GIÁ TRỊ CON NGƯỜI QUA TRIẾT THUYẾT ÐÔNG PHƯƠNG

5 755 3
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI QUA TRIẾT THUYẾT ÐÔNG PHƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁ TRỊ CON NGƯỜI QUA TRIẾT THUYẾT ÐÔNG PHƯƠNG

Giá trị con người qua triết thuyết Đông phươngGIÁ TRỊ CON NGƯỜI QUA TRIẾT THUYẾT ÐÔNG PHƯƠNGÐông phương quan niệm rõ rệt về con người với giá trị tự tại trong một tương quan thiên địa nhân nhất thể. Thi hào Tagore Ấn Ðộ tôn vinh con người lên bậc thần thánh, đưa địa vị con người vào vũ trụ sáng tạo của Thần (Rabindranath Tagore, 1861-1941, thi hào Ấn Ðộ được giải thưởng văn chương Nobel, viết bằng tiếng Bngali, hầu hết dịch qua Anh ngữ, tác phẩm danh tiếng Gintagali, Tuyển Tập Tagore, thơ và kịch in năm 1936).Tagore tôn vinh Ðấng Brahma là đấng thiêng liêng tuyệt đối, chủ tể sáng tạo con người lại chính là khả năng tuyệt diệu để vươn lên cảnh giới thanh cao, đặt nhân cách hòa vào Brahma. Thi hào Tagore ca tụng con người như một đại tác phẩm vô song, vĩ đại của Ðấng Tạo Hóa, người và thiên nhiên là một.Nho gia nhìn con người sâu xa hơn, đi từ bản thệ Tuân Tử phân biệt rõ con người với muôn loàị Theo triết gia này: nước, lửa có khí mà không có sinh (không phải là sinh vật), cây cỏ có sinh mà không có tri giác. Cầm thú có tri giác mà không có nghĩa. Con người ta thì có đủ 4 cái đó: Khí, sinh, tri giác, nghĩa cho nên quý hơn vạn vật nhiều (Tuân Tử: "Thủy hỏa hữu khí nhi vô sinh, thảo mộc hữu sinh nhi vô trí, cầm thú hữu trí nhi vô nghĩa, nhân hữu khí, hữu sinh, hữu tri, diệc thả hữu nghĩa, cố tối vi thiên hạ quý dã". Tuân Tử tức Tuân Huống, sinh khoảng 330 đời Hiển Vương, mất khoảng 227 trước công nguyên, người đương thời tôn là Tuân Khanh, một đại nho đời Hán. Bộ Tuân Tử gồm 32 thiên, chỉ có thiên Thiên Luận, Giải Tế, Chính Danh, Tính Ác là chắc chắn của ông, những thiên khác có nhiều chỗ của người đời sau phụ vào. Xem Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Ðại Cương Triết Học Trung Quốc, Sài Gòn 1968, quyển hạ, tr 727).Từ quan niệm này, mặc dầu Nho gia vẫn bị phê phán là khắt khe, nhiều khi khắc nghiệt nhưng con người vẫn là hệ trọng nhất cho nên luật pháp xưa, giết người phải đền mạng. Xét xử người phải công bằng không thì bị chế tài nghiêm khắc. Pháp quan cố ý xử tử một người vô tội thì pháp quan có thể bị kết án xử tử để đền bù sai lầm của mình (Quốc Triều Hình Luật, sđ tr 686).Có thể nói Nho là một học thuyết về con ngườị Ðối với Nho, con người có địa vị cực kỳ trọng yếụ Ðổng Trọng Thư trong "Xuân Thu phần lộ" cho rằng: "Trời đất và người là cái gốc của vạn vật" (Thiên địa nhân, vạn vật chi bản dã). Theo Ðổng Trọng Như: "Trời đất âm dương kim mộc thủy hỏa thổ, cộng là 9, với người nữa là 10. Tới đó là con số của Trời, đủ rồi" (Thiên địa âm dương mộc hỏa thổ kim thủy cửu, dữ nhân chi thập giả, chi số tất dã). (Ðổng Trọng Thư sinh khoảng 190 và mất khoảng 105 trước Tây lịch, đời Vũ Ðế. Là một đại Nho đời Hán. Hồi nhỏ học kinh Xuân Thu, đời Hán Cảnh Ðế làm chức Bác Sĩ, buông màn ngồi giảng sách, học trò ngồi ngoài nghe, có người không bao giờ thấy mặt. Có khi luôn ba năm không ra đến vườn. Ông dâng lên Hán Vũ Ðế bài "Thiên Nhân Tầm Sách". Viết nhiều nhưng mất mát chỉ còn lại bộ Xuân Thu phần Lộ và bộ Văn Tập).Con người đối với giá trị Việt Nam và Ðông Phương được định nghĩa một cách đầy đủ:Con người là đức lớn của trời đấtLà giao điểm của âm dươngLà hội tụ của quỷ thầnLà tú khí của ngũ hành un đúc nên.(Lễ Ký, thiên Lễ Vận: Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí).Thiên địa chi đức, chỉ một câu ngắn này đã đủ vinh tôn giá trị cao cả của con người. Ðức đây là đức lớn, sức mạnh của trời đất. Ðức còn là biểu tượng bản thể của Trời. Sách Ðại Học viết: Ðại học chi đạo, tại minh minh đức. Theo Nguyên Nho, Trời có Ðức mà biểu hiện Ðức ấy nơi con người (Thiên hữu kỳ đức nhi thể tự nhân). Theo Lễ Ký, con người cũng là tâm của trời đất (nhân giả thiên địa chi tâm giả).Lão Tử trong thiên Thượng Thiên cho rằng đạo lớn, trời lớn, đất lớn mà người cũng lớn. Trời, Ðất với Người chỉ là một, đều do đạo mà ra cả. Người trong vũ trụ quan của Lão Tử được quan niệm, vũ trụ "vốn có vật trộn lộn mà thành. Nó sinh ra đời trước đất, vừa trống không vừa yên lặng, đứng một mình mà không biến cải, trôi đi khắp mọi nơi mà không mỏi, có thể làm mẹ của thiên ha Ta không biết tên nó là gì nên mới đặt nó là đạo, gượng gọi nó là lớn" (Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liên hề, độc lập bất cải, chu thành bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫụ Ngô bất tri ký danh, tự chi viết đạo).Lão Tử cho rằng trong vũ trụ có 4 cái lớn mà người là một (việc trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên). Ðức Khổng Tử được Ðông Phương tôn làm Vạn Thế Sư Biểu có thể nói, Ngài là ông tổ của học thuyết về con người, đạo Khổng Tử là đạo người vậy.Khổng Tử ít bàn về Trời nhưng công nhận Trời và Người là một tương quan. Có Trời mà cũng có Ta. Trời là đấng chủ tể vũ trụ, xếp đặt mọi việc và có một luật thiên nhiên mà người ta phải theo (Khổng Tử tức Khổng Khâu, tự là Trọng Ni (551-479 trước công nguyên) người nước Lỗ, sinh vào đời Linh Vương nhà Chu, dòng dõi người nước Tống, thân phụ làm quan võ nước Lỗ, bồ côi cha từ năm 3 tuổi. Lập gia đình năm 19 tuổi rồi nhận chức Uy Lai coi việc đong thóc ở kho, sau làm Tư Chức Lại coi việc nuôi bò và dê để dùng vào việc cúng tế. Khoảng 30 tuổi đến Lạc Ấp, kinh đô nhà Chu để khảo về tế lễ miếu đường, ít lâu sau về Lỗ học trò theo học càng đông. Năm 51 tuổi được vua Lỗ dùng chức Trung Ðô Tể (Ðô Trưởng Kinh Thành) rồi thăng Ðại Tư Khẩu (như Hình Bộ Thượng Thư). Sau vua Lỗ bỏ bê chính sự, ngài bỏ đi, bắt đầu bôn ba đến nước Vệ, Trần, Tống, Thái, Sở, đi đi lại lại, không gặp được minh quân để thi hành chính đạo. Năm 68 tuổi từ bỏ chính trị, về Lỗ dạy học, san định kinh Xuân Thu, Kinh Thị Môn đệ chép lại những lời ngài giảng dậy thành bộ Luận Ngữ).Nhưng Trời và Người không có gì xa. Trời là đức lớn, Ðạo của con người là làm sáng đức lớn của Trời. Trời là chí thành. Ðạo trời là thành vậy. Ðạo người là làm cho nên chí thành. Khi đã đạt đến chí thành thì người và trời là một thể (Thanh giả thiên chi đạo dã. Thành chi giả nhân chi đạo dã).Trước sau, Khổng học lấy người làm chủ thệ Thánh nhân cũng là người, do người mà thành. Không có người làm sao có thánh nhân. Thánh nhân là con người đã đi được tới cực đỉnh của nhân luân (Thánh nhân nhân luân chi chí dã). Trong quan niệm Phật giáo, ai ai cũng có thể trở thành Phật (Phật tại tâm). Với Nho gia, thánh nhân không phải là một loại người đặc biệt, được đặc ân để trở thành thánh. Thánh nhân là Nghiêu, Thuấn (hai vị quân vương chí nhân của Trung Hoa thời sơ khai viễn cổ). Ai cũng có thể trở thành Nghiêu Thuấn. Mạnh Tử nói: "Mọi người đều có thể trở thành Nghiêu Thuấn" (Nhân giai khả dĩ vi Nghiêu Thuấn). (Mạnh Tử tức Mạnh Kha, tự là Dư, sinh khoảng năm 372 đời Liệt Vương, mất khoảng 289 trước công nguyên, đời Noãn Vương, người đất Trân, thuộc tỉnh Sơn Ðông ngày nay, bồ côi cha từ sớm, được mẹ hiền dạy dỗ, theo học phái Khổng Tử (Tứ Tư, Khổng Cấp). Có tài hùng biện, du thuyết các nước Tần, Lương, Tống, Ðằng, muốn đem đạo nhân nghĩa ra cứu đời nhưng chẳng vua nào nghe. Gần già, về quê dạy học. Các môn đệ cùng ông ghi chép những lời ông đối đáp với các nước chư hầu và những lời phê bình các học thuyết khác thành bộ Mạnh Tử gồm 7 thiên).Quan niệm Trời và Người là một quan niệm cơ bản của Khổng Giáo. Trong tư tưởng dân gian Việt Nam cũng không khác hơn, nghĩa là từ ngàn xưa, người Việt đã quan niệm Trời và Người cùng một thể. Ðó cũng là quan niệm của Nho giáo "Thiên nhân tương dữ", "Thiên nhân hiệp nhất".Con người từ đạo mà ra. Ðạo đây là thái cực biến hóa tác động đến muôn vật trong vũ trụ. Khổng Tử nói: "Ai là người không xuất sinh do đó mà ra, cái gì cũng không do đạo mà ra" (Luận ngữ, Ung dã: Thùy năng xuất bất do hộ, hà mạc do tư đạo dã).Với Mạnh Tử, con người là một vũ trụ thu nhỏ lại, một tiểu vũ trụ. Thiên địa vạn vật đều ở trong ta, cứ trở lại với cái "Tầm" của ta thì quán thủy được muôn việc (Mạnh Tử nói: "Vạn vật giai bị ư ngã, phản thân nhi thành lạc mạc đại yêu, cường thứ nhi hành, cầu nhân mạc cận yên - Mạnh Tử, Tận tâm thượng).Khác của Lão Tử đối với Nho, con người là lớn, lớn như vũ tru Nho giáo không bảo con người là một trong tứ đại ngang hàng với trời đất mà nhận rằng con người khác hẳn loài vật. Theo Mạnh Tử, "những phân biệt loài người với vạn vật là lòng trắc ẩn (biết thương người), lòng tu ố (biết thẹn, ghét điều xấu), lòng từ nhượng (biết nhường người trên), lòng thị phi (biết phải trái) tức là các đầu mối của nhân, nghĩa, lễ, trí, chỉ có bấy nhiêu thôi, nếu mà khuyếch sung được bốn mối đó, thì con người sẽ càng ngày càng xa cầm thú mà gần với bậc thánh, trái lại nếu chỉ lo ăn no mặc ấm, ở không mà lại không được dạy bảo thì không khác cầm thú là bao.Ðối với Trang Tử, người với vật ngang nhau trong quan niệm vũ trụ của Trang. Quan niệm này rất phù hợp với vũ trụ quan của khoa học hiện đại. Trong "Ngoại thiên", Trang Tử viết: "Chúng ta ở trong khoảng trời đất, như hòn đá nhỏ, thân cây nhỏ trong núi lớn. Kể Trung Quốc ở trong bốn biển, có khác chi một hạt lúa nhỏ trong cái lẫm (vựa) lớn không? Số các loài vật có tới hàng vạn ( .) vậy thì loài người so với hàng vạn có khác gì cái mảy lông ở trên thân thể con ngựa không? (Ngô tại thiên địa chi gian, do tiểu thạch, tiểu mộc chi tại đại son dã ( .) Kế Trung Quốc chi tại tứ hải nội bất tự đề mễ chi chi vạn, nhân sử nhất yên (Giản Chi Nguyễn Hiến Lê, Ðại Cương Triết Học Trung Quốc, quyển hạ, Cảo Thơm Sài Gòn 1966, tr 18). Thử kỳ tử vạn vật dã, bất tự hào mạt chi vu mã thể hồ?)Nho gia quan niệm về người một cách có hệ thống và quy mô hơn. Theo Mạnh Tử, hình sắc của người ta là tính trời hiện ra, chỉ bậc thánh nhân mới điều khiển hình sắc mình một cách hoàn toàn (Hình sắc thiên tính dã, tuy thánh nhân nhiên hậu khả dĩ tiễn hình).Trời và người hiệp nhất. Bản tính người cũng là bản tính của muôn loài và của tạo hóa. Tiểu vũ trụ người trực quan, cảm thông được với đại vũ tru Người là một tiểu ngã. Vũ trụ là đại ngã. Mạnh Tử nói rõ hơn: "Hiểu rõ nội tâm mình, có thể hiểu được bản tính mình. Hiểu bản tính mình có thể hiểu được thiên tính" (Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tính dã, tri kỳ tính tắc tri kỳ thiên hỉ).Trời và người là một, "Thiên lý tại nhân tâm". Trời đất cảm tác giao động mà vạn vật phúc sinh. Theo Dịch, sự cảm tác giao động ấy có thể thấy được (Kinh Dịch, quẻ Hoặc viết: "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sinh" Với Dịch, Trời là vũ trụ, trời là tạo hóa, là thái cực vô cùng).Tầm con người và vũ trụ là đồng nhất thể. Theo Nho gia Trình Y Xuyên, tâm con người chỉ là tâm của trời đất vậy (Nhất nhâm chi tâm tức thiên địa chi tâm). Tâm cũng là tính, là lý. Tâm chính là thần minh của con người. Thực tại của lý tức là tâm mà sở hữu của tâm tức là tính. Không thể lẫn lộn mà hiệp nhất là tính (Theo La Chỉnh Am, Chính Nghi Ðường Toàn Thư bản khốn tri ký, dẫn giải lời của Vương Dương Minh về chữ Tâm: Phù tâm giả, nhân chi thần minh, tính giả nhân chi sinh ly. Lý chi sở tại vị chi tâm, tâm chi sở hữu vị chí tính, bất khả hỗn phi vi nhất dã). Trước sau, như Mạnh Tử, Nho gia cho rằng Tâm là chủ yếu, thiên tính ở trong tâm. Thiên mệnh chi vị tính. Con người từ tâm mà có thể đạt đến cái nhất hòa. Ðó là bậc Thánh (tác thành hoàn công tại nhất hòa).Nho gia Dương Hùng định nghĩa rõ hơn về con người. Theo ông, Người tức là Trời. Thiên nhiên bất nhi. Con người không có trời không có lý do tạo thành. Trời không có người cũng không thành vậy (Nhân bất thiên bất nhân, thiên bất nhân bất thành). Dương Hùng đi vào huyền học, quan niệm về hình nhi hạ học. Con người ở cả trong hai bộ sách này đều là linh ư vạn vật, người trong vũ trụ và người trong cõi nhân sinh (hình nhi hạ) là một khả năng vô biên (Dương Hùng tự Tử Văn, sinh năm 53 trước công nguyên, mất năm 18 trước công nguyên, làm quan cuối đời Tây Hán giữ chức Hoàng Môn rồi làm Ðại Phu thời Vương Mãn sau khi lật đổ nhà Hán. Ông soạn bộ Thái Huyền, bàn về Hình Nhi Thượng Học (siêu hình) và bộ Pháp Ngôn bàn về Hình Nhi Hạ Học.).Theo Nho gia, tinh thần và sự thiêng liêng tức quỷ thần "không có con người, không phát hiện ra được. Có phát hiện ra là nhờ thịnh đức mà thôi. Như vậy, nếu không có thịnh đức, con người không biết đến quỷ thần cũng không thụ hưởng được gì bởi con người" (Quỷ thần phi nhân thực nhân, duy đức thị y như thị tắc phi đức, dân bất tri, thần bất hưởng hỉ - Theo Tả Truyện Hy Công).Thế nào là Trờỉ Ðức Khổng Tử trả lời đệ tử: "Ta không muốn nói tới". Ngài nói với Tử Cống: "Về trời, ta biết nói sao đâỷ Chỉ biết 4 mùa phát sinh ở đó mà ra, muôn vật phát sinh ở đó nhưng biết nói làm sao về Trời"? (Thiên hà ngôn taỉ Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên, thiên hà ngôn tai?)Về thế giới thiêng liêng tức quỷ thần, Khổng Tử nói: "Quỷ thần kính nhi viễn chi". Nhưng với con người, Khổng Tử coi là nhất. "Con người là cao quý vì con người kết tụ tú khí của trời đất". Con người làm nên văn minh. Những cái đẹp của con người làm thành văn minh của con người (Văn minh dĩ chỉ nhân văn dã). Con người cũng là lòng yêu người và là nhân vậy (Nhân giả vô bất ái dạ Nhân giả ái nhân). Cuối cùng, con người là nghĩa, là con đường ngay chính để đạt đến mệnh, để đạt đến trờị Nhân cũng là cái gốc của nghĩa vậy. Nhân giả nghĩa chi bản dạ Nhân và nghĩa là đạo người vậy.Ðạo người cũng là hòa vậy. Hòa để theo lẽ thiên thời địa lợi, thuận theo trời đất. Thuận thời theo, tức là theo đúng nhịp vận hành của trời thì thành (Thời thuận nhi vật thành).Hòa là lợi (Lợi giả nghĩa chi hòa dã). Lợi vật tức dĩ hòa nghĩa - (Dịch Kinh, càn căn). Thái hòa chính là chỗ đạt của đạo vậy (Hà dã giả thiên hạ chi đạt đạo giã). Nhân, Nghĩa, Hòa ở tâm mà ra cạ Theo Vương Minh: "Biết được tâm thì biết được đạo trời" (Tri tâm tắc tri đạo, chi thiên).Trong ngôn ngữ của ta, nhân tâm đi kèm với nhau thành một từ ghép. Nhân văn, nhân nghĩa, nhân bản, nhân hòa là những từ ghép in sâu trong đời sống Việt thể hiện ở mọi mặt. Con người vẫn là chủ thể ở nhân gian vì trong người là Trời - Trời hằng hữu tự tại trong con người, trong tâm người. Thần thánh cũng từ tâm con người. Phật tại tâm. Chùa Bộc ngoại thành Hà Nội thờ tượng Ðức Ông, trên khám thờ, ở đỉnh đầu Ðức Ông là một chữ Tâm lớn, chùa thờ Ðức Ông và thờ chữ Tâm (Cao Thế Dung, Phật Giáo Việt Nam trong tình tự dân tộc, quyển II Việt Nam tôn giáo sử, bản thảọ Xem: Việt Nam Danh Lam Cổ Tự sđ tr 79).Thờ Ngườingười là linh ư vạn vật. Có người và từ người mới thành thần thánh, thành Bồ Tát, thành Phật. Người hơn muôn loài là có thần, có sức mạnh siêu nhiên, Khổng Tử gọi là quỷ thần. Theo Nho gia, "Quỷ thần là đức vậy, có đức thịnh thì nhận ra thần. Thần là sức mạnh tinh thần mà không thấy, thấu được lời thần mà không nghe được, hiện hữu đấy mà có di hình, sai xử thiên hạ mà cứ sáng suốt an thịnh, mà được hưởng tế tự của nhân loại, lúc nào cũng lâng lâng ở trên đầu, ở hai bên tả hữu (Sách Trung Dung, chương 16, Tử viết: Quỷ thần chi vi đức, kỳ thịnh hồ, thị chi nhi phất kiến, thính chi nhi phất văn, thể vật nhi bất khả di, sử thiên hạ chi nhân, tề minh thịnh phục, dĩ thừa tế tự, dương dương hồ, như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu).Những khám phá mới của khoa học về trời đất, về vũ trụ và không gian đã làm cho toàn bộ hệ thống tư tưởng về triết thuyết của Tây phương bị lung lay tận gốc. (Theo khám phá của khoa học, trái đất đã có một số tuổi là 4 tỷ năm và đời sống trên trái đất đã có ít nhất là khoảng 3 tỷ năm. Trái đất trong vũ trụ lại cũng chỉ là một hành tinh trong số tỷ tỷ các hành tinh khác. Ôn Như Hầu đã than: "Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không". Trái đất này trong vũ trụ vô tận cũng tựa như một tế bào trong số 10000 tỷ tế bào trong cơ thể con người, một tiểu vũ trụ).Từ tôn giáo đến các lãnh vực tư tưởng như Ðông phương ổn định trong vũ trụ quanh và con người trong vũ trụ quan đó mà Dịch đã quán thông. Dịch bao trùm mọi lãnh vực. Dịch ở trong con người, một tiểu vũ trụ cho nên Y là dịch, chính trị cũng là dịch, kinh tế cũng là dịch. Từ vũ trụ quan đến nhân sinh quan và luyến ái quan đều hết thảy từ dịch mà con người lại là trung tâm, từ hữu hạn đến vô hình. . Giá trị con người qua triết thuyết Đông phươngGIÁ TRỊ CON NGƯỜI QUA TRIẾT THUYẾT ÐÔNG PHƯƠNGÐông phương quan niệm rõ rệt về con người với giá trị tự. trong cơ thể con người, một tiểu vũ trụ).Từ tôn giáo đến các lãnh vực tư tưởng như Ðông phương ổn định trong vũ trụ quanh và con người trong vũ trụ quan đó

Ngày đăng: 24/08/2012, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan