Bài giảng:THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP

8 5.7K 126
Bài giảng:THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC KIỂU THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP Thông khí với áp lực đường hô hấp dương liên tục (CPAP) qua Mask

THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬPThông khí nhân tạo không xâm nhập là phương pháp thông khí cho bệnh nhânkhông cần phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản. Trước kia người ta thường dùng phổi thép hoặc các hệ thống tương tự để thông khí cho bệnh nhân với áp lực âm. Trong những năm gần đây phương pháp thông khí nhân tạo không xâm áp lực dương ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhân suy hô hấp cấp và để cai thở máy cho các bệnh nhân phải thở máy kéo dài đã đem lại những kết quả rất khả quanCÁC KIỂU THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP Thông khí với áp lực đường hô hấp dương liên tục (CPAP) qua MaskKiểu thông khí này có tác dụng tốt trong điều trị thiếu oxy máu do phù phổi, viêm phổi và xẹp phổi, rối loạn hô hấp khi ngủ ở các bệnh nhân có suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)Thông khí với áp lực đường hô hấp dương liên tục (CPAP) qua mũiKiểu thông khí này có tác dụng tốt trong điều trị cơn ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp và các bệnh nhân suy hô hấp mãn tínhThông khí với 2 ngưỡng áp lực dương liên tục (BIPAP) BIPAP là sự kết hợp 2 kiểu thở IPAP + EPAP (inspiratory positive airway pressure plus expiratory positive pressure)Xu thế hiện nay đang chuyển dần từ CPAP qua mask sang CPAP qua mũi và BIPAP.MÁY THỞ DÙNG TRONG PHƯƠNG THỨC THỞ KHÔNG XÂM NHẬP Đặc điểm chung của các máy thở không xâm nhập - Các máy thở lý tưởng để thông khí qua Mask hoặc qua facepiece có những đặc điểm sau:• Dễ vận chuyển và chạy êm • Thông khí kiểu hỗ trợ và điều khiển• Có bộ nhậy cảm trigger• Có thể chạy được bằng pin khi mất điện• Hoạt động được ở áp lực thấp, áp lực cao và báo động áp lực• Làm ẩm thuận tiện• Hoạt động đựơc nhờ máy nén khí hoặc ống dẫn khí • Thở được cho cả các bệnh nhân có độ giãn nở của phổi và lồng ngực thấp hoặc cao• Có thể có hệ thống hỗ trợ áp lực- Một số loại máy thở khác có thể không có đủ các chức năng trên nhưng cũng có thể dùng để hỗ trợ hô hấp được cho hầu hết các bệnh nhân So sánh các máy thở đặt trước áp lực và máy thở đặt trước thể tích1 Cả hai loại máy thở này đều có những điểm thuận lợi và không thuận lợi trong thực hành lâm sàng. Nhìn chung các máy thở đặt trước áp lực thế hệ mới thường nhỏ gọn hơn các máy thở đặt trước thể tích nhưng về phương diện dòng chảy thì nó thường không mạnh bằng máy thể tích. Về mặt lý thuyết, các máy thể tích có thể duy trì được thông khí phế nang hằng định cho các bệnh nhân có tổn thương phổi và phế quản, chẳng hạn như co thắt phế quản hoặc thay đổi nhanh độ đàn hồi của phổi. Tuy nhiên các máy này ít thở bù lại được khi có hiện tượng hở đường ống dẫn khí. Ngược lại các máy thở áp lực thì thở bù tốt khi có hở chút ít ở xung quanh chỗ tiếp xúc giữa mask với miệng bệnh nhân nhưng thông khí/phút sẽ giảm khi độ giãn nở của phổi giảm hoặc sức kháng của đường hô hấp tăng lênNghiên cứu của Elliott và cộng sự so sánh 3 phương thức thở hỗ trợ thể tích, áp lực dương liên tục (CPAP) và hỗ trợ áp lực dương 2 pha (BIPAP) cho thấy không có sự khác biệt về lâm sàng giữa các kiểu thở này. Nếu so sánh với thở tự nhiên thì các kiểu thở này làm giảm gắng sức của cơ hô hấp, giảm nhịp thở và tăng thể tích lưu thông (Vt) của bệnh nhân. Tuy nhiên khi sử dụng các máy thở thể tích thì thông khí/phút tăng hơn khi dùng máy thở kiểu áp lực và trong kiểu thở CPAP thì cơ hô hấp phải gắng sức ít hơn. Bão hoà oxy máu động mạch đều tăng lên ở các kiểu thở trên so với thở tự nhiên nhưng kiểu thở CPAP tăng ít hơn.Nghiên cứu so sánh 2 nhóm bệnh nhân được thở máy không xâm với áp lực và thể tích đặt trước, Aron C và cộng sự thấy rằng hiệu chỉnh CO2 và pH ở nhóm thở máy áp lực đặt trước nhanh hơn nhóm thở máy với thể tích đặt trước. Tuy nhiên cả 2 nhóm bệnh nhân đều dung nạp tốt và không có sự khác biệt về số ngày thở máy và thời gian nằm việnMột nghiên cứu khác so sánh 2 kiểu thở máy không xâm thể tích và áp lực trên các bệnh nhân tương đối ổn định cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa về thay đổi khí máu động mạch sau 2 giờ thở máy. Tuy nhiên ở các bệnh nhân cần có áp lực thở vào lớn (> 25 cmH2O) để duy trì khí máu ổn định thì nên thở máy thể tích còn các bệnh nhân chỉ cần áp lực thở vào thấp (< 25 cmH2O) thì nên thở máy kiểu áp lực như BIPAP. Một điều thú vị là khi thở BIPAP có cùng áp lực trung bình như IPAP (áp lực dương thì thở vào - inspiratory positive airway pressure) thì thay đổi khí máu ở kiểu thở BIPAP tốt hơn. Tuy vậy không nên đặt EPAP (expiratory positive airway pressure) trong BIPAP cao hơn 5 cmH2O vì sẽ làm tăng thể tích cặn chức năng quá mức. Điều này làm quá tải cơ hô hấp hoặc làm giảm hiệu lực của IPAP trong BIPAP đặc biệt là ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường hô hấp nặng. Rối loạn huyết động cũng có thể xẩy ra khi thở EPAP do đó lựa chọn mức EPAP và thời gian thở sao cho không ảnh hưởng đến huyết động là rất cần thiết. Cần phải hết sức thận trọng khi thở EPAP cho các bệnh nhân có nguy cơ tràn khí .Lựa chọn máy thở và phương thức thở - Mỗi loại máy thở thường được thiết kế ưu tiên cho một số loại bệnh lý hô hấp nhất định. Nếu đơn vị cấp cứu và điều trị tích cực nào đó có nhiều loại bệnh nhân nặng khác nhau thì có thể cần nhiều loại máy thở hơn. Tuy nhiên khi dùng nhiều loại máy thở thì cũng có những khó khăn nhất định là cần nhiều thời gian đào tạo để nhân viên y tế làm quyen với máy và cũng cần nhiều thiết bị thay thế hơn- Các máy thở có thể hoạt động theo 2 kiểu thở đó là:• Kiểm soát hoàn toàn hoặc• Kiểm soát - hỗ trợ2 Kiểu kiểm soát thông khí hoàn toàn thường áp dụng cho các bệnh nhân ngừng thở và thở theo máy hoàn toàn. Kiểu kiểm soát - hỗ trợ thường sử dụng cho các bệnh nhân tỉnh và có những nhịp tự thở nhưng yếu. Kiểu thở kiểm soát hoàn toàn có ưu điểm là để cho các cơ hô hấp được nghỉ nhưng cũng có nhược điểm là dễ làm cho PaCO2 giảm xuống nhanh nên có thể dẫn đến loạn nhịp, co thắt mạch máu và giảm tưới máu não. Trong trường hợp này có thể xảy ra hiện tượng đóng nắp thanh thiệt chủ động theo cơ chế tự bảo vệ. Mặt khác khi PaCO2 giảm xuống cũng làm giảm kích thích cơ hô hấp hoạt động trong khi ngủ. Vì những lý do trên nên trong thở máy không xâm nhập người ta hay chọn phương thức thở kiểm soát-hỗ trợĐiều đặc biệt quan trọng là chọn mức trigger sao cho đủ độ nhạy cần thiết để phát hiện những nhịp thở cần phải hỗ trợ và bỏ qua những nhịp thở tự nhiên quá yếu không cho phép thở hỗ trợ CÁC DỤNG CỤ TIẾP NỐI VỚI ĐƯỜNG HÔ HẤP BỆNH NHÂNMask mũi miệng(full mask)Khi dùng loại mask này cần chú ý chọn cỡ phù hợp với từng bệnh nhân để không gây chấn thương gốc mũi. Điều đặc biệt quan trọng là lựa chọn các dụng cụ tiếp nối sao cho bệnh nhân dễ chịu nhất thì thông khí hỗ trợ mới đạt kết quả tốt. Nếu chọn dụng cụ không phù hợp làm cho bệnh nhân khó chịu và kích thích nhiều thì thông khí hỗ trợ có thể bị thất bại.Mask mũi (nasal mask)Máy thở BiPAP có nhiều loại mask mũi với nhiều kích thước lớn nhỏ phù hợp với cả trẻ nhỏ và trẻ lớn, thậm chí có cả loại mask đặc biệt ( infant bubble mask ) có thể sử dụng được cho cả trẻ sơ sinhGối mũi (nasal pillows or plugs)Máy thở Puritan Bennet có 2 loaị gối mũi là nasal pillows và nasal seals. Nasal pillows laị có 3 cỡ. Loại này có thuận lợi là không tì vào gốc mũi, má và môi dưới được tự do. Tuy nhiên nếu bệnh nhân rãy rụa nhiều thì có thể bị tuột raTHỰC HÀNH THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân• Suy hô hấp tăng CO2 không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường• Chức năng hành não bình thường hoặc gần bình thường• Có khả năng làm sạch các chất tiết phế quản (phản xạ ho tốt)• Huyết động ổn định• Chức năng đường tiêu hoá tốt (không nôn hoặc trào ngược)• Có khả năng phối hợp với điều trị tốtĐánh giá ban đầuKiểm tra lại xem chọn bệnh nhân đã phù hợp chưa?• Bệnh nhân có tăng CO2 không? Các bệnh nhân có CO2 bình thường hoặc giảm thường không có chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập. Các chống chỉ định 3 khác là suy chức năng hành não, hôn mê, phản xạ ho kém không đủ để làm sạch các chất tiết ở phế quản• Đã thực hiện đủ các biện pháp điều trị thông thường chưa? Chẳng hạn như liệu pháp oxy, thuốc giãn phế quản và corticoide. Liệu bệnh nhân có cần phải đặt nội khí quản không? Chẳng hạn như bệnh nhân bị hen và tăng CO2 quá nặng hoặc ứ đọng đờm dãi nhiều mà không giải quyết được bằng lý liệu pháp• Giải thích cho bệnh nhân và gia đình để cùng phối hợp điều trị• Chuẩn bị máy thở, kiểm tra các dây nối • Thở oxygen nếu trước đó bệnh nhân không được thở• Chọn mask phù hợp với bệnh nhân• Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và sẵn sàng đặt ống nội khí quản thở máy thông thường nếu thở máy không xâm nhập thất bạiĐặt chế độ và các thông số của máy thởTốt nhất nên đặt chế độ thở kiểu kiểm soát - hỗ trợ (A/C)Với các máy thở thể tích- Đặt tốc độ dòng chảy: Lúc đầu hãy đặt tốc độ dòng chảy thấp- Đặt thời gian TI và TE: Với những bệnh nhân thở quá nhanh nên đặt thời gian thở vào (TI) ngắn hơn còn với những bệnh nhân có giảm thông khí thì đặt thời gian thở ra (TE) ngắn hơn. Tuy nhiên cần nhớ rằng nhịp thở hỗ trợ cuả máy được phát động bởi trigger đặt trước do đó thông thường ở người lớn hoặc trẻ lớn TI thường được đặt trong khoảng 1,0s và TE đặt trong khoảng 2,5s còn ở trẻ nhỏ thì các thông số trên có thể thấp hơn một chút. Do đáp ứng của từng bệnh nhân khác nhau nên tốt hơn hết là hỏi bệnh nhân xem trẻ thở đã đủ hoặc dễ chịu chưa để điều chỉnh tăng giảm dòng chảy và TI cho phù hợp. Cần chú ý rằng áp lực thở vào sẽ giảm xuống nếu giảm dòng chảy và/hoặc tăng TI và ngược lại. Nếu bệnh nhân cảm thấy phải thở quá nhanh thì có thể do đặt TE quá ngắn. Cần giải thích rõ để bệnh nhân đỡ lo lắng và sau khi thở máy không xâm nhập nếu bệnh nhân đỡ khó thở hơn, các cơ hô hấp phụ ít co kéo hơn là dấu hiệu tốt. Nếu bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong quá trình thở máy thì nhiều bệnh nhân thường ngủ ngay sau đó.- Đặt báo động- Áp lực thở vào cao, với trẻ lớn từ 20-40cmH2O, trẻ nhỏ từ 10-20cmH2O- Áp lực thở vào thấp từ 8-10 cmH2O Với các máy thở áp lực- Lúc đầu đặt áp lực thở vào thấp từ 10-15 cmH2O chẳng hạn ở mức C hoặc D- Đặt thời gian thở vào (TI) khoảng 1s và thời gian thở ra (TE) khoảng 2,5s- Đặt độ nhạy thấp khoảng 0,5-1cmH2O để giảm công hô hấp- Báo động áp lực cao ở mức 30-40cmH2O và áp lực thấp ở mức 8-12cmH2O- Tăng áp lực từ từ khi bệnh nhân quen dần với máy- Kiểm tra khí máu để điều chỉnh các thông số của máy cho phù hợpVới các máy thở có chế độ BIPAP- Đặt các ngưỡng áp lực và tần số thở- Lúc đầu đặt IPAP từ 10-14 cmH2O và EPAP bằng 0- Tần số thở từ 10-20 nhịp/phút- Đặt kiểu thở: Mode thở S hoặc ST4 - Kiểm tra khí máu: Nếu PCO2 vẫn cao thì tăng dần áp lực thở vào đồng thời đặt EPAP ở mức thấp từ 3-5cmH2OLàm ẩmTrong quá trình thở máy không xâm nhập không bắt buộc phải làm ẩm thường xuyên. Tuy nhiên trong những trường hợp đờm quánh thì làm ẩm không khí và oxygen thở vào có thể có tác dụng tốt cho bệnh nhân. Nếu có bộ phận làm ẩm và làm nóng khí thở vào đi cùng với máy thì càng tốt.Theo dõi bệnh nhân và điều chỉnh các thông số của máy thởTheo dõi khí máu- Theo dõi liên tục SaO2 để luôn đạt ở mức >90%. Nếu SaO2 dưới mức 90% thì phải tăng nồng độ oxy hoặc điều chỉnh máy thở theo dựa theo PaCO2. Tốt hơn cả là nên chỉnh cho SaO2 ở mức 94-95% - Nên kiểm tra khí máu động mạch sau 30 phút đặt máy. Không nên để PaCO2 tụt xuống qua nhanh. Thông thường nếu sau thở máy không xâm nhập 1 giờ mà tình trạng khí máu cải thiện là dấu hiệu tốt (chẳng hạn như pH tăng lên, PaCO2 tụt xuống)- Điều chỉnh máy dựa theo mức tăng PaCO2 bằng cách: Tăng từ từ dòng chảy hoặc áp lực thở vào để làm giảm PCO2. Tăng Ti sẽ làm tăng PO2 nếu bệnh nhân dung nạp và thích nghi được. Cũng có thể tăng nồng độ oxy thở vào và hoặc tăng thông khí nói chung Đánh giá khả năng dung nạp Nếu bệnh nhân chỉ dung nạp máy thở trong một thời gian ngắn ban đầu rồi sau đó kém dung nạp thì cần kiểm tra lại các thông số của máy xem có phù hợp với bệnh nhân không? Kiểm tra mask và tình trạng chung của bệnh nhân để quyết định xem bệnh nhân có cần phải tiếp tục thở máy nữa hay không hoặc phải chuyển sang các phương pháp khác.Nếu thở máy không xâm nhập bị thất bại thì cần phải xem xét đến chỉ định đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhậpTAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ Loét gốc mũi và cằm Nếu thở lâu, kéo dài có thể có biến chứng loét ở gốc mũi và cằm do tỳ đè của mask. Đề phòng tai biến này bằng cách chọn cỡ mask phù hợp với bênh nhân và đặt gạc bảo vệ. Nếu không được thì phải chuyển sang thở qua plugs mũiViêm mũi, khô mũi và chảy mũiXịt ipratropium vào mũi để điều trị chảy mũi. Xịt steroide kéo dài để điều trị viêm mũi dị ứng và các biểu hiện dai dẳng ở mũi. Các triệu chứng ở mũi có thể nặng hơn nếu có hở ở miệng (mouth leaks) và sẽ đỡ đi nếu đỡ hở miệngHở giữa mask và miệngHở giữa mask và miệng có thể xảy ra khi bệnh nhân rãy rụa hoặc trong khi ngủ. Hở xung quanh mask có thể dẫn đến viêm kết mạc và gây giảm thông khí nghiêm trọng ở những 5 bệnh nhân suy hô hấp hay thở qua miệng. Để khắc phục hiện tượng này cần chọn mask phù hợp và tốt nhất nên chọn mask qua cả mũi và miệngPhình dạ dàyThường gặp ở các bệnh nhân có sức kháng lồng ngực cao và các bệnh thần kinh cơ hoặc do thay đổi tư thế bệnh nhân. Nếu phình dạ dày ít không ảnh hưởng tới dòng chảy hoặc áp lực thở vào thì không cần xử trí gì. Nếu phình dạ dày nhiều thì có thể phải dùng than hoạtAutopeepAutoPEEP hay áp lực dương tính cuối thì thở ra nội sinh (PEEPi) có thể xảy ra ở bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp nặng và bệnh nhân COPD vì có hiện tượng đóng đường hô hấp sớm, bẫy khí và tăng công hô hấp do tăng ngưỡng thở vào. Hơn nữa nó còn làm giảm độ nhạy trigger, điều này có thể gây mất sự đồng thì giữa nhịp thở của bệnh nhân và máyNghiên cứu của Foglio và cộng sự năm 1992 cho thấy một số tai biến thường gặp trong thông khí nhân tạo không xâm nhập là:-Khó chịu vì phải đeo mask chiếm 32%-Khô mũi 20%-Tràn khí 16%-Kích thích mắt 16%-Phình dạ dày 9%Những trường hợp không nên thở máy không xâm nhậpKhông nên thở máy không xâm nhập cho các bệnh nhân có 1 trong các biểu hiện sau:- Phản xạ ho kém- Huyết động không ổn định- Bệnh nhân không hợp tác- Hôn mêKẾT LUẬNNgày nay khi càng có nhiều loại máy thở hiện đại ra đời thì việc áp dụng phương thức thở máy không xâm nhập áp lực dương sẽ ngày càng tăng lên. Trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu Nhi khoa, thở máy không xâm nhập sẽ góp phần cứu sống nhiều bệnh nhi có suy hô hấp cấp đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của những trẻ bị các bệnh loạn dưỡng cơ bẩm sinh và các bệnh mãn tính khác ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đạt Anh. Thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương cho bệnh nhân suy hô hấp cấp. Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo. (Dịch từ tiếng Anh). Nhà xuất bản Y học 2009, tr 388-3996 2. Nguyễn Tiến Dũng. Thông khí nhân tạo không xâm áp lực dương ở trẻ em. Thông tin y học lâm sàng. Bệnh viện Bạch mai. Nhà xuất bản y học, Số 9/2003 Tr 35- 433. Antonelli M, Conti G, Rocco M, Bufi M, De Blasi RA, Vivino G, Gasparetto A, Meduri GU. A comparison of noninvasive positive-pressure ventilation and conventional mechanical ventilation in patients with acute respiratory failure. N Engl J Med 1998 Aug 13;339(7):429-354. Antonelli M, Conti G. Noninvasive positive pressure ventilation as treatment for acute respiratory failure in critically ill patients. Crit Care 2000;4(1):15-225. Aron C, Moutaux G. [Non-invasive ventilation in acute or chronic respiratory failure: a comparison of volumetric ventilation] Rev Mal Respir 1999 Apr;16(2):181-76. Confalonieri M, Potena A, Carbone G, Porta RD, Tolley EA, Umberto Meduri G. Acute respiratory failure in patients with severe community-acquired pneumonia. A prospective randomized evaluation of noninvasive ventilation. Am J Respir Crit Care Med 1999 Nov;160(5 Pt 1):1585-917. Conia A, Cuvelier A, Wysocki M, Muir JF. [Non-invasive ventilation in acute respiratory insufficiency] Rev Mal Respir 2000 Jun;17(3):641-578. Devictor D, Blanc T, Fausser C, Barbier ML. [Non-invasive methods of respiratory monitoring during resuscitation in neonatal and pediatric care] Rev Prat 1989 Sep 21;39(21):1867-719. Dikensoy O, Ikidag B, Filiz A, Bayram N. Comparison of non-invasive ventilation and standard medical therapy in acute hypercapnic respiratory failure: a randomized controlled study at a tertiary health centre in SE Turkey. Int J Clin Pract 2002 Mar;56(2):85-810. Elliott MW, Aquilina R, Green M et al. A comparison of different modes of non-invasive ventilatory support: effects on ventilation and inspiratory muscle effort. Anaesthesia, 49, 279-283, 199411. Elliot MW ans Simonds AK. Nocturnal assisted ventilation using Bi-level positive airway pressure: the effect of expiratory positive airway pressure. Eur. Respir. J ,8, 436-40, 199512. Essouri S, Chevret L, Durand P, Haas V, Fauroux B, Devictor D. Noninvasive positive pressure ventilation: five years of experience in a pediatric intensive care unit. Pediatr Crit Care Med. 2006 Jul; 7(4):329-34.13. Falcini F, Pignone A, Matucci-Cerinic M, Camiciottoli G, Taccetti G, Trapani S, Zammarchi E, Lombardi A, Bartolozzi G, Cagnoni M. Clinical utility of non invasive methods in the evaluation of scleroderma lung in pediatric age. Scand J Rheumatol 1992;21(2):82-414. Frerichs I, Schiffmann H, Hahn G, Hellige G. Non-invasive radiation-free monitoring of regional lung ventilation in critically ill infants. Intensive Care Med 2001 Aug;27(8):1385-9415. Gregoretti C, Confalonieri M, Navalesi P, Squadrone V, Frigerio P, Beltrame F, Carbone G, Conti G, Gamna F, Nava S, Calderini E, Skrobik Y, Antonelli M. Evaluation of patient skin breakdown and comfort with a new face mask for non-invasive ventilation: a multi-center study. Intensive Care Med 2002 Mar;28(3):278-847 16. Josef Briegel, Erich Kilger , Bodo Pichler. Non - invasive ventilation. New forms of assisted spontaneous breathing. Edited by Ralf Kuhlen, Josef Guttmann and Rolf Rossaint, 2001, 123-13417. Lum LC, Abdel-Latif ME, de Bruyne JA, Nathan AM, Gan CS. Noninvasive ventilation in a tertiary pediatric intensive care unit in a middle-income country. Pediatr Crit Care Med. 2010 Feb 25. [Epub ahead of print]18. Marino P, Rosa G, Conti G, Cogliati AA. Treatment of acute respiratory failure by prolonged non-invasive ventilation in a child. Can J Anaesth 1997 Jul;44(7):727-3119. Martin TJ, Hovis JD, Costantino JP, Bierman MI, Donahoe MP, Rogers RM, Kreit JW, Sciurba FC, Stiller RA, Sanders MH. A randomized, prospective evaluation of noninvasive ventilation for acute respiratory failure. Am J Respir Crit Care Med 2000 Mar;161(3 Pt 1):807-1320. Noizet-Yverneau O, Leclerc F, Bednarek N, Santerne B, Akhavi A, Pomédio M, David A, Morville P. [Noninvasive mechanical ventilation in paediatric intensive care units: Which indications in 2010?] Ann Fr Anesth Reanim. 2010 Mar 2. [Epub ahead of print]21. Ottonello G, Villa G, Doglio L, Pedemonte M, Diana MC, Casciaro R, De Alessandri A, Silvestri G. Noninvasive ventilation with positive airway pressure in paediatric intensive care. Minerva Pediatr. 2007 Apr; 59(2):85-9.22. Piastra M, Antonelli M, Caresta E, Chiaretti A, Polidori G, Conti G. Noninvasive ventilation in childhood acute neuromuscular respiratory failure: a pilot study. Respiration. 2006; 73(6):791-8. 23. Teague WG. Noninvasive ventilation in the pediatric intensive care unit for children with acute respiratory failure. Pediatr Pulmonol. 2003 Jun; 35(6):418-26.8 . THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬPThông khí nhân tạo không xâm nhập là phương pháp thông khí cho bệnh nhân mà không cần phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí. 20%-Tràn khí 16%-Kích thích mắt 16%-Phình dạ dày 9%Những trường hợp không nên thở máy không xâm nhậpKhông nên thở máy không xâm nhập cho các bệnh nhân có

Ngày đăng: 25/10/2012, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan