất và duy nhất. 7 C.Mác, Ph.ngghen, Toàn tập, T.20, NXB Chính trò Quốc gia, HN, 1994, tr.54.8 V.I.Lênin, Toàn tập, T.29, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1987, tr.239.8 tiếp giác quan hoặc sử dụng trí tưởng tượng là chủ yếu; từ lónh vực tự nhiên sang lónh vực đời sống xã hội, – nơi luôn xảy ra va chạm giữa những cá nhân hay lực lượng xã hội có mục đích, lợi ích đối lập nhau. Trong những trường hợp này, nguyên tắc khách quan trong xem xét phải được bổ sung thêm nguyên tắc về tính năng động của chủ thể và nguyên tắc về tính đảng. Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày toàn bộ bản chất của mình ra thành các hiện tượng. Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì đã được bộc lộ ra trước chủ thể. Do đó, để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ thể tư duy không thể không bổ sung trong chừng mực cho phép những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự đoán khoa học . Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ không thể hiện bản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của chính mình. Quá trình phát triển của nhận thức là quá trình khách quan hóa cái chủ quan và loại bỏ cái tùy tiện bám vào quá trình và kết quả nhận thức.Tiêu chuẩn cao nhất về tính khách quan cũng như cách nhận biết cái khách quan trong cái chủ quan là thực tiễn xã hội. Con người không cảm nhận trực tiếp thế giới vi mô, nhưng con người khẳng đònh được tính khách quan của tri thức về thế giới đó qua những nhà máy điện nguyên tử, các máy điện toán, các thiết bò viễn thông, các máy móc thông dụng thường ngày.Nguyên tắc về tính năng động đòi hỏi chủ thể tư duy phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó. Những biến đổi, cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi và cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lónh vực nghiên cứu.Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghóa rất quan trọng trong nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cả cái vật chất lẫn cái tinh thần, chứa đầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng, và luôn chòu sự tác động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn những lực lượng tự giác (ý chí, lợi ích, mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau) của con người. ƠÛ đây, đối tượng – khách thể tư duy quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống những mối liên hệ xã hội chằng chòt. Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với nguyên tắc về tính năng động của chủ thể và nguyên tắc về tính đảng. Điều này có nghóa là nguyên tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm yêu cầu phải xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không được thêm bớt chủ quan tùy tiện, mà nó còn đòi hỏi phải biết phân biệt những quan hệ vật chất với những quan hệ tư tưởng, các nhân tố khách quan với các nhân tố chủ quan, thừa nhận các quan hệ vật chất khách quan của tồn tại xã hội là những nhân tố quyết đònh. Còn những hiện tượng tinh thần, tư tưởng (ý thức xã hội) được quy đònh bởi đời sống vật chất của con người và các quan hệ kinh tế của họ (tồn tại xã hội) nhưng có ảnh hưởng ngược lại tồn tại xã hội. Phải coi “xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc, và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái kinh tế xã hội nhất đònh và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó”9.Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội v.v Những đánh giá có giá trò hơn, những cách giải quyết đúng hơn thường thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng của thời đại đó. Vì vậy, tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc về tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghóa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp.9 V.I.Lênin, Toàn tập, T1, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tr.198.9 Tóm lại, nguyên tắc khách quan trong xem xét liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của lôgích biện chứng. Nó thể hiện bằng những yêu cầu cụ thể như sau: Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải: Một là, xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tuỳ tiện đưa ra những nhận đònh chủ quan; Hai là, biết phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học có giá trò về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả thuyết đó bằng thực nghiệm. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể cần phải: Một là, xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó; Hai là, dựa trên các quy luật khách quan đó vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện; kòp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích được đặt ra. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghóa là phát huy vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí,…, tức phát huy vai trò nhân tố con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới. 2. Nguyên tắc toàn diện trong xem xétNguyên tắc này được xây dựng dựa trên nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến10. Yêu cầu cơ bản của nó đối với chủ thể tư duy là: Phải bao quát đối tượng từ mọi phía, mọi phương diện; phải làm sáng tỏ tính đa dạng, tính nhiều vẻ của mối liên hệ, quan hệ, thuộc tính… của đối tượng. Nguyên tắc khách quan trong xem xét đòi hỏi xem xét sự vật tự nó; nhưng sự vật tự nó không có nghóa là sự vật cô lập, mà là sự vật trong những điều kiện tồn tại tất yếu của nó, trong những mối quan hệ, liên hệ qua lại giữa nó với những sự vật khác. Khi vạch rõ nội hàm khái niệm quan hệ, liên hệ, A.Séptulin viết: “Liên hệ trước hết đó là quan hệ giữa các sự vật và các hiện tượng của hiện thực. Nhưng không phải quan hệ nào cũng là liên hệ. Khái niệm “quan hệ” rộng hơn khái niệm “liên hệ”. Liên hệ là thứ quan hệ giữa hai hiện tượng khi sự thay đổi hiện tượng này tất yếu phải có sự thay đổi nhất đònh của hiện tượng kia… Ngược lại, sự tách biệt (riêng rẽ) là mối quan hệ giữa các hiện tượng của hiện thực khi sự thay đổi của một hiện tượng này không động chạm gì đến hiện tượng khác, không kèm theo những thay đổi nhất đònh của các hiện tượng kia… Trong thế giới, mọi hiện tượng đều nằm trong trạng thái vừa liên hệ qua lại vừa tách biệt nhau. Trong những quan hệ này chúng liên hệ với nhau, nhưng lại không liên hệ với nhau ở những quan hệ khác, trong đó có diễn ra những thay đổi tương ứng trong các hiện tượng khác, đồng thời có cả thay đổi không gây ra những thay đổi tương ứng trong các hiện tượng khác…Vậy là, liên hệ và tách biệt (riêng rẽ) bao giờ cũng tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của bất kỳ quan hệ cụ thể nào giữa các hiện tượng của hiện thực”11.Quan điểm về tính phổ biến của mối liên hệ, quan hệ không chỉ dừng lại trong khuôn khổ triết học mà đã thâm nhập vào mọi ngành khoa học. Các nhà khoa học xem bản chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng là tổng hòa tính muôn vẻ của quan hệ. Quan hệ là điều kiện tất yếu, là phương thức tồn tại của mọi sự vật; do đó, “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”12.Tuy nhiên, đòi hỏi nhận thức phải bao quát toàn bộ các mặt, các thuộc tính của sự vật, phải xem xét nó trong tất cả các mối liên hệ và quan hệ là điều không thể làm được một cách đầy đủ. Yêu cầu toàn diện trong xem xét chỉ mang tính chất đònh hướng để chủ thể nhận thức càng thu nhận nhiều thông tin về sự vật càng tốt, để tránh được những sai lầm đáng tiếc. Như vậy ở giai đoạn đầu tiên, chủ 10 Nguyên lý này có nội dung: 1) Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau. 2) Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thế giới có mối liên hệ phổ biến – mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến, và chi phối một cách tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.11 A.Séptulin, Phương pháp nhận thức biện chứng, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, tr.119–120.12 V.I. Lênin, Toàn tập, T.42, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr. 364.10 [...]... hóa, v.v Mặc dù các nhà triết học chưa thống nhất với nhau về số lượng và tên gọi cụ thể của những nguyên tắc lôgích biện chứng, nhưng nói chung, họ khá thống nhất ở những yêu cầu cơ bản của tư duy biện chứng. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của lôgích biện chứng. 1. Nguyên tắc khách quan trong xem xét Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính... niệm nguyên tắc liên hệ hữu cơ với khái niệm quy luật của khoa học, và giữa chúng có nhiều điểm chung. Nguyên tắc và quy luật, thực chất cùng phản ánh một mảng hiện thực, nhưng phản ánh dưới những hình thức khác nhau: quy luật – dưới dạng một hình ảnh (một hiểu biết đúng đắn), còn nguyên tắc – dưới dạng một yêu cầu nhất định (chuẩn mực điều tiết). Sự khác nhau giữa nguyên tắc và quy luật là ở chỗ nguyên. .. phải quán triệt nguyên tắc thống nhất logic và lịch sử và khắc phục chủ nghóa chủ quan tư biện, cũng như chủ nghóa kinh nghiệm mù quáng. Được xây dựng dựa trên nguyên lý phản ánh của chủ nghóa duy vật biện chứng, nguyên tắc thống nhất logic và lịch sử có liên hệ mật thiết, đồng thời là sự cụ thể hóa các nguyên tắc khác của tư duy biện chứng. Bởi vì, một sự vật được nhận thức một cách khách quan,... cái đầu tiên xét về mặt lịch sử so với các mặt và các mối quan hệ khác của chỉnh thể đó, bởi vì chúng với tư cách là những yếu tố thuộc bản chất đặc trưng của chỉnh thể đó đã được hình thành dưới tác động quyết định trực tiếp của các mặt (các mối quan hệ) xuất phát, nghóa là có sau các mặt (các mối quan hệ) đó. Nói cách khác, những mặt quyết định đối với tất cả các mặt khác của chỉnh thể đó bao giờ... mục đích cho các quá trình tự nhiên (nghóa là những quá trình không phải thần học) … Tôi cho rằng xung đột của mâu thuẫn được vận dụng thực sự trong lónh vực các cơ cấu đang chú ý (cơ cấu khái niệm hoặc xã hội) nơi các xung đột là các xung đột có ý nghóa lý luận hoặc thực tiễn. Các mâu thuẫn không thể tồn tại giữa các vật thể đơn giản và giữa các lực vật lý… Chúng chỉ có thể tồn tại giữa các phương... các cái bộ phận và việc liên kết các cái bộ phận lại thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ở đây, bản chất sự vật được nhận thức bằng cách phân chia sự vật ra thành các mặt, các quan hệ quyết định mà sự phát triển lịch sử của chúng quy định sự hình thành bản chất của sự vật đang nghiên cứu. Các mặt, các mối quan hệ quyết định, cơ bản mang tính bản chất đó 18 Tình cảnh này thể hiện rất rõ trong khoa học. .. nguyên tắc mà chủ thể tư duy sử dụng vào quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn. Những nguyên tắc này không phải là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng nhưng chúng không cô lập với phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng dựa trên các nguyên lý, quy luật, phạm trù quan trọng của phép biện chứng duy vật có tính đến sự hiện diện của chủ thể tư duy. A.Séptulin viết: Nguyên tắc. .. lẫn nhau. Tóm lại, nguyên tắc toàn diện liên hệ mật thiết với nguyên tắc khách quan và các nguyên tắc khác của lôgích biện chứng. Nó thể hiện bằng những yêu cầu cụ thể như sau: Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải: Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ, quan hệ (những mặt, tính chất) chi phối đối tượng nhận thức; Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ,... tượng; Hai là, biết vạch ra các đối sách thích hợp và thông qua các biện pháp thực tiễn can thiệp đúng lúc, đúng chỗ vào tiến trình vận động, phát triển của đối tượng để lèo lái đối tượng theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chủ thể. 5. Nguyên tắc liên hệ giữa những đặc trưng về chất và lượng Là sự cụ thể hóa nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển, nguyên tắc này có cơ sở lý luận... nữa. Khi đó, các mối liên hệ giữa các khái niệm, phán đoán, các tiến trình của tư duy không còn phản ánh lịch sử hiện thực, cho dù đó là sự phản ánh dưới dạng khái quát, và chúng cũng không còn là sự tái tạo quá trình hình thành và phát triển của đối tượng. Điều này xảy ra khi tư duy chỉ biết tuân theo các nguyên tắc của lôgích hình thức. Khi cái lôgích phù hợp với cái lịch sử thì trong các khái niệm, . pháp luận của triết học mácxít. 4. Nguyên tắc mâu thuẫnLà sự cụ thể hóa nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển, nguyên tắc này có cơ. thuộc tính khác của các nguyên tố hóa học. Dựa theo ý tưởng biện chứng này ông sắp xếp các nguyên tố hóa học khác nhau theo thứ tự nguyên tử lượng tăng

Ngày đăng: 24/08/2012, 22:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan