Nội dung truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao

5 21.6K 50
Nội dung truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LÃO HẠC (Nam Cao) Tuy không phải là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao nhưng “Lão Hạc” là một câu chuyện đầy sức ám ảnh, để lại trong lòng người đọc nhiều cung bậc cảm xúc: yêu thương, xúc động, trân trọng, cảm phục, xen lẫn xót xa, chua chát, cay đắng ngậm ngùi . 1.“Lão Hạc”-câu chuyện cảm động đầy nước mắt về một người cha giàu lòng thương yêu con. Văn chương nói chung, truyện ngắn của Nam Cao nói riêng viết nhiều về tình mẫu tử (Tấm lòng của những người mẹ nghèo với con: mẹ Ninh “Từ ngày mẹ chết”, người mẹ “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Giăng sáng”, “bài học quét nhà”, “Nước mắt” .). Lão Hạc là một nhánh rẽ khác, một câu chuyện cảm động về tình phụ tử. Có điều tấm lòng của lão Hạc với con không chỉ là tấm lòng của một người cha, mà còn ẩn chứa cả tình yêu của mẹ (Vợ lão mất sớm, lão một mình “gà trống nuôi con”, một mình lão vừa là một người cha vừa sắm vai một người mẹ, yêu con bằng cả tình yêu của mẹ). Có lẽ vì thế mà câu chuyện về tình cha con của lão càng lay động tâm hồn người đọc sâu xa hơn. Tấm lòng của lão Hạc với con không đơn giản chỉ là yêu thương mà còn xen nỗi ân hận, xót xa, hi vọng . Thay vợ nuôi con trưởng thành, lão cũng muốn xây cho con mình một tổ ấm. Nhưng chỉ vì lão nghèo, không có đủ tiền thách cưới, con trai lão đã không lấy được người mình yêu. Thương con nhưng bất lực, lão chỉ biết cắn răng khuyên con trai tìm đám khác. Khi thằng con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão “rân rấn nước mắt”. Lão thương con, thương mình “Tôi chỉ biết khóc chứ biết làm sao được nữa? Thẻ của nó người ta giữ, hình của nó 1 người ta chụp rồi. Nó lại lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi chứ đâu còn là con tôi” .Tình thương con của lão biến thành nỗi đau vì lão nhận ra một sự thật nghiệt ngã, lão sẽ mất con, lão quá hiểu “cao su đi dễ khó về .” Nhưng lão vẫn nuôi trong mình một hi vọng .Có lẽ đó là mầm sống duy nhất khiến lão còn cố bám víu lấy cuộc đời. Lão phải sống để trông coi mảnh vườn cho con trai lão. Lão tự nhủ với mình “ Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó đến lúc nó về nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào cho nó, nếu nó đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn”. Lão tự bảo như thế và lão làm đúng như thế. Lão chắc mẩm thế nào dến lúc con lão về lão cũng có được một trăm đồng bạc . Lão sống không phải vì mình mà vì con, cho con. Lão nuôi trong mình một niềm tin lớn lao: con trai lão sẽ về, sẽ có cuộc sống hạnh phúc, lão sẽ chung tay gây dựng hạnh phúc cho nó . Nuôi con chó vàng đồng nghĩa với việc nuôi trong mình niềm hi vọng ấy. Con chó vàng là một kỉ niệm buồn với lão Hạc. Đó là con chó mà anh con trai lão nuôi định khi nào lấy vợ sẽ giết. Việc không thành, con chó nhắc gợi trong lão niềm day dứt về một đám cưới bất thành của con mà lão vẫn thấy là mình có một phần trách nhiệm. Lão yêu thương con chó, cưng nựng nó như một đứa con. Con chó không chỉ như là một người để lão bầu bạn sẻ chia mà nó còn là một kỉ vật của con trai lão. Lão nuôi con chó với hi vọng con trai lão sẽ về sẽ lấy vợ, thực hiện được dự định dang dở của nó. Hiểu điều đó ta mới thấy hết được nỗi đau đớn tột cùng của lão khi phải bán con Vàng. Bán con vàng lão không chỉ mất đi một người bạn, một kỉ vật của con trai mà đau đớn hơn cả là lão đã buộc lòng phải giết chết nguồn sống của mình. Bán con chó có thể coi là lần tự sát đầu tiên của lão Hạc . 2 Nam Cao đã từng nói: “Hạnh phúc là một cái chăn hẹp mà người này co thì người kia hở”. Lão Hạc không không phải là người co chăn để cho người kia hở. Lão khiến ta liên tưởng đến tấm lòng những người mẹ “ chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con”, lão nhận về mình tất cả sự thiệt thòi, thậm chí là cái chết, chỉ mong cho con hạnh phúc. Lão tự nguyện sống như một người nô bộc, chăm sóc, bòn vườn dành dụm cho con, còn mình thì làm thuê để sống qua ngày. Nhưng trận ốm đã khiến lão buộc lòng phải tiêu vào số tiền để dành của con. Lão cũng không đủ sức để làm thuê được nữa, cũng chẳng ai thuê một người ốm yếu như lão làm gì. Nếu tiếp tục sống, lão sẽ phải tiếp tục tiêu vào tiền của con: “Bây giờ một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó, tôi bây giờ có làm được gì đâu”. Để khỏi làm phương hại đến con, lão chỉ còn cách tìm đến cái chết. Lão sống vì con và chết cũng vì con! Lão Hạc chết như một sự hi sinh! 2.“Lão Hạc”- câu chuyện đầy sức ám ảnh về một người nông dân nghèo nhưng đầy lòng tự trọng. Đặt giữa hệ thống những nhân vật tha hóa của Nam Cao, lão Hạc đem lại cho ta niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai, vào lòng tốt và nhân cách con người. Lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng khảng khái và đầy lòng tự trọng ngay cả với con trai mình. Lão đã tự hứa với lòng mình sẽ dành dụm tiền cho con, sẽ coi sóc mảnh vườn cho nó. Và lão đã lấy cái chết để bảo toàn lời hứa ấy. Lão thà chết chứ không chịu bán đi một sào đất của con. Bán đi một con vật là một chuyện quá bình thường với tất cả mọi người nhưng với lão Hạc thì khác. Khi báo tin cho ông giáo đã bán con vàng, “lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước”. Lão khóc cho con chó, nhưng cũng khóc cho chính mình, cho sự nhẫn tâm của mình nữa: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Lão Hạc lương thiện và thánh thiện 3 tới mức bao giờ cũng nghĩ rằng vì mình mà cuộc đời xấu đi hoặc không thể tốt như nó vốn có (con trai không lấy được vợ lão cũng nhận lỗi về mình, phải bán con vàng lão cũng tự kết tội mình là nhẫn tâm .) Bán con chó cũng là bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão Hạc hiểu ông giáo và bà con dân làng cũng cùng cảnh ngộ nghèo khó như mình nên để khỏi phiền hàng xóm lão đem số tiền dành dụm được là hai lăm đồng với năm đồng bán chó gửi ông giáo lỡ có chết thì nhờ hàng xóm giúp cho ma chay. Lão từ chối gần như hách dịch tất cả sự giúp đỡ của ông giáo, người láng giềng thân cận mà lão đã tin tưởng trao cả cơ nghiệp nhờ trông coi. Lão ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, rau má, một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc mà mình tự kiếm được . và cuối cùng là một ít bả chó lão xin được từ Binh Tư. Lão chọn một cái chết thê thảm: tự đánh bả chính mình như một sự chuộc tội với cậu vàng của lão . “Lão Hạc đang nằm ở giữa giường đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, lại nảy lên .”. Cái chết của lão Hạc chua xót, cay đằng nhưng đó là cái chết lạc quan, nhân hậu vì nó đem lại cho người đọc niềm tin vào nhân cách phẩm giá con người, giữa xã hội mà nhân cách con người ngày càng xói mòn nghiêm trọng. Lão Hạc là một trong số rất ít những nhân vật của Nam Cao không đánh mất mình, vẫn giữ được phẩm giá của mình đến trọn cuộc đời. Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã thể thiện tình cảm đặc biệt trân trọng của mình đối với những người nông dân lam lũ, nghèo đói. Ông đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của họ để khám phá những điều bí ẩn, bất ngờ ẩn trong vẻ ngoài ngỡ như tầm thường, gàn dở ấy. 3. Nghệ thuật của truyện ngắn “Lão Hạc” Truyện ngắn “Lão Hạc” có một kết cấu đặc biệt: chuyện lồng trong chuyện: chuyện của ông giáo về lão Hạc, chuyện của lão Hạc về người con 4 trai và con vàng. Mạch truyện vận động theo logic thức của ông giáo: ngộ nhận, vỡ lẽ, ngộ nhận, vỡ lẽ muộn màng .Ban đầu ông giáo hoàn toàn dửng dưng trước câu chuyện của lão Hạc, ông giáo thấy nỗi đau phải bán chó của lão nào có thấm gì đâu với nỗi đau của mình khi phải bán đi những cuốn sách mà ông vô cùng nâng niu. Nhưng dần dần chứng kiến câu chuyện cảm động của lão với con, với con vàng, ông giáo “không còn xót năm quyển sách của mình như trước nữa”, ông “chỉ muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Ông giáo đã từng thấy cuộc đời cứ ngày một đáng buồn khi nghe tin con người mà ông rất kính trọng giờ cũng theo gót Binh Tư để làm ăn, để rồi lại ân hận khi chứng kiến cái chết thương tâm của lão Hạc. Nam Cao để cho nhân vật đi từ hết hiểu lầm này đến hiểu lầm khác, cuối cùng mới đi đến một niềm tin đích thực về nhân cách con người. Giọng văn Nam Cao vốn sắc sảo, lạnh lùng tới mới tàn nhẫn vậy mà cũng có lúc phải thốt lên: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ xấu xa ngu ngốc bần tiện, bỉ ổi, toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương, không bao giờ ta thương”, “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi lão cứ yên lòng mà nhắm mắt .”. Nam Cao đã kể chuyện lão Hạc với tất cả những lời thương yêu đằm thắm, thiết tha nhất từ đáy lòng mình. 5 . thuật của truyện ngắn Lão Hạc” Truyện ngắn Lão Hạc” có một kết cấu đặc biệt: chuyện lồng trong chuyện: chuyện của ông giáo về lão Hạc, chuyện của lão Hạc. LÃO HẠC (Nam Cao) Tuy không phải là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao nhưng Lão Hạc” là một câu chuyện đầy sức

Ngày đăng: 20/09/2013, 05:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan