Tác dụng của châm cứu vào giai đoạn trước và sau khi chuyển phôi trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương

7 156 1
Tác dụng của châm cứu vào giai đoạn trước và sau khi chuyển phôi trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm so sánh tỷ lệ thụ thai sinh hóa ở 2 nhóm châm thật và giả châm vào giai đoạn trước và sau chuyển phôi trên những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU VÀO GIAI ĐOẠN TRƯỚC   VÀ SAU KHI CHUYỂN PHƠI TRÊN BỆNH NHÂN THỤ TINH   TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI KHOA HIẾM MUỘN   BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG  Quan Vũ Ngọc*, Vũ Thị Nhung**, Lý Thái Lộc***, Nguyễn Duy Tài****  TĨM TẮT  Đặt  vấn  đề:  Từ hơn 30 năm nay người ta đã ln tìm những phương cách hiện đại giúp tăng cao tỷ lệ  thành cơng của thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp châm cứu gần đây được nghiên cứu áp dụng trong  điều trị vơ sinh ở nhiều quốc gia Tây phương. Tuy nhiên, hiệu quả của châm cứu vẫn còn đang được bàn cãi. Ở  Việt Nam vẫn chưa ứng dụng châm cứu vào hỗ trợ sinh sản. Đây là lý do thực hiện nghiên cứu này.  Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tỷ lệ thụ thai sinh hóa ở 2 nhóm châm thật và giả châm vào giai đoạn trước  và sau chuyển phơi trên những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương.  Phương pháp nghiên cứu: Giai đoạn 1: Báo cáo loạt ca xác định tác dụng ngoại ý của châm cứu ‐ Đối  tượng: 30 bệnh nhân khám hiếm muộn tình nguyện tham gia. ‐ Phương pháp thực hiện: Châm cứu 20 phút cơng  thức huyệt nghiên cứu. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trước và sau châm cứu, ghi nhận các triệu chứng ngoại ý nếu  có sau châm và 1 tuần sau. Giai đoạn 2: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ‐ mù đơi. ‐ Đối tượng:  68 bệnh nhân thỏa điều kiện nhận vào nghiên cứu, được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 34 bệnh nhân vào nhóm  giả châm (nhóm 1) và 34 bệnh nhân vào nhóm châm thật (nhóm 2). ‐ Phương pháp thực hiện: Châm cứu được  tiến hành 25 phút trước và sau khi chuyển phơi ở cả 2 nhóm. Nhóm châm cứu sử dụng kim châm xun qua da.  Nhóm giả châm sử dụng kim giả. ‐ Cơng cụ đánh giá: Có thai sinh hóa.  Kết quả: Giai đoạn 1: Khơng ghi nhận bất cứ tác dụng ngoại ý nào của châm cứu trên bệnh nhân. Giai  đoạn 2: Các yếu tố như tuổi, BMI, phân loại vơ sinh, thời gian vơ sinh, phác đồ điều trị, số trứng chọc hút, số  phơi chuyển… có sự tương đồng giữa hai nhóm. Tỷ lệ có thai sinh hóa, là 50% ở nhóm 2 và 26,5% ở nhóm 1.  Kết luận: Châm cứu khơng gây ra tác dụng ngoại ý cho bệnh nhân. Châm cứu trước và sau chuyển phơi  làm tăng tỷ lệ thụ thai trên bệnh nhân làm IVF so với nhóm giả châm. Sự khác biệt này giữa 2 nhóm có ý nghĩa  thống kê (p = 0,04).  Từ khóa: Châm cứu, chuyển phơi, IVF, có thai.  ABSTRACT  THE EFFECTS OF ACUPUNCTURE BEFORE AND AFTER EMBRYO TRANSFER IN PATIENTS  TREAT WITH IVF AT INFERTILITY DEPARTMENT, HUNG VUONG HOSPITAL  Quan Vu Ngoc, Vu Thi Nhung, Ly Thai Loc, Nguyen Duy Tai   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 34‐40  Background: Since more than 30 years, people have tried to find methods which help to improve pregnancy  rates  for  women  undergoing  embryo  transfer  (ET).  Acupuncture  has  been  applied  recently  on  infertility  treatment  at  some  Western  countries.  However  the  mechanisms  of  acupuncture  in  the  treatment  of  female  infertility have been the subject of controversy. It has not been used in assisted reproductive therapy in Viet Nam.  * ** Hội Phụ sản thành phố Hồ Chí Minh   Viện Y Dược học Dân tộc Tp.HCM    Khoa Hiếm muộn, bệnh viện Hùng Vương   **** Bộ mơn Sản, Đại học Y Dược Tp.HCM  Tác giả liên lạc. ThS. Quan Vũ Ngọc ĐT: 01684815852  Email: qvungoc@yahoo.com.vn   *** 34 Chun Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Objectives:  Compare  the  biochemical  pregnancy  rates  between  the  acupuncture  group  and  the  sham  acupuncture  group  in  the  stages  before  and  after  embryo  in  patients  treat  with  IVF  at  Infertility  department,  Hung Vuong hospital.  Methods: Stage 1: Case series report to determine the side effects of acupuncture. 30 volunteer patients who  came to infertile department of HVH. Acupuncture was performed for 20 minutes. Monitoring vital signs before  anf after acupuncture, reported the side effects if any.  Stage 2: Double‐blind, randomized controlled trial. 68 patients undergoing IVF. On the day of embryo  transfer, patients were randomized to one of two groups: 34 patients in acupuncture group (group II) and 34  patients in sham acupuncture group (group I). Acupuncture was performed immediately before and after ET  in 2 groups, with each session lasting 25 minutes. However there is a difference between group I and group  II. In Group II patients received real needles and according to the principles of traditional medicine. In group  I, patients received sham needles without penetrating the skin, influencing fertility. Main outcome measure:  Biochemical pregnancy.  Results: Stage 1: There were not any adverse effects of acupuncture. Stage 2: Some factors such as age, BMI,  infertile categories… which were similar to the group I and group II. In group II, the biochemical rate was 50%,  in group I the rate was 26.5%.  Conclusion: Acupuncture does not cause the adverse effects in patients. Acupuncture before and after ET  significantly improves the reproductive outcome of IVF, compared with sham acupuncture (p = 0.04).  Key words: Acupuncture, ET day, IVF, pregnancy.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Vô  sinh  là  nguyên  nhân  của  sự  mất  hạnh  phúc  và  thường  dẫn  đến  sự  đổ  vỡ  của  những  cặp vợ chồng sau một thời gian chung sống mà  khơng có con. Hiện nay có khoảng 10% các cặp  vợ  chồng  ở  các  nước  phát  triển  lâm  vào  cảnh  hiếm muộn (4). Họ thường tìm đến cơng nghệ hỗ  trợ sinh sản với các phương pháp như kích thích  buồng  trứng  có  hay  khơng  có  bơm  tinh  trùng  vào buồng tử cung (thụ tinh nhân tạo), thụ tinh  trong ống nghiệm (TTTON). Từ hơn 30 năm nay  người  ta  đã  ln  tìm  những  phương  cách  hiện  đại giúp tăng cao tỷ lệ thành cơng của TTTON.  Bên cạnh đó đã có nhiều nghiên cứu ở các nước  phương  Tây  quan  tâm  đến  tác  dụng  của  châm  cứu trong hỗ trợ sinh sản.   Ngày nay châm cứu đã được nhìn dưới ánh  sáng của khoa học hiện đại, được thực hành với  những phương tiện hiện đại và được dùng trong  điều trị ở nhiều lãnh vực trong đó có bệnh lý vơ  sinh. Số lượng những nghiên cứu sử dụng châm  cứu trong hỗ trợ sinh sản đang ngày càng nhiều  Sản Phụ Khoa hơn, đặc biệt ở Anh, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển.  Tuy  nhiên  kết  quả  các  nghiên  cứu  này  không  giống nhau(6). Do đó hiệu quả của châm cứu đối  với điều trị vơ sinh vẫn chưa sáng tỏ và vẫn còn  nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, châm cứu cũng đã  là  một  trong  những  phương  pháp  điều  trị  chủ  lực  của  Y  học  cổ  truyền.  Tuy  nhiên,  chưa  có  nghiên  cứu  nào  về  châm  cứu  liên  quan  đến  TTTON.   Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chính  So  sánh  tỷ  lệ  thụ  thai  sinh  hóa  ở  2  nhóm  châm thật và giả châm ở giai đoạn trước và sau  chuyển  phơi  trên  những  bệnh  nhân  được  làm  thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa Hiếm muộn  Bệnh viện (BV) Hùng Vương  Mục tiêu phụ  Xác  định  các  tác  dụng  ngoại  ý  của  phác  đồ  châm  cứu  vào  giai  đoạn  trước  và  sau  chuyển  phôi trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm  tại BV Hùng Vương  35 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Giai đoạn 1  Đối tượng nghiên cứu  Bệnh  nhân  hiếm  muộn  đến  khám  tại  khoa  hiếm  muộn  bệnh  viện  Hùng  Vương,  tình  nguyện tham gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Nữ,  0,05 >0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Bảng 4: Đặc điểm về điều trị   68  người  từ  ngày  01/11/2012  đến  ngày  01/07/2013,  được  phân  ngẫu  nhiên  vào  2  nhóm  Nhóm (nhóm châm cứu) 32,4 ± 0,6 20,7± 0,2 21 13 43,7 ± 3,5 Đặc điểm Nhóm Nhóm (nhóm giả (nhóm châm P châm) cứu) ± 0,31 9,6 ± 0,33 >0,05 Sồ ngày kích thích Buồng trứng Lượng Progesteron ngày 0,65 ± 0,06 0,64 ± 0,07 khởi động Lượng E2 vào ngày khởi 2301,14±2 2279,64±240, động 28,12 93 Độ dầy nội mạc tử cung 10,5 ± 0,33 10 ± 0,39 (mm) Số trứng chọc hút 8,9 ± 0,71 8,7 ± 0,64 Số nang ≥ 14 mm 6,9 ± 0,54 5,9 ± 0,46 Số trứng thực ICSI 7,8 ± 0,63 7,6 ± 0,62 Số trứng thụ tinh 6,5 ± 0,57 5,8 ± 0,49 Số phôi tốt 0,9 ± 0,14 ± 0,13 Số phôi chuyển 2,7 ± 0,1 2,6 ± 0,09 > 0,05 >0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Bảng 5: Kết quả thụ thai  Đặc điểm βHCG dương tính 24 - 29 tuổi 30 - 34 tuổi > 35 tuổi Quá kích buồng trứng Tác dụng ngoại ý châm cứu 38 Nhóm nghiên cứu Số trường hợp Tỷ lệ % 17/34 50% 5/7 71,4% 5/15 33,3% 7/12 58,3% 0% 0% Nhóm chứng Số trường hợp Tỷ lệ % 26,5% 4/12 33,3% 4/16 25% 1/6 16,7% 0% 0% Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  BÀN LUẬN  Giai đoạn 1  Nghiên  cứu  lâm  sàng  giai  đoạn  một  là  nghiên  cứu  mô  tả  hàng  loạt  ca,  nhằm  xác  định  các tác dụng ngoại ý của công thức huyệt nghiên  cứu  khi  được  thực  hiện  trên  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  là  hiếm  muộn.  Qua  kết  quả  nghiên  cứu  trên  30  bệnh  nhân,  nhận  thấy  rằng  cơng  thức huyệt trên khơng gây ra đau bụng, vã mồ  hơi,  tay  chân  lạnh,  khó  thở,  chóng  mặt,  nhức  đầu,  ngất  bất  trong  và  sau  khi  châm  cứu  cũng  như  sau  một  tuần,  bệnh  nhân  không  có  triệu  chứng đau bụng, ra huyết âm đạo, nhiễm trùng  vị trí châm.   Như  vậy  cơng  thức  huyệt  này  được  đánh  giá  là  không  gây  những  tác  dụng  xấu  ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  của  người  bệnh  và  được  sử  dụng  vào  trong  nghiên  cứu  lâm  sàng  giai  đoạn hai.  Giai đoạn 2  Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù  đơi, ngẫu nhiên, có đối chứng để đánh giá hiệu  quả của châm cứu trước và sau khi chuyển phơi  dựa  trên  kết  quả  có  thai  của  những  bệnh  nhân  được làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Giữa  hai nhóm nghiên cứu có sự tương đương nhau  về các yếu tố như tuổi, BMI, phân loại vơ sinh,  thời gian hiếm muộn, ngun nhân vơ sinh, các  chu kỳ IVF đã thực hiện trước đây… Như vậy,  bệnh nhân của cả 2 nhóm sẽ có tỷ lệ mang thai  tương  đương  nhau  nếu  như  khơng  có  phương  pháp hỗ trợ nào khác.  Mối  liên  quan  giữa  châm  cứu  và  hỗ  trợ  sinh sản  Theo y học cổ truyền  ‐ Châm cứu nhằm điều hòa khí huyết, thơng  điều kinh lạc, bổ huyết, hoạt huyết cho tử cung.  ‐ Bổ Can thận, bồi bổ cơ thể, định tâm an thần.  Theo y học hiện đại   Hiện nay, những cơ chế sinh lý và lâm sàng  của châm cứu đối với điều trị vơ sinh vẫn chưa  được  hồn  tồn  hiểu  rõ  và  vẫn  là  một  vấn  đề  Sản Phụ Khoa Nghiên cứu Y học đang  được  tranh  luận.  Với  những  hỗ  trợ  gần  đây  của  các  phương  tiện  hiện  đại,  các  cơ  chế  sinh lý của châm cứu trở nên dần sáng tỏ hơn.   Hiệu quả của châm cứu được xem là do liên  quan đến: sự ức chế giao cảm trung ương thơng  qua hệ thống á phiện nội sinh, sự thay đổi trong  vận tốc và dòng chảy của máu đến tử cung, và  tác dụng giảm stress(2,6).  ‐  Châm  cứu  kích  thích  tăng  tiết  beta‐ endorphin.  Sự  thay  đổi  này  ảnh  hưởng  trục  hạ  đồi  ‐  tuyến  yên  ‐  buồng  trứng  làm  thay  đổi  sự  phóng  thích  hormon  GnRH  và  sự  chế  tiết  hormon sinh dục của tuyến n(5,8,9,10). Ngồi ra,  châm cứu có thể gây ảnh hưởng đến trục hạ đồi  ‐ tuyến n ‐ tuyến thượng thận và giải phóng ra  yếu tố gây tiết corticotrophin, do đó có tác dụng  đáp ứng với stress, 1 yếu tố ảnh hưởng đến chức  năng sinh sản(3,12).  ‐ Châm cứu kích hoạt hệ thống á phiện nội  sinh gây ức chế giao cảm, làm giảm co thắt tử  cung,  giảm  kháng  trở  động  mạch  tử  cung,  do  đó  gia  tăng  dòng  máu  đến  tử  cung  và  buồng  trứng, tạo cho tử cung mơi trường thuận lợi để  cấy phơi(3,14).   Kết quả thụ thai  Kết  quả  cho  thấy  nhóm  châm  cứu  có  tỷ  lệ  thụ  thai  sinh  hóa  là  50%  khoảng  tin  cậy  (KTC)  95%:  (0,32  ‐  0,67),  cao  hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  (χ2 = 3,98; P = 0,04) so với nhóm sử dụng kim giả  châm  là  26,5%  KTC  95%:  (0,12  ‐  0,44)  (Bảng  5).  Tỷ  lệ  có  thai  của  nhóm  giả  châm  cũng  tương  đương  với  bệnh  nhân  làm  IVF  khi  không  sử  dụng châm cứu là vào khoảng 25‐30%(1).   Trong nhóm châm cứu, số bệnh nhân trên 35  tuổi có thai chiếm tỷ lệ 58,3%. So sánh với nhóm  giả  châm,  số  bệnh  nhân  trên  35  tuổi  có  thai  là  16,7%.  Tuy  nhiên  sự  khác  biệt  về  độ  tuổi  bệnh  nhân  và  tỷ  lệ  thụ  thai  của  2  nhóm  khơng  có  ý  nghĩa thống kê (χ2 = 3,3; P = 0,19).   Theo  lý  thuyết,  tuổi  càng  cao  thì  khả  năng  mang  thai  sẽ  giảm  xuống.  Nhưng  ở  đây  nhóm  châm cứu lại đạt được tỷ lệ có thai cao hơn hẳn  39 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 so với nhóm giả châm, và số bệnh nhân có thai  lại tập trung đa số ở nhóm trên 35 tuổi.   Như vậy có thể thấy châm cứu có hiệu quả  trong  việc  làm  tăng  tỷ  lệ  có  thai  trên  bệnh  nhân làm IVF, thậm chí cả ở nhóm tuổi khơng  thuận  lợi.  Dù  sao  thì  cỡ  mẫu  nghiên  cứu  này  cũng  còn  nhỏ  nên  cần  tiếp  tục  có  những  nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có thể đánh  giá chính xác hơn.   Những  tác  dụng  ngoại  ý  của  châm  cứu  đã  không xảy ra trong nghiên cứu này.   Từ  kết  quả  thụ  thai  của  nhóm  giả  châm  tương  đương  với  các  bệnh  nhân  không  châm  cứu,  và  tương  đương  với  các  nghiên  cứu  trên  những nhóm khơng châm cứu(7,13), có thể loại bỏ  ý kiến cho rằng sự gia tăng tỷ lệ có thai ở nhóm  châm  cứu  là  do  châm  cứu  ảnh  hưởng  lên  tinh  thần bệnh nhân.  KẾT LUẬN  10 11 Châm  cứu  không  gây  ra  tác  dụng  ngoại  ý  nào ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.  Châm  cứu  vào  giai  đoạn  trước  và  sau  chuyển phơi làm gia tăng có ý nghĩa kết quả thụ  thai khi làm thụ tinh trong ống nghiệm…  12 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Addamson  D,  Lancaster  P,  de  Mouzon  J,  Nygren  KG,  Zegers‐Hochschild  (2001),  “World  collaborative  report  on  assisted reproductive technology”, presented at the 17th World  Congress  on  Fertility  and  Sterility,  Melbourne,  Australia,  November 2011.   Chang  R,  Chung  PH,  Rosenwaks  Z  (2002),  “Role  of  acupuncture in the treatment of female fertility”,  Fertil  Steril;  78:  1149‐53.  Csemiczky  GLB,  Collins  A  (2000),  ʺThe influence of stress and  state anxiety on the outcome of IVF ‐ treatment: psychological and  14 endocrinological  assessment  of  Swedish  women  entering  IVF  ‐  treatmentʺ, Acta Obstet Gynecol Scand; 79: 113 ‐ 118.  Domar AD, Meshay I, Kelliher J, Alper M, Powers RD. (2007),  The impact of acupuncture on in vitro fertilization outcome.  Fertil  Steril. 2009 Mar;91(3):723‐6.  Ferin  M,  Van  de  Wiele  R  (1984),  “Endogenous  opioid  peptides  and  the  control  of  the  menstrua  cycle”,  Eur  J  Obstet  Gynecol  Reprod Biol; 18: 365‐73.  Ng  EH, So  WS, Gao  J, Wong  YY, Ho  PC  (2008),  The  role  of  acupuncture  in  the  management  of  subfertility,  Fertility  and  Sterility; Vol 90(1), pp 1‐11.   Paulus  WE,  Zhang  M,  Strehler  E,  El‐Danasouri  I,  Sterzik  K  (2002) “Influence of acupuncture on the oregnancy rate in patients  who undergo assisted reproduction therapy”. Fertl Steril 2002; 77:  721‐4.  Petraglia  F,  Di  Meo  G,  Storchi  R,  Segre  A,  Facchinette  F,  Szalay  S  (1987),  “Proopiomelanocortin‐related  peptides  and  methionin enkephalin in human follicular fluid: changes during the  menstrual cycle”, Am J Obstet Gynecol; 157: 142‐6.  Petti  F,  Bangrazi  A,  Liguori  A,  Reale  G,  Ippoliti  F  (1998),  “Effects  of  acupuncture  on  immune  response  related  to  opoid‐like  peptides”, J Tradit Chin Med; 18: 55‐63.  Stener‐  Victoria  E,  Waldenstrom  U,  Nilsson  L,  Wikland  M,  Janson  PO  (1999).  “A  Prospective  randomized  study  of  electro‐  acupuncture  versus  alfentanil  as  an  anesthesia  during  oocyte  aspiration in in‐vitro fertilization”. Hum Reprod; 14: 2480‐4.  Stener‐Victorin  E,  Waldenstrom  U,  Nilsson  Landersson  SA,  Wikland  M  (1996).  “Reduction  of  blood  flow  impedance  in  uterine arteries of infertile women with electro‐acupuncture”.  Hum Reprod; 11: 1314‐7.  Stener‐Victorin E, Wikland M, Waldenstrom U, Lundeberg T  (2002), “Alternatine treatments in reproductive medicine: much ado  about nothing”, Hum Reprod; 17: 1942‐6.  Westergaard  LG, Mao  Q, Krogslund  M, Sandrini  S, Lenz  S, Grinsted  J  (2005),  “Acupucture  on  the  day  of  embryo  transfer  significantly  improves  the  reproductive  outcome  in  infertile  women:  a  prospective,  randomized  trial”.  Fertility  and Sterility Vol. 85, No. 5, pp 1341 – 1346.   Youran  DB,  Bopp  BL,  Colver  RM,  Reuter  LM,  et  al  (2008)  Acupuncture performed  before and after embryo transfer improves  pregnancy  rates.  Fertility  and  Sterility  Vol.  90,  Suppl  I,Sept  2008, pp 397.    Ngày nhận bài báo: 17/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014    40 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em  ... Xác  định  các  tác dụng ngoại  ý  của phác  đồ  châm cứu vào giai đoạn trước và sau chuyển phôi trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại BV Hùng Vương 35 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014... hóa  ở  2  nhóm  châm thật và giả châm ở giai đoạn trước và sau chuyển phơi  trên những  bệnh nhân được  làm  thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa Hiếm muộn Bệnh viện (BV) Hùng Vương Mục tiêu phụ ... Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Giai đoạn 1  Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân hiếm muộn đến  khám  tại khoa hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương,   tình 

Ngày đăng: 20/01/2020, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan