NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

13 732 2
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương VI NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA I. Sự ra đời mô hình tổ chức của NHTW 1. Sự ra đời: Tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều có một NHTW. Phương thức tổ chức tên gọi có thể khác nhau: Vídụ: Ở Mỹ: Hệ thống dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ Ở Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ở Nhật: Ngân hàng Trung ương Nhật Nhưng các tính chất hoạt động vai trò của các NHTW về cơ bản là giống nhau. Khi nói về sự ra đời của NHTW, có một số nhà kinh tế học đã cho rằng: NHTW là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của lịch sử phát triển xã hội loài người bên cạnh lửa bánh xe. Sự ra đời của NHTW có thể được tóm tắt qua ba thời kỳ như sau: * Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII: Từ những năm đầu của thế kỷ XV các NHTM ra đời, hoạt động kinh doanh đa năng như nhận tiền gửi, cho vay, thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, đổi tiền, chuyển tiền thậm chí phát hành giấy bạc ngân hàng. Trong lưu thông, lại xuất hiện những đồng tiền khác nhau do các Ngân hàng có quy mô, uy tín tiềm lực tài chính khác nhau phát hành ra. Mục tiêu của các NHTM này là lợi nhuận, các NHTM bắt đầu cạnh tranh nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó nhièu ngân hàng bị phá sản có những Ngân hàng thì lại lớn dần lên. ảTong thời kì này một quốc gia có nhiều Ngân hàng phát hành. * Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX: Lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về quy mô phạm vi. Việc có nhiều loại giấy bạc được phát hành từ các Ngân hàng khác nhau sẽ làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, Nhà nước đã bắt đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng các Ngân hàng dược phép phát hành giấy bạc vào lưu thông. Đến cuối thế kỷ XIX, các nước có xu hướng chỉ cho phép một Ngân hàng duy nhất có uy tín nhất phát hành tiền, còn các Ngân hàng phát hành khác chuyển thành các NHTM chỉ thuần tuý kinh doanh tiền tệ cung ứng các dịch vụ Ngân hàng. * Từ cuối thế kỷ XIX đến nay: Mặc dù đã thống nhất việc phát hành tiền cho nền kinh tế nhưng các ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Điều này không cho phép Nhà nước can thiệp một cách thường xuyên các hoạt động kinh tế thông qua tác động của tiền tệ. Hơn nữa cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 để lại nhiều bài học quý giá về việc phát hành tiền, tác động của tài chính, tiền tệ đến sự ổn định của nền kinh tế. Do vậy các nước đã dùng quyền lực chính trị của mình lần lượt biến Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng phát hành của Nhà nước bằng cách quốc hữu hoá các Ngân hàng phát hành. Ví dụ: Canada quốc hữu hoá Ngân hàng phát hành năm 1938, Pháp 1945, Anh 1946 Từ đó xuất hiện Ngân hàng Trung ương thay cho tên gọi Ngân hàng phát hành. → Khái niệm NHTW: “ NHTW là một định chế tài chính hỗn hợp mang hai đặc trưng cơ bản: Vừa có tính chất là doanh nghiệp vừa có tính chất là cơ quan quản lý Nhà nước”. Có tính chất là doanh nghiệp ở chỗ: nó cũng có hoạt động kinh doanh, có thu nhập. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản lý. Còn việc quản lý của NHTW không chỉ được thực hiện qua các biện pháp hành chính, các luật lệ mà còn thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời như mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường Mở 2. Mô hình tổ chức của NHTW: a) Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ: Quốc hội NHTW Chính phủ Quan hệ chi phối Quan h ệ hợp tác Theo mô hình này Chính phủ không được phép can thiệp vào hoạt động của NHTW, đặc biệt trong việc xây dựng thực thi chính sách tiền tệ. NHTW Chính phủ cùng chịu trách nhiệm trước toàn dân mà cơ quan đại diện cao nhất là Quốc hội. Quan hệ giữa NHTW Chính phủ là quan hệ hợp tác chứ không phải là quan hệ chi phối. Mô hình này được áp dụng chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ Nhật Bản trong thời gian gần đây. Tiêu biểu cho mô hình tổ chức này là hoạt động của Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ. Cơ quan quản lý cao nhất của Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ là Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 14 năm. Mỗi một Tổng thống (với nhiệm kỳ 4 năm) được chỉ định 2 thành viên để Thượng nghị viện bổ nhiệm, 5 thành viên còn lại do các Tổng thống tiên nhiệm chỉ định. Ưu điểm mô hình này là: - Tranh thủ kinh nghiệm của các thành viên cũ, phát huy năng lực của các thành viên mới. - Không có sự cấu kết trong nội bộ các thành viên. - Việc ra quyết định chính sách là hoàn toàn khách quan, dựa trên các tín hiệu thị trường, không chịu ảnh hưởng của Tổng thống hay Chính phủ. b) Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ: Quốc hội NHTW Chính phủ Quan hệ chi phối Theo mô hình này, Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến NHTW thông qua việc bổ nhiệm các cơ quan quản trị điều hành can thiệp vào thực thi chính sách tiền tệ. Các nước áp dụng mô hình này là: Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore . Ví dụ: Mô hình NHNN Việt Nam có 7 thành viên trong Hội đồng Thống đốc đều là nhân viên của Chính phủ. Ngoài ra còn có một chuyên viên của Chính phủ tham gia tất cả các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc để báo cáo với Chính phủ. Chính phủ ấn định phát hành số lượng tiền thời gian phát hành. Còn NHTW chỉ quyết định mệnh giá, hoa văn đồng tiền. lúc này sức mua của đồng tiền lại phụ thuộc vào lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ. Ưu điểm mô hình này là: - Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng phối hợp một cách đồng bộ có hiệu quả các công cụ đó. Chính sách tiền tệ là một trong những bộ phận chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô do đó việc NHTW trực thuộc Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quản lý nền kinh tế. c) NHTW thuộc Bộ Tài chính. Mô hình này trước đây được các nước Malaysia, Thái Lan, Pháp, Anh áp dụng nhưng nay không còn được áp dụng nữa. Lý do: - Nhiệm vụ của NHTW là xây dựng thực thi chính sách tiền tệ, ổn định tiền tệ, mà lạm phát tiền tệ phần lớn lại do phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách. Mô hình này sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng tiền phát hành duy trì một chính sách tiền tệ độc lập. - Chức năng hoạt động của NHTW Bộ Tài chính là khác nhau. II. Chức năng của NHTW: 1. Phát hành tiền quản lý lưu thông tiền tệ: NHTW là cơ quan duy nhất phát hành đồng tiền quốc gia. Giấy bạc do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, được làm phương tiện thanh toán lưu thông. Do vậy, việc phát hành tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để đảm bảo giá trị đồng tiền được ổn định, việc phát hành tiền đã được tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: a) Phát hành tiền có vàng đảm bảo: Nguyên tắc này yêu cầu giấy bạc phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng lượng vàng hiện hữu trong kho của NHTW. Khi người có giấy bạc yêu cầu, NHTW phải bảo đảm việc tự do đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng theo luật định. Trên thực tế, tuỳ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mõi quốc gia mà việc phát hành tiền có các mức bảo đảm khác nhau. Ví dụ: Ở Anh: Phát hành lần đầu 14 triệu GBP không cần có vàng bảo đảm. Ngoài mức này, tiền phát hành vào lưu thông phải có vàng bbảo đảm. Ở Pháp: Hạn mức khống chế lượng tiền phát hành lần đầu là 1,8 tỷ FRF. Trong khuôn khổ hạn mức này Ngân hàng Pháp được phép tự điều chỉnh tỷ lệ lượng tiền có vàng bảo đảm lượng tiền không có vàng bảo đảm. Ở Mỹ: Nhà nước không quy định tổng khối lượng tiền phát hành mà đòi hỏi trong tổng số lượng tiền phát hành có ít nhất 40% vàng bảo đảm, số còn lại được bảo đảm bằng giá trị kỳ phiếu thương mại do Quỹ dự trữ liên bang nắm giữ. b) Phát hành tiền căn cứ vào lượng tài sản ròng, di chuyển từ nước ngoài vào: Nguyên tắc này nhằm mục tiêu cân đối thị trường ngoại hối: ổn định tỷ giá. Để phát hành tiền vào lưu thông NHTW cần tính toán thêm khối lượng tiền cần thiết để mua vàng, đô la nhằm ổn định thị trường ngoại hối. * Quản lý lưu thông tiền tệ: Thực hiện việc “bơm” hoặc “hút” lượng tiền đối với nền kinh tế sao cho đảm bảo mối quan hệ cân bằng cung - cầu tiền tệ cũng như đảm bảo những yêu cầu mục tiêu phát triển khác của nền kinh tế - xã hội. 2. NHTW là Ngân hàng của các Ngân hàng: - NHTW nhận tiền gửi của các NHTM dưới các hình thức khác nhau: + Dự trữ bắt buộc: Áp dụng các mức dự trữ khác nhau đối với các Ngân hàng các tổ chức tín dụng khác nhau. + Tiền gửi thanh toán: là khoản tiền gửi của các NHTM tại NHTW nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả giữa các Ngân hàng khách hàng. - NHTW cho vay đối với các NHTM: Nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM thông qua NHTM để cung cấp vốn cho nền kinh tế, mở rộng lượng tiền cung ứng cho các thời kỳ khác nhau. - NHTW thực hiện thanh toán cho các NHTM: + Thanh toán từng lần: Các NH gửi các chứng từ thanh toán lên NHTW, yêu cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho NH thụ hưởng + Thanh toán bù trừ: NHTW là trung tâm thanh toán bù trừ giữa các NH. Việc thanh toán bù trừ giữa các Ngân Hàng được tiến hành theo định kỳ hoặc cuối mỗi ngày dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán Nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các Ngân Hàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại NHTW. 3 NHTW là Ngân Hàng của Nhà Nước. - Thay mặt nhà nước quản lý vĩ mô đối với hệ thống tài chính là cơ quan quản lý về mặt Nhà Nước các hoạt động của cả hệ thống Ngân hàng bằng pháp luật. +Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng các tổ chức tín dụng. + Ra quyết định đình chỉ hoặc giải thể với các ngân hàng tổ chức tín dụng bị vi phạm pháp luật hoặc mất khả năng thanh toán. +Thanh tra, kiểm soát các hoạt động của hệ thống Ngân hàng. +Quy định các thể chế nghiệp vụ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các hệ số an toàn. - NHTW có trách nhiệm với kho bạc Nhà nước. +Mở tài khoản cho kho bạc Nhà nước +Tổ chức thanh toán,không dùng tiền mặt làm đại lý cho kho bạc Nhà Nước +Nhận tiền gửi cho các NSNN vay tiền dưới hình thức làm đại lý phát hành công trái quốc gia tín phiếu kho bạc - NHTW thay mặt Nhà nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng . +Xây dựng các dự án vay vốn nước ngoài quản lý theo dõi việc hoàn trả Nợ nước ngoài, thực hiện các nghĩa vụ tài chính tiền tệ quốc tế +Đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên như WB, IMF, ADB . III. Quá trình cung ứng tiền tệ cuả NHTW. *Một số khái niệm. -Lượng tiền cung ứng: Là tổng các phương tiện tiền tệ trong lưu thông. Bao gồm: Tiền mặt ti ền gửi có phát séc tại các NHTM. ký hiệu: MS (Money supply ) Tiền cơ sở: MB ( Money base ) Các tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng. 1 NHTW 2 Các NHTM 3 Người gửi tiền : ( Cá nhân, tổ chức ) 4 Người vay tiền : (Cá nhân tổ chức ) Bảng cân đối tài sản đơn giản hoá của NHTW Có Nợ -Chứng khoán -Đồng tiến lưu hành -Tiền cho vay chiết khấu -Tiền dự trữ. * Nếu tăng : Đồng tiền lưu hành, tiền dự trữ , chứng khoán tiền cho vay chiết khấu thì sẽ làm tăng MS +Đồng tiến lưu hành: Tổng số lượng tiền đang lưu thông trong tay dân chúng. (ngoài ngân hàng ). Đồng tiền lưu hành là các giấy nợ từ NHTW tới người nắm giữ nó. +Tiền dự trữ: Gồm các khoản tiền gửi của NHTM ở NHTW cộng với tiền mặt đang lưu dữ trong két ở các NHTM. ( dự trữ tại chỗ ) +Chứng khoán : Do kho bạc phát hành +Tiền cho vay chiết khấu : Các khoản tiền mà NHTW cung cấp cho hệ thống NHTM Khi nghiên cứu về việc tạo tiền của hệ thống NHTM chúng ta thấy 1 D= * RR rr Trong đó : D : tổng số tiền gửi có thể phát séc do hệ thống NHTM tạo ra. với giả thiết - rr : Tỉ lệ dự trữ bắt buộc rr # 0 - er : Tỉ lệ dự trữ vượt quá er = 0 - Không có việc thanh toán dùng tiền mặt hay: MS = C + D = C + 1 x RR = 1/rr * RR ( do C = 0 ) rr MB = C + RR = RR Vậy trong trường hợp này Số nhân tiền MM = 1/rr (đây là số nhân tiền tối đa chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết) Tuy nhiên trên thực tế thì luôn tồn tại một tỉ lệ dự trữ vượt quá khác không ( er ) có sự thanh toán dùng tiền mặt trong dân cư. Do đó mà công thức tính lượng tiền sẽ thay đổi như sau : Tổng lượng tiền cung ứng = Tổng tiền mặt lưu hành + Tiền gửi có thể phát séc Tiền cơ sở: MB = C + R Với: C: lượng tiền mặt lưu hành R: Tổng dự trữ R = ER + RR MB = C + ER + RR = C + ER + rr .D = D ( C/ D + ER/D + rr ) => D = 1 x MB C/D + er + rr MS = C + D = D ( C/D + 1 ) = C/D + 1 x MB C/D + er + rr : C/D + 1 là số nhân tiền (MM) C/D + er + rr Số nhân tiền này cho biết một sự thay đổi của cơ số tiền sẽ dẫn tới lượng tiền cung ứng thay đổi bao nhiêu lần Ta thử xem xét ví dụ : để thấy sự thay đổi của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt quá tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có thể phát sét ảnh hưởng đến cung tiền thế nào . VD: rr = 0.1 C = 500 tỷ USD D = 1000 tỷ USD => MM = 0.5 +1 = 2.5 er = 0.001 ( 0.5 + 0.001 + 0.1) Nếu : rr = 0.15 C = 500 tỷ USD D = 1000 tỷ USD => MM = 0.5 + 1 = 2.3 er = 0.001 ( 0.5 + 0.001 + 0.15) Như vậy lượng tiền cung ứng cho tương quan nghịch với tỷ lệ tiền DTBB rr = 0.15 C = 700 tỷ USD D = 1000 tỷ USD => MM = 0.7 + 1 = 1.99 er = 0.001 ( 0.7+ 0.001 + 0.15) Lượng tiền cung ứng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiền mặt tiền gửi có thể phát séc.và tương tự lượng tiền cung ứng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ vượt quá. IV . Chính sách tiền tệ quốc gia. 1 Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách vĩ mô, được giao cho NHTW xây dựng thực thi. NHTW thông qua các công cụ điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định trong từng thời kì. 2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ Quốc gia a) Nhóm mục tiêu ổn định: *Ổn định tiền tệ: Nói đến tính ổn định của đồng tiền *Ổn định giá cả: Ổn định về mức giá cả. Vì khi giá cả tăng sẽ gây tình trạng bất ổn định về thu nhập thực tế của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra sự biến động về giá cả còn tạo động cơ tích trữ hàng hoá, gây mất cân đối cung cầu thúc đẩy lạm phát gia tăng * Ổn định tỷ giá: Sự biến động của tỷ giá tác động trực tiếp đến giá trị đồng nội tệ, tức là sự ổn định của tiền tệ giá cả trong nước. Tỷ giá trong nền kinh tế mở ảnh hưởng đến di chuyển các nguồn vốn. * Ổn định lãi suất : Sự biến động lãi suất gây ra sự bất ổn định giữa tiết kiệm - đầu tư, tác động tới tăng trưởng kinh tế. Lãi suất gây biến động về thị giá chứng khoán, đôi khi gây ra rủi ro lãi suất cho các Ngân hàng * Ổn định thị trường tài chính . Chương VI NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA I. Sự ra đời và mô hình tổ chức của NHTW 1. Sự ra đời: Tất cả các quốc gia, dù lớn. quá. IV . Chính sách tiền tệ quốc gia. 1 Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách vĩ mô, được giao cho NHTW xây dựng và thực thi. NHTW

Ngày đăng: 20/09/2013, 11:10

Hình ảnh liên quan

2. Mô hình tổ chức của NHTW: - NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

2..

Mô hình tổ chức của NHTW: Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan