Phát hiện đột biến gen cKIT trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy có chuyển vị t(8;21)(q22;q22)

5 60 0
Phát hiện đột biến gen cKIT trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy có chuyển vị t(8;21)(q22;q22)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nội dung của bài viết trình bày về ứng dụng kỹ thuật giải trình tự DNA khảo sát đột biến gen cKIT trên bệnh nhân (BN) bạch cầu cấp dòng tủy có chuyển vị t(8;21)(q22;q22). Kết quả nghiên cứu cho thấy, xây dựng thành công quy trình khảo sát đột biến gen cKIT tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, giúp việc phân nhóm tiên lượng tốt hơn trên nhóm bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy có t(8;21).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN cKIT TRÊN BỆNH NHÂN BẠCH CẦU CẤP   DỊNG TỦY CĨ CHUYỂN VỊ t(8;21)(q22;q22)  Phan Thị Xinh*,**, Hồng Anh Vũ*  TĨM TẮT  Đặt vấn đề: Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự DNA khảo sát đột biến gen cKIT trên bệnh nhân (BN) bạch  cầu cấp dòng tủy (BCCDT) có chuyển vị t(8;21)(q22;q22).  Đối tượng và phương pháp: Mẫu tủy xương của 15 BN BCCDT có t(8;21) và/hoặc có biểu hiện AML1‐ ETO được khảo sát đột biến gen cKIT từ exon 8 đến exon 17 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ 05/2012  đến 05/2013.  Kết quả: Trong nghiên cứu này, chúng tơi khuếch đại được sản phẩm PCR dài 1751 bp từ exon 7 đến exon  21 cho phép phát hiện hầu hết các kiểu đột biến trong vùng từ exon 8 đến exon 17 của cKIT. Phân tích kết quả  của 15 BN phát hiện 5 BN (33,3%) có đột biến, trong đó BN6 mang cùng lúc 2 kiểu đột biến cho thấy có tiên  lượng xấu do khơng đáp ứng với điều trị hóa trị liệu và dị ghép tủy. Các kiểu đột biến trong nghiên cứu gồm  D816V, D816Y, N822K và N822Y, là các đột biến thường gặp đã được báo cáo.  Kết luận: Xây dựng thành cơng quy trình khảo sát đột biến gen cKIT tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học,  giúp việc phân nhóm tiên lượng tốt hơn trên nhóm BN BCCDT có t(8;21).  Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng tủy, t(8;21)(q22;q22), đột biến cKIT.  ABSTRACT  DETECTION OF cKIT MUTATIONS IN ACUTE MYELOID LEUKEMIA PATIENT   WITH t(8;21)(q22;q22) TRANSLOCATION  Phan Thi Xinh, Hoang Anh Vu   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 277 ‐ 231  Background: Detection of cKIT mutations in acute myeloid leukemia (AML) patient with t(8;21)(q22;q22)  translocation using direct DNA sequencing technique.  Methods: Bone marrow samples of 15 AML patients with t(8;21) and/or AML1‐ETO expression were used  for detection of cKIT mutations from exons 8 to exon 17 at Blood Transfusion and Hematology Hospital from  May 2012 to May 2013.  Result: In this study, we were able to amplify PCR product of 1751 bp, expanding from exon 7 to exon 21 of  cKIT,  which  harbored  almost  all  mutations  within  exon  8  to  exon  17.  Analyzing  the  DNA  sequences  of  15  patients, we detected 5 patients (33.3%) carrying cKIT mutations. Among 5 patients positive for cKIT mutation,  Patient  6  had  2  kinds  of  mutation  and  poor  prognosis  without  response  to  chemotherapy  and  allogeneic  bone  marrow transplantation. Mutations  in  this  study  are  previously  reported,  including  D816V,  D816Y,  N822K,  and N822Y.  Conclusion: We successfully developed a procedure for detecting cKIT mutation at Blood Transfusion and  Hematology Hospital, which may help to divide AML patients with t(8;21) to different prognostic groups.  Key words: acute myeloid leukemia, t(8;21), cKIT mutation.  * Đại  học Y Dược TP.HCM  Tác giả liên lạc: TS.BS. Phan Thị Xinh   Huyết Học ** Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM.  ĐT: 0932728115   Email: 227 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Bạch  cầu  cấp  dòng  tủy  (BCCDT)  là  bệnh  lý  ác  tính  về  máu  đặc  trưng  bởi  sự  tăng  sinh  q  mức tế bào non trong tủy xương và trong  máu  gây giảm 3 dòng tế bào máu bình thường. Dựa  vào  bất  thường  nhiễm  sắc  thể  (NST)  và  gen,  BCCDT được chia thành 3 nhóm tiên lượng tốt,  trung  bình  và  xấu.  Nhóm  tiên  lượng  tốt  gồm  những bệnh nhân (BN) có mang chuyển vị NST  t(8;21)(q22;q22),  t(15;17)(q22;q12‐21)  và  inv(16)(p13q22)/t(16;16)(p13;q22),  trong  đó  nhóm t(15;17) có bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt là  BCCDT thể M3 có tiên lượng rất tốt với điều trị  phối hợp hóa trị liệu chuẩn và ATRA, còn nhóm  t(8;21)  và  inv(16)/t(16;16)  thì  đáp  ứng  với  phác  đồ điều trị hóa trị liệu cytarabine ‐ anthracycline  khơng đồng nhất(5,10). Một số nghiên cứu trên thế  giới  cho  thấy  khoảng  46%  BN  với  t(8;21)  và  inv(16)/t(16;16)  có  thêm  đột  biến  ở  exon  8  và  exon  17  của  gen  cKIT  sẽ  tái  phát  sớm  sau  lui  bệnh hồn tồn(1,6,7). Vì thế, hướng dẫn của Mạng  Lưới  Ung  Thư  Quốc  Gia  của  Hoa  Kỳ  đề  nghị  khảo sát đột biến cKIT thường quy trong nhóm  BN  có  chuyển  vị  NST  t(8;21)  và  inv(16)/t(16;16)  và những BN này nếu có kèm đột biến cKIT thì  được xếp vào nhóm tiên lượng trung bình.  Đối tượng  Có  nhiều  kiểu  đột  biến  cKIT  được  tìm  thấy  trong BCCDT với t(8;21) như đột biến thêm hoặc  mất  đoạn  tại  exon  8  dẫn  tới  mất  amino  acid  aspartic  tại  codon  419,  đột  biến  cKIT‐ITD  tại  exon 11, 12 hoặc đột biến điểm làm thay đổi cấu  trúc  trong  vùng  tyrosine  kinase  (exon  17).  Đột  biến  trên  exon  17  phổ  biến  nhất  là  D816V  và  ít  phổ biến hơn là D816Y, D816H, D816F và D816I  hoặc  đột  biến  điểm  tại  một  số  codon  khác  như  821, 822 và 823(8).  Tại  Bệnh  viện  Truyền  máu  Huyết  học  (BVTMHH)  mỗi  năm  có  khoảng  30  BN  mới  được  chẩn  đốn  BCCDT  có  t(8;21).  Việc  chẩn  đốn đột biến gen cKIT một nhu cầu rất cần thiết  giúp bác sĩ lâm sàng phân nhóm nguy cơ và lựa  chọn hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.  228 15  mẫu  tủy  xương  của  BN  bạch  cầu  cấp  dòng  tủy  (BCCDT)  lúc  chẩn  đốn  có  biểu  hiện  chuyển  vị  t(8;21)(q22;q22)  bằng  kỹ  thuật  lai  tại  chỗ  phát  huỳnh  quang  (FISH)  hoặc  biểu  hiện  AML1‐ETO  bằng  kỹ  thuật  khuếch  đại  gen  sao  chép  ngược  (RT‐PCR)  tại  BVTMHH  từ  tháng  5/2012 đến tháng 5/2013.  Phương pháp  RT–PCR  Mẫu  tủy  trong  chống  đông  EDTA  được  xử  lý loại hồng cầu  và  ly  trích  RNA  từ  máu  ngoại  biên  bằng  RNeasy  Mini  Kit  (Qiagen,  Hoa  Kỳ).  cDNA  được  tổng  hợp  từ  1  μg  RNA  với  Superscript  II  reverse  transcriptase  (Invitrogen,  Hoa  Kỳ)  theo  hướng  dẫn  của  nhà  sản  xuất.  Để  khuếch  đại  đoạn  gen  cKIT  từ  exon  8  đến  exon  17,  chúng  tôi  thiết  kế  mồi  xuôi  F1  (5’‐ TGTCCAATTCTGACGTCAAT‐3’)  nằm  trên  exon  7  và  mồi  ngược  R1  (5’‐ TCAGACATCGTCGTGCACAAGC‐3’)  nằm  trên  exon  21  bằng  phần  mềm  Oligo  4.1.  Polymerase  dùng  cho  PCR  là  Takara  Taq  HS  (Takara,  Nhật  Bản).  Chương  trình  luân  nhiệt  trên máy GeneAmp PCR System 2720 (Applied  Biosystems,  Hoa  Kỳ)  trong  45  chu  kỳ  với  nhiệt  độ  bắt  cặp  là  60oC.  Sản  phẩm  PCR  được  kiểm  chứng  bằng  điện  di  trên  thạch  1,2%  (Hình  1),  tinh  sạch  bằng  QIAquick  Gel  extraction  kit  (Qiagen, Hoa Kỳ).  Giải trình tự chuỗi DNA  Thực  hiện  phản  ứng  cycle  sequencing  với  BigDye Terminator v3.1 sử dụng sản phẩm PCR  đã được tinh sạch theo hai chiều xi và ngược.  Các mồi dùng cho cycle sequencing gồm có F1,  F2, F3, F4 và R1 (Hình 1). Sau khi kết tủa bằng  ethanol, biến tính trong Hi‐Di formamide ở 960C  trong 2 phút, sản phẩm được đọc trình tự bằng  máy  ABI  3130  Genetic  Analyzer  và  dữ  liệu  thơ  được phân tích bằng phần mềm SeqScape.  Chun Đề Nội Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học cKIT F1 F2 1500 bp F3 F4 R 1751 bp 750 bp Thang chuẩn kb Nước Mẫu bệnh nhân Mẫu bệnh nhân   Hình 1: Vị trí mồi và sản phẩm PCR  mặt  tế  bào  và  đã  được  xác  định  có  chuyển  vị  KẾT QUẢ   Trong BCCDT, vùng gen cKIT thường xảy ra  đột biến là từ exon 8 đến exon 17. Sử dụng cặp  mồi F1 và R1, chúng tơi đã khuếch đại được sản  phẩm PCR dài 1751 bp phủ từ exon 7 đến exon  21 (Hình 1) cho phép nhận diện hầu hết các kiểu  đột  biến  điểm,  mất  đoạn  hay  chèn  đoạn  có  thể  xảy ra trên cKIT.  Các bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn  t(8;21) và/hoặc biểu hiện tổ hợp gen AML1‐ETO,  là bất thường NST và gen đặc hiệu của BCCDT.  Phân  tích  trình  tự  cKIT  của  15  BN  gồm  8  BN  nam  và  7  BN  nữ,  chúng  tơi  phát  hiện  5  BN  có  đột biến cKIT, chiếm 33,3%. Đột biến trong 5 BN  là các đột biến điểm, trong đó BN6 có 2 kiểu đột  biến  và  2  thay  đổi  acid  amin  M541L,  L862L  có  tính đa hình (Bảng 1).  đốn BCCDT dựa vào lâm sàng, tủy đồ, dấu bề  Bảng 1: Kết quả FISH, RT‐PCR và đột biến cKIT   STT 10 11 12 13 14 15 Tuổi 56 49 10 26 37 37 45 19 47 52 24 25 16 48 26 Giới Nữ Nam Nam Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ FISH (% tế bào dương tính) t(8;21) (13,5%) t(8;21) (94,5%) t(8;21) (96%) t(8;21) (92%) t(8;21) (85,5%) t(8;21) (97,5%) t(8;21) (96%) t(8;21) (95,5%) t(8;21) (98%) t(8;21) (95,5%) RT-PCR AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO AML1/ETO c-KIT WT D816V WT WT WT M541L, D816Y, N822K, L862L WT WT WT WT D816V WT WT N822Y D816Y Đột  biến  thường  gặp  nhất  là  vị  trí  D816  và  (Hình 2A) gặp trong BN6 và BN15 và D816V là  N822  trên  exon  17.  D816  có  nhiều  biến  thể,  thay  đổi  aspartic  acid  thành  valine  (Hình  2B)  D816Y  là  thay  đổi  aspartic  acid  thành  tyrosine  gặp trong BN2 và BN11.  Huyết Học 229 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học  A B   Hình 2: Các kiểu đột biến cKIT phát hiên trên bệnh nhân.  2 kiểu đột biến và 2 biến thể (đa hình) phát hiện trên BN6 (A), và hình ảnh đột biến D816V (B)  BÀN LUẬN  số nghiên cứu khác đã khảo sát ảnh hưởng của  Bằng việc thay đổi điều kiện nhiệt độ bắt cặp  mồi  từ  58oC  đến  64oC  và  sử  dụng  Takara  Taq  HS,  chúng  tôi  đã  khuếch  đại  thành  công  sản  phẩm PCR  đặc  hiệu  dài  1751  bp  từ  exon  7  đến  exon 21 ở nhiệt bắt cặp 60oC. Giải trình tự DNA  sản  phẩm  PCR  trên  đã  giúp  phát  hiện  các  kiểu  đột biến thường gặp trên BN BCCDT.  các kiểu đột biến cKIT trên nhóm BN có t(8;21)  Kết quả khảo sát đột biến cKIT trên 15 BN  BCCDT  có  t(8;21)  và/hoặc  biểu  hiện  AML1/ETO cho thấy 33,3% BN có đột biến. Các  đột  biến  được  phát  hiện  gồm  D816V,  D816Y,  N822K,  N822Y  (Bảng  1)  là  các  đột  biến  đã  được báo cáo nằm trên exon 17 có ảnh hưởng  đến  tiên  lượng  bệnh(4,9).  Cairoli  và  cộng  sự  nghiên cứu trên 49 BN có t(8;21) cho thấy 22%  BN biểu hiện đột biến cKIT, và theo dõi 5 năm  sau  khi  điều  trị  bằng  phác  đồ  hóa  trị  liệu  chuẩn  cho  thấy  tỉ  lệ  tái  phát  cao  ở  nhóm  BN  mang đột biến cKIT exon 17 (70%) so với nhóm  khơng  mang  đột  biến  (36%)(1,7).  Ngồi  ra,  một  230 và kết quả cho thấy đột biến cKIT exon 17 ảnh  hưởng  đến  tiên  lượng  bệnh,  làm  tăng  tỉ  lệ  tái  phát  so  với  đột  biến  cKIT  ở  các  vị  trí  khác(1,9).  Trong nghiên cứu này, mặc dù chúng tơi chưa  theo dõi điều trị vì số lượng BN ít và thời gian  điều trị ngắn dưới 24 tháng, nhưng BN6 mang  cùng  lúc  2  kiểu  đột  biến  D816Y  và  N822K  đã  tái  phát  sớm  ngay  sau  khi  ngưng  hóa  trị  liệu  giai đoạn củng cố 2 và cũng tái phát vào ngày  thứ  35  sau  khi  được  dị  ghép  tế  bào  gốc  tạo  máu, cho thấy BN có tiên lượng rất xấu kháng  với các phương pháp điều trị hiện tại.   Đột biến cKIT trong BCCDT là đột biến tăng  chức  năng  và  bị  ức  chế  bởi  các  thuốc  ức  chế  tyrosine  kinase,  vì  vậy  các  nghiên  cứu  gần  đây  đề  nghị  phối  hợp  hóa  trị  liệu  với  các  thuốc  ức  chế  tyrosine  kinase  trong  điều  trị  nhóm  BN  mang t(8;21) có đột biến cKIT nhằm cải thiện tiên  lượng và kéo dài thời gian sống cho BN(2,3).  Chun Đề Nội Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  KẾT LUẬN  Chúng tơi đã xây dựng thành cơng quy trình  khảo  sát  đột  biến  gen  cKIT  trong  BCCDT.  Kết  quả  của  nghiên  cứu  giúp  các  bác  sĩ  lâm  sàng  phân nhóm tiên lượng chính xác hơn trên nhóm  BN  có  t(8;21)  nhằm  lựa  chọn  phác  đồ  điều  trị  phù hợp cho BN, để có hiệu quả điều trị cao hơn  đặc biệt trên nhóm BN có đột biến cKIT.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Cairoli  R,  Beghini  A,  Grillo  G,  et al.  Prognostic  impact  of  cKIT  mutations  in  core  binding  factor  leukemias:  an  Italian  retrospective study. Blood 2006;107(9):3463‐3468.  Jae  HP, Cyrus  VH, Martin  ST.  Blood consult:  acute  myeloid  leukemia and the t(8;21)(q22;22). Blood 2011;117(10):2775‐2777.  Jitakshi De, Reza Z, Michele H, et al. Immunophenotypic Profile  Predictive  of  cKIT  Activating  Mutations  in  AML1‐ETO  Leukemia. Am J Clin Pathol 2007;128:550‐557.  Kim HJ, Ahn HK, Jung CW, et al. KIT D816 mutation associates  with  adverse  outcomes  in  core  binding  factor  acute  myeloid  leukemia,  especially  in  the  subgroup  with  RUNX1/RUNX1T1  rearrangement. Ann Hematol. 2013;92(2):163‐71.  Nghiên cứu Y học Longley  BJ,  Reguera  MJ,  Ma  Y.  Classes  of  c‐KIT  activating  mutations: proposed mechanisms of action and implications for  disease classification and therapy. Leuk Res 2001;25(7):571‐6.  Park  SH,  Chi  HS,  Min  SK,  et  al.  Prognostic  impact  of  c‐KIT  mutations in core binding factor acute myeloid leukemia. Leuk  Res 2011;35(10):1376‐83.  Pollard  JA,  Alonzo  TA,  Gerbing  RB,  et  al.  Prevalence  and  prognostic  significance  of  KIT  mutations  in  pediatric  patients  with  core  binding  factor  AML  enrolled  on  serial  pediatric  cooperative trials for de novo AML. Blood 2010;115(12):2372‐9.  Renneville  A,  Roumier  C,  Biggio  V,  et  al.  Cooperating  gene  mutations in acute myeloid leukemia: a review of the literature.  Leukemia 2008, 22: 915–931.  Schnittger S, Kohl TM, Haferlach T, et al. cKIT‐D816 mutations  in  AML1‐ETO‐positive  AML  are  associated  with  impaired  event‐free and overall survival. Blood 2006;107(5):1791‐1799.  10 Shimada  A,  Taki  T,  Tabuchi  K,  et  al.  KIT  mutations,  and  not  FLT3 internal tandem duplication, are strongly associated with  a  poor  prognosis  in  pediatric  acute  myeloid  leukemia  with  t(8;21):  a  study  of  the  Japanese  Childhood  AML  Cooperative  Study Group. Blood 2006;107(5):1806‐9.    Ngày nhận bài báo:       24/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   20/11/2013  Ngày bài báo được đăng:   05/01/2014      Huyết Học 231 ... phẩm  PCR  trên đã  giúp  phát hiện các  kiểu  đột biến thường gặp trên BN BCCDT.  các kiểu đột biến cKIT trên nhóm BN có t(8;21)  Kết quả khảo sát đột biến cKIT trên 15 BN  BCCDT  có t(8;21) ... Nghiên cứu Y học  A B   Hình 2: Các kiểu đột biến cKIT phát hiên trên bệnh nhân.   2 kiểu đột biến và 2 biến thể (đa hình) phát hiện trên BN6 (A), và hình ảnh đột biến D816V (B)  BÀN LUẬN  số nghiên cứu khác đã khảo sát ảnh hưởng của ... tự  cKIT của  15  BN  gồm  8  BN  nam  và  7  BN  nữ,  chúng  tôi  phát hiện 5  BN  có đột biến cKIT,  chiếm 33,3%. Đột biến trong 5 BN  là các đột biến điểm, trong đó BN6 có 2 kiểu đột biến

Ngày đăng: 23/01/2020, 05:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan