Những điều cần lưu ý trong SGK lớp 5

18 1.8K 17
Những điều cần lưu ý trong SGK lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐỒNG PHÚ Trường Tiểu học Thuận Phú I - Tên đề tài: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CHƯƠNG TRÌNH - SÁCH GIÁO KHOA LỚP NĂM Người thực hiện: Đào Thò Thuyên- giáo viên trường Tiểu học Thuận phú I. Đề tài: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CHƯƠNG TRÌNH - SÁCH GIÁO KHOA LỚP NĂM I) PHẦNI: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: a. Lý do chủ quan: Công cuộc cải cách giáo dục nói chung, và việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng đã mang lại những hiệu quả to lớn đối với ngành giáo dục nước nhà, đáp ứng nhu cầu của giáo dục trong thời kì mới. Giáo viên khi được dạy theo chương trình- sách giáo khoa mới hết sức phấn khởi vì những ưu điểm không thể phủ nhận của chương trình này. Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm lớn, chương trình sách giáo khoa mới vẫn còn 1 số thiếu sót không thể tránh khỏi khiến cho các giáo viên khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đã gặp không ít những khó khăn, làm hạn chế phần nào hiệu quả giáo dục. b. Lý do khách quan: Theo chủ trương của ngành giáo dục là tiếp tục nghiên cứu chương trình SGK để tìm cách khắc phục những hạn chế của chương trình, đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa lớp Năm nhằøm góp phần đưa ra những giải pháp giúp GV tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình là mục đích nghiên cứu của đề tài này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đề ra, tôi đã tập trung vào các nhiệm vụ sau: 2 - Thứ nhất : Nghiên cứu kó các tài liệu thay sách giáo khoa lớp Năm và tham khảo thêm một số tài liệu thay sách của các khối khác. - Thứ hai : Nghiên cứu toàn bộ chương trình- sách giáo khoa lớp Năm. - Thứ ba : Thu thập và tổng hợp các tài liệu, các kiến thức, các kinh nghiệm qua các lớp tập huấn thay sách ở SGD, PGD; đặc biệt là hội nghò tổng kết thay sách ớ PGD mà tôi đã được dự. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm thu thập được qua các lần giải đáp thắc mắc của lớp học Bồi dưỡn thường xuyên chu kì III cũng rất có ích. 4. Phương pháp nghiên cứu: 1) Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : - Tham khảo các tài liệu về đổi mới chương trình – sách giáo khoa lớp 5 để nắm vững các mục tiêu, nội dung và phương pháp đổi mới dạy học. - Tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo về kiến thức, về phương pháp dạy học ở lớp 5. 2) Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Trong quá trình dạy học, thu thập những điều còn vướng mắc, những điểm chưa rõ ràng của chương trình và SGK. -Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp để tìm hiểu thêm các ý kiến. - Quan sát, thu thập sự phản hồi của học sinh khi học chương trình mới. II) PHẦNII: NỘI DUNG Chương I: Thực trạng của chương trình và sách giáo khoa lớp 5: 1. Ưu điểm : Về ưu điểm của chương trình, SGK mới, các tài liệu, báo chí đã nói đến nhiều, tôi xin được không nhắc lại. Tôi chỉ nói đến một số ưu điểm mà tôi thấy được qua thực tế giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cũng như nghiên cứu chương trình, SGK lớp 5, chúng tôi thấy về cơ bản sự đổi mới chương trình, SGK rất hay và 3 vô cùng hữu ích mà chúng tôi rất tâm đắc. Giáo viên khi được dạy chương trình mới rất hứng thú vì nhiều ưu điểm hơn hẳn của chương trình mới so với chương trình cũ. Thậm chí, tính tích hợp của chương trình mới đã giúp giảm hẳn một môn đó là môn Sức khỏe. Đến khi Bộ Giáo dục cho giảm một số bài của môn Kó thuật và giảm số tiết Kó thuật từ 2 tiết/ tuần xuống còn 1 tiết/ tuần thì chúng tôi thật sự thở phào nhẹ nhõm. Trước đây, cứ vào ngày thứ ba chúng tôi lại bảo nhau: Hôm nay “chạy” làm sao để dạy kòp đây? (Vì ngày thứ ba có đến 6 tiết – 6 môn học). Đến khi bước vào dạy môn Toán, chúng tôi cũng rất vui mừng vì số lượng bài tập trong một tiết học giảm nhiều so với trước. Trước đây, trong một tiết học, có khi có đến 5-6 bài tập thì bây giờ chỉ còn 3-4 bài, nếu bài mới dài thì bài tập chỉ có 2 bài. Hơn thế, số lượng phép tính và độ khó của các bài tập cũng được giảm nhẹ rất nhiều. Điều này giúp cho học sinh học Toán một cách nhẹ nhàng và do đó, môn Toán không còn là nỗi ám ảnh của các em. Mà ngược lại các em thích thú hơn khi học Toán. Mặt khác, các bài tập, ví dụ trong SGK thường gắn liền với thực tế, giúp học sinh dễ hình dung và nắm bài tốt hơn. Một ưu điểm nữa là kiến thức toán còn được tích hợp thêm một số kiến thức về khoa học, lòch sử không những cung cấp thêm hiểu biết cho học sinh mà còn giúp môn Toán bớt “khô” . (VD: một con đà điểu cân nặng…, một con chim sâu cân nặng…; Một con cá heo có thể bơi với vận tốc:…, vận tốc chạy của đà điểu là… Diện tích rừng Cúc Phương là…), (Bài 1 – Bảng đơn vò đo thời gian, bài 4, tiết Luyện tập số 125… cung cấp kiến thức về năm công bố một số phát minh quan trọng, năm nào người ta phát hiện ra châu Mó, năm nào và ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ, …). Mặt khác trong SGK toán có in các hình ảnh minh họa như ảnh của Cô- lôm- bô, ảnh cá heo… giúp học sinh khi học môn toán thích thú hơn, không nhàm chán. Về môn Tiếng Việt: Việc sắp xếp các bài học của nhiều môn, phân môn xoay quanh một chủ đề làm cho mạch kiến thức sâu hơn, khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn. Chẳng hạn, chủ đề “ Cánh chim hòa bình”, thể hiện trong rất nhiều bài học, không chỉ trong phân môn tập đọc như trước mà còn trong cả các phân môn như chính tả (Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ ) Tập làm văn ( Làm đơn tình nguyện vào hội giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam) kể chuyện (Tiếng Vó cầm ở Mó Lai ), LTVC ( Từ trái nghóa- qua tìm hiểu chính nghóa - phi nghóa-( của cuộc chiến tranh), kể cả âm 4 nhạc. Tôi nghó, nếu như cuối chủ điểm, có một tiết tập làm văn hoặc LTVC với yêu cầu: “Sau khi học xong chủ điểm “Cánh chim hòa bình”, em có những suy nghó, cảm nhận gì về hòa bình, về chiến tranh? Hãy viết lại những cảm nhận đó.” thì rất hay và rất thực tế. Một ưu điểm hơn hẳn của chương trình mới môn Tiếng Việt là những ngữ liệu trong bài rất thuyết phục vì nó được lấy từ thực tế, là sự thực 100%. Chuyện kể Tiếng Vó cầm ở Mó Lai , chuyện Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, hay chuyện về chú Mo-ri-xơn tự thiêu để phản đối chiến tranh ở Việt Nam, những số liệu về tác hại của chất độc da cam … đều là những sự thực 100% nên tránh được những giáo điều, lý thuyết của chương trình cũ. Những tư liệu dạy học này có tác dụng giáo dục rất lớn, tác động mạnh đến học sinh và hơn thế, nó còn mang tính thời sự, là những vấn đề mà cả thế giới đều quan tâm. Nếu học sinh coi thời sự trên ti vi (dó nhiên, giáo viên phải là người hướng dẫn để học sinh chú ý), hẳn các em sẽ thấy bài mình học trên lớp cũng được nói đến. (về vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam, về sự kiện tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân ở Mó Lai trong đó các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện (cựu chiến binh La-ri Côn- bơn) cũng hiện diện trên báo, đài…) Cũng như các lớp dưới, những kó năng giao tiếp mà các em được học qua môn Tiếng Việt rất thiết thực và giúp ích nhiều trong đời sống hàng ngày. Nội dung của phân môn Tập làm văn phong phú và thiết thực hơn so với chương trình cũ giúp học sinh đỡ nhàm chán và hứng thú hơn khi học. (ở chương trình cũ, hầu như học sinh phải “ăn” độc món văn miêu tả, các thể loại khác cũng có nhưng không đáng kể.) mặc dù các thể loại khác của chương trình mới tương đối khó (lập chương trình hoạt động, làm biên bản ) nhưng nếu không đặt mục tiêu quá cao, không đưa vào chuẩn kiến thức kó năng để kiểm tra đánh giá học sinh mà chỉ yêu cầu ở mức độ làm quen và nắm các bước cơ bản thì cũng không phải là không làm được. Về môn Khoa học, nhìn chung có nhiều ưu điểm hơn chương trình cũ do SGK in đẹp hơn, tiện dụng hơn (in trên hai trang mở, lệnh làm việc được mã hóa bằng kí hiệu), tranh ảnh nhiều hơn, nội dung chương trình cập nhật những vấn đề thiết thực hơn với đời sống đang thay đổi từng ngày như phòng tránh bò xâm hại, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh một số bệnh thường gặp… 5 Môn Đòa lí, nội dung tinh giản nhiều so với trước đây, nhất là phần đòa lí thế giới. Trước đây, khi dạy bài “Châu Phi”, GV rất vất vả, phải xoay như chong chóng mới truyền đạt hết kiến thức, nhưng nay thì nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Mặt khác, kênh hình trong SGK mới phong phú hơn, đẹpï hơn, giúp học sinh hứng thú hơn khi học, đồng thời, nó là nguồn thông tin trực tiếp giúp học sinh hiểu thêm về thiên nhiên, phong tục, văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Đó cũng là điểm khác biệt của hai chương trình: chương trình cũ chỉ chú trọng vò trí đòa lí, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế; chương trình mới, thông qua kênh hình cung cấp thêm những hiểu biết về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, về các công trình kiến trúc nổi tiếng của các nước trên thế giới. Môn Lòch sử, nội dung xuyên suốt chương trình không thay đổi, chỉ thay đổi tên bài và một số câu chữ trong bài, SGK không đưa ra những nhận đònh mà để học sinh tự cảm nhận. Về phương pháp dạy học thì thay đổi một cách cơ bản, phương pháp giảng dạy mới phong phú hơn, hiện đại hơn so với phương pháp cũ. Trong một bài dạy lòch sử, GV có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, thông tin trong SGK đến với học sinh là do các em tự tìm tòi lấy, không như trước đây, GV “kể” cho các em nghe một, hai lần “câu chuyệân” trong SGK. Sau đó mới đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung. Nói tóm lại, những ưu điểm trong chương trình, SGK lớp 5 là không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh ưu điểm, cũng không tránh khỏi những tồn tại, những vướng mắc gây lúng túng cho GV và học sinh khi thực hiện chương trình. 2. Những vướng mắc và tồn tại: 2.1: Môn Toán Nhìn chung, môn Toán không có sai sót lớn, chỉ có một số điểm sau đây: 1. Bài Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu, ở bài tập số 1 (trang 126), sách GV (trang 204) có đáp án sai: Hình A, C là hình trụ, trong khi theo hình vẽ SGK thì hình trụ phải là hình A và E mới đúng. 2. Bài Luyện tập chung (trang 128 - SGK), ở bài tập 1, đề bài ra chưa chặt chẽ: Ở câu c, có yêu cầu tính thể tích nước trong bể (độ 6 dày kính không đáng kể) trong khi hình vẽ bể cá- SGK trong nước có 6 con cá! Vậy đáng kể phải lưu ý: Tính thể tích nước và cá trong bể hoặc GV phải lưu ý HS hình vẽ những con cá chỉ là tượng trưng. 2.2: Môn Tiếng Việt + Trong phân môn Tập làm văn, có những bài, theo tôi là khó so với trình độ học sinh.Ví dụ như yêu cầu viết câu mở đoạn. ( Tiết TLV thứ I – Tuần 7 ); Làm biên bản 1 vụ việc (Tuần 16 - bài này vừa dài lại vừa khó). Đặc biệt là dạng bài Lập chương trình hoạt động. Tuy dạng bài này rất thiết thực và hữu ích nhưng nó quá khó và xa lạ với học sinh ! Khi dạy bài này (Tuần 20-21) cô trò chúng tôi phải đánh vật với nhau hàng tiếng đồng hồ mà xem ra học sinh vẫn ngơ ngác, không hiểu gì cả. Mặc dù tôi đã vận dụng hết khả năng của mình, ko những theo gợi ý trong SGV mà còn bổ sung thêm cho cụ thể Ví dụ: - Nêu rõ mục đích thiết thực của việc lập chương trình hoạt động: như giúp chúng ta chuẩn bò, dự kiến trước được các việc cần làm và phân công rõ ràng để thực hiện cho tốt, không bò động khi thực hiện một hoạt động nào đấy, giúp ích cho chúng ta rất nhiều về sau này, khi chúng ta phải làm chủ gia đình, phải đứng ra tổ chức, lo toan một việc gì đấy. Nói về sau này là vì bây giờ khi tổ chức một việc gì thì người đứng ra lập chương trình là thầy cô chủ nhiệm hoặc tổng phụ trách hay cũng phải họp cán bộ lớp - toàn những em ưu tú lại và bàn bạc hướng dẫn thì các em mới làm được. Cho nên, vừa qua, khi làm dạng bài này, cả lớp tôi và các lớp khác cũng thế, đếm trên đầu ngón tay, chỉ có 2-3 em gọi là biết làm bài. Mặc dù trước đó, tôi đã dặn dò kó các em về xem bài, chuẩn bò và tham khảo thêm sách Những bài văn mẫu. Có nhiều em, khi tôi hỏi: Một chương trình quyên góp ủng hộ các bạn vùng lũ lụt bao gồm những hoạt động nào thì các em đều không trả lời được. Theo tôi có 2 lí do khiến dạng bài trở nên khó đối với học sinh vì: * Thứ nhất: Học sinh không nắm được các hoạt động mà SGK yêu cầu bao gồm những việc gì vì có thể bản thân em đó chưa tham gia các hoạt động đó. 7 * Thứ hai: Đây là dạng văn bản hoàn toàn mới mẻ đối với học sinh cả về cách trình bày và cách hành văn nhưng lại không có văn bản mẫu để học sinh tìm hiểu. (Các dạng bài khác đều có). + Phân môn Tập đọc: Quy trình rất dài, khó đảm bảo thời gian, quy trình thiên về đọc thành tiếng, chưa chú trọng đọc hiểu.(Đọc thầm) – Hoặc có thể có nhưng do phải “chạy” để kòp thời gian nên GV thường làm cho có hình thức, hoặc bỏ qua. Một vướng mắc khác là theo chỉ đạo của chuyên môn, không được dùng dấu (/) để ngắt nhòp vâu văn, vậy làm thế nào để hướng dẫn học sinh ngắt đúng nhòp ở những câu văn dài không có dấu câu, chỉ căn cứ vào ý để ngắt? Trong khi sử dụng SGV và tham khảo thêm cuốn “Quy trình và phương pháp trình bày sơ đồ Tiếng Việt 5 ”- NXB Giáo dục, thì 2 tài liệu này vẫn hướng dẫn sử dụng dấu ngắt (/) để ngắt nhòp câu văn. + Phân môn Kể chuyện, có nhiều câu chuyện rất dài, nhiều tình tiết, khó nhớ ví dụ “Tiếng Vó Cầm ở Mó Lai”trong khi hs không có sách để xem, chỉ dựa vào lời kể của GV. Nắm bắt được nhu cầu này, các sách tham khảo như Hướng dẫn học Tiếng Việt, Giúp em học tốt TV 5, Sách giải TV đều có in lại nguyên văn câu chuyện nhưng các tài liệu đó đều không phải sách của Bộ Giáo dục xuất bản. Vấn đề là có nên khuyến khích học sinh sử dụng những tài liệu này? Và nếu cho học sinh sử dụng những tài liệu này, liệu những mục tiêu của phân môn kể chuyện có đạt được? + Phân môn Luyện từ và câu có nhiều kiến thức mới cập nhật, ví dụ về Quan hệ từ , đây là kiến thức tương đối mới và khó vì có nhiều QHT rất giống động từ như về, ở,…các kiến thức về câu ghép, về đại từ cũng thay đổi nhiều so với trước nhưng chưa có một sự lưu ý của các tài liệu hướng dẫn và tài liệu thay sách nên GV khi dạy chương trình mới rất bỡ ngỡ. * Phần dạy về Câu ghép, so với chương trình cũ thì khó hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì cách đưa ngữ liệu trong hai chương trình rất khác nhau, chương trình cũ đưa ra những mẫu câu rất chuẩn. Vd : “ Sấm chớp ầm ầm nhưng trời không mưa”; “Bố đi công tác, mẹ đi chợ , hai chò em Dung chơi với nhau trong nhà”… Cách sử dụng ngữ liệu như thế, theo 8 tôi là phù hợp vì không làm “nhiễu” thông tin khi học sinh tiếp nhận. Nhất là trong giai đoạn đầu khi học sinh mới làm quen với câu ghép. Chương trình mới, ngay từ khi HS mới làm quen với câu ghép, đã đưa ra những mẫu câu, theo tôi là hơi khó đối với HS. Vd “ Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.” Hay “Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên”; Hoặc : “ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bò xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Tôi nhận thấy với cách đưa ngữ liệu như trên, HS rất khó nhận biết được câu ghép, nhất là những câu ghép trên lại nằm trong những đoạn văn có những câu đơn dễ gây nhầm lẫn là câu ghép vì có thêm hai trạng ngữ hoặc có đến 2-3 vò ngữ. Thực tế khi dạy về câu ghép ở chương trình mới, chúng tôi đã rất vất vả mà nhiều em vẫn nắm kiến thức rất lơ mơ. Trong khi ở chương trình cũ, các em hiểu bài rất nhanh và nắm bắt KT rất tốt. Một vấn đề nữa là theo đònh nghóa về câu ghép mà sgk đưa ra: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vò ngữ) và thể hiện 1 ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. ” Thế nhưng trong tiết LTVC tuần 22 “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”- Phần luyện tập- Bài tập 1- câu b. lại đưa ra những câu sau đây: Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Tức là coi những câu trên (1 vế thiếu chủ ngữ) là những câu ghép mà không có 1 sự lưu ý hay giải thích nào. Trong khi tham khảo cuốn 45 đề trắc nghiệm Ngữ văn, câu tương tự: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống. (đề 22- bài Người công dân số một) lại cho câu này là câu đơn! Nếu coi những câu trên là câu ghép vậy làm thế nào để phân biệt câu ghép với câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích? Ví dụ câu: Vì mưa nhiều, cải bò thối hết là câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép ? 9 Tương tự trường hợp câu ca dao sau: Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. (BT 1- tiết LTVC tuần 21) SGK đưa ra trường hợp trên coi như một sự hiển nhiên đó là một câu ghép gây nên không ít lúng túng cho chúng tôi trong khi giải thích cho hs. Vì đây rõ ràng là hai câu thơ, đầu mỗi câu đều viết hoa. Nếu là một câu ghép thì tại sao giữa 2 vế câu lại xuống dòng và đầu vế 2 lại viết hoa? * Còn một trường hợp nữa mà chúng tôi cũng vô cùng thắc mắc đó là về tiết LTVC tuần 27 Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối, phần nhận xét đưa ra đoạn văn sau: Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Yêu cầu của sgk: 1. Mỗi từ ngữ in đậm có tác dụng gì? 2. Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên. Đáp án theo SGV: - Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1. - Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2. Cụm từ vì vậy ở ví dụ trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu. Vấn đề tôi không hiểu là trong phần nhận xét sgk đưa ra từ hoặc với dụng ý gì? Từ này chỉ có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1 chứ đâu có tác dụng liên kết câu và đến yêu cầu 2 cũng không nhắc đến từ này nữa. Đưa ra như vậy làm loãng kiến thức, hs đến khi làm bài tập 1 cũng chú ý tìm những từ như vậy và làm sai yêu cầu của đề bài . * Một số bài tập trong SGK thiết kế chưa rõ ràng, chưa đưa ra yêu cầu cụ thể và chưa hướng dẫn học sinh cách trình bày, ví dụ: Bài tập 1, tiết Luyện tập về từ nhiều nghóa (trang 82); bài tập 1 phần Nhận xét của các tiết Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK – tr.32, tr. 38)…SGK chỉ hỏi: Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong 10 [...]... 179 Lưu ý Đáp án SGV (Hình A, C là hình trụ - sai Tính thể tích nước (Hồ có cá) Hướng giải quyết Sửa đáp án: Hình A, E là hình trụ Lưu ý hình vẽ cá chỉ là tượng trưng Tham khảo cuốn “Hỏi đáp về dạy học TV 5 , -Câu hỏi 51 : Khi dạy đại từ và QHT, cần chú ý điều gì về nội dung và PP để đạt mục đích dạy học? - Câu 52 : Quan niệm và cách đònh nghóa đại từ trong SGK Tiếng Việt 5 có gì đáng lưu ý? - Câu 53 :... 21,32, bằng QHT 38,44, 54 Liên kết các câu trong 97 bài bằng các từ ngữ nối từ dạy học TV 5 - Câu 56 : Quan niệm và cách đònh nghóa quan hệ từ trong SGK Tiếng Việt 5 có gì đáng lưu ý? - Câu 57 : Quan hệ từ gồm những tiểu loại nào? TV 5 có dạy phân loại QHT không? - Câu 58 : một số trường hợp có phải là QHT không? Các kiến thức về Tham khảo cuốn “Hỏi đáp về câu ghép dạy học TV 5 - Câu 60: Quan niệm và... và cách đònh nghóa câu ghép trong SGK Tiếng Việt 5 có gì đáng lưu ý? - Câu 61: tại sao SGK xem câu: “Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm” là câu ghép? - Câu 62: Những câu kiểu khi chim én bay về thì mùa xuân đến có phải là câu ghép không? Tại sao? - Câu 63: Tại sao một số câu ghép không thể tách mỗi vế câu thành một câu đơn? - Câu 64: Cách phân loại câu ghép trong sách TV5 mới? Các kiến thức về Tham... nghiên cứu 1 Ưu điểm 2 Những vướng mắc và tồn tại Chương II: Các giải pháp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kiến nghò, đề xuất II DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 17 1 Hỏi đáp về dạy học TV 5 – NXB Giáo dục 2 SGK và SGV các môn Toán, Tiếng Việt, Đòa lí, Lòch sử, Khoa học 3 Quy trình và phương pháp trình bày sơ đồ Tiếng Việt 5 - NXB Giáo dục 4 Tài liệu thay sách lớp 5 5 45 đề trắc nghiệm Ngữ... các tài liệu, nhất là các kiến thức về từ ghép, câu ghép Quan điểm về từ ghép, trong sách giáo khoa TV5 hoàn toàn khác quan điểm về từ ghép trong giáo trình của Đại học Huế Cần thống nhất các kiến thức Tiếng 16 Việt để đi đến nhất quán giữa các tài liệu và SGK, tạo điều kiện dễ dàng cho GV tự học hỏi nâng cao trình độ - Cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú hấp dẫn để học sinh tích cực tham... trên) 2 Kiến nghò, đề xuất Trong các đợt học mô-đun, chúng tôi đã được giải đáp thắc mắc và một số vướng mắc đã thông suốt Còn một số vướng mắc khác, tôi xin kiến nghò để các cấp lưu ý và giải quyết kòp thời: 1 Về môn Tiếng Việt: - Vì có nhiều cách nhìn nhận, các quan điểm khác nhau về kiến thức từ ngữ – ngữ pháp Tiếng Việt (Ngay trong cuốn Hỏi và đáp về dạy học TV5 cũng thừa nhận điều này) dẫn đến các... khác : Môn Khoa học Bài vệ sinh tuổi dậy thì để giải quyết vấn đề HS mắc cỡ khi học bài này, nên chia các lớp thành nhóm nam nữ học riêng Nếu có thầy giáo thì thầy dạy lớp nam, cô dạy lớp nữ hoặc giao lớp nam cho 1 GV nữ đã có gia đình, có nhiều kinh nghiệm (Thực tế khi dạy bài này ở CT cũ, khối 5 trường tôi đã làm như vậy) khi đó, HS học thoải mái hơn, các em cũng thắc mắc nhiều hơn, và giáo viên cũng... mở đoạn phù hợp (Tại sao chọn câu đó? )trong những câu cho sẵn thì các em sẽ biết viết câu mở đoạn Đối với một số bài tập mà SGK chưa hướng dẫn cách trình bày, để giải quyết tình trạng này, theo tôi, nên cho học sinh sử dụng VBT để làm các bài tập Tiếng Việt Và thực tế năm trước, tôi đã cho học sinh sử dụng VBT Tiếng Việt làm trên lớp, sau đó yêu cầu học sinh 15 về nhà làm lại một số bài vào vở trắng... gì đáng lưu ý? - Câu 53 : Đại từ gồm những tiểu loại nào? - Câu 54 : Đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ khác nhau như thế nào? - Câu 55 : về đại từ xưng hô, một số trường hợp có phải là đại từ xưng hô không? Đại từ Đại từ xưng hô 92 104 Các KT về đại từ Quan hệ từ 109 Các KT về quan hệ Tham khảo cuốn “Hỏi đáp về LTVC 13 Luyện tập về quan hệ 121, 131 từ Câu ghép TV5-tập 2 - tr 8 Cách nối các vế câu 12... nghiệp, nông nghiệp và dòch vụ”, còn ở SGK xuất bản 2007 từ dòch vụ được thay bằng từ du lòch, vậy SGK nào đúng? 12 Chương II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠM THỜI - Quả thật, năm đầu khi thực hiện chương trình, tôi và các giáo viên trong khối rất lúng túng, thắc mắc Thế nhưng chúng tôi không bó tay Với cương vò là khối trưởng, hàng tháng tôi đều tập họp GV trong khối và ghi nhận những thắc mắc, băn khoăn của GV khi . TV 5 . - Câu 56 : Quan niệm và cách đònh nghóa quan hệ từ trong SGK Tiếng Việt 5 có gì đáng lưu ý? - Câu 57 : Quan hệ từ gồm những tiểu loại nào? TV 5 có. học? - Câu 52 : Quan niệm và cách đònh nghóa đại từ trong SGK Tiếng Việt 5 có gì đáng lưu ý? - Câu 53 : Đại từ gồm những tiểu loại nào? - Câu 54 : Đại từ

Ngày đăng: 19/09/2013, 04:10

Hình ảnh liên quan

Giới thiệu hình trụ, giới - Những điều cần lưu ý trong SGK lớp 5

i.

ới thiệu hình trụ, giới Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan