Nghiên cứu kỹ thuật nhuộm BAND G để lập karyotype trong chẩn đoán các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể

8 217 0
Nghiên cứu kỹ thuật nhuộm BAND G để lập karyotype trong chẩn đoán các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để phục vụ nhu cầu chẩn đoán và tư vấn di truyền tại địa phương, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: Cải tiến và hoàn thiện việc làm tiêu bản NST tế bào máu ngoại vi; cải tiến và hoàn thiện quy trình nhuộm nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật nhuộm band G.

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHUỘM BAND G ĐỂ LẬP KARYOTYPE  TRONG CHẨN ĐỐN CÁC BỆNH RỐI LOẠN NHIỄM SẮC THỂ  Hà Thị Minh Thi Đồn Thị Dun Anh, Nguyễn Viết Nhân Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bất thường nhiễm sắc thể  (NST) là một trong những ngun nhân quan trọng  gây ra các bệnh lý di truyền, được gặp với tỷ  lệ 1/150 trẻ sinh sống và trongû 50%  trường hợp sẩy thai ngẫu nhiên ở ba tháng đầu thai kỳ [6] Lập karyotype là một xét nghiệm cần thiết cho tất cả các trường hợp trên lâm   sàng nghi ngờ có bất thường số lượng hoặc cấu trúc NST [2]. Kết quả khơng những   phục vụ  việc chẩn đốn xác định mà còn có ý nghĩa quyết định trongû cơng tác tư  vấn di truyền Từ  năm 1970, người ta đã khơng cơng nhận những Karyotype được lập với kỹ  thuật nhuộm Giemsa thường (khơng có band) vì với kỹ  thuật nhuộm này khó nhận   dạng chính xác từng NST cũng như khơng thể phát hiện được những bất thường cấu   trúc kiểu đảo đoạn, nhân đơi đoạn, [6]. Từ  đó đến nay, tất cả  các karyotype thơng  thường được lập tại các phòng xét nghiệm di truyền trên thế giới chỉ sử dụng các kỹ  thuật nhuộm band, trong đó thơng dụng nhất là kỹ thuật nhuộm band G Để   việc  nhuộm  band  G   đạt    kết    tối   ưu  làm  cơ   sở   cho  việc   lập  karyotype, cần phải hồn thiện hai bước quan trọng đó là (1) làm được tiêu bản với   các cụm NST phân tán tốt, khơng bị  biến dạng (sau khi đã ni cấy mẫu); (2) xử lý  tiêu bản và nhuộm đúng kỹ thuật với kết quả các band trên NST đạt tiêu chuẩn Việc lập karyotype có thể  tiến hành đối với các mẫu nghiệm như  tế  bào máu   ngoại vi (tế bào lympho), tế bào nước ối, tủy xương, tế bào da  nhưng tế  bào máu   ngoại vi được sử  dụng nhiều nhất. Vì vậy, chúng tơi chọn ni cấy tế  bào máu   ngoại vi để nghiên cứu hồn thiện kỹ thuật nhuộm band G các cụm NST Tuy nhiên, việc nhuộm NST bằng kỹ  thuật nhuộm band đòi hỏi phải có hố   chất đặc biệt, thao tác kỹ thuật tinh tế cũng như điều kiện mơi trường (nhiệt độ, độ  ẩm) thích hợp cho việc làm tiêu bản [1]. Vì vậy, hiện nay một số phòng xét nghiệm  di   truyền     tồn   quốc     phải   lập   karyotype   với   kỹ   thuật   nhuộm   Giemsa   thường 129 Để  phục vụ  nhu cầu chẩn  đốn và tư  vấn di truyền tại  địa phương, nhóm  nghiên cứu tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau:  Cải tiến và hồn thiện việc làm tiêu bản NST tế bào máu ngoại vi  Cải tiến và hồn thiện quy trình nhuộm nhiễm sắc thể  bằng kỹ thuật nhuộm   band G 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu:  Chúng tơi nghiên cứu lập Karyotype tế bào máu ngoại vi người.  Các mẫu máu được nghiên cứu lấy từ  những người bình thường tình nguyện  cũng như  những bệnh nhân với lâm sàng có chỉ  định lập Karyotype được giới thiệu   từ khoa Nhi và Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Huế  Nghiên cứu thiết kế tủ làm tiêu bản, giá gác tiêu bản khi nhuộm  Nghiên cứu hồn thiện kỹ thuật nhỏ tiêu bản nhằm tăng chất lượng tiêu bản  Nghiên cứu hồn thiện các bước làm già, xử lý và nhuộm tiêu bản 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Tất cả  các nghiên cứu cải tiến cũng như  hồn thiện quy trình làm tiêu bản và  nhuộm band G của chúng tơi đều dựa trên những tiêu chuẩn kỹ  thuật của Hội kỹ  thuật Di truyền thế giới (AGT). Đối với mỗi bước kỹ thuật đều có nhiều cách làm   khác nhau tuỳ  theo từng phòng xét nghiệm. Vì vậy, đối với mỗi mẫu ni cấy thu   hoạch từ mỗi người được nghiên cứu, chúng tơi chia nhiều lơ để thử nghiệm Tế   bào   máu   ngoại   vi   sau       nuôi   cấy     môi   trường   F10   và  phytohemagglutinin trong 3 ngày sẽ được thu hoạch với colcemide, sốc nhược trương  bằng  dung  dịch  KCl  và   sodium   citrate,   cố   định    Carnoy  (3  methanol:  1  acid  acetic). Sau đó tiến hành các bước làm tiêu bản và nhuộm như sau: 2.2.1. Làm tiêu bản: Chúng tơi nghiên cứu để tiêu bản đạt chất lượng chuẩn là: các NST phân tán  tốt, tối đa chỉ  3 NST có biểu hiện chồng chéo và khơng có NST bị  biến dạng hoặc  đứt gãy Để đạt được kết quả này, q trình làm tiêu bản phải được thực hiện với các  điều kiện sau: Điều kiện nhiệt độ, độ   ẩm khu vực nhỏ  tiêu bản thích hợp nhằm giúp tiêu   bản khơ trong khoảng thời gian 30­45 giây : Hầu hết các phòng xét nghiệm di truyền  tế bào trên thế giới đều sử dụng Thermotron để ổn định nhiệt độ, độ ẩm. Trong điều   kiện độ ẩm Thừa Thiên Huế cao (80­90%), lại khơng có Thermotron, chúng tơi thiết   kế một tủ làm tiêu bản bằng cách nối máy hút ẩm thơng thường với một tủ kính có  cửa sổ.  Lam kính được chuẩn bị tốt : chúng tơi sử dụng các loại lam ướt như sau:  o  Lam ngâm trong nước 10­20 C o  Lam ngâm trong nước 50­60 C o  Lam ngâm nước 30­40 C  Sau khi nhỏ, lượng nước trên tiêu bản được làm ráo bằng giấy Kimwipes 130 Tư  thế  lam kính khi nhỏ  dịch treo tế  bào phù hợp : chúng tơi lần lượt thử  nghiệm với các tư thế như sau:  Lam kính được đặt nằm ngang o  Lam kính được đặt nằm nghiêng 20­30 2.2.2. Làm già tiêu bản: Có các cách như sau:  Để ở nhiệt độ phòng trong 3­4 ngày o  Để  trong tủ sấy 90­95 C, trong 20 phút o  Để trong tủ sấy 60 C, trong 12­24 giờ 2.2.3. Xử lý tiêu bản bằng trypsin 0,025%: Tác dụng của trypsin lên NST nhằm tạo band khi nhuộm phụ  thuộc vào thời   gian tiếp xúc với tiêu bản, độ pH của trypsin. Chúng tôi chỉnh pH = 8 bằng Na 2HPO4.  Thời gian ngâm tiêu bản trong trypsin được thử nghiệm ở 10, 15, 20 giây Sau khi ngâm trypsin, tiêu bản được rửa 2 lần trong dịch muối đẳng trương 2.2.4. Nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright:  Sử dụng thuốc nhuộm Wright mẹ pha với dung dịch đệm Gurr tỷ lệ 1: 4  Thời gian nhuộm là 3 phút  Vì thuốc nhuộm Wright rất dễ kết tủa nên thay vì ngâm nhiều tiêu bản trong   cốc nhuộm, chúng tơi cải tiến bằng cách tạo 1 giá nhuộm   la­va­bơ. Trên giá này  chúng tơi gác các tiêu bản đã xử lý trypsin và đổ thuốc nhuộm sử dụng lên mỗi tiêu   bản. Tiêu bản được rửa và làm khơ bằng khơng khí ép 3. KẾT QUẢ 3.1. Thiết bị tự thiết kế: 3.1.1. Tủ làm tiêu bản: Chúng tơi đã thiết kế  thành cơng tủ  làm tiêu bản bằng cách nối máy hút  ẩm   với một tủ kính có 2 cửa sổ Sau khi bật máy hút  ẩm 30­60 phút, độ   ẩm trong tủ  còn khoảng 50­60%.  Người kỹ thuật viên dễ dàng luồn tay qua cửa sổ để thao tác việc làm tiêu bản 3.1.2. Giá gác tiêu bản để nhuộm: Chúng tơi đã thiết kế một giá để gác các tiêu bản khi nhuộm ngay tại la­va­bơ.  Để nhuộm 1 tiêu bản, chỉ cần trộn 1 ml dung dịch Wright mẹ với 4 ml đệm Gurr rồi  phủ lên tiêu bản đã gác trên giá. Sau 3 phút, rửa ngay tiêu bản tại la­va­bơ.   131 3.2. Chất lượng tiêu bản: Bảng 1: Chất lượng tiêu bản theo tư thế và điều kiện nhiệt độ của lam kính khi nhỏ tiêu bản Nhiệt độ   nước ngâm   lam kính o Thời gian   khơ 10­20 C > 60 giây 30­40oC 30­50 giây 50­60oC  3) Cụm NST khơng phân tán Cụm NST khơng phân tán 3.3. Hình ảnh NST sau khi nhuộm band G : Bảng 2: Sự thay đổi chất lượng hình ảnh NST được nhuộm band G theo các chế độ làm già tiêu bản và thời gian xử lý bằng trypsin Kiểu làm già  tiêu bản Nhiệt độ   phòng 3­4   ngày 60oC 12­24 giờ 90­95oC 20   phút Trypsin 10 giây NST sắc nét, bắt  màu đậm, khơng  hiện band NST sắc nét, bắt  màu đậm, khơng  hiện band NST khơng sắc nét,  bắt màu đậm khơng  hiện band Chất lượng hình ảnh NST Trypsin 15 giây Trypsin 20 giây NST sắc nét, bắt  màu tốt, band hiện rõ NST phồng lên, trong  lòng có những chỗ trống NST sắc nét, bắt  màu tốt, band hiện rõ NST phồng lên, trong  lòng có những chỗ trống NST khơng sắc nét,  nhưng bắt màu tốt  và hiện band NST nh, phồng lên,  trong lòng có những chỗ  trống 4. BÀN LUẬN  4.1. Về những trang thiết bị tự thiết kế: Tủ  làm tiêu bản tự  thiết kế:  trong điều kiện độ   ẩm của Thừa Thiên­Huế  cao, thường đến 80­90%, tủ làm tiêu bản tự thiết kế tỏ ra rất hữu hiệu vì đã đưa độ  ẩm xuống còn 50­60% trong vòng 30­60 phút. Đồng thời, việc thao tác trong tủ  kín  giúp tránh được sự  thay đổi của luồng khơng khí lưu thơng, điều này giúp  ổn định   thời gian khơ của tiêu bản. Ngồi ra, nhờ  tủ  làm tiêu bản này, người kỹ  thuật viên   tránh được tác hại do hơi methanol và acid acetic bay lên trong q trình phun tiêu   Giá gác tiêu bản để nhuộm: trước đây, với phương pháp ngâm tiêu bản trong   cốc nhuộm, mỗi cốc chứa 50 ml thuốc nhuộm đã pha (tương đương 10 ml Wright  mẹ) chỉ ngâm được 4 tiêu bản. Sau đó, nếu muốn nhuộm thêm phải hòa thuốc nhuộm  mới vì thuốc vừa ngâm đã bị kết tủa. Như vậy, kiểu nhuộm cũ rất tốn thuốc nhuộm   132 và khó rửa sạch thuốc nhuộm trên các tiêu bản trong cốc cùng một lần. Nhờ giá gác  tiêu bản này, chúng tơi có thể  nhuộm lần lượt từng tiêu bản mà khơng xảy ra hiện   tượngû kết tủa thuốc nhuộm. Việc nhuộm sẽ dừng khi nào đủ số cụm NST đạt chất  lượng để  đánh giá. Thơng thường, mỗi bệnh nhân chỉ  cần nhuộm tối đa 5 tiêu bản   nên lượng thuốc nhuộm Wright mẹ cần dùng khơng q 5 ml 4.2. Chất lượng tiêu bản: Theo Hội kỹ thuật di truyền thế giới, có thể  nhỏ  dịch treo tế  bào lên lam kính  khơ hoặc ướt. Tuy nhiên, lam kính khơ thường chỉ áp dụng cho các vùng có điều kiện   nhiệt độ, độ ẩm lý tưởng. Các lam ướt làm cụm NST dễ phân tán vì các “thấu kính”   nước trên lam kính sẽ rút lại ngay lập tức khi Carnoy trong dịch treo tế bào chạm vào  nó [1]. Theo Holmquist và Motara, năng lượng khử nước từ dung dịch Carnoy đã đóng   vai trò quan trọng trong việc giúp phân tán cụm NST [4]. Vì vậy, chúng tơi chọn  phương pháp lam kính ướt. Chúng tơi kiểm sốt thời gian khơ tiêu bản nhờ vào việc  thay đổi nhiệt độ của nước ngâm. Thời gian khơ tiêu bản rất quan trọng vì nó quyết  định chất lượng phân tán của cụm NST. Theo phần lớn các nhà kỹ  thuật di truyền,  thời gian khơ lý tưởng là 30­45 giây [1]. Nhiệt độ  nước ngâm lam kính cũng có sự  thay đổi tương đối tuỳ  theo từng tác giả, tuy nhiên Hansen cho rằng nên sử  dụng   nước ngâm   nhiệt độ  từ  20­48oC [3]. Nghiên cứu của chúng tơi   bảng 1 cho thấy    khi làm tiêu bản với những lam kính ngâm trong nước 30­40oC thì thời gian khơ  mới đạt 30­50 giây. Ở các nhiệt độ  nước ngâm khác trong nghiên cứu của chúng tơi  chất lượng tiêu bản đều khơng tốt dù tư thế lam kính khi nhỏ là nằm ngang hay nằm   nghiêng. Với nhiệt độ  nước ngâm lam kính 30­40oC, chúng tơi nhận thấy với lam  kính đặt nghiêng 20­30oC theo trục ngắn thì chất lượng tiêu bản tốt hơn. Một số nhà   kỹ  thuật di truyền vẫn làm tiêu bản với lam kính nằm ngang, nhưng theo Hội kỹ  thuật di truyền thế  giới, hiện nay đa số  các phòng xét nghiệm áp dụng tư  thế  lam   kính nằm nghiêng 20­30o theo trục ngắn [1]. Ngồi ra, theo kinh nghiệm của chúng   tơi, nếu dùng những lam kính có sự  phân bố  nước đồng đều khi lấy ra khỏi nước   ngâm sẽ tạo được tiêu bản có NST phân tán tốt hơn 4.3. Chất lượng hình ảnh NST sau khi nhuộm band G: Kết quả    bảng 2 cho thấy chế  độ  làm già tiêu bản   90­95oC trong 20 phút  khơng đảm bảo chất lượng hình  ảnh sau khi nhuộm band G.  Ở chế độ  làm già tiêu  bản này, hình  ảnh NST có thể  đem phân tích được nếu xử  lý bằng trypsin đúng 15  giây, nhưng chúng tơi khơng chọn vì NST tuy có bắt màu và hiện band tốt nhưng  khơng được sắc nét. Tuy nhiên, một số  tác giả  vẫn sử  dụng khi cần có kết quả  karyotype nhanh [1]. Có lẽ phòng xét nghiệm của các tác giả này nằm trong khu vực   có độ ẩm thích hợp hơn chúng tơi nên kết quả nhuộm đạt chất lượng hơn Cả 2 chế độ làm già tiêu bản là để ở nhiệt độ phòng 3­4 ngày và 60 oC trong 12­ 24 giờ đều cho kết quả giống nhau. Qua kết quả này, chúng tơi đã chọn chế  độ  làm   già tiêu bản là 60oC trong 12­24 giờ để tiết kiệm thời gian trả kết quả. Thơng thường   chúng tơi làm tiêu bản vào buổi chiều và để tiêu bản trong tủ sấy 60 oC qua đêm. Q  trình làm già tiêu bản rất quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh NST đạt chất lượng   sau nhuộm. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ tác dụng của nó, có lẽ là do  133 q trình này đã làm khơ hết lượng nước trên tiêu bản mà có thể ảnh hưởng đến việc  nhuộm band [1] Bảng 2 còn cho thấy chỉ  bằng cách xử  lý 15 giây với trypsin thì mới cho hình   ảnh NST đạt chất lượng. Theo Wang và Federoff, trypsin đã thủy phân protein của   nhiễm sắc chất làm cho thuốc nhuộm có thể phản ứng với DNA được bộc lộ [7]. Về  sau, Hsu cho rằng trypsin tác động bằng sự  chelat hóa (tạo phức hợp “càng cua” có   tính hồ tan) hơn là tiêu hủy protein [5] Tóm lại, qua việc thử nghiệm các kiểu tiến hành làm tiêu bản và nhuộm, chúng   tơi đưa ra quy trình làm tiêu bản và nhuộm band G như sau:  Q trình làm tiêu bản thực hiện trong tủ làm tiêu bản sau khi bật máy hút ẩm   30­60 phút để đạt độ ẩm 50­60% (có kiểm tra bằng ẩm kế) o  Nhỏ  dịch treo tế  bào lên lam kính đã được ngâm trong nước 30­40 C với lam  o kính nằm nghiêng 20­30  theo trục ngắn o  Sau khi tiêu bản khô, làm già tiêu bản trong tủ sấy 60 C để qua đêm  Sáng hôm sau, xử  lý tiêu bản bằng trypsin 0,025% pH = 8 trong 15 giây. Rửa   sạch trypsin 2 lần trong dung dịch muối đẳng trương  Nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright: gác tiêu bản lên giá, trộn 1 ml dung dịch   Wright mẹ với 4 ml đệm Gurr rồi phủ lên tiêu bản trong 3 phút. Sau đó rửa sạch tiêu  bản và làm khơ bằng khơng khí ép 5. KẾT LUẬN  Qua q trình nghiên cứu và cải tiến quy trình làm tiêu bản và nhuộm band G,   chúng tơi rút ra một số kết luận như sau: Việc thiết kế  tủ  làm tiêu bản đã giúp ổn định độ  ẩm và sự  lưu thơng khơng  khí   khu vực làm tiêu bản, tạo điều kiện đảm bảo chất lượng tiêu bản (có nhiều   cụm nhiễm sắc thể đạt tiêu chuẩn) Việc thiết kế giá gác tiêu bản giúp đảm bảo chất lượng thuốc nhuộm khi cần   nhuộm nhiều tiêu bản, đồng thời tiết kiệm được lượng thuốc nhuộm Wright mẹ Chúng tơi đã thiết lập được quy trình làm tiêu bản và nhuộm band G đạt chất   lượng cao với các cụm NST phân tán tốt, hình  ảnh NST sắc nét, bắt màu thuốc   nhuộm tốt và hiện band rõ TÀI LIỆU THAM KHẢO Barch M.J., Knutsen T., Spurbeck J.L The AGT Cytogentics Laboratory Manual  3rd   edition. Lippincott ­ Raven (1997) Geleherter   T.D.,   Collins   F.S.,   Ginsburg   D   Principles   of   Medical   Genetics   2nd  edition. William & Wilkins (1998) Hansen S. Slide preparation. Karyogram, 1980. In: Barch M.J., Knutsen T., Spurbeck  J.L  The   AGT   Cytogentics   Laboratory   Manual   3rd   edition   Lippincott   ­   Raven  (1997) Holmquist   G.P.,   Motara   M.A.,  The   magic   of   cytogenetic   technology   In:   Obe   G,  Basler A., Cytogenetics. Springer­Verlag (1987) 134 Hsu T.C., Longitudinal differentiation of chromosomes  Annu Rev Genet, 1973. In:  Barch M.J., Knutsen T., Spurbeck J.L The AGT Cytogentics Laboratory Manual  3rd  edition. Lippincott ­ Raven (1997) Jorde  L.B.,   Carey   J.C.,   Bamshad   M.J.,   White   R.L.Medical   Genetics   2nd   edition,  Mosby (2000) Wang H.C., Federoff S. Banding in human chromosomes treated with trypsin. Nature   New  Biol,  1972   In:   Barch  M.J.,  Knutsen T.,  Spurbeck J.L  The  AGT   Cytogentics   Laboratory Manual. 3rd edition. Lippincott ­ Raven (1997) TĨM TẮT Lập karyotype là một xét nghiệm cần thiết cho tất cả  các trường hợp trên lâm sàng   nghi ngờ  có bất thường số lượng hoặc cấu trúc NST. Để  lập Karyotype đạt tiêu chuẩn cần   phải nhuộm NST với kỹ  thuật nhuộm band, trong  đó thơng dụng nhất là nhuộm band G   Nhóm nghiên cứu đã thiết kế được tủ làm tiêu bản và giá gác tiêu bản để nhuộm. Đồng thời,   thiết lập được quy trình làm tiêu bản và nhuộm band G với một số đặc điểm kỹ  thuật như   sau: o  lam kính được ngâm trong nước 30­40 C  o  tư thế lam kính khi nhỏ tiêu bản: nghiêng 20­30  theo trục ngắn o  làm già tiêu bản trong tủ sấy 60 C để qua đêm  xử lý tiêu bản bằng trypsin 0,025% pH = 8 trong 15 giây.   nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright trong 3 phút Kết quả: các cụm NST phân tán tốt, hình  ảnh sắc nét, bắt màu thuốc nhuộm tốt và   hiện band rõ G­BANDING TECHNIQUE FOR MAKING KARYOTYPE USED  IN THE DIAGNOSIS OF CHROMOSOMAL DISORDERS  Ha Thi Minh Thi Đoan Thi Duyen Anh, Nguyen Viet Nhan Collge of Medicine, Hue University SUMMARY Making karyotype is very necessary for all the clinical cases doubted to have abnormal   number or structure. To make karyotype get the standard required, chromosomes ought to be   dyed using banding techniques, of which G­banding id the most common. The authors of the   study   designed   successfully   a   cabinet   for   slide   preparation   and   a   rack   for   staining   The   procedure   for   slide   making   and   G­banding   was   established   with   the   following   technical   properties: The slides are rinsed  in the water of 30­400C    The slides are held at an angle of 20­300C during the time of    dropping cells Slide aging at 600C Slide treating with tripsin of 0.025pH=8 for 15 seconds Staining with Wright for 3 minutes                          Result:  The chromosomes in each metaphase is well separated, the pictures of   chromosomes are clear, the color good, and the bands visible 135 136 ... Cải tiến và hồn thiện quy trình nhuộm nhiễm sắc thể  bằng kỹ thuật nhuộm   band G 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu:  Chúng tơi nghiên cứu lập Karyotype tế bào máu ngoại vi người.  Các mẫu máu được nghiên cứu lấy từ...  có bất thường số lượng hoặc cấu trúc NST. Để lập Karyotype đạt tiêu chuẩn cần   phải nhuộm NST với kỹ thuật nhuộm band, trong đó thơng dụng nhất là nhuộm band G   Nhóm nghiên cứu đã thiết kế được tủ làm tiêu bản và giá g c tiêu bản để nhuộm.  Đồng thời,... lòng có những chỗ trống NST sắc nét, bắt  màu tốt, band hiện rõ NST phồng lên, trong lòng có những chỗ trống NST khơng sắc nét,  nhưng bắt màu tốt  và hiện band NST nh, phồng lên,  trong lòng có những chỗ 

Ngày đăng: 22/01/2020, 06:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003

    • Lam kính nằm ngang

    • Chất lượng hình ảnh NST

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • TÓM TẮT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan